Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng-Thị Xã-Tây Ninh

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Chất lượng và hiệu quả vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ là vấn đề bức xúc được đặt ra cho những người làm công tác quản lý để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công. Chính vì thế tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với các nhà trường. Đối với ngành giáo dục đào tạo, NQTƯ II khóa VIII đặt ra cho ngành và trường học là phải đổi mới sự nghiệp giáo dục để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới: ngành giáo dục và trường học phải nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nhằm đạt mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh. Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý trường THCS Phan Đình Phùng từ những năm học qua thực hiện cải tiến công tác quản lý. Do nhận thức và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ công tác quản lý trong trường học nên trường THCS Phan Đình Phùng đã chú trọng đổi mới, cải cách công tác quản lý trường học từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch. Mặc dù trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đóng trên địa bàn là một phường vừa mới thành lập, đội ngũ giáo viên tay nghề không đồng đều đa số là lớn tuổi. Tuy vậy trong những năm gần đây do thực hiện khá tốt công tác cải tiến quản lý nên nhà trường đã thu được một số thành công nhất định. Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng-Thị Xã-Tây Ninh”.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2876 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường Trung học cơ sở Phan Đình Phùng-Thị Xã-Tây Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang bước vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Chất lượng và hiệu quả vừa là mục tiêu phấn đấu vừa là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động. Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ là vấn đề bức xúc được đặt ra cho những người làm công tác quản lý để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công. Chính vì thế tìm ra biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý trong nhà trường hiện nay là công việc hết sức quan trọng đặt ra đối với các nhà trường. Đối với ngành giáo dục đào tạo, NQTƯ II khóa VIII đặt ra cho ngành và trường học là phải đổi mới sự nghiệp giáo dục để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới: ngành giáo dục và trường học phải nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục-đào tạo phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nhằm đạt mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh. Xuất phát từ thực trạng công tác quản lý trường THCS Phan Đình Phùng từ những năm học qua thực hiện cải tiến công tác quản lý. Do nhận thức và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ công tác quản lý trong trường học nên trường THCS Phan Đình Phùng đã chú trọng đổi mới, cải cách công tác quản lý trường học từ khâu xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch. Mặc dù trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đóng trên địa bàn là một phường vừa mới thành lập, đội ngũ giáo viên tay nghề không đồng đều đa số là lớn tuổi. Tuy vậy trong những năm gần đây do thực hiện khá tốt công tác cải tiến quản lý nên nhà trường đã thu được một số thành công nhất định. Xuất phát từ những nguyên nhân trên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu “Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng-Thị Xã-Tây Ninh”. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường học, đối tượng chính là giáo viên, nhân viên của trường THCS PĐP trong những năm gần đây. Phạm vi nghiên cứu: Do điều kiện công tác và năng lực có hạn, tôi xin trao đổi trong phạm vi trường học tôi đang công tác đó là trường THCS PĐP Thị Xã-Tây Ninh từ năm học 2006- 2007 đến năm học 2008- 2009 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các văn bản, nghị quyết, chỉ thị về công tác quản lý giáo dục của các cấp. Ngoài ra còn dùng phương pháp phân tích, tổng hợp, điều tra, quan sát và tổng hợp kinh nghiệm trong công tác quản lý trường học trong 2 năm trở lại đây. NỘI DUNG Cơ sở lý luận: a. Quan điểm Đảng ta về cán bộ và công tác cán bộ: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. Đất nước đang bước vào thời kỳ đổi mới thời kỳ CNH-HĐH. Nhiệm vụ chính trị mới rất nặng nề, khó khăn và vô cùng phức tạp đặt ra nhiều vấn đề cho công tác cán bộ, đòi hỏi đảng phải xây dựng môt đội ngũ, cán bộ ngang tầm có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, năng lực trí tuệ và tổ chức thực tiễn đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới đất nước. * Căn cứ vào Nghị quyết Hội Nghị BCH TW lần III (khóa VIII) xác định phương hướng, các chính sách và giải pháp lớn xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đến 2020. + Xây dựng quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: đảm bảo công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đào tạo cán bô phải đặc biệt quan tâm chăm lo gia đình, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh cho cán bộ, giữ gìn đoàn kết, bảo vệ chính trị, nội bộ, đấu trnh chống tham ô, lãng phí, quan liêu, sống thực dụng… + Xây dựng các quy chế cán bộ: BCH TW xây dựng quy chế chung. Các cấp các ngành căn cứ vào quy định chung để xây dựng quy chế cụ thể thích hợp. + Đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị cán bộ sao cho phù hợp với thời kỳ đổi mới, phù hợp từng loại cán bộ, thực hiện thống nhất trong cả nước. Chính sách cán bộ phải thực sự khuyến khích vật chất đi đôi xây dựng lý tưởng và động viên tinh thần phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của đất nước và đảm bảo công bằng xã hội. * Căn cứ vào NQ đại hội Đảng lần IX: Để đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước phải đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế. Theo đó phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phải trong sạch có năng lực. Muốn có đội ngũ cán bộ có năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ công chức. Đào tạo, bồi dưỡng công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý về đường lối, chính sách, kiến thức và kỹ năng… sắp xếp đội ngũ cán bộ theo đúng chức danh, tiêu chuẩn, đánh giá chất lượng cán bộ công chức định kỳ. * Căn cứ Nghị quyết Hội Nghị BCH TW lần II khóa VIII: Muốn tiến hành CNH-HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục đào tạo, phát huy mạnnh nguồn kực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. muốn thế cần xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo động lực cho người dạy, người học vì giáo viên có vai trò quyết định chất lượng của giáo dục. Vì thế cần củng cố và tập trung đầu tư cho các trường sư phạm khắc phục tình trạng thiếu giáo viên. Bên cạnh đó, Đảng cũng yêu cầu đổi mới công tác quản lý giáo dục, tăng cường công tác dự báo và kế hoạch giáo dục. Tăng cườnng sự lãnh đạo của Đảng đối với giáo dục, tích cực phát triển Đảng trong trường học. Đồng thời cán bộ, giáo viên cũng phải có đủ tiêu chuẩn đã được quy định trong luật giáo dục. b. Vai trò của đội ngũ cán bộ: Chủ tịch Hồ Chí Minh coi cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Nếu có cán bộ tốt, ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Không có đội ngũ cán bộ tức thì dù có đường lối chính sách đúng đắn cũng khó có thể biến thành hiện thực tốt. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu và thi hành. Đồng thời đem tình hình dân báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đưa ra chính sách cho đúng. Người nói: “Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công và thất bại của chính sách đó là do cách tổ chức công việc, do nơi lựa chọn cán bộ, nơi kiểm tra. Nếu ba điểm ấy sơ sài thì chích sách đúng mấy cũng vô ích”. Nhờ làm tốt công tác cán bộ và có đội ngũ cán bộ đầy đủ phẩm chất và năng lực ngang tầm nhiệm vụ cách mạng đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng đạt thắng lợi. Cán bộ và công tác cán bộ có vai trò quyết định đối với việc tổ chức và thực hiện đường lối chủ trương chính sách Đảng và Nhà nước. Trong giáo dục ngày nay vai trò của cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Qua phân tích trên ta thấy cán bộ và công tác cán bộ có vai trò quyết định sự thành công của sự nghiệp cách mạng. Đối với ngành giáo dục đào tạo, trong phạm vi trường học thì giáo viên và cán bộ quản lý trường học có vai trò quan trọng quyết định việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, là người quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục trong đơn vị trường học. 2. Cơ sở thực tiễn: a. Thực trạng công tác quản lý các cấp trong nhà trường: Trường THCS Phan Đình Phùng được thành lập từ 1992-1993 trên cơ sở tách riêng từ trường PTCS Phan Đình Phùng (ghép chung với Tiểu học). Trường nằm trên địa bàn phường IV mới thành lập do tách từ phường Hiệp Ninh. Đa số gia đình học sinh nghèo khó, thành phần lao động, cuộc sống nhiều khó khăn. Do vậy mức độ đầu tư cho con em trong vấn đề hoc tập còn thấp. * Tình hình đội ngũ giáo viên-nhân viên trường và chất lượng hiệu quả giáo dục: Năm học 2006-2007: - BGH: 1/3 chưa qua đào tạo quản lý trường học - 34 Tỉ lệ giáo viên: 2,1. thừa môn: Anh, Toán, Văn, Sinh, Lý nhưng thiếu môn Công nghệ, GDCD. Giáo viên đa số lớn tuổi. Giáo viên giỏi cơ sở: 9/42 CB-GV-NV. - Đảng viên có 4 (2 BGH, 2 GV)/42 CB-GV-NV, sinh hoạt ghép chi bộ trường Mầm non, 2 trường Tiểu học. - Chất lượng lên lớp thẳng: 95%. Tỉ lệ học sinh khá giỏi chưa cao. Năm học Tỉ số CB-GV-NV CBQL ĐV ĐH CĐ TrC TNC 2006-2007 42 3 4 22 14 4 2 2007-2008 41 2 3 24 13 2 2 2008-2009 41 2 5 25 10 2 2 Do trường loại 3 nên chỉ chia làm 2 tổ chuyên môn (có cả 2 BGH): - Tổ KHTN: 19 - Tổ KHXH: 19 Nhưng để dễ sinh hoạt tổ chuyên môn nhà trường chia làm 4 nhóm chuyên môn: Nhóm 1: Văn-GDCD-Nhạc-Mỹ thuật Nhóm 2: Tiếng Anh-Sử-Địa Nhóm 3: Toán-Lý-Hóa Nhóm 4: Sinh-Hóa-Công nghệ Mỗi nhóm có nhóm trưởng (Tổ trưởng và Tổ phó của 2 tổ KHTN,KHXH) Những năm trước do cơ sở từ huyện Hòa Thành bàn giao về Thị Xã nên chưa được đầu tư mới mọi mặt, Tổ trưởng và Tổ phó chưa qua lớp bồi dưỡng tổ trưởng chuyên môn: chỉ có ¼ đã được bồi dưỡng, làm việc chưa hiệu quả quản lý chưa cao. Công tác phát triển Đảng còn chậm, chưa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và giáo dục công tác tư tưởng trong giáo viên. Cơ sở vật chất còn rất hạn chế: chỉ có 2 máy vi tính: + 1 dành cho HT-VT-PC-KT + 1 dành cho PHT-các tổ chuuyên môn Đời sống của đa số giáo viên còn thấp, chưa đầu tư tập trung cho công tác. Từ năm học 2006-2007 nhà trường đã tập trung cải tiến công tác quản lý, sắp xếp tổ chức nề nếp làm việc, quy định lại một số nội quy, quy định làm việc trong nhà trường và từng bước đến nay các hoạt động của nhà trường đã đi vào ổn định. b. Sự cần thiết của đề tài: Từ những lý do đã nêu và thực trạng phân tích của trường trong những năm gần đây, trường đã thực hiện cải tiến công tác quản lý và đem lại một số hiệu quả thiết thực góp phần vào công cuộc đổi mới giáo dục của Thị Xã. Vì thế tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng-Thị Xã-Tây Ninh” để nghiên cứu và chia sẻ một số kinh nghiệm cùng với các trường bạn. 3. Nội dung vấn đề: a. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý ở trường THCS Phan Đình Phùng: a1. Tăng cường phát triển Đảng viên trong nhà trường để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác giaó dục chính trị trong cán bộ giáo viên: Thực hiện sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng CSVN thông qua chi bộ nhà trường cụ thể hóa các hoạt đông của nhà trường và lãnh đạo nhà trường hoạt động trong khuôn khổ Hiếp pháp và Pháp luật (điều 51-I Nhà xuất bản Chính trị quốc gia). Đảng lãnh đạo nhà trường thực hiện đúng mục tiêu giáo dục, chăm lo bồi dưỡng cán bộ, bố trí, sắp xếp nhân sự trong đơn vị. Phát huy vai trò gương mẫu tiên phong của Đảng viên và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng thuyết phục và vận động quần chúng thực hiện các Nhị quyết của trường đề ra trong năm học. Thực tế trong những năm trước trường rất ít những Đảng viên (chỉ có 2 Đảng viên). Chi bộ giới thiệu tích cực đến nay đã phát triển được 5 đảng viên và được phân bố giữ vai trò chủ chốt: Tổ TN: 3, Tổ XH: 1, Tổ HC: 1. Đang kiểm tra 1 hồ sơ, đã đưa đi học 3 đối tượng Đảng và dự kiến năm 2009 nâng số Đảng viên chi bộ lên 9 Đảng viên. Tất cả Đảng viên là những ngườii có phẩm chất đạo đức, có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm trong công tác và được quần chúng tín nhiệm, đơn vị phân công phụ trách các công việc quan trọng. Với đội ngũ Đảng viên có đủ phẩm chấtvà năng lực góp phần cho chi bộ trong sạch, vững mạnh và sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên vững lòng tin vào sự lãnh đạo của nhà trường và phát huy tốt khả năng chuyên môn của mình, hoàn thành nhiệm vụ có chất lượng va đạt hiệu quả cao. Chi bộ trường lớn mạnh tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn thể nhà trường: công đoàn, đoàn, đội thông qua đó thực hiện nhiệm vụ chính trị giáo dục tư tưởng chính trị trong cán bộ, giáo viên nhận thức đúng quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và pháp luât nhà nước, đồng thời đấu trnh chống biểu hiện sai trái có thể dẫn đến làm hạn chế chất lượng và hiệu quả công tác cán bộ, giáo viên trong đơn vị. a2. Thực hiện chế độ chính sách và tạo điều kiện để CBGV an tâm làm việc: Trong Đại hội Đảng VI của Đảng đã quan tâm vấn đề: “Nâng cao vị trí xã hội, chăm lo đời sống…đảm bảo đời sống cho đội ngũ giáo viên…” Tiếp theo NQ HN lần IV BCH TW Đảng khóa VII rồi đến báo cáo chính trị của BCH TW Đảng tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII NQ hội nghị lần II BCH TW Đảng khóa VIII, chỉ thị 40/ CT/ TW Đảng và nhà nước chế độ hcính sách đội ngũ xoay quanh vấn đề chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm để họ có điều kiện làm tốt nhiệm vụ của mình. Đối với đơn vị hàng tháng thực hiện đúng các khoản ngân sách cấp cho CB-GV đều thực hiện, đúng, đủ, kịp thời. Bên cạnh đó, nhà trường cũng quan tâm đến một số giáo viên có hoàn cảnh khó khăn xa trường cũng được sắp xếp giờ dạy hợp lý để có điều kiện sinh sống. trích KP từ CĐ hỗ trợ CB-GV-NV ngày 20/11 6.800.000đ, Tết nguyên đáng một số kinh phí được trích từ quỹ phúc lợi nhà trường 2.600.000đ. hỗ trợ một số giáo viên khó khăn thực hiện tốt các phong trào trong nhà trường 1.400.000đ ( trích từ phong trào học sinh giỏi, phong trào văn nghệ, hoạt động ngoại khóa, quỹ khuyến học…). Trong điều kiện thực hiện một số chế độ nhưng nhờ sự quan tâm trên của nhà trường cũng động viên phần nào CB-GV-NV trong công tác và đó cũng là động lực thúc đẩy sự nỗ lực là việc của mỗi người trong tập thể đơn vị. a3. Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc và phát huy dân chủ nội bộ: a3.1. Xây dựng các quy chế, nội quy làm việc: Nhà trường đã tổ chức bộ máy làm việc, tiến hành xây dựng quy chế làm việc ngay từ đầu năm học: quy chế làm việc của đơn vị, của công đoàn, của chuyên môn, của TB-TV của hành chánh. Xac định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ, giáo viên và quan hệ làm việc giữa các bộ phận, cá nhân trong đơn vị. Xây dựng quy chế căn cứ vào điều lệ trường THCS, các văn bản quy định khác của ngành có liên quan và căn cứu vào thực tế tình hình của đơn vị. Khi xây dựng được tiến hành theo từng bước lấy ý kiến thảo luận đóng góp của CB, GV đến hội đồng giáo dục đến hoàn chỉnh quy chế và thông qua hội nghị cán bộ công chức đầu năm thống nhất hoàn cảnh rồi mới đưa vào áp dụng thực hiện. Song song với việc thực hiện quy chế làm việc nhà trường cùng công đoàn đã đưa ra bảng điểm thi đua năm học góp phần quy định rõ ràng cụ thể mức điểm cộng trừ cho từng hoạt động cuả từng thành viên trong đơn vị. Xây dựng lại kỹ cương, nề nếp làm việc trong đơn vị, tăng cường ý thức tổ chức kỷ luật trong mỗi CB, GV, NV, mỗi người tự giác chủ động hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn, khắc phục được tình trạng đi trễ, lên lớp không đúng giờ, lên lớp không giáo án, không đồ dùng dạy học. Thiếu sự chuẩn bị của giáo viên khi lên lớp là nguyên nhân dẫn đến kém hiệu quả và kém chất lượng. Việc lập lại nề nếp kỹ cương làm việc cũng khắc phục tình tạng chồng chéo các bộ phận phục vụ giảng dạy, giúp công tác chuẩn bị và giáng dạy tốt hơn mang lại hiệu quả. Quy chế khi được thực hiện được nhà trường xem xét rút đúc kinh nghiệm để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp kịp thời. Hàng năm nhà trường đã bổ sung, điều chỉnh để quy chế hoàn thiện hơn, phát huy vai trò của CB-GV-NV trong thực hiện nhiệm vụ, phù hợp với sự phát triên của xã hội. a3.2. Phát huy dân chủ nội bộ trong hoạt động của nhà trường: Nhà trường thực hiện phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra” để làm sự nghiệp giáo dục thực sự của dân, do dân và vì dân. Để phát huy quyền làm chủ tập thể và năng lực của cán bộ, gió viên, nhân viên góp phần nâng cao hiệu quả của giáo dục, lặp lại trật tự, kỹ cương trong nhà trường, ngăn chặn đẩy lùi những hoạt động tiêu cực và đưa nhà trường phát triển đúng chủ trương đường lối của Đảng và luật pháp nhà nước. Với mục đích ấy, nhà trường căn cứ NĐ 71/1998/NĐ CP và các văn bản liên quan tiến hành triển khai quy chế dân chủ trong trường học.Cụ thể hóa thành qy chế thực hiện dân chủ trong nhà trường đẩ tất cả CB-GV-NV và học sinh biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, đơn vị luôn tuân thủ quy chế dân chủ đề ra. Cụ thể: Xây dựng kế hoạch năm học theo quy trình: tranh thủ lấy ý kiến của tập thể từ tổ, giáo viên bàn bạc, đóng góp ý kiến đến bổ sung, điều chỉnh của HĐGD để XH thực hiện sát tình hình thực tế của trường có tính khả thi và có hiệu quả thực tế. Tất cả các hoạt động chuyên môn, tài chính, hành chánh đều được công khai hàng tháng có sự đóng góp điều chỉnh, bổ sung của tâp thể HĐSP, qua lần họp HĐSP hàng tháng. Trong quá trình thực hiện dân chủ trường học, đơn vị đã tạo được sự tin tưởng, đoàn kết thống nhất thực hiện nhiệm vụ, c2ng khó khăn thì càng đoàn kết hơn, chung sức hơn để giải quyết, chưa đẩ xảy ra tiêu cực, mất đoàn kết, làm giảm chất lượng và hiệu quả công tác. a4. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên: a4.1. Bồi dưỡng tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên: Xây dựng đội ngũ giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục cơ sở, đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục. Đối với nhà trường để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục phải nâng cao năng lực trình độ của CB,GV. Thực tế năm học 2006-2007 có 42 CB-GV-NV. Đại học: 22, Cao đẳng: 14, ĐV: 3, TCCT: 1, chứng chỉ A Tin học: 8, Tổ trưởng đã qua lớp bồi dưỡng quản lý: ¼. Trình độ giáo viên còn thấp so với các trường lân cận Thị Xã, nhất là trình độ sử dụng Tin học vì thế việc đổi mới phương pháp ở đây còn chậm so với trường bạn. Để nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục trước mắt cũng như lâu dài cần phải chuẩn hóa đội ngũ và nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn của đôi ngũ. Đối với 3 trường hợp chưa hoàn thành chương trình Đại học nhà trường tạo điều kiện để giáo viên hoàn thành chương trình đại học. nhà trường tích cực tạo điều kiện cho 1 giáo viên tham gia học ĐH Văn Hóa Văn Lang, giới thiệu thêm 2 Đảng viên đến năm 2007-2008, giới thiệu đi học TCCT 2 Đảng viên. Động viên khuyến khích học chứng chí A tin học để thực hiện đổi mới phhương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đến nay được 30 giáo viên có trình độ A tin học. Trường tạo điều kiện xếp TKB ưu tiên tổ trưởng, tổ phó tham gia bồi dưỡng quản lý lớp TT: 3 GV, đến nay 4/4 tổ trưởng, tổ phó đều đựơc bồi dưỡng quản lý lớp TTCM. Năm học Tổng số CB-GV-NV ĐV ĐH CĐ TCCT CCA Tin Học CBQL có qua lớp bồi dưỡng 2006-2007 42 3 22 14 1 10 3 2007-2008 40 5 25 10 1+2gt 30 6 Tuy là trường còn nhiều khó kkhăn về cơ sở vật chất, nhưng tập thể CB-GV-NV của nhà trường đã không ngừng phấn đấu để tự hoàn thiện mình, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đây là một tiền đề vững chắc để phát triển giáo dục có chấ lượng và hiệu quả. Trường tuy ở trung tâm thị Xã nhưng về cơ sở vật chất trang thiết bị và các phòng chức năng chưa có, phòng học và phòng làm việc xuống cấp không còn giá trị sử dụng nên việc thực hiện đổi mới phương pháp và vận dụng công nghệ thông tin quả thât là môt điều khó khăn. Nhưng không vì thế mà tập thể chùng bước. BGH nhà trường lãnh đạo tập thể giáo viên khắc phục khó khăn phát huy hết năng lực của giáo viên từng bước xây dựng nội lực trường vững mạnh để tạo tiền đề xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. a4.2 Bồi dưỡng các phương pháp giảng dạy thông qua tập huấn bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học và bồi dưỡng chuyên đề và thực hiện vận dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Nhà trường muốn nâng cao chất lượng dạy và học nhất thiết phải có giáo viên giỏi, có đội ngũ cán bộ giỏi, có đội ngũ quản lý có nghiệp vụ chuyên môn cao. Đó là bài học thực tiễn của các nước phát triển trong các năn qua không thể lấy “cơm chấm cơm”. Muốn có cán bộ quản lý trong trường thanh tra đánh giá chính xác giờ dạy của giáo viên chuẩn xác phải có đội ngũ cán bộ giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ. chính vì thế qua các lớp bồi dưỡng, tập huấn đi học tập trường bạn ở tỉnh khác cũng như trường bạn ở địa phương, nhà trường cử đúng đối tượng tham gia học tập các TT, TP tổ chuyên môn cũng như một số giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn tốt. Đồng thời nhà trường cũng tạo điều kiện thuận lợi, sắp xếp thời khóa biểu ưu tiên, phụ việc lẫn nhau để giáo viên tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn như giáo viên anh văn tham gia học…3/4 giáo viên Mĩ thuật, Â
Luận văn liên quan