Đề tài Một số biện pháp nâng cao tỷ lệ chuyên cần cho học sinh bản Nà Nọi

Khái quát về lý luận: Trong các bậc học, bậc tiểu học là nền móng kế tiếp cho sự phát triển của bậc học phổ thông. Vì thế, chất lượng dạy - học trong nhà trường tiểu học là hết sức quan trọng. Muốn dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số có hiệu quả, việc đầu tiên đối với giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số là phải duy trì tốt sĩ số học sinh hàng ngày. Làm như vậy mới đảm bảo và nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường nói riêng cũng như ngành giáo dục nói chung trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay.

doc14 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 8669 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao tỷ lệ chuyên cần cho học sinh bản Nà Nọi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂN UYÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 THỊ TRẤN TÂN UYÊN THUYẾT MINH SÁNG KIẾN "MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TỶ LỆ CHUYÊN CẦN CHO HỌC SINH BẢN NÀ NỌI” Đồng tác giả: Vũ Thị Hoa Lý - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: ĐHTH Tạ Thị Thúy - Chức vụ: Giáo viên - Trình độ chuyên môn: CĐTH Hoàng Xuân Lưu - Chức vụ: Giáo viên -Trình độ chuyên môn: ĐHTH Nơi công tác: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên Tân Uyên, ngày 25 tháng 03 năm 2016 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: "Một số biện pháp nâng cao tỷ lệ chuyên cần cho học sinh bản Nà Nọi." 2. Đồng tác giả 2.1. Họ và tên: Vũ Thị Hoa Lý Năm sinh: 25/10/1974 Nơi thường trú: Khu 3 thị trấn Tân Uyên - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. Điện thoại: 01689162862 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,4%. 2.2. Họ và tên: Tạ Thị Thúy Năm sinh: 06/11/1973 Nơi thường trú: Khu 21 thị trấn Tân Uyên - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Cao đẳng Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. Điện thoại: 0974898673 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,3%. 2.3. Họ và tên: Hoàng Xuân Lưu Năm sinh: 04/07/1969 Nơi thường trú: Khu Bệnh Viện - thị trấn Tân Uyên - huyện Tân Uyên - tỉnh Lai Châu. Trình độ chuyên môn: Đại học Tiểu học. Chức vụ công tác: Giáo viên. Nơi làm việc: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên. Điện thoại: 01658147042 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33,3%. 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 10 năm 2015 đến ngày 25 tháng 3 năm 2016 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến Tên đơn vị: Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên Địa chỉ: Bản Chạm Cả - thị trấn Tân Uyên - Tân Uyên - Lai Châu Điện thoại: 02313 786 954 II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến - Khái quát về lý luận: Trong các bậc học, bậc tiểu học là nền móng kế tiếp cho sự phát triển của bậc học phổ  thông. Vì thế, chất lượng dạy - học trong nhà trường tiểu học là hết sức quan trọng. Muốn dạy và học đối với học sinh dân tộc thiểu số có hiệu quả, việc đầu tiên đối với giáo viên dạy vùng dân tộc thiểu số là phải duy trì tốt sĩ số học sinh hàng ngày. Làm như vậy mới đảm bảo và nâng cao được chất lượng dạy và học trong nhà trường nói riêng cũng như ngành giáo dục nói chung trong giai đoạn đổi mới của đất nước hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Công tác duy trì số lượng, nâng cao tỉ lệ chuyên cần ở trường tiểu học giữ vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh cũng như công tác duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học. Đó chính là nền tảng để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Vậy mà hiện nay ở hầu hết các trường học, đặc biệt là các trường tiểu học thuộc vùng sâu, xa có hoàn cảnh kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, công tác duy trì số lượng, nâng cao tỉ lệ chuyên cần còn gặp rất nhiều trở ngại. Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên là phần lớn học sinh trong địa phương thuộc con em gia đình hộ nghèo, nhiều gia đình đông con, nhà xa trường học, vì tập trung cho phát triển kinh tế gia đình nên một số gia đình ít có điều kiện quan tâm đến việc học tập của các con em mình. Ngoài ra, một số em khả năng nhận thức còn chậm dẫn kết quả học tập chưa cao nên không thích đi học, không thích đến trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tỉ lệ chuyên cần của học sinh trên lớp. Chính vì thế, việc các em nghỉ học, không ra lớp đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc lĩnh hội kiến thức của các em. Với nhiều năm công tác tại đơn vị trường chúng tôi luôn suy nghĩ và đặt cho mình câu hỏi: “Làm thể nào để duy trì số lượng học sinh và nâng cao tỉ lệ chuyên cần?". Đây là một "bài toán" mà nếu chúng ta tìm ra cách giải sẽ có đóng góp lớn trong việc giúp các em tiếp thu bài đầy đủ, nâng cao kết quả học tập và tiếp tục con đường học vấn của mình. Chính vì lẽ đó, chúng tôi cùng tìm hiểu, nghiên cứu nhằm đưa ra "Một số biện pháp nâng cao tỷ lệ chuyên cần cho học sinh bản Nà Nọi" với mong muốn được góp một phần công sức của mình vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng, cũng như sự nghiệp giáo dục của huyện nhà nói chung. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Nâng cao tỷ lệ chuyên cần cho học sinh bản Nà Nọi thuộc trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên. 3. Mô tả sáng kiến 3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến Hiện nay, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, Bộ Giáo dục đã và đang rất coi trọng việc đổi mới nội dung chương trình và mô hình dạy học ở các bậc học. Trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên là một đơn vị trường học được đóng trên địa bàn thôn bản đặc biệt khó khăn, đa dạng về mô hình, chương trình dạy học, gồm 3 điểm trường: Chạm Cả, Nà Nọi, Nà Bó. Tuy nhiên dù là với nội dung gì, mô hình dạy học nào thì công tác duy trì số lượng và đảm bảo tỉ lệ chuyên cần của học sinh là một vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục. Trong 3 điểm trường trên thì điểm trường Nà Nọi là một trong những điểm trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì số lượng, nâng cao tỉ lệ chuyên cần. Việc giải quyết vấn đề này được nhà trường và các giáo viên quan tâm một cách đúng mực, có những giải pháp như: thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự chỉ đạo của các cấp quản lý; phối hợp với chính quyền địa phương, các ban ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động tuyên truyền; ... để huy động, vận động học sinh ra lớp, đưa nhiệm vụ nâng cao tỷ lệ chuyên cần đối với điểm trường Nà Nọi là nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Hiệu trưởng. Giáo viên chủ nhiệm có các biện pháp như: khi thấy có học sinh nghỉ học giáo viên báo cáo nhà trường, các tổ chức, cá nhân có liên quan ở thôn bản, khu phố hoặc đến gia đình các em để xem vì sao các em lại nghỉ học nhưng cũng chưa đưa ra được các biện pháp hiệu quả để giúp các em đến trường. Các việc làm trên do chưa được thường xuyên, liên tục và chưa thực sự hiệu quả nên tỉ lệ chuyên cần của học sinh ở hầu hết các lớp còn thấp. Thực tế này là do nhiều nguyên nhân, song ở đây chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân cơ bản sau: a) Về phía phụ huynh - Còn nhiều gia đình chỉ vì một lí do nào đó như: kinh tế, tâm lý,... mà chưa quan tâm đến việc học tập của con em, còn phó thác mọi việc học hành của con em cho thầy cô, cho nhà trường. Từ đó các em không có ý thức tự giác khi thực hiện nhiệm vụ học tập. - Một số gia đình vì quá nuông chiều con cái như khi con xin nghỉ để đi chơi, đi mua sắm, ... gia đình cũng đồng ý cho con nghỉ học. Đó chính là đồng phạm góp phần làm con em mình yếu kém về kiến thức dẫn đến các em chán học, không thích đến trường. b) Về phía giáo viên - Một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết với nghề, chưa có những biện pháp cụ thể, hiệu quả để giúp đỡ các em vươn lên trong cuộc sống cũng như trong học tập. Từ đó kết quả học tập của các em trở nên sa sút, thua kém những bạn cùng trang lứa dẫn tới các em chán học, không tự vươn lên trong học tập. - Có những giáo viên còn chưa chú ý đúng mức đến từng đối tượng học sinh yếu kém. Một số giáo viên mới còn thiếu kinh nghiệm nên phương pháp, hình thức dạy học còn chưa phong phú, do đó chưa thu hút được các em đến trường. c) Về phía học sinh - Hầu hết là do các em mải chơi, chưa nhận thức được vai trò của việc học tập. - Một số em do gia đình nuông chiều nên ý thức chấp hành kỉ luật chưa cao. - Có những em bị thiếu hụt, hổng kiến kiến thức do ốm đau không đi học được nên khi học những bài học sau không nắm bắt kịp từ đó sinh ra chán học. 3.2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến Từ thực tế trên, chúng tôi cùng nghiên cứu và đưa ra "Một số biện pháp nâng cao tỷ lệ chuyên cần cho học sinh bản Nà Nọi", các giải pháp đưa ra một cách khoa học, thống nhất, góp phần nâng cao tỉ lệ chuyên cần đối với học sinh bản Nà Nọi, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. a) Biện pháp 1: Phối hợp với cộng đồng để nâng cao tỷ lệ chuyên cần. a1) Mục tiêu: Giáo viên kết hợp với chính quyền thôn bản, gia đình học sinh để giúp các em đi học chuyên cần. Trên thực tế, sự phối hợp này có hiệu quả cao vì thời gian ở gia đình của các em tương đối nhiều. a2) Cách thực hiện Giáo viên chủ nhiệm có đầy đủ số điện thoại liên lạc của Trưởng bản, Phó bản, phụ huynh học sinh trong lớp, gia đình khác ở gần nhà học sinh,... để thuận tiện trong việc liên lạc, giao dịch công việc. Đối với học sinh hoàn cảnh gia đình khó khăn - giáo viên quan tâm gần gũi, tạo niềm tin cho các em, đồng thời kết hợp 3 môi trường giáo dục tốt. Thông qua sổ liên lạc, các buổi họp phụ huynh, giáo viên giúp các bậc phụ huynh thấy được việc đi học chuyên cần rất quan trọng đối với việc học tập của các em. Với cách làm như trên, chúng tôi tiến hành đồng bộ, có kiểm tra - báo cáo số lượng học sinh hàng ngày. Qua đó, tự đánh giá được các biện pháp đang áp dụng có đạt hiệu quả hay không, tự điều chỉnh các biện pháp, xem biện pháp nào là tối ưu chúng tôi tiếp tục phát huy, biện pháp nào không thích hợp chúng tôi loại bỏ. Cùng với cộng đồng lên kế hoạch tập trung học sinh, phụ huynh (có thể lồng ghép vào các buổi hoạt động ngoại khóa) để tuyên truyền tới phụ huynh học sinh nhằm nâng cao nhận về tầm quan trọng của việc đi học chuyên cần giúp các em có được kết quả học tập tốt hơn. b) Biện pháp 2: Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm về nâng cao tỷ lệ chuyên cần. b1) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm đối với giáo viên chủ nhiệm. b2) Cách thực hiện Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên chủ nhiệm về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần trong nhà trường. Sau khi nắm bắt tình hình chung của lớp mình chủ nhiệm, chúng tôi tiến hành thành lập và phát động các phong trào “Đôi bạn cùng tiến”, “Nhóm bạn vui cùng đến trường”, ... rồi giao cho học sinh có năng lực kèm cặp giúp đỡ những học sinh chưa đạt chuẩn, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ... Để các phong trào trên đạt hiệu quả cao chúng tôi thường xuyên liên lạc với Ban đại diện cha mẹ học sinh, phụ huynh học sinh đặc biệt là những học sinh cá biệt, thường xuyên nghỉ học để phối hợp cùng thăm hỏi động viên, giúp đỡ, giáo dục các em. Cùng với đó, chúng tôi thường xuyên quan tâm, kiểm tra giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những học sinh chưa đạt chuẩn nhưng có thái độ học tập tốt (đặc biệt là trong giờ truy bài và buổi học 2). Lồng ghép trong buổi Hoạt động cuối tuần, tập trung chấn chỉnh việc học bài của học sinh như: biểu dương khen ngợi những học sinh tham gia học tập nghiêm túc đầy đủ, nhắc nhở những học sinh chưa chịu khó học tập, hay nghỉ học, về nhà chưa học bài cũ, đến lớp chưa chú ý nghe giảng... Hằng ngày chúng tôi nắm bắt sát sao tình hình sĩ số của học sinh trên lớp. Từ đó, lên kế hoạch đi động viên, giúp đỡ học sinh, ưu tiên trước là những học sinh thường xuyên nghỉ học, những em có hoàn cảnh đặc biệt. Với cách làm trên chúng tôi cùng Hội đồng tự quản của lớp và hội phụ huynh cùng tham gia. Tiếp đó, báo cáo với nhà trường để nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương tìm ra biện pháp vận động hiệu quả nhất. Sau đây là một số hình ảnh minh họa cho cách làm trên: c) Biện pháp 3: Trách nhiệm của giáo viên bộ môn về nâng cao tỷ lệ chuyên cần. c1) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm của giáo viên bộ môn. c2) Cách thực hiện Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên bộ môn về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần trong nhà trường. Giáo viên bộ môn phối hợp chặt chẽ với các giáo viên chủ nhiệm cùng theo dõi nắm bắt sĩ số học sinh và ghi danh sách những em vắng mặt trên lớp, phản ánh kịp thời về tình hình của lớp để giáo viên chủ nhiệm tiện theo dõi. Cùng với giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra việc học bài, cách ghi vở của học sinh. Cuối mỗi tiết học cần đánh giá, động viên về kết quả đạt được của học sinh trong giờ học nhằm tạo môi trường thân thiện và hứng thú cho học sinh, từ đó giúp các em xóa bỏ mặc cảm, tự ti, tạo điều kiện để các em hòa đồng với các bạn cùng trang lứa. Giáo viên luôn luôn là người động viên, khích lệ để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh và dành nhiều thời gian để các em trao đổi tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau, cùng nhau tìm phương pháp học tập ở lớp cũng như ở nhà. Dưới đây là những hình ảnh và một trong những hoạt động mà chúng tôi đã thực hiện theo biện pháp trên: Khi thấy lớp 4A2 có em Lý A Châu thường xuyên nghỉ học, chúng tôi thăm hỏi, chia sẻ với em và được em cho biết: “Cha mẹ bắt em nghỉ học ở nhà trông em”. Nắm được điều đó, chúng tôi phối hợp với giáo viên bộ môn, trưởng thôn bản đến để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn cha mẹ em lên kế hoạch, sắp xếp công việc gia đình, giúp cha mẹ em hiểu việc học là rất quan trọng đối với em, từ đó tạo điều kiện để em có thời gian đi học. Cùng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của các thầy cô, em đã nhận thức được việc nghỉ học ở độ tuổi này là rất thiệt thòi cho em và sau đó em đã quay trở lại lớp học với các bạn”, ... d) Biện pháp 4: Trách nhiệm của Chuyên trách Đội về nâng cao tỷ lệ chuyên cần. d1) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, cách nghĩ, cách làm của giáo viên Chuyên trách Đội. d2) Cách thực hiện Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của giáo viên Chuyên trách Đội về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần trong nhà trường. Đầu năm tổ chức Đại hội Liên đội, qua đó lựa chọn những học sinh ưu tú, đủ năng lực vào Ban chấp hành Liên đội của trường. Tổng phụ trách Đội hướng dẫn Ban chấp hành Liên đội làm việc có hiệu quả, cùng thi đua cạnh tranh lành mạnh giữa các Chi đội, để cho các em nhận thấy vai trò cũng như tầm quan trọng của mình đối với Chi đội. Tổ chức sinh hoạt 15 phút đầu giờ, giữa giờ với các nội dung phong phú nhằm cuốn hút học sinh tham gia với các ngày như sau: Thứ Thời gian Thứ hai Thứ ba Thứ tư Thứ năm Thứ sáu Sáng Trước giờ truy bài (7h 10') Thể dục buổi sáng Thể dục buổi sáng Đầu giờ Truy bài Truy bài Truy bài Truy bài Truy bài Giữa giờ Thể dục Múa-hát Nhảy dân vũ, phát thanh măng non Múa-hát Tổng vệ sinh toàn trường, đọc sách, báo Chiều Đầu giờ Truy bài Đọc báo Truy bài Đọc báo Truy bài Giữa giờ Học sinh vui chơi Học sinh vui chơi Học sinh vui chơi Học sinh vui chơi Học sinh vui chơi Tiết 3 Sinh hoạt Đội, sinh hoạt Sao Tổ chức các hoạt động giao lưu thể dục thể thao, văn hóa-văn nghệ, trò chơi dân gian, ... trong những ngày lễ lớn như: 20/11; 22/12; 26/3; ... có trao giải để gây hứng thú, tạo động lực cho các em đến trường. Hằng ngày Đội cờ đỏ tiến hành kiểm tra, đôn đốc, chấm điểm các hoạt động của các Chi đội, ghi vào Sổ theo dõi theo sự hướng dẫn của Chuyên trách Đội. Hằng tuần, vào tiết Hoạt động đầu tuần các bạn trong Đội cờ đỏ làm rõ phần đánh giá tình hình hoạt động của Liên đội, các chi đội trong tuần qua. Xếp loại thi đua các Chi đội. Biểu dương những học sinh tiêu biểu nhằm động viên khuyến khích tinh thần học tập của các em cũng như động viên, giáo dục những học sinh cá biệt; đề ra được những hoạt động của Liên đội trong tuần tới. Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thăm hỏi, động viên kịp thời các em có hoàn cảnh khó khăn. Sau đây là một vài hoạt động minh họa cho các hoạt động trên: e) Biện pháp 5: Phối hợp với nhà trường e1) Mục tiêu: Giúp học sinh có điều kiện học tập tốt hơn. e2) Cách thực hiện Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức Hội nghị phụ huynh để bầu Ban đại diện cha mẹ phụ huynh học sinh trong nhà trường, quan tâm hơn những thôn bản, đặc biệt bản Nà Nọi có tỉ lệ học sinh chuyên cần chưa cao. Tham mưu với lãnh đạo chính quyền địa phương, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể trong địa bàn kịp thời vận động, động viên con em trong bản đến trường, đến lớp chuyên cần. Nhà trường bổ sung về việc mua sắm một số trang thiết bị, cơ sở vật chất như bàn ghế đúng quy cách, bổ sung các phương tiện nghe nhìn, tiếp tục xây dựng khuôn viên nhà trường khang trang và sạch đẹp hơn. Để chia sẻ và giúp đỡ học sinh nghèo bản Nà Nọi có thêm đồ dùng học tập, hàng tháng nhà trường phát động tới toàn thể giáo viên và học sinh cùng quyên góp, ủng hộ quần áo cũ cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, qua đó tạo thêm động lực tiếp bước các em đến trường. Bên cạnh đó chúng tôi còn tổ chức đến một số gia đình những em có hoàn cảnh khó khăn để tìm hiểu. Tại hai điểm trường, tổ chức gây quỹ thông qua từng lớp để có nguồn động viên, khen thưởng và biểu dương kịp thời tới những học sinh đi học chuyên cần. Ngoài ra, nhà trường chỉ đạo thường xuyên việc đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng máy chiếu trong dạy học để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ nội dung kiến thức bài học. Ngoài giờ học chính khóa, trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khoá như: thể dục nhịp điệu, chơi các trò chơi dân gian như đẩy gậy, kéo co, đọc bản tin liên đội, thi hát, múa giữa các lớp. Cùng với duy trì tỷ lệ chuyên cần ở mức cao, tỷ lệ học sinh đạt chuẩn của nhà trường cũng tăng lên rõ rệt. Đây thực sự  là kết quả của sự quyết tâm là nỗ lực thường xuyên và liên tục của thầy cô trường Tiểu học số 2 thị trấn Tân Uyên cũng như các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy tại điểm trường Nà Nọi, kết quả đem lại là sĩ số của các lớp trong toàn điểm trường được đảm bảo đạt từ 98% - 100%. Tóm lại: Điểm mới trong công tác huy động học sinh ra lớp bảo đảm tỷ lệ chuyên cần ở đây là tinh thần trách nhiệm cao, sự sát sao gần gũi với học sinh và nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ của các giáo viên, ... nhờ đó, tỷ lệ chuyên cần được nâng cao, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại Năm học 2015 - 2016, với quyết tâm ngoài việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh đặc biệt là việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần, nhóm tác giả chúng tôi là đội ngũ giáo viên, với trách nhiệm của mình đã cùng nhau nghiên cứu, cùng với nhà trường triển khai và thực hiện các biện pháp một cách cụ thể ngay từ đầu năm học, kết quả đạt được như sau: 100% cán bộ, giáo viên phụ trách công tác chủ nhiệm, giảng dạy học sinh ở bản Nà Nọi có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ nâng cao tỷ lệ chuyên cần học sinh. Các cán bộ, giáo viên thường xuyên cập nhật, ghi chép đầy đủ nội dung các buổi sinh hoạt, hội thảo về việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần và áp dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao. Hiện nay, việc nâng cao tỷ lệ chuyên cần thực sự là chủ đề được mọi người thường xuyên quan tâm trao đổi, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn. Huy động được 178/179 học sinh trong độ tuổi đến trường (01 học sinh bị Suy tim nặng) đạt tỷ lệ 99,4%; tỷ lệ chuyên cần ở các lớp đạt từ 98-100%, chất lượng giáo dục có chuyển biến so với đầu năm học: tỷ lệ học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng còn 06/178 em tham gia đánh giá, chiếm 3,4%, giảm 17,9% so với thời điểm đầu năm học. Học sinh tham gia Giao lưu học sinh năng khiếu cấp trường đạt 14 em, tham gia Giao lưu học sinh năng khiếu cấp huyện 07 em. Học sinh đi học đầy đủ, chuyên cần giúp giáo viên có nhiều giờ dạy tốt, học sinh có nhiều giờ học hay, góp phần nâng cao chất lượng của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Cụ thể: Số cán bộ - giáo viên phụ trách công tác chủ nhiệm, giảng dạy học sinh ở bản Nà Nọi 15 đ/c, xếp loại giờ dạy Giỏi: 07 đ/c, Khá: 08 đ/c. Số giáo viên dạy giỏi cấp trường: 13/15 đ/c đạt 86,6%, bảo lưu cấp huyện: 09/15 đ/c đạt 60%, bảo lưu cấp tỉnh: 02/15 đạt 13,3%, Kết qủa xếp loại thi đua cuối HKI: Xuất sắc: 12/15 = 80,1%, Khá: 02/15 = 13,3%, TB: 01/26 = 6,6%. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Các giải pháp trên được triển khai và tổ chức thực hiện khá hiệu quả đối với học sinh bản Nà Nọi, đây là tiền đề để tiếp tục đưa vào áp dụng cho các điểm trường trong năm học 2015-2016 và những năm học tiếp theo. Tuy nhiên, cũng cần phải học hỏi thêm ở đồng nghiệp các trường bạn để vận dụng linh hoạt, nâng cao được tỷ lệ chuyên cần - chất lượng dạy
Luận văn liên quan