Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17

1. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài. Ngành Thủy sản Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh những thành công đạt được, ngành cũng đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đảm bảo tính cạnh tranh cũng như tính bền vững của ngành. Việc thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến cần phải chú trọng đến công tác thu mua nguyên vật liệu để có thể đáp ứng được nguồn đầu vào để sản xuất. Thêm vào đó là nguyên liệu thủy sản mang tính mùa vụ. Nguồn lợi ven bờ ngày càng cạn kiệt, còn thủy sản từ nuôi trồng luôn phải chịu ảnh hưởng của thời tiết, dich bệnh, môi trường bị ô nhiễm, khó khăn tiếp nối khó khăn. Để đối phó với vấn đề này thì các doanh nghiệp đã tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu trên khắp cả nước. Không chỉ vậy còn có nhiều doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài để đảm bảo cho sản xuất như: Công ty Aqrex SaiGon, và Công ty Saigon Food, Đối với công ty cổ phần Nha Trang Seafoods_F17 cũng không nằm ngoài vùng xoáy này, cũng luôn gặp khó khăn trong công tác thu mua nguyên liệu. Công ty luôn đề ra những chiến lược tốt nhất để có được nguồn nguyên liệu đáp ứng quy trình sản xuất. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề này nên em đã chọn đề tài:” một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17” . 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài nghiên cứu về công tác thu mua nguyên liệu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 từ năm 2008 đến 2010. 3. Mục đích nghiên cứu: • Nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức về công tác thu mua nguyên liệu thủy sản. • Thấy được vai trò của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản • Hiểu thêm về thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu: • Phương pháp thông kê. • Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp. • Phương pháp phân tích, đánh giá theo thời gian. I. Dàn bài chi tiết: Dàn bài gồm 3 chương: Chương I: Phần tổng hợp (giới thiệu về công ty) Chương II: Cơ sở lý thuyết chung. Chương III: Thực trạng hoạt động thu mua của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. Chương IV: Đánh giá và một số giải pháp về hoạt động thu mua của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17.

doc95 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3798 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô khoa kinh tế trường Đại Học Nha Trang đã truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm quý báu giúp ích cho em trong bốn năm học qua. Lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn QTKD đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua để em có thể hoàn thành đợt thực tập giáo trình này. Qua đây em cũng xin cảm ơn Ban Giám Đốc công ty cùng các cô, chú phòng Tổ Chức hành chính, phòng kinh doanh. Anh, chị tổ bán hàng đã tạo điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu và thông tin cần thiết giúp em trong suốt thờigian thực tập tại công ty và giúp em có kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực tập. LÊ THỊ HỒNG HUYÊN LỜI MỞ ĐẦU Sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu của đề tài. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài. Ngành Thủy sản Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm vừa qua, và được xem là ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, hàng thủy sản Việt Nam ngày càng chiếm vị trí cao trên thị trường quốc tế. Cả nước có khoảng 700 nhà máy chế biến thủy sản quy mô công nghiệp. Mặt hàng thủy sản của Việt Nam cũng đã và đang có mặt ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh những thành công đạt được, ngành cũng đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trong việc đảm bảo tính cạnh tranh cũng như tính bền vững của ngành. Việc thiếu nguyên liệu trong quá trình sản xuất thì sẽ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể tiến hành được. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến cần phải chú trọng đến công tác thu mua nguyên vật liệu để có thể đáp ứng được nguồn đầu vào để sản xuất. Thêm vào đó là nguyên liệu thủy sản mang tính mùa vụ. Nguồn lợi ven bờ ngày càng cạn kiệt, còn thủy sản từ nuôi trồng luôn phải chịu ảnh hưởng của thời tiết, dich bệnh, môi trường bị ô nhiễm,…khó khăn tiếp nối khó khăn. Để đối phó với vấn đề này thì các doanh nghiệp đã tổ chức mạng lưới thu mua nguyên liệu trên khắp cả nước. Không chỉ vậy còn có nhiều doanh nghiệp buộc phải nhập khẩu nguyên liệu của nước ngoài để đảm bảo cho sản xuất như: Công ty Aqrex SaiGon, và Công ty Saigon Food,… Đối với công ty cổ phần Nha Trang Seafoods_F17 cũng không nằm ngoài vùng xoáy này, cũng luôn gặp khó khăn trong công tác thu mua nguyên liệu. Công ty luôn đề ra những chiến lược tốt nhất để có được nguồn nguyên liệu đáp ứng quy trình sản xuất. Nhận thức được sự cần thiết của vấn đề này nên em đã chọn đề tài:” một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu thủy sản tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17” . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đề tài nghiên cứu về công tác thu mua nguyên liệu và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 từ năm 2008 đến 2010. Mục đích nghiên cứu: Nhằm bổ sung và nâng cao kiến thức về công tác thu mua nguyên liệu thủy sản. Thấy được vai trò của nguyên liệu thủy sản trong quá trình sản xuất của ngành thủy sản Hiểu thêm về thực trạng công tác thu mua nguyên liệu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17, từ đó đưa ra biện pháp giải quyết nhằm đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu tại công ty. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thông kê. Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp. Phương pháp phân tích, đánh giá theo thời gian. Dàn bài chi tiết: Dàn bài gồm 3 chương: Chương I: Phần tổng hợp (giới thiệu về công ty) Chương II: Cơ sở lý thuyết chung. Chương III: Thực trạng hoạt động thu mua của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. Chương IV: Đánh giá và một số giải pháp về hoạt động thu mua của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. Nha Trang, ngày tháng năm 2011. Sinh viên thực hiện. LÊ THỊ HỒNG HUYÊN PHẦN I BÁO CÁO TỔNG HỢP . GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY: Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS-F17. Trụ sở chính: 58B Đường 2/4, Vĩnh Hải, Nha Trang, Khánh Hòa. Điện thoại: (085)831041 – 831493 – 240026 – 831033 – 831040. Fax: (84-58)831034 – 831032. Email: ntsf@dng.vnn.vn ; nhatrangseafoods@vnn.vn EU.code: DL17 – DL90 – DL394. Giám đốc: Ngô Văn Ích. Ngành nghề kinh doanh chính: chế biến và xuất khẩu thủy sản. Logo công ty:  QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN: Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 trước đây là xí nghiệp đông lạnh Nha Trang được UBND tỉnh Phú Khánh (nay là tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định thành lập vào ngày 10/11/1976. Tháng 8/1978 Công ty rời cơ sở sản xuất từ 51 và 55 Lý Thánh Tôn – Nha Trang tới địa điểm mới tại 58B Vĩnh Hải – Nha Trang. Để đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường. Xí nghiệp đông lạnh Nha Trang là đơn vị hạch toán độc lập theo nghị định số 388/HĐBT, là doanh nghiệp nhà nước thành lập theo thông báo số 2313 – TS/TB ngày 8/12/1992 của Bộ Thủy Sản. Ngày 14/12/1993 Xí nghiệp đổi tên thành công ty chế biến thủy sản xuất khẩu Nha Trang và tên giao dịch nước ngoài là Nha Trang Seaproduct company, viết tắt là Nha Trang Seafoods. Ngày 06/08/2004 Công ty chính thức đổi tên thành công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17, tên giao dịch với nước ngoài là Nha Trang Seafoods.  Quang cảnh của công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17. Công ty có vốn sở hữu của Nhà nước chiếm 49% và các cổ đông là cán bộ công nhân viên sở hữu 51%. Tháng 12/2004, 49% cổ phần của Nhà nước cũng được bán đấu giá ra ngoài và từ đầu năm 2005, công ty hoạt động với 100% vốn của các cổ đông là tư nhân. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển với bao khó khăn cùng với sự nổ lực cố gắng không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên chức đến nay công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp chủ chốt của ngành thủy sản Khánh Hòa và có uy tín trên thị trường. Để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh như ngày hôm nay thì công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã và đa dạnh hóa sản phẩm. Công ty áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, đảm bảo vệ sinh theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế. Từ năm 2000 đến nay hệ thống quản lý chất lượng của công ty được tổ chức quốc tế BVQI Vương quốc Anh cấp chứng nhân đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001-2000. Với những nổ lực không ngừng ấy thì công ty đã vinh dự được Nhà nước tặng thưởng một huân chương Loa động hạng Nhất (năm 1996), hai huân chương Lao động hạng Nhì(năm 1985 và năm 1994), và một huân chương lao động hạng Ba (năm 1981). Và được Bộ Thương Mại tặng thưởng danh hiệu đơn vị xuất khẩu tiên tiến liên tục trong các năm 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2009… Công ty có 3 nhà máy chế biến đặt tại Nha Trang là DL17, DL90, DL394, một nhà máy tại Cần Thơ DL461 với kinh phí xây dựng 151 tỷ đồng, năng suất 300 – 500 tấn/ngày, một nhà máy tại Kiên Giang DL440 kinh phí xây dựng 19 tỷ đồng công suất 30 tấn/ngày. Sản phẩm xuất khẩu vào thị trường Châu Âu, Hàn Quốc, …3 siêu thị bán sản phẩm nội địa, một cửa hàng bán thiết bị vật tư thủy sản, và một nhà hàng Nha Trang Seafoods. Sản phẩm chính: Hoạt động kinh doanh chế biến xuất khẩu thủy sản là hoạt động chủ yếu. Trong đó sản phẩm chính gồm các loại tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh; các loại hải sản khô và tẩm gia vị. Năng lực sản xuất: Doanh số xuất khẩu bình quân của công ty đạt 30 triệu USD với sản lượng vào khoảng 5000 tấn mỗi năm Công suất cấp đông 60 tấn/ngày, công suất kho lạnh trên 3000 tấn. Có đội ngũ lao động trên 1700 người. Công ty luôn khẳng định vị thế của mình không chỉ đối với khách hàng trong nước mà còn đối với khách hàng nước ngoài.Điển hình là công ty đã tham gia các hội chợ triển lãm và đã không ngừng quảng bá, khẳng định thêm tên tuổi của mình với bạn bè trong nước và quốc tế qua một số giải thưởng như sau: Năm 2000: tại hội chợ triển lãm Vietfish, công ty được tặng một huy chương vàng với mặt ruốc khô và cá gáy cắt khúc xuyên que. Năm 2002: đạt giải thưởng thường niên thứ 3 của Darden Restaurant – Amanda Food trao tặng cho đối tác cung cấp nguyên liệu lớn và đảm bảo chất lượng của mặt hàng này tại hội chợ triển lãm Vietfish 2002. Năm 2005: đạt Huy chương vàng về sản phẩm thủy sản chất lượng cao cho mặt hàng Cocktail Shirmp and Sauce tại hội chợ triển lãm quốc tế thủy sản Việt Nam Vietfish 2005. Năm 2006: đạt huy chương vàng sản phẩm thủy sản chất lượng cao cho mặt hàng Bạch tuộc cắt và Mực ống cắt khoanh trung đông lạnh. Năm 2008: đạt huy chương vàng cho mặt hàng tôm thẻ thịt xiên que đông lạnh tại hội chợ triển lãm Vietfish 2008. Thị trường xuất khẩu chính: Mỹ, EU,Nhật, Úc, Hàn Quốc, Canada, Hồng Kông, Malaisia, Ai Cập, Đài Loan. Sản phẩm xuất khẩu chính : Các loại tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh; các loại hải sản khô và tẩm gia vị; cụ thể: Tôm sú, tôm thẻ, tôm sắt: HOSO, HLSO, PTO, PTO Butterfly,Round Cut, PTO Cooked, PTO Cocktail Sauce, PD, PD Cooked,… Cá Rô phi, Cá ngừ đại dương, cá ngừ sọc dưa, cá thu, cá cờ kiếm, cá cờ gòn, cá sơn la, cá dấm trắng, cá gáy, cá hồng, cá mú, cá mó và các loại cá khác với dạng sản phẩm: Nguyên con, Fillet,Loin, Portion, Steak, Cube, xông CO,… Ghẹ : Nguyên con, Mảnh, Thịt sống, Thịt chín, Thịt nhồi mai, thịt bọc càng ghẹ, Thịt chín thanh trùng,… Mực : Mực nang nguyên con làm sạch, mực nang Sashimi, mực nang Sushi, mực ống cắt khoanh trụng, mực ống cắt khoanh tươi, mực ống tube,… Bạch tuộc : Nguyên con làm sạch, Cắt khúc sống và chín. Hải sản khô, tẩm gia vị : Ruốc khô, mực khô còn da và lột da, mực tẩm; cá các loại khô và tẩm gia vị (cá mai, bò da, liệt chỉ, sơn thóc,..) CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Chức năng: Đánh bắt, nuôi trồng, chế biến thủy sản; Chế biến thực phẩm. Kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng. Xây dựng và kinh doanh địa ốc. Vận tải hàng hóa, hành khách. Sản xuất, gia công, lắp đặt máy, thiết bị công nghiệp và thiết bị lạnh. Mua bán máy móc thiết bị và vật tư. Khai thác nước khoáng nóng. Mua bán rượu, thuốc lá điếu sản xuất trong nước. Nhiệm vụ: Tổ chức thu mua nguyên liệu, tiếp nhận và chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng quy định chế biến hàng xuất khẩu, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian giao hàng. Thực hiện nghiêm túc các hợp đồng kinh tế theo đúng quy định hiện hành, đảm bảo giữ chữ tín với khách hàng. Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng quy định quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu của nhà nước. Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước, và sản xuất hiệu quả để tái đầu tư và tạo ra lợi tức cho các cổ đông. Nâng cao chất lượng sản xuất, chuyên môn hóa và ứng dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất để đạt hiệu quả tốt nhất. Chăm lo đời sống cho công nhân viên toàn công ty, từng bước ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Nguyên tắc hoạt động: Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh độc lập. Bảo tồn và phát triển vốn được giao, giải quyết các vấn đề trong công ty, các mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và tập thể trong khuôn khổ pháp luật. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ,điều hành và sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng kinh doanh, trên cơ sở quyền làm chủ của cán bộ công nhân viên trong công ty, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh theo đúng định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ KINH DOANH: Với tình hình xã hội ngày một phát triển như ngày nay thì công tác quản lý càng quan trọng hơn. Việc tổ chức bộ máy quản lý là một điều cấp thiết đối với doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng là vấn đề không thể thiếu, nhất là trong môi trường đầy biến động như thế này. Chính vì lẽ đó mà công ty cổ phần Nha Trang Seafoods-F17 đã có được một máy quản lý và sản xuất tương đối tốt với sự phối hợp chặc chẽ giữa các phòng ban. Sơ đồ quản lý của công ty:  Sơ đồ 1: sơ đồ quản lý công ty Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông, là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Vì vậy nó có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các chiến lược, phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận và bổ sung, sữa đổi Điều lệ của công ty, bầu và nãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty giữa hai kỳ đại hội cổ đông,có toàn quyền nhân danh công ty để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát hoạt động của Tổng giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong công ty. Ban giám đốc: Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của công ty,điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thi hành các nghị quyết và quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị theo nhiệm vụ và quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động của công ty về: Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Quản lý nguồn đầu vào và đầu ra của công ty trong thị trường nội địa cũng như là xuất khẩu. Quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, kí kết những hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm khi hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Trình báo quyết toán hằng năm lên hội đồng quản trị. Phó giám đốc: Là cánh tay đắt lực của giám đốc, do giám đốc đề nghị hội đồng quản trị thông qua, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ mà giám đốc phân công. Được quyền quyết định các công việc mà giám đốc đã ủy quyền và trực tiếp giải quyết công việc mà giám đốc quy định. Thay mặt giám đốc giải quyết các công việc theo giấy ủy nhiệm của giám đốc khi giám đốc đi vắng. Các phòng ban chức năng gồm phòng Tổ chức lao động tiền lương, phòng Tài vụ kế toán, phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu, và Trung tâm KCS-Kỹ thuật điện lạnh. Phòng Tổ chức lao động tiền lương của công ty có nhiệm vụ xây dựng và thực hiện các chính sách liên quan đến việc quản lý nhân sự của công ty: công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, công tác quy hoạch và bổ nhiệm cán bộ, điều chuyển nhân viên, công tác giải quyết chính sách chế độ và các hoạt động phúc lợi khác phục vụ cho người lao động. Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu có nhiệm vụ tìm kiếm và phát triển thị trường, giao dịch với khách hàng, lập hợp đồng tham mưu cho giám đốc việc ký kết các hợp đồng mua bán, lập các chứng từ thủ tục hải quan để xuất hàng, quản lý và điều hành hiệu quả các phương tiện, đáp ứng nhu cầu bảo quản và vận chuyển hàng hóa như kho lạnh, xe tải lạnh. Phòng Tài vụ kế toán có nhiệm vụ quản lý và điều hành công tác thu chi, quyết toán tài chính toàn công ty theo đúng Luật kế toán Việt Nam, tập hợp chứng từ của các nhà máy và hạch toán lãi lỗ định kỳ hàng tháng, quý, năm theo quy định chung, thực hiện các công tác quản lý tài chính khác theo yêu cầu của Giám đốc công ty. Trung tâm KCS-Kỹ thuật điện lạnh gồm một phân xưởng cơ điện lạnh và ba phòng: phòng KCS, phòng thử nghiệm và phòng kỹ thuật điệt lạnh, có nhiệm vụ điều hành hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, xây dựng và kiểm tra việc thực hiện các quy trình sản xuất sản phẩm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất l ượng đề ra, quản lý công tác vận hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. Các đơn vị trực thuộc công ty: Nhà máy chế biến thủy sản 17: có hai phân xưởng là phân xưởng chế biến chuyên sản xuất thủy sản đông lạnh, phân xưởng Đặc sản chuyên sản xuất thủy sản khô và tẩm gia vị. Nhà máy chế biến thủy sản 90: chỉ có một phân xưởng chế biến đặt tại Bình Tân- Nha Trang, chuyên sản xuất cả thủy sản đông lạnh lẫn thủy sản khô và tẩm gia vị. Nhà hàng Nha Trang Seafoods-F17: là nơi kinh doanh ăn uống, và giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng trong nước và nước ngoài. Đó cũng là nơi thu thập những phản hồi từ phía khách hàng và quảng cáo thương hiệu rộng rãi hơn cho công ty. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI: Thuận lợi: Nằm trên khu vực có tiềm năng phát triển thủy sản cao và nguồn tài nguyên dồi dào, đa dạng. Nguồn lao động dồi dào, nhiệt tình và có ý thức cao trong công việc. Công ty đã tạo được uy tín cao không những đối với khách hàng, bạn hàng trong nước mà có cả khách hàng và bạn hàng quốc tế. Nhu cầu thủy sản ngày càng tăng và ngành thủy sản cũng là ngành kinh tế mũi nhọn đang được Nhà nước quan tâm và đầu tư. Sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Khó khăn: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm vừa qua đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế nói chung và xuất khẩu nói riêng. Mà công ty cổ phẩn Nha Trang Seafoods-F17 là một công ty xuất khẩu nên cũng không tránh khỏi ảnh hưởng này. Vì vậy mà trong giai đoạn này công ty cũng gặp không ít khó khăn liên quan đến xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU, Nhật(là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng). Về thị trường nguyên liệu: công tác thu mua nguyên vật liệu ngày càng gặp nhiều khó khăn do thị trường nguyên liệu bấp bênh, do môi trường suy thoái, thời tiết thất thường, môi trường ô nhiễm và dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều làm cho nguồn nguyên liệu không ổn định, chất lượng giảm sút. Về sự cạnh tranh: sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các công ty thủy sản ngày càng nhiều nhưng nguồn nguyên liệu ngày càng hạn hẹp. Thêm vào đó là sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, mẫu mã giữa các công ty trong ngành thủy sản. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách về marketing nên công tác nghiên cứu thị trường chưa hiệu quả, sản phẩm của công ty ở dạng sơ chế, ít có mặt hàng cao cấp. Thị trường thế giới có nhiều biến động, thời tiết diễn biến phức tạp làm cho thị trường tiêu thụ sản phẩm giảm đáng kể. Phương hướng phát triển trong thời gian tới: Phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau: Thực hiện kế hoạch: Phấn đấu lợi nhuận năm sau phải bằng hoặc vượt hơn so với năm nay Tập trung đẩy mạnh phát triển thị trường chủ lực và tiềm năng là Mỹ và EU. Đây là hai thị trường chủ lực của công ty.Vẫn duy trì và phát triển các sản lượng trên các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan(là hai thị trường tiềm năng mang lại lợi nhuận lớn cho công ty), và cũng phát triển thêm sang một số thị trường mới như Hàn Quốc, Canada, Hong Kong, Malaisia, Ai Cập, Úc. Tăng cường thiết lập mối quan hệ với nhà cung cấp nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho công ty, đặc biệt là trong lúc trái mùa. Nâng cao hoạt động marketing cho công ty và phấn đấu thành lập một bộ phận marketing trong công ty. Hoàn thiện hơn website của công ty, vì đó là công cụ thiết thực hỗ trợ việc quảng bá hình ảnh và sản phẩm của công ty tới khách hàng trong nước và quốc tế. Mở rộng và nâng cao điểm bán hàng nội địa để đưa sản phẩm của công ty đến tay khách hàng dễ dàng hơn. Nghiên cứu thêm nhiều chủng loại sản phẩm để đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường và xuất khẩu (như các sản phẩm tẩm gia vị, sản phẩm sấy khô..) Xây dựng và duy trì hệ thống, quy trình sản xuất theo các tiêuchuẩn HACCP, ISO, …để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đầu tư thêm nhiều máy móc thiết bị, xây dựng nhiều nhà máy, để chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất để xuất, đẩy mạnh tên tuổi thương hiệu đến các vùngmiền, (chẳng hạn như xây 2 nhà máy ở Kiên Giang và Cần Thơ để chế biến xuất khẩu sản phẩm cá tra, cá ba sa). Tạo môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động, đào tạo nguồn nhân lực tận tụy với nghề nghiệp, sẵn sàng chấp nhận thử thách mới trong công việc. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: Môi trường kinh tế: Sau nhiều năm gia nhập WTO thì nước ta đã giao lưu và buôn bán
Luận văn liên quan