Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2

Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội đồng thời mọi mục tiêu kinh tế xã hội hướng tới đều là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.Việc phát triển toàn diện con người là một trong những mục tiêu quan trọng để để phát triển kinh tế xã hội, đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc và rất nhiều yếu tố trong đó con người là một trong những nhân tố then chốt có ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy vấn đề làm thế nào để người lao động đạt hiểu quả cao nhất trong công việc, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp là đòi hỏi cấp thiết luôn đặt ra cho mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt là trong ngành xây dựng nói chung và trong Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2, một ngành mà sử dụng khá nhiều lao động phổ thông và lao động có tay nghề thấp do đó việc tạo động lực cho người lao động có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, giúp doanh nghiệp khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng nhân lực của mình. Xuất phát từ những lý do trên em xin chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2” Kết cấu của đề tài gồm có hai phần: Phần I: Những vấn đề chung. - Chương I: Giới thiệu chung về Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. - Chương II: Tổng quan về công tác quản trị nhân lực của Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. Phần II: Chuyên đề “ Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực trong lao động tại công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2’’. - Chương I: Lý luận chung về tạo động lực cho người lao động. - Chương II: Thực trạng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu công tác tạo động lực trong lao động trong Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. Trong quá trình nghiên cứu Tôi đã nhận được sự hướng dẫn của Thầy Thạc sỹ Nguyễn Duy Phúc và sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

doc72 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1895 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Nhường Lớp LCĐ1QL1 Trường ĐH Lao Động Xã Hội – Hà Nội GVHD: Th. S Nguyễn Duy Phúc LỜI NÓI ĐẦU Con người là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là động lực để phát triển kinh tế xã hội đồng thời mọi mục tiêu kinh tế xã hội hướng tới đều là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện.Việc phát triển toàn diện con người là một trong những mục tiêu quan trọng để để phát triển kinh tế xã hội, đó cũng là phương tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn trên toàn thế giới. Sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc và rất nhiều yếu tố trong đó con người là một trong những nhân tố then chốt có ảnh hưởng lớn nhất. Vì vậy vấn đề làm thế nào để người lao động đạt hiểu quả cao nhất trong công việc, đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp là đòi hỏi cấp thiết luôn đặt ra cho mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp. Đặc biệt là trong ngành xây dựng nói chung và trong Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2, một ngành mà sử dụng khá nhiều lao động phổ thông và lao động có tay nghề thấp do đó việc tạo động lực cho người lao động có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, giúp doanh nghiệp khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng nhân lực của mình. Xuất phát từ những lý do trên em xin chọn đề tài: “ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2” Kết cấu của đề tài gồm có hai phần: Phần I: Những vấn đề chung. - Chương I: Giới thiệu chung về Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. - Chương II: Tổng quan về công tác quản trị nhân lực của Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. Phần II: Chuyên đề “ Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác tạo động lực trong lao động tại công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2’’. - Chương I: Lý luận chung về tạo động lực cho người lao động. - Chương II: Thực trạng một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu công tác tạo động lực trong lao động trong Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực trong lao động tại Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. Trong quá trình nghiên cứu Tôi đã nhận được sự hướng dẫn của Thầy Thạc sỹ Nguyễn Duy Phúc và sự giúp đỡ nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội năm 2010 PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG 2. I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY. Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2, là Công ty con thuộc Công ty cổ phần Lắp Máy điện nước và Xây Dựng – Thuộc Tổng công ty Hà Nội, Công ty được thành lập dựa trên cơ sở chia tách một phần xí nghiệp xây lắp số 2 với Ban điều hành thi công các dự án cấp thoát nước thuộc Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng. Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây Dựng 2 thành lập dựa trên quyết định của Đại hội cổ đông số 10/CT- ĐHCĐ ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc tách Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng và thành lập Công ty cổ phần Lắp máy điện nước và Xây dựng 2. Là Công ty thuộc đơn vị có truyền thống hơn 30 năm kinh nghiệm xây lắp và được Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Công ty đã kế thừa được truyền thống quý báu này với lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân lành nghề nhiều năm kinh nghiệm thi công và quản lý được điều chuyển sang làm việc tại công ty, đó là tài sản vô cùng quý giá cho sự phát triểu của công ty trong những năm tới. Phát huy những thế mạnh từ Công ty cổ phần Lắp Máy điện nước và Xây Dựng. Công ty đa dạng hóa các ngành nghề sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tiếp cận Khoa học kỹ thuật, phương pháp quản lý. Liên danh liên kết với các đơn vị cùng ngành. Từ đó tạo sức mạnh cho sự phát bền vững của doanh nghiệp. Tuy mới được thành lập nhưng Công ty đã có tổng số vốn đầu tư 125tỷ, với nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh. Sau một thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty luôn có bước tăng trưởng cao, bảo toàn và phát triển được vốn, sản xuất kinh doanh có lãi, luôn luôn đảm bảo việc làm cho các cán bộ công nhân viên, thường xuyên cử các cán bộ công nhân viên cho đi bồi dưỡng nắm bắt nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị. II. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN. 1. Chức năng – nhiệm vụ của phòng Tổ chức hành chính. 1.1. Chức năng: - Tham mưu cho Ban giám đốc về công tác tổ chức: thành lập,giải thể, chức năng nhiệm vụ, bố trí sắp xếp bộ máy nhân sự của các bộ phận, công trình đáp ứng kịp thời và hiệu quả phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. - Liên hệ với các cơ quan chức năng để hoàn thành các hồ sơ pháp lý liên quan đến hoạt động của công ty: thành lập, đăng ký kinh doanh , đăng ký sử dụng con dấu, làm hộ chiếu. - Tổ chức thực hiện công tác quản trị nhân sự: tuyển dụng, bố trí sắp xếp, đào tạo, nâng bậc, đánh giá nhân sự, đề xuất khen thưởng, kỷ luật và phát triển nhân sự phù hợp với mô hình, tính chất hoạt động kinh doanh của công ty. - Quản lý, lưu trữ hồ sơ nhân sự và các hồ sơ pháp lý khác của Công ty. Theo dõi đánh giá và xác nhận quá trình công tác của cán bộ- nhân viên. Xây dựng định biên lao động, đơn giá tiền lương theo quy định phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn. Thực hiện công tác thống kê, báo cáo, quản lý sử dụng lao động theo đúng quy định của Nhà nước. - Xây dựng và triển khai các chế độ chín sách đối với người lao dộng: các chính sách tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội, chăm sóc sức khoẻ. - Xây dựng và tổ chức và kiểm soát việc thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, quy chế dân chủ và các quy định khác của Công ty. - Xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá doanh nghiệp: môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, văn hoá ứng xử giao tiếp, quan hệ đoàn kết, hợp tác, cởi mở, tin tưởng giữa các bộ phận và thành viên trong Công ty. Là bộ phận kiểm soát và liên kết thống nhất hoạt động giữa các phòng ban theo chủ trương, định hướng, quy định và quy chế chung của Công ty. - Áp dụng linh hoạt và tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước trong công tác tổ chức, lao động, tiền lương. Bảo đảm thực hiện các quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng và người lao động theo quy định của Luật lao động và luật BHXH. - Kết hợp với địa phương và các cơ quan chức năng thực hiện luật nghĩa vụ quân sự và luật phòng cháy chữa cháy. 1.2. Nhiệm vụ: - Tổ chức thực hiện công tác văn thư lưu trữ, quản lý và sử dụng con dấu theo đúng quy định của Nhà nước và hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001- 2000. - Hướng dẫn và hỗ trợ các công trình thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của Công ty. - Xây dựng, kiểm soát và duy trì việc thực hiện nội quy lao động, quản lý thời giờ làm việc và các quy định liên quan đến công tác hành chính, quản trị văn phòng. - Thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ cho người lao động: Tổ chức khám sức khoẻ, đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp, an toàn lao động cho người lao động. - Chịu trách nhiệm công tác tuyên truyền, quảng bá, xây dựng thương hiệu Công ty. 1.3. Quyền hạn: - Kiến nghị và đề xuất với ban lãnh đạo Công ty trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ được phân công. - Từ chối thực hiện các nhiệm vụ trái với luật pháp và quy định của Công ty. 2. Chức năng – nhiệm vụ của phòng tài chính kế toán. 2.1. Chức năng: - Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hạch toán kinh tế đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế, tài chính của Công ty theo luật kế toán. 2.2. Nhiệm vụ: - Tham mưu cho Giám đốc Công ty các biện pháp quản lý, sử dụng các nguồn vốn và tài sản của Công ty. - Tham mưu và soạn thảo quy chế tài chính của Công ty. - Chủ động quan hệ với các tổ chức tài chính để tạo nguồn vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính, bảo lãnh, phân phối lợi nhuận, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp , cầm cố tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty. - Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán. - Quản lý, sử dụng , bảo quản và lưu trữ tài liệu kế toán theo đúng quy định của Luật pháp. - Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ. - Tính toán và trích nộp đầy đủ, kịp thời các khoản nộp ngân sách, trích lập các quỹ theo điều lệ hoạt động kinh doanh của Công ty. - Lập báo các tài chính- kế toán, báo cáo khác theo quy định của pháp luật và yêu cầu quản lý của Công ty. - Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán. 2.3. Quyền hạn: - Kiến nghị và cảnh báo cho Giám đốc về tình hình tài chính của Công ty. - Kiểm tra, giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty. - Có quyền chỉ đạo trực tiếp nhân viên thuộc lĩnh vực quản lý chuyên môn của phòng. - Từ chối việc thực hiện thanh quyết toán đối với các bộ phận khi tài liệu, chứng từ không phù hợp với quy định của Nhà nước. - Từ chối hoặc ngừng cấp vốn đối với các bộ phận không chấp hành đúng chế độ kế toán. 3. Chức năng- nhiệm vụ phòng kinh tế thị trường. 3.1. Chức năng: * Phòng kinh tế thị trường có chức năng tham mưu cho ban giám đốc về các lĩnh vực công việc: - Công tác tiếp thị, thị trường. - Công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. - Các chính sách đầu tư, chiến lược kinh doanh, phát triển thị trường theo quy định của Nhà nước và định hướng hoạt động của Công ty. 3.2. Nhiệm vụ: * Công tác kế hoạch, thống kê: - Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài hạn của Công ty. - Xây dựng định mức chi phí và giao chỉ tiêu kế hoạch cho các bộ phận của Công ty. - Xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, dự toán chi phí nhân công của các công trình trên cơ sở các số liệu thống kê. - Lập các báo cáo tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty định kỳ và đột xuất. - Phân tích hiệu quả kinh tế của các hoạt động kinh doanh của Công ty và công trình trên cơ sở các số liệu thống kê. * Đầu tư: - Chủ trì lập và thẩm định các quyết toán các dự án đầu tư theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. - Lập kế hoạch đầu tư công cụ dụng cụ, máy móc, thiết bị của Công ty phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực thi công. * Kinh tế thị trường: - Lập, đàm phán, thương thảo hợp đồng kinh tế, liên doanh, liên kết theo đúng quy định của pháp luật liên quan. Theo dõi tiến độ, chất lượng thực hiện hợp đồng và đánh giá năng lực các nhà cung cấp theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000. - Cập nhật kịp thời giá cả vật tư, trang thiết bị, theo dõi và dự báo tình hình biến đổi giá cả để tham mưu cho giám đốc về các chính sách kinh tế, vật tư. - Tổ chức thực hiện công tác đấu thầu, lập, lưu trữ hồ sơ dự thầu theo đúng quy định của Nhà nước. - Dịch văn bản tài liệu tiếng nước ngoài. - Tiếp cận, nắm bắt các thông tin để tìm kiếm việc làm. - Lập, quản lý và lưu trữ hồ sơ năng lực của công ty… 4. Chức năng – nhiệm vụ phòng kỹ thuật thi công. 4.1. Chức năng: - Phòng Kỹ thuật thi công các chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng công trình và hệ thống quản lý chất lượng. Trong các hoạt động của Công ty theo đúng quy định,chính sách của Nhà nước để đảm bảo cho các công trình được hoàn thành có chất lượng cao và đảm bảo an toàn- vệ sinh lao động. 4.2. Nhiệm vụ: * Quản lý kỹ thuật thi công: - Chủ trì xây dựng, tổ chức và kiểm soát việc triển khai công tác thi công tại các công trình theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật, chất lượng. - Tham gia giải quyết các vấn đề vướng mắc về kỹ thuật, chất lượng trong quá trình thi công các công trình. - Theo dõi, quản lý hoạt động xây lắp. - Tham gia hội đồng nghiệm thu kỹ thuật cấp công ty. * Công tác an toàn lao động- vệ sinh lao động. - Lập biện pháp an toàn lao động các công trinh. Kiểm tra và phê duyệt biện pháp an toàn, biện pháp thi công các thầu phụ. - Tổ chức thực hiện và kiểm soát công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy theo đúng quy định của pháp luật. * Công tác lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu: - Bóc tách, kiểm tra khối lượng vật tư trong hồ sơ dự thầu. - Lập tiến độ, biện pháp thi công. Kiểm tra ,đánh giá các nội dung về kỹ thuật của hồ sơ dự thầu… 5. Chức năng – nhiệm vụ của phòng Dự án. 5.1. Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quả trị và ban giám đóc công ty trong công tác đầu tư, quản lý và triển khai dự án đầu tư xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục Nhà nước quy định. 5.2. Nhiệm vụ: - Khai thác, phát triển các dự án đầu tư theo đúng định hướng kinh doanh của Công ty. - Tổ chức triển khai và quản lý các dự án đầu tư theo đúng trình tự, thủ tục Nhà nước quy định. - Thực hiện các thủ tục về giao nhận đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng, xin cấp phép xây dựng và các công việc khác phục vụ cho hoạt động của dự án. - Chủ trì thực hiện nghiệm thu, bàn giao thanh quyết toán dự án đầu tư xây dựng.lập các báo cáo theo yêu cầu. - Xây dựng phương án, tổ chức quản lý và khai thác các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng… III. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG 2. - Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng theo yêu cầu cụ thể của Công ty và phù hợp với cơ chế quản lý của Nhà nước. - Giám đốc giữ vai trò lãnh đạo cao nhất là người chịu trách nhiệm trước nhà nước trước Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ chức. - Trưởng phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý công tác nhân sự và các công việc liên quan đến công tác tổ chức hành chính toàn đơn vị. Tư vấn cho giám đốc trong công tác sử dụng nhân lực trong phạm vi nhiệm vụ được phân công và quản lý nhân viên trong phòng. - Trưởng phòng tài chính kế toán:có trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán và hoạch toán kinh tế đồng thời kiểm tra,kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của đơn vị theo quy định. - Trưởng phòng kinh tế thị trường: tham mưu cho hội đồng quản trị,ban giám đốc trong công tác kế hoạch sản xuất, tiếp thị mở rộng thị trường và các chính sách đầu tư cũng như chiến lược kinh doanh và phát triển của Công ty. - Trưởng phòng kỹ thuật thi công: có chức năng tham mưu cho hội đồng quản trị và ban giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật thi công, quản lý chất lượng công trình và hệ thống quản lý chất lượng trong các hoạt động của công ty. - Trưởng phòng dự án: tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị và ban giám đốc trong công tác đầu tư, quản lý và triển khai dự án đầu tư xây dựng theo đúng trình tự thủ tục Nhà nước quy định. - Ban chỉ huy công trình: trực tiếp chỉ đạo hoạt động thi công trên công trường về mặt kỹ thuật và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Biểu 1: Sơ đồ tổ chức Công ty cp Lắp Máy Điện Nước và Xây dựng 2 Giám đốc công ty Phòng Tổ chức hành chính Phòng tài chính kế toán Phòng kinh tế thị trường Phòng kỹ thuật thi công Phòng Dự án Ban chỉ huy công trình IV. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 1. Tăng giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận. - Cụ thể là giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận phải tăng bình quân từ 10% -15%/ năm. Hiện nay mỗi năm bình quân doanh thu của công ty năm 2007 là 170 tỷ đồng/năm. Năm 2008 là 320 tỷ/năm, nghĩa là trong thời gian 3-5 năm tới doanh thu của công ty bình quân vào khoảng 350tỷđồng/ năm. Lương bình quân của cán bộ công nhân viên bình quân 2 triệu đồng/ tháng.Tuỳ thuộc vào doanh thu hàng năm, ngoài ngân sách nộp quỹ Nhà Nước, công ty trích số doanh thu vào các quỹ: phát triển sản xuất, dự phòng mất việc, khen thưởng, phúc lợi… - Đối với công nhân thì trả lương theo thời gian và trả một lần vào ngày 25 hàng tháng khi người lao động làm việc bắt đầu từ tháng trước thì tháng sau người lao động được hưởng lương. Ngoài ra Công ty còn có chế độ tiền thưởng cho công nhân khi hoàn thành tốt công việc được giao và có sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong quá trình lao động. 2. Đào tạo nguồn nhân lực: - Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có đủ năng lực, trình độ đạo đức để phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. - Tiếp tục ứng dụng các phần mềm vào trong công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. 3. Đầu tư: - Đầu tư thêm máy móc, trang thiết bị hiện đại để đáp ứng kịp thời yêu cầu kỹ thuật công trình có chất lượng cao. - Tích cực công tác xúc tác tìm kiếm các công trình bằng cách tham gia đấu thầu để thắng thầu các công trình lớn của quốc gia. - Để đạt hiệu quả trong sản xuất kinh doanh, nhất là trong cơ chế thị trường khắc nghiệt hiện nay, công ty đã, đang và sẽ sử dụng linh hoạt sáng tạo một loạt các biện pháp đồng bộ như: Tích cực và mạnh dạn đầu tư chiều sâu, liên tục cải tạo đổi mới môi truờng làm việc một cách khoa học, chăm lo đời sống cho cán bộ công nhan viên, đội ngũ công nhân của công ty và tạo mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng… - Tăng doanh thu trong các năm tới lên khoảng 350 tỷ đồng/ năm, tiếp đó tăng tiền lương và thu nhập cho cán bộ công nhân viên và công nhân làm việc tại các công trường của công ty, bảo đảm có việc làm thường xuyên cho người lao động của công ty… - Ban giám đốc cần coi trọng hơn nữa công tác thị trường mối quan hệ trong và ngoài nước. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CP LẮP MÁY ĐIỆN NƯỚC VÀ XÂY DỰNG 2 I. QUAN ĐIỂM CỦA GIÁM ĐỐC TRONG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC. - Đóng vai trò là một lãnh đạo cao nhất trong đơn vị Giám đốc Công ty CP Lắp máy điện nước và Xây dựng 2 luôn tâm đắc triết lý: “ Lãnh đạo chính là sự động viên khích lệ”. Với tư cách là cán bộ quản lý doanh nghiệp, khi vận dụng nghệ thuật động viên khích lệ trong công tác lãnh đạo ông luôn tìm được chính xác cho mình những trọng điểm, bởi vì nếu không thì việc động viên khích lệ sẽ không có hiệu quả. Nhu cầu của cán bộ công nhân viên có rất nhiều, có nhu cầu hợp lý, cũng có nhu cầu không hợp lý. Trọng điểm của động viên khích lệ trong công tác lãnh đạo luôn được Giám đốc xây dựng trên cơ sở nhu cầu hợp lý và có ưu thế của cán bộ công nhân viên vì mỗi cán bộ công nhân viên mỗi một thời gian lại có những nhu cầu khác nhau nên Giám đốc luôn quan tâm đến từng sự thay đổi về nhu cầu này và sử dụng những phương thức và nội dung khác nhau để tạo ra và thoả mãn nhu cầu hợp lý của cán bộ công nhân viên. Ông luôn cố gắng kích thích động cơ tích cực của cán bộ công nhân viên từ đó khai thác triệt để lòng nhiệt tình, động cơ và tiềm năng của họ, giúp họ thăng hoa trong công việc và thoả mãn nhu cầu hợp lý của họ. - Việc coi trọng công tác nhân sự mà đặc biệt là công tác tạo động lực cho người lao động sẽ giúp cho họ yêu thích công việc của mình hơn, gắn bó với nó, tích cực và tăng cường công tác tạo động lực cho người lao động sẽ đem lại hiệu quả cao trong công việc, đem lại lợi ích to lớn cho tổ chức. * Nhà lãnh đạo luôn coi trọng công tác tạo động lực vì tạo động lực sẽ phát huy: - Đối với người lao động: giúp cho người lao động có được khả năng làm việc cao, phát huy tốt những lợi thế của mình, đem lại cuộc sống ngày càng cao hơn, ổn định hơn, bản thân người lao lao động ngày càng được hoàn thiện phát triển cao hơn. - Đối với doanh nghiệp: khi công tác tạo động lực phát huy hiệu quả sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp như sản xuất k