Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ ở công ty Thuận Phát

Khung cảnh thế giới ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ. Đứng trước những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, luôn luôn thay đổi, lòng trung thành của khách hàng ngày một giảm xút. Từ đó nhà sản xuất luôn luôn phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng, diễn biến phức tạp và có nhiều rủi ro, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và con đường đi lên phía trước của các doanh nghiệp có nhiều chướng ngại chỉ thiếu cẩn trọng và nhậy bén là xuống vực phá sản. Trong bối cảnh đó sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp trở nên mong manh, nếu chỉ nhờ sự trợ giúp bên ngoài, chỉ tính từng bước đi ngắn ngủi và hoạt động theo kiểu “chụp giật” thì sụp đổ là điều khó tránh khỏi. Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Thuận Phát - một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng Inox phục vụ cho các công trình xây dựng và nhu cầu tiêu dùng xã hội. Bước chân vào thị trường Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bằng những bước đi của mình sản phẩm của Công ty đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường, lòng tin của khách hàng. Nhưng đó không phải là mục tiêu của Công ty, mà vấn đề là làm sao khai thác được tối đa nhu cầu của thị trường, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mới là mối quan tâm lớn nhất của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1881 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ ở công ty Thuận Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Khung cảnh thế giới ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ. Đứng trước những đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, luôn luôn thay đổi, lòng trung thành của khách hàng ngày một giảm xút. Từ đó nhà sản xuất luôn luôn phải đối diện với môi trường kinh doanh biến động không ngừng, diễn biến phức tạp và có nhiều rủi ro, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và con đường đi lên phía trước của các doanh nghiệp có nhiều chướng ngại chỉ thiếu cẩn trọng và nhậy bén là xuống vực phá sản. Trong bối cảnh đó sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp trở nên mong manh, nếu chỉ nhờ sự trợ giúp bên ngoài, chỉ tính từng bước đi ngắn ngủi và hoạt động theo kiểu “chụp giật” thì sụp đổ là điều khó tránh khỏi. Công ty TNHH Thương Mại và Sản Xuất Thuận Phát - một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng Inox phục vụ cho các công trình xây dựng và nhu cầu tiêu dùng xã hội. Bước chân vào thị trường Công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Bằng những bước đi của mình sản phẩm của Công ty đã dần dần chiếm lĩnh được thị trường, lòng tin của khách hàng. Nhưng đó không phải là mục tiêu của Công ty, mà vấn đề là làm sao khai thác được tối đa nhu cầu của thị trường, không ngừng mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mới là mối quan tâm lớn nhất của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Xuất phát từ thực tế đó, cùng với sự tìm hiểu qua thời gian thực tập tại Công ty Thuận Phát, cùng với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, sự ủng hộ của Ban giám đốc và các phòng ban trong Công ty, tôi xin chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Thuận Phát ”. Đây là một đề tài không mới, có thể nói là có tính chất truyền thống, nhưng nó thật sự cần thiết đối với Công ty Thuận Phát trong giai đoạn hiện nay. PHẦN THỨ I PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THUẬN PHÁT I - Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty có ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường kinh doanh. 1.Quá trình hình thành, phát triển và tổ chức quản lý của Công ty: 1.1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty: Công ty TNHH Thuận Phát là một doanh nghiệp tư nhân có tư cách pháp nhân đầy đủ được thành lập ngày 25/07/2002, Quyết định số0102005980 do sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp, Công ty có con dấu riêng, hoạt động sản xuất kinh doanh theo luật doanh nghiệp. Trước khi chính thức trở thành một doanh nghiệp tư nhân Thuận Phát đã được hình thành dưới dạng phân xưởng. Qua thời gian đầu hoạt động, Công ty đã bước đầu khẳng định vị trí của mình tại thị trường Việt Nam qua việc bán được sản phẩm và thực hiện được các mục tiêu đề ra của Ban giám đốc. Bằng việc khẳng định chất lượng sản phẩm của mình với khách hàng, các dịch vụ, các phương pháp đẩy mạnh công tác bán hàng; Công ty đã từng bước được khách hàng tín nhiệm. Trên cơ sở đánh giá nhu cầu tiêu dùng khách hàng, thị trường, khả năng phát triển thị trường trong tương lai cũng như về mặt địa lý đặc thù của Việt Nam, Công ty đã mở rộng sản phẩm của mình tại thị trường phía Nam, mở rộng xây dựng một nhà máy tại tỉnh Hưng Yên và đầu năm 2005 bắt đầu đi vào hoạt động. Qúa trình hình thành và phát triển của Công ty có thể khái quát thành giai đoạn phát triển chính như sau: * Từ năm 1999 đến 2002: Trong giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là sản xuất và lắp đặt các công trình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. - Mục đích hoạt động lắp đặt của Công ty là: + Mở rộng địa bàn hoạt động của Công ty ra các tỉnh thành nhằm tạo ra sự tăng trưởng mới cả về quy mô và doanh tthu hoạt động SXKD. * Từ năm 2002 đến 2005: Lúc này hình thức hoạt động của Công ty đã được mở rộng thêm một bước mới cụ thể: là mở thêm nhà máy sản xuất tại Hưng Yên. Và đặt thêm chi nhánh tại TPHCM. 1.2. Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty: Hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty Thuận Phát đã tiến hành sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tinh giảm đến tối đa nhằm nâng cao năng lực tổ chức và điều hành chỉ đạo SXKD gắn với thị trường. Bộ máy quản lý của Công ty hiện nay là phù hợp với quy mô và nhiệm vụ SXKD, các phòng chức năng đều gọn nhẹ, đa số nhân viên có trình độ đại học, có tinh thần làm việc cao và hăng say tham gia các hoạt động của Công ty. Mặt khác mỗi nhân viên thuộc bộ máy quản lý hầu như đều được giao những công việc cụ thể, trên cơ sở công việc để định biên và chọn người, do đó hiệu suất công việc cao đáp ứng được yêu cầu SXKD đặt ra. Bảng 1: Sơ đồ tổ chức Công ty TNHH Thuận Phát. Đứng đầu là Ban Giám Đốc Công ty lãnh đạo chung toàn Công ty. Trong đó có một Giám Đốc và một Phó Giám Đốc trợ lý chính cho Giám Đốc và có trách nhiệm quản lý trực tiếp đến từng bộ phận của doanh nghiệp. Hiện nay tổng cộng nhân sự của Công ty là: 74 người trong đó: - Ban Giám Đốc Công ty: 02 người. - Phòng Hành Chính - Tài Vụ, XNK: 09 người. - Phòng Kinh Doanh: 06 người. - 02 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm: 02 người. - Chi nhánh TPHCM: 19 người. - Quản lý Nhà Máy Hưng Yên: 02 người. - Hành Chính - Kinh Doanh - Bảo Vệ Nhà Máy: 12 người. - Công nhân sản xuất: 22 người. *Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: - Ban Giám Đốc: Là người trực tiếp điều hành toàn bộ mọi công việc của Công ty. - Ban Giám Đốc nhà máy: Là những người trực tiếp điều hành việc sản xuất của nhà máy và chịu mọi trách nhiệm trước ban Giám Đốc Công ty. - Ban Giám Đốc chi nhánh TPHCM: Là những người trực tiếp điều hành việc kinh doanh và chịu trách nhiệm trước ban Giám Đốc Công ty. - Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm kinh doanh các sản phẩm của Công ty sản xuất. - Phòng kế toán - tài vụ: Chịu trách nhiệm về sổ sách tài chính của Công ty; thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính, tính toán chi phí, thu hồi công nợ, hạch toán lỗ lãi, thanh toán lương cho cán bộ, công nhân; thanh toán tiền hàng cho khách đảm bảo cho hoạt động tài chính của Công ty được hoạt động thông suốt. - Phòng xuất nhập khẩu (XNK): Chịu trách nhiệm xuất hàng và nhập hàng theo đúng tiến độ để phù hợp cho việc SXKD. - Phòng hành chính: Chức năng chính là thực hiện quản lý nhân sự, đảm bảo nguồn lao động của Công ty hợp lý; tuyển dụng lao động mới; lập kế hoạch tiền lương công nhân; thực hiện quản lý hành chính; quản lý hồ sơ công văn. - Phân phối sản xuất: Chịu trách nhiệm phân phối và sản xuất sản phẩm. - Bộ phận kho: Chịu trách nhiệm xuất và nhập hàng hóa và bảo quản. - Nhà máy Hưng Yên: Sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng tốt. - Chi nhánh TPHCM: Kinh doanh hàng hóa. - Cửa hàng: Là nơi trực tiếp diễn ra việc kinh doanh sản phẩm. 2.Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật có ảnh hưởng tới việc duy trì và mở rộng thị trường của Công ty: Bao gồm chủ yếu tập trung vào một số khía cạnh: Tính chất và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Máy móc thiết bị - Lực lượng lao động - Khả năng tài chính II- Phân tích thực trạng thị trường kinh doanh của Công ty Thuận Phát đối với việc duy trì và mở rộng thị trường. 1. Tính chất nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty: 1.1. Tính chất: Tham gia hoạt động trên thị trường, Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, trực tiếp cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành về năng lực sản xuất kinh doanh để có những hợp đồng kinh tế với mục đích mang lại lợi nhuận cho Công ty và mở rộng hơn nữa là có được thị trường kinh doanh bằng chính năng lực của mình. Sự phát triển của Công ty chủ yếu dựa vào hoạt động này góp phần làm cho Công ty ngày càng lớn mạnh và hoạt động có hiệu quả . Do đó Công ty hiện nay hoạt động trong một cơ chế là: Trực tiếp tham gia cạnh tranh trên thị trường để tự duy trì và mở rộng thị trường kinh doanh của mình và chấp nhận sự rủi ro trong kinh doanh . Trong tình hình hiện nay, mức độ cạnh tranh ngày càng cao, ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất Inox được phép thành lập. Đặc điểm của loại hình sản xuất kinh doanh này là sản lượng sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào số lượng khách hàng. Do đó Công ty luôn chủ động trong việc nghiên cứu thị trường, tìm khách, với phương châm đề ra là luôn luôn cố gắng sản xuất gia công ra sản phẩm theo chiều sâu, đảm bảo ba mặt: Chất lượng - Giá cả - Thời gian. Đặc biệt là trực tiếp tham gia vào đấu thầu cạnh tranh sản phẩm để khẳng định vị trí tồn tại của mình, tạo lập và phát triển hơn nữa thị trường kinh doanh. Đây là hướng cơ bản trong hoạt động của Công ty hiện nay và trong tương lai.Vì vậy tính chất hoạt động của Công ty đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc duy trì và mở rộng thị trường kinh doanh. 1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh : - Sản xuất gia công các sản phẩm từ Inox và Tôn Sơn Tĩnh Điện. - Kinh doanh các sản phẩm tấm bóng, sản phẩm cửa cuốn và các sản phẩm phụ cho các công trình dân dụng và công nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ. - Lắp đặt, sửa chữa và bảo hành các sản phẩm của Công ty. Bên cạnh đó: - Nhiệm vụ cơ bản của Công ty là SXKD đúng ngành nghề theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo theo đúng sự quản lý của cơ quan chuyên nghành . - Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo và phát triển nguồn vốn vay, nguồn vốn tự bổ sung. - Tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký với khách hàng. - Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động. - Đổi mới công nghệ, trang thiết bị phù hợp với yêu cầu phát triển và hiệu quả kinh doanh của Công ty. - Tìm kiếm công việc phù hợp với năng lực của Công ty: Đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty ở nội và ngoại thành. 2.Phân tích năng lực sản xuất ảnh hưởng tới chiến lược thị trường của Công ty Năng lực sản xuất thể hiện khả năng sản xuất hoặc là khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, năng lực sản xuất là yếu tố tổng hợp được tạo nên từ những nhân tố bên trong doanh nghiệp . Do đó, việc xem xét về năng lực sản xuất trước hết là gắn với những nhân tố bên trong doanh nghiệp, sau đó đưa ra bức tranh tổng hợp. Việc phân tích năng lực sản xuất là yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp. Trong cơ chề thị trường hiện nay, các doanh nghiệp phải hoàn toàn tự chủ sản xuất. Việc lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch đều do doanh nghiệp thực hiện. Những thông tin về tình hình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp, các nhà quản trị lập kế hoạch chính xác, tổ chức thực hiện tốt các kế hoạch đề ra. *Năng lực của những nhân tố bên trong nhà máy: a.Tài chính: Nhân tố này được xem xét ở hai khía cạnh là tình hình tổng quan về tài chính qua các năm và khả năng đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh .Trong các năm qua, ngoài vốn tự có. Công ty huy động vốn bằng nhiều hình thức như vay ngân hàng và bạn hàng. Duy trì được khả năng sinh lợi từ vốn, đảm bảo trả vay lãi xuất đúng kỳ hạn và chi khấu hao máy móc thiết bị. .Bảng 2: Các hình thức tạo vốn: ĐVT: triệu đồng Năm  2003  2004  2005   Vay ngắn hạn  554,801,144  3,966,497,403  4,967,543,403   Vốn chủ sở hữu  501,551,013  1,648,640,644  3,798,521,213   b.Máy móc thiết bị: Trên thực tế máy móc thiết bị có ảnh hưởng rất lớn tới việc duy trì và mở rộng thị trường của Công ty. Máy móc thiết bị gắn chặt quan hệ giữa Công ty với khách hàng theo ba tiêu thức: chất lượng - thời gian - chi phí. Để nâng cao chất lượng sản phẩm giảm thời gian gia công cần phải áp dụng những công nghệ tiên tiến phù hợp, để đáp ứng yêu cầu mà khách hàng đòi hỏi. Muốn vậy phải bắt đầu từ việc mua sắm máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng nhất tạo nên khả năng sản xuất cho Công ty. Hiện nay dây truyền sản xuất của Công ty có đầy đủ máy móc thiết bị để sản xuất sản phẩm, hoàn thiện từ khâu đầu tới khâu cuối. Quan trọng là máy móc thiết bị đã tạo nên sự thu hút, hấp dẫn, tin tuởng đối với khách hàng đặt hàng gia công. Bên cạnh đó yếu tố này cũng ảnh hưởng đến việc duy trì và mở rộng thị trường ở khía cạnh khác. Đó là chi phí cho việc mua sắm, việc đầu tư máy móc thiết bị đòi hỏi chi phí lớn. Công ty có trị gía của máy móc thiết bị là gần 4 tỷ đồng. Do đó việc khấu hao cho máy móc rất lớn ảnh hưởng tới giá thành sản xuất. Vì vậy, Công ty phải thực hiện các giải pháp về thị trường nhằm khai thác hết năng lực của các yếu tố trên . Bảng 3:Năng lực máy móc thiết bị của Công ty: STT  Danh mục thiết bị  ĐVT  Số lượng  Thành tiền   1  Máy cắt thép Inox (l = 2.0m; D = 60mm)  cái  01  85.000.000   2  Máy cắt thép Inox  cái  01  35.000.000   3  Dây chuyền đánh bề mặt Inox HL - PVC  bộ  01  270.000.000   4  Dây chuyền cán định hình V, U, I xẻ băng Inox  bộ  01  200.000.000   5  Các loại máy làm cửa cuốn Inox (gồm 6 máy)  cái  06  320.000.000   6  Các loại thiết bị khác    185.000.000   7  Ôtô vận tải 2,5 - 5,0 tấn  chiếc  02  500.000.000   8  Ôtô con  chiếc  01  400.000.000   9  Máy hàn lăn  cái  02  360.000.000   10  Xe nâng hàng 5 tấn  chiếc  01  200.000.000   11  Cần trục 5 tấn  cái  01  180.000.000   12  Máy hàn các loại    80.000.000   13  Máy khoan cần  cái  01  60.000.000   14  Máy phay vạn năng  cái  01  200.000.000   15  Máy sấn thuỷ lực  cái  01  350.000.000   16  Máy tiện cỡ trung  cái  01  150.000.000   17  Máy tiện cỡ nhỏ  cái  01  55.000.000    Tổng    3.630.000.000   Bảng 4:Bảng giá trị đầu tư máy móc thiết bị. Đơn vị: triệu đồng Năm  Nguyên giá  Giá trị hao mòn lũy kế   03  290,637,031  11,264,465   04  1,177,698,629  91,376,182   05  1,687,758,255  91,424,398   Bảng 5:Bảng sản lượng số sản phẩm qua các năm: STT  Sốlượng SP  2003  2004  2005  So sánh 04/03  So sánh 05/04        CL  %  CL  %   1  SP tấm bóng (tấn)  13.639  15.344  17.049  1.705  12,50  1.705  11,11   2  SPcửa cuốn m2   415  467  519  52  12,53  52  11,13   3  SP phụ( chiếc)  3.808  4.280  4.760  476  12,5  476  11,11   Xét về sự gia tăng giá trị sản lượng có thể thấy số lượng sản phẩm tăng đều theo các năm. Nếu gắn những biến động trên với nhau theo lôgic phân tích về đặc điểm trên có thể kết luận rằng sự gia tăng về giá trị sản lượng trong năm là do sự gia tăng về vốn kinh doanh và năng lực máy móc thiết bị. Do đó có thể khẳng định rằng yếu tố then chốt trong việc duy trì và mở rộng thị trường (ngoài vấn đề điều hành như là yếu tố tất yếu) là khả năng đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực máy móc thiết bị phục vụ sản xuất. Tổng giá trị máy móc thiết bị của Công ty hiện nay đã lên tới gần 4 tỷ đồng. Công ty đã đầu tư các loại máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng phục vụ cho sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao và các sản phẩm mà thị trường có nhu cầu. c. Lao động : Lực lượng lao động của Công ty được bố trí bao gồm Ban giám đốc là những người có năng lực, có phẩm chất tốt, đã được đào tạo nghiệp vụ, qua các lớp quản lý kinh tế, chính trị, đồng thời đã qua chỉ đạo thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật có các phòng ban nghiệp vụ hiện nay đã trưởng thành, dày dạn kinh nghiệm với 34 người có trình độ đại học và số công nhân kỹ thuật là 40 công nhân, thợ kỹ thuật tay nghề cao trải qua thử thách đã thực hiện những sản phẩm cao cấp có giá trị kinh tế lớn . Bảng 6:Năng lực về lao động của Công ty: TT  Danh mục  ĐVT  Năm 2003  Năm 2004  Năm 2005  So sánh(%)         04/03  05/04   A  Tổng số cán bộ công nhân viên  Người  58  65  74  12,07  13,85    Trong đó         I  Lãnh đạo quản lý  Người  8  11  15  37,5  36,36   1  Trên đại học  Người  1  1  1     2  Đại học  Người  7  10  14  42,86  40   II  Cán bộ văn phòng  Người  15  15  19  0  26,67   1  Trên đại học         2  Đại học  Người  15  15  19   26,67   III  Công nhân kỹ thuật  Người  35  39  40  11,42  2,56   d. Quản lý sản xuất kinh doanh . Mô hình quản lý Công ty theo kiểu trực tuyến chức năng giám đốc là người chịu trách nhiệm chung về toàn bộ hoạt động củaCông ty, gồm có phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ hỗ trợ, do đó mô hình quản lý đã phát huy tính tập trung trong quản lý. Tuy nhiên bên cạnh đó, trong quá trình điều hành sản xuất hàng ngày của Công ty, các qui trình sản xuất vẫn còn nảy sinh tình trạng chồng chéo, đảo lộn, chưa có sự thống nhất như kế hoạch đã đề ra. Hiện nay Công ty đang từng bước thực hiện nhiều biện pháp tổ chức quản lý sản xuất lại một cách khoa học và hiệu quả : Tăng cường khả năng sử dụng máy móc thiết bị để nâng cao khả năng khai thác, tăng cường khả năng giảm khấu hao. Quản lý sử dụng nguyên vật liệu triệt để về mặt số lượng, chất lượng và chi phí nguyên vật liệu. Đối với mỗi hợp đồng kinh tế được ký kết - Công ty bố trí hệ thống kế hoạch theo dõi quản lý chặt về giá trị kinh tế, hiệu quả kỹ thuật để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng với khách hàng và hiệu quả sản xuất cho nhà máy. Phân tích rõ từng trách nhiệm của cán bộ, nhân viên và công nhân sản xuất. *Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới chiến lược thị trường của Công ty: a.Thị trường kinh doanh của Công ty: Công ty hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn mà xung quanh có rất nhiều đơn vị cùng gia công sản xuất mặt hàng cùng loại. Do vậy sản phẩm định kỳ chiếm 55% tổng sản lượng Nhà máy, chủ yếu là các đại lý ở các tỉnh thành. Còn lại những sản phẩm không thường kỳ chiếm đến 45% - 50%. Do vậy khai thác nguồn khách hàng, việc làm đầy đủ cho tập thể công nhân viên nhà máy là cả một sự cố gắng của Ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ kinh doanh . Tuy là một doanh nghiệp nhỏ nhưng tập thể công nhân viên trong Công ty luôn hết sức cố gắng, tập trung nỗ lực vào phấn đấu vươn lên về mọi mặt , lấy khẩu hiệu :”Chất lượng hàng đầu” nhằm thu hút lượng khách hàng ngày càng đông, tạo uy tín trên thị trường, khẳng định vị trí, năng lực, công nghệ, thái độ phục vụ của mình để đứng vững trên thị trường, bằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản xuất đều đặn. Khi đã khẳng định được vị trí của mình cần có thái độ phục vụ khách hàng tốt để giữ được khách hàng. Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty là duy trì và mở rộng những khách hàng truyền thống như một số Công ty lớn, các cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng làm ra các sản phẩm như trạn, bình nước…,để nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Công ty, xây dựng và phát triển Công ty thành một đơn vị kinh doanh mạnh, đời sống thu nhập của công nhân nhà máy cao. Bảng 7: Danh mục các sản phẩm sản xuất thường kỳ của nhà máy trong năm 2005: Tên sản phẩm  ĐV tính  Số lượng   Sản phẩm tấm bóng  Tấn  415   Sản phẩm cửa cuốn  m2   9.416   Sản phẩm phụ  chiếc  3.808   Tổng   13.639   Lãnh thổ : Do đặc điểm chủ yếu của Công ty là gia công .Do đó địa bàn hoạt độngcủa Công ty ít thay đổi chủ yếu nằm ở các tỉnh khu vực phía Bắc, Nam. Công ty đã tổ chức mở các đại lý bán lẻ sản phẩm tại 1 số Quận thuộc khu vực Hà Nội - khách hàng đến ký hợp đồng gia công sản phẩm có một số ở các tỉnh như Lào cai - Phú Thọ - Hà Tây- Bắc Giang-Bắc Ninh là do hiệu quả của công tác quảng cáo và chất lượng sản phẩm làm ra được khách hàng tin cậy. Bảng 8:Thị trường kinh doanh của Công ty năm 2005: Tỉnh  Sản phẩm  Số lượng   Hà Nội  Sản phẩm tấm bóng(tấn)  200    Sản phẩm cửa cuốn m2   4.210    Sản phẩm phụ (chiếc)  1.680   TPHCM  Sản phẩm tấm bóng(tấn)  115    Sản phẩm cửa cuốn m2   3.420    Sản phẩm phụ (chiếc)  1.170   Hải Phòng  Sản phẩm tấm bóng(tấn)  95    Sản phẩm cửa cuốn m2   850    Sản phẩm phụ (chiếc)  516   Các tỉnh lân cận  Sản phẩm tấm bóng(tấn)  5.00    Sản phẩm cửa cuốn m2   936    Sản phẩm phụ (chiếc)  442   Theo như bảng trên thì tình hình kinh doanh của Công ty tiến
Luận văn liên quan