Đề tài Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam

Trong tình hình nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vượt qua khủng hoảng, các dấu hiệu phục hồi vẫn hết sức mong manh. Việt Nam đang hội nhập mạng mẽ nên chịu ảnh hưởng khách quan đối với từng biến động của kinh tế thế giới. Theo đánh gía nhận định của các chuyên gia, chiến lược gia kinh tế, thì Mỹ được cho là đầu tầu phát triển, tuy nhiên Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lại là biểu tượng của sự phục hồi kinh tế với đặc điểm là các chỉ số tăng trưởng hết sức ngoạn mục và ấn tượng. Việt Nam chúng ta với sự điều hành nhạy bén của chính phủ, đã vượt qua đáy của cuộc khủng hoảng vào thời điểm quí IV năm 2009 và sang năm 2010 bắt đầu từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Với tình hình kinh tế chung như vậy nên đối với từng thành phần kinh tế trong xã hội, các tế bào kinh tế phải có bước đi đúng đắn, hoạch định lại chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp với hoàn cảnh mới, với tình hình mới. Công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam - Gọi tắt là Công ty YAMAHA - với đặc thù là mô hình kinh tế liên doanh, sản phẩm hàng hóa của Công ty tại thị trường Việt Nam là các dòng xe máy mang thương hiệu YAMAHA, với hệ thống quản lý chất lượng được quy chuẩn theo đề án toàn cầu hóa về chất lượng của hãng YAMAHA. Các dòng xe máy YAMAHA sản xuất tiêu thụ tại thị trường Việt Nam được sản xuất bởi một dây chuyền công nghệ tiên tiến, là kết tinh của một nền công nghiệp hiện đại và phát triển, chất lượng sản phẩm xe máy mang thương hiệu YAMAHA đã được khẳng định trên trường thế giới, luôn luôn được cải tiến về mẫu mã hình dáng cũng như luôn được nâng cao về chất lượng. Quy trình sản xuất luôn được áp dụng công nghệ mới với những kỹ thuật tiên tiến nhất. Sản phẩm được sản xuất với quy mô hàng loạt lớn, phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại, nhắm tới khách hàng là đại bộ phận toàn bộ các tầng lớp của xã hội, sản phẩm được phân phối ra thị trường một cách nhanh chóng thuận tiện bởi một mạng lưới các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm . phủ kín toàn quốc. Sản phẩm được bảo hành, bảo trì trong một môi trường kỹ thuật công nghệ tiên tiến, được thực hiện giám sát bởi một đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Đối với khách hàng luôn được quan tâm chăm sóc và được tư vấn bởi nhóm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, đến với Công ty YAMAHA khách hàng cảm thấy rất hài lòng và rất yên tâm đối với sản phẩm của mình. Hơn nữa khách hàng luôn cảm thấy được tôn trọng vì ý kiến đóng góp của khách hàng bao giờ cũng được trân trọng và được công ty quan tâm hết sức đúng mức. Ngay từ khi bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam, Công ty YAMAHA đã xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, mang đậm bản sắc văn hóa kinh doanh Nhật Bản lại hòa quyện với phong cách làm việc trẻ trung, gần gũi là đặc trưng của đất nước con người lao động Việt Nam, nên đã tạo được một ấn tượng riêng và chiếm được cảm tình của đại đa số khách hàng Việt Nam. Sản phẩm xe máy YAMAHA ngay từ khi được tiêu thụ trên thị trường, lập tức nó trở thành cầu nối giữa Công ty YAMAHA và khách hàng. Việc tổ chức phỏng vấn trực tiếp khách hàng trong các chiến dịch bảo hành hay bảo dưỡng miến phí sản phẩm, hoặc các chương trình biểu diễn ca nhạc thời trang với mục đích giới thiệu và chạy thử Model YAMAHA mới, hoặc đơn giản là gửi thư lấy ý kiến đóng góp về một vấn đề nào đó, hoặc tổ chức gặp gỡ khách hàng tham gia ngày hội YAMAHA vào dịp nghỉ lễ tết. . đã tạo được một sợi dây gắn kết giữa Công ty YAMAHA với khách hàng, qua đó Công ty luôn nhận được thông tin phản hồi từ thị trường về sản phẩm của mình một cách trung thực, chính xác và vô cùng nhanh chóng. Tập đoàn YAMAHA là một tập đoàn sản xuất xe máy lớn trên thế giới, Công ty mẹ là YAMAHA Nhật Bản và có nhiều Công ty con đặt tại nhiều nước trên thế giới. YAMAHA Việt Nam là một Liên doạnh của YAMAHA Nhật Bản với đối tác Việt Nam, vậy nên trong tình hình thế giới có những biến động, thì Công ty YAMAHA Việt Nam ngoài những chính sách bước đi phù hợp với đặc thù là một tế bào kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam non trẻ, đang hội nhập sâu rộng còn có những động thái phù hợp với chiến lược toàn cầu của Tập đoàn YAMAHA. Trong chiến lược kinh doanh thì đầu ra của doanh nghiệp là yếu tố sống còn, quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp lắp ráp sản xuất xe máy nói chung là đại bộ phận dân chúng. Tuy mỗi tập đoàn có chiến lược lựa chọn nhóm khách hàng riêng cho mình nhưng ranh giới không cụ thể, ví dụ YAMAHA tấn công vào nhóm khách hàng tuổi trẻ, HONDA thì tập trung vào khách hàng là công chức có lứa tuổi trung niên, VESPA thì chọn khách hàng có thu nhập cao hay VMEP nhắm tới khách hàng có thu nhập bình dân như vậy, cụ thể trong giai đoạn này, trước tình hình mới, Công ty ngoài việc phải nỗ lực giữ vững thị trường đã có, thì phải có những biện pháp cụ thể mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm để tiếp tục giữ vững thị phần, tạo thế mạnh cạnh tranh trong thị trường xe máy vốn đã rất sôi động và quyết liệt. Thực tế Công ty YAMAHA Việt Nam đã xác lập được một vị trí vững mạnh trong thị trường xe máy trong nước, chiếm đến gần 30%, đứng thứ 2 chỉ sau tập đoàn HONDA của Nhật Bản.

doc56 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3616 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Trong tình hình nền kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vượt qua khủng hoảng, các dấu hiệu phục hồi vẫn hết sức mong manh. Việt Nam đang hội nhập mạng mẽ nên chịu ảnh hưởng khách quan đối với từng biến động của kinh tế thế giới. Theo đánh gía nhận định của các chuyên gia, chiến lược gia kinh tế, thì Mỹ được cho là đầu tầu phát triển, tuy nhiên Trung Quốc và các nước Đông Nam Á lại là biểu tượng của sự phục hồi kinh tế với đặc điểm là các chỉ số tăng trưởng hết sức ngoạn mục và ấn tượng. Việt Nam chúng ta với sự điều hành nhạy bén của chính phủ, đã vượt qua đáy của cuộc khủng hoảng vào thời điểm quí IV năm 2009 và sang năm 2010 bắt đầu từng bước lấy lại đà tăng trưởng. Với tình hình kinh tế chung như vậy nên đối với từng thành phần kinh tế trong xã hội, các tế bào kinh tế phải có bước đi đúng đắn, hoạch định lại chiến lược sản xuất kinh doanh cho phù hợp với hoàn cảnh mới, với tình hình mới. Công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam - Gọi tắt là Công ty YAMAHA - với đặc thù là mô hình kinh tế liên doanh, sản phẩm hàng hóa của Công ty tại thị trường Việt Nam là các dòng xe máy mang thương hiệu YAMAHA, với hệ thống quản lý chất lượng được quy chuẩn theo đề án toàn cầu hóa về chất lượng của hãng YAMAHA. Các dòng xe máy YAMAHA sản xuất tiêu thụ tại thị trường Việt Nam được sản xuất bởi một dây chuyền công nghệ tiên tiến, là kết tinh của một nền công nghiệp hiện đại và phát triển, chất lượng sản phẩm xe máy mang thương hiệu YAMAHA đã được khẳng định trên trường thế giới, luôn luôn được cải tiến về mẫu mã hình dáng cũng như luôn được nâng cao về chất lượng. Quy trình sản xuất luôn được áp dụng công nghệ mới với những kỹ thuật tiên tiến nhất. Sản phẩm được sản xuất với quy mô hàng loạt lớn, phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại, nhắm tới khách hàng là đại bộ phận toàn bộ các tầng lớp của xã hội, sản phẩm được phân phối ra thị trường một cách nhanh chóng thuận tiện bởi một mạng lưới các đại lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm ... phủ kín toàn quốc. Sản phẩm được bảo hành, bảo trì trong một môi trường kỹ thuật công nghệ tiên tiến, được thực hiện giám sát bởi một đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao, được đào tạo bài bản. Đối với khách hàng luôn được quan tâm chăm sóc và được tư vấn bởi nhóm các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm, đến với Công ty YAMAHA khách hàng cảm thấy rất hài lòng và rất yên tâm đối với sản phẩm của mình. Hơn nữa khách hàng luôn cảm thấy được tôn trọng vì ý kiến đóng góp của khách hàng bao giờ cũng được trân trọng và được công ty quan tâm hết sức đúng mức. Ngay từ khi bắt đầu đặt chân vào thị trường Việt Nam, Công ty YAMAHA đã xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, mang đậm bản sắc văn hóa kinh doanh Nhật Bản lại hòa quyện với phong cách làm việc trẻ trung, gần gũi là đặc trưng của đất nước con người lao động Việt Nam, nên đã tạo được một ấn tượng riêng và chiếm được cảm tình của đại đa số khách hàng Việt Nam. Sản phẩm xe máy YAMAHA ngay từ khi được tiêu thụ trên thị trường, lập tức nó trở thành cầu nối giữa Công ty YAMAHA và khách hàng. Việc tổ chức phỏng vấn trực tiếp khách hàng trong các chiến dịch bảo hành hay bảo dưỡng miến phí sản phẩm, hoặc các chương trình biểu diễn ca nhạc thời trang với mục đích giới thiệu và chạy thử Model YAMAHA mới, hoặc đơn giản là gửi thư lấy ý kiến đóng góp về một vấn đề nào đó, hoặc tổ chức gặp gỡ khách hàng tham gia ngày hội YAMAHA vào dịp nghỉ lễ tết. .... đã tạo được một sợi dây gắn kết giữa Công ty YAMAHA với khách hàng, qua đó Công ty luôn nhận được thông tin phản hồi từ thị trường về sản phẩm của mình một cách trung thực, chính xác và vô cùng nhanh chóng. Tập đoàn YAMAHA là một tập đoàn sản xuất xe máy lớn trên thế giới, Công ty mẹ là YAMAHA Nhật Bản và có nhiều Công ty con đặt tại nhiều nước trên thế giới. YAMAHA Việt Nam là một Liên doạnh của YAMAHA Nhật Bản với đối tác Việt Nam, vậy nên trong tình hình thế giới có những biến động, thì Công ty YAMAHA Việt Nam ngoài những chính sách bước đi phù hợp với đặc thù là một tế bào kinh tế trong nền kinh tế Việt Nam non trẻ, đang hội nhập sâu rộng còn có những động thái phù hợp với chiến lược toàn cầu của Tập đoàn YAMAHA. Trong chiến lược kinh doanh thì đầu ra của doanh nghiệp là yếu tố sống còn, quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng của Công ty nói riêng và các doanh nghiệp lắp ráp sản xuất xe máy nói chung là đại bộ phận dân chúng. Tuy mỗi tập đoàn có chiến lược lựa chọn nhóm khách hàng riêng cho mình nhưng ranh giới không cụ thể, ví dụ YAMAHA tấn công vào nhóm khách hàng tuổi trẻ, HONDA thì tập trung vào khách hàng là công chức có lứa tuổi trung niên, VESPA thì chọn khách hàng có thu nhập cao hay VMEP nhắm tới khách hàng có thu nhập bình dân… như vậy, cụ thể trong giai đoạn này, trước tình hình mới, Công ty ngoài việc phải nỗ lực giữ vững thị trường đã có, thì phải có những biện pháp cụ thể mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm để tiếp tục giữ vững thị phần, tạo thế mạnh cạnh tranh trong thị trường xe máy vốn đã rất sôi động và quyết liệt. Thực tế Công ty YAMAHA Việt Nam đã xác lập được một vị trí vững mạnh trong thị trường xe máy trong nước, chiếm đến gần 30%, đứng thứ 2 chỉ sau tập đoàn HONDA của Nhật Bản. Là một nhân viên phòng MARKETING của Công ty YAMAHA Việt Nam, tôi phần nào hiểu được những khó khăn và thuận lợi của Công ty trong giai đoạn sắp tới. Đây là giai đoạn giao thời, nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung vừa bước qua 1 cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất kể từ cuộc đại suy thoái ở những năm 30 của thế kỷ trước. Giông tố đã qua nhưng khó khăn vẫn còn, kinh tế phục hồi vẫn còn mong manh, yếu ớt. Vậy nên đối với từng doanh nghiệp, phải có những chính sách cụ thể mới có thể đững vững trên thị trường. Từ những kiến thức đã tích luỹ trong thời gian ngồi dưới ghế nhà trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của Cô giáo, được sự đóng góp ý kiến phê bình của bạn bè đồng nghiệp, với những phân tích tình hình biến động kinh tế thế giới và ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế Việt Nam, từ đặc thù riêng trong biện pháp giữ vững và tiếp tục phát triển thị trường tiêu thụ xe máy của Công ty YAMAHA, tôi xin mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH YAMAHA MOTOR Việt Nam”, vì đây là một đề tài hết sức nóng, có giá trị cao. Thực tế thì không riêng gì YAMAHA, mà trên thị trường tiêu thụ xe gắn máy Việt Nam, tất cả các hãng xe máy, đang khẩn trương quyết liệt đưa ra các chương trình kích cầu, khuyến mãi… nhằm củng cố và phát triển chỗ đững của mình, tạo ra một dòng thác cạnh tranh rất cam go và quyết liệt. Tuy có cố gắng trong việc nghiên cứu nhưng do kiến thức còn nhiều hạn chế, có thể còn có nhiều sai sót, để đề tài có kết quả tốt hơn nữa. Tôi mong nhận được ý kiến chỉ bảo phê bình của Thầy cô giáo cũng như của bạn bè đồng nghiệp. Xin trân trọng cảm ơn ./. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH YAMAHA MOTOR VIỆT NAM 1.1- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH YAMAHA Motor Việt Nam: Công ty Yamaha Motor Việt Nam là mô hình kinh tế Liên Doanh hợp tác giữa 3 nước Nhật, Việt Nam và Malaysia. Với trên 10 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, đến nay công ty YAMAHA Motor Việt Nam đã trở thành công ty hàng đầu trong lĩnh vực lắp ráp xe máy. Từ khi bắt đầu sản xuất với chỉ có một đời xe máy, đến nay Yamaha Motor Việt Nam có 10 đời xe các loại để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe máy của người dân. Các loại xe tay ga như: Nouvo, Nouvo LX, Mio Classisco, Mio Untimol… Các loại xe số như: Sirius, Jupiter MX, Exicter, … Được thành lập năm 1998 với cơ sở ban đầu là đại lý bán xe máy độc quyền của hãng xe máy YAMAHA được nhập từ Thái Lan, Indonesia và Nhật. Tháng 10 – 1998 Yamaha bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam và đến tháng 10 – 1999 sản phẩm Sirius chính thức đầu tiên đã xuất hiện. * Vài nét về Công ty YAMAHA Việt Nam: Tên Công ty: Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam Tên Tiếng Anh: Yamaha Motor Vietnam Co., Ltd (YMVN) *Trụ sở công ty: Số 6 Thái Phiên, P.Lê Đại Hành, Hà Nội Tel / Fax: (84-4) 38217457 / (84-4) 38217459 Giấy phép đầu tư: Số 2029/GP Thành lập: Ngày 24 tháng 1 năm 1998 Vốn pháp định: 37.000.000 USD. Trong đó: + Công ty TNHH Yamaha Motor Nhật Bản: 46% + Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam: 30% + Công ty công nghiệp Hong Leong Malaysia: 24% * Sản Phẩm - Xe máy lắp ráp trong nước. - Phụ tùng xe máy và mạng lưới đại lý bán hàng và bảo hành toàn quốc 1.2- Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy quản lý kinh doanh: Công ty Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) trong tuyên bố thành lập của mình sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp phát triển công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy. Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với mục tiêu con người là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động công ty luôn hướng đền mục tiêu: “Chinh phục trái tim khách hàng”. Mục tiêu của chúng tôi là luôn đem tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha. Phương châm của chúng tôi dựa trên cơ sở “Hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản hồi của khách hàng và sẽ chuyển tải tới các Đại lý và các bên có liên quan của Yamaha Motor Việt Nam. Với phương châm này, chúng tôi sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối cùng chúng tôi sẽ tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh trái tim khách hàng, vốn nằm trong phương châm toàn cầu của Tập đoàn Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Yamaha Motor Viet Nam  *Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty có trách nhiệm quản trị Công ty, hoạch định chiến lược đồng thời kiểm soát tình hình sử dụng vốn và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc, giữ vai trò lãnh đạo chung toàn Công ty, trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về những việc mình làm. Đưa ra các quyết định chiến lược về mở rộng sản xuất, đầu tư mới hay cải tạo nâng cấp dây chuyền công nghệ. Quyết định chủ trương đưa vào nghiên cứu thiết kế và sản xuất dòng sản phẩm mới. * Tổng Giám Đốc: - Tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn của Công ty. Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, hàng quý, hàng năm trên cơ sở đáp ứng nhu cầu của thị trường, thực hiện nghĩa vụ thu nộp theo qui định của pháp luật. Kế hoạch phát triển dài hạn. Các quy chế, quy định của công ty về quản lý nghiệp vụ kỹ thuật, chất lượng, nội quy kỷ luật lao động, khen thưởng, đào tạo và tuyển dụng. Nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm và phát triển sản phẩm mới nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Tổ chức và thực hiện hạch toán sản xuất kinh doanh. - Trực tiếp cùng với Trưởng phòng Marketing quản lý việc bán hàng thông qua các đại lý toàn quốc. Thường xuyên theo dõi doanh số của Công ty thông qua báo cáo định kỳ của các phòng ban nghiệp vụ. Trực tiếp chỉ đạo phòng Marketing thực hiện các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi. - Trực tiếp thực hiện các quyết định mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới hay cải tạo nâng cấp dây chuyền sản xuất. - Tổng hợp các ý kiến của phòng ban nghiệp vụ để trình xin chủ trương đưa một dòng sản phẩm mới vào thị trường. Thực hiện các bước đi cụ thể để nhanh chóng đưa sản phẩm mới vào sản xuất hàng loạt khi đã có chủ trương của Hội đồng quản trị. *Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật :Chỉ đạo và điều hành các phòng ban, phân xưởng sản xuất có liên quan trong việc thực hiện: Kế hoạch sản xuất tháng, quý, năm. Bảo đảm ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Định mức sử dụng vật tư, năng lượng, định mức lao động, tiết kiệm vật tư năng lượng, phụ tùng thiết bị. Sáng kiến cải tiến, sữa chữa duy tu, bảo dưỡng thiết bị. Đầu tư và xây dựng. Đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho công nhân viên mới. *Phó Tổng Giám đốc sản xuất (kiêm Giám đốc Nhà máy): Quản lý chung công việc sản xuất của toàn bộ Nhà máy. Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh do Công ty đề ra. Chủ trì việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO-9001 và tiêu chuẩn môi trường ISO 14000. Trực tiếp chỉ đạo phòng Quản lý chất lượng về nghiệp giám sát các nhà cung cấp chuyên nghiệp của Công ty (trong nước cũng như nước ngoài) nhằm đảm bảo chất lượng của đầu vào luôn được giữ vững ổn định. Chủ trì việc thẩm định đánh giá chất lượng dây chuyền sản xuất của Nhà cung cấp khi các nhà cung cấp này đầu tư dây chuyền sản xuất mới hay cải tạo dây chuyền cũ. Đối với nguyên liệu vật tư đầu vào cần đánh giá chất lượng trước khi đưa vào sử dụng thì quyết định của Phó Tổng giám đốc sản xuất là quyết định cuối cùng. *Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Chỉ đạo điều hành các phòng ban, phân xưởng có liên quan trong việc thực hiện: mua sắm và bảo quản, lưu kho các loại nguyên vật liệu, phụ tùng thíết bị, vật liệu xây dựng và các vật dụng khác (gọi chung là vật tư, phụ tùng) phục vụ cho nhu cầu sản xuất và công tác. Bán các sản phẩm công ty kinh doanh. Thực hiện một số công việc khác do Tổng Giám đốc giao. báo cáo Tổng Giám đốc xem xét giải quyết những vấn đề vượt thẩm quyền giải quyết của mình hoặc không giải quyết được. *Phòng Hành chính (Administration Dept.) Thực hiện công việc quản lý hành chính và tổ chức bao trùm lên toàn bộ các bộ phận thuộc Công ty. Là bộ phận trực tiếp thi hành các sự vụ về nghiệp vụ hành chính, là bộ phận đầu mối tiếp nhận và sử lý công việc thuộc phạm vi văn phòng và tổ chức nhân lực. Giúp Tổng Giám đốc trong việc tuyển dụng, tiếp nhận lao động, điều động, bố trí lao động, công tác tổ chức và cán bộ. Căn cứ vào các chế độ chính sách của nhà nước đối với người lao động để triển khai thực hiện trong công ty. Phổ biến các chế độ chính sách sách Nhà nước đối với người lao động, các nội quy, quy chế của công ty với người lao động. Lập các kế hoạch về lao động tiền lương, đào tạo quy hoạch cán bộ, nhu cầu sử dụng lao động, bảo hộ lao động cho từng năm và dài hạn. Xây dựng các định mức lao động, đơn giá lương sản phẩm, quy chế trả lương và phân phối thu nhập. Theo dõi phong trào thi đua trong công ty, đánh giá thành tích để khen thưởng. Phối hợp các phòng ban có liên quan tổ chức thực hiện học kèm cặp nâng cao tay nghề cho công nhân, thi nâng cấp bậc hàng năm. Thực hiện công tác văn thư lưu trữ. Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác bảo vệ cơ quan, về dân quân tự vệ, thực hiện tuần tra canh gác bảo vệ cơ quan. Thực hiện các công việc về lĩnh vực hành chính quản trị. * Phòng Kế hoạch (Planing Dept.) : - Là bộ phận đầu mối thực hiện công việc lên kế hoạch sản xuất của Công ty. Thường xuyên cùng với phòng marketing, bộ phận nghiên cứu thị trường tổ chức các chiến dịch nghiên cứu nhắm đưa ra những dự đoán về thị trường để phục vụ việc lên kế hoạch sản xuất. - Lập kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn cho công ty. Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho từng tháng, quý, năm và các biện pháp thực hiện, yêu cầu tương ứng về vật tư, máy móc, lao động. lập phương án giá thành sản phẩm. Lập kế hoạch sản xuất cho từng phân xưởng, yêu cầu tương ứng về nguyên liệu, nhiên liệu, điện, phụ tùng thay thế, huy động thiết bị phục vụ cho kế hoạch hàng tháng, quý, năm. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, báo cáo kịp thời cho Tổng Giám đốc để điều hành hoàn thành tốt kế hoạch. Phát hiện những khó khăn để có biện pháp khắc phục. Theo định kỳ phối hợp với phòng tài vụ phân tích hoạt động kinh tế của công ty để tìm ra những mặt yếu. Làm các báo cáo nghiệp vụ theo yêu cầu quản lý của cấp trên, cung cấp các số liệu cần thiết cho các phòng ban có liên quan. Lập các hợp đồng xây dựng cơ bản khi cần. Thực hiện các công việc có liên quan thuộc hệ thống chất lượng. - Từ kế hoạch sản xuất được phê duyệt, lập phương án chi tiết cung ứng vật tư phục vụ sản xuất. - Mua sắm các loại nguyên nhiên liệu, phụ tùng, thiết bị, vật liệu xây dựng phục vụ kịp thời cho sản xuất bảo đảm đúng chất lượng, đúng tiến độ, tổ chức vận chuyển hàng về công ty đảm bảo đúng thời gian. Cấp phát vật tư, phụ tùng cho các đơn vị, theo dõi việc sử dụng và tồn kho các kho do phòng quản lý và các kho thuộc phân xưởng tránh tồn đọng gây lãng phí. Cùng với phòng tài chính, kỹ thuật và các đơn vị có liên quan khác thực hiện kiểm kê định kỳ để xác định số lượng hàng tồn kho, chất lượng hàng còn lại, hao hụt. làm báo cáo về sử dụng vật tư, tiêu thụ, tồn kho theo đúng biểu mẫu, thời gian quy định. *Nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng (Assembly and Manufature Factory) : - Nhà máy Công ty thực thi các chiến lược của Công ty. Tại đây có đầy đủ các bộ phận, phòng ban nghiệp vụ để có thể cung cấp ra thị trường những sản phẩm tốt nhất với đòi hỏi cao và thường xuyên thay đổi của thị trường. Nhiệm vụ chính là nơi lắp ráp và chế tạo sản phẩm, nhưng với quan điểm triết học là sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, nên Nhà máy có hai phòng rất quan trọng là Phòng quản lý chất lượng (QA) và phòng nghiên cứu và phát triển (R&D). + Phòng quản lý chất lượng (QA) : Chịu trách nhiệm cao nhất về chất lượng sản phẩm. Thường xuyên tiếp nhận thông tin phản hồi từ thị trường để ngay lập tức cải tiến chất lượng sản phẩm đồng thời giám sát dây chuyển sản xuất với mục tiêu không để sản phẩm lỗi lọt ra thị trường. + Phòng nghiên cứu và phát triển (R&D): Cùng với phòng marketing của Công ty, tiếp nhận thông tin phản hồi từ thị trường, từ bộ phận sản xuất, liên tục đưa ra những cải tiến về kỹ thuật, cải tiến về mẫu mã, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ mới để đưa ra những sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn tiên tiến nhất, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất của thị trường. - Xung quanh dây chuyền lắp ráp là rất nhiều bộ phận theo dõi kiểm tra chất lượng như: kiểm tra đầu vào (Material), kiểm tra quá trình (Method), kiểm tra máy móc (machine) đây là phương pháp 3M rất nổi tiếng của Nhật bản, đầu vào tốt, cách chế biến tốt, dụng cụ chế biến tốt bạn sẽ được sản phẩm tốt. - Quản lý chất lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, kiểm tra chất lượng đầu vào nhằm loại bỏ từ xa các nguy cơ, nguyên nhân gây ra lỗi của sản phẩm. Kiểm tra phân loại nguyên liệu theo ký mã hiệu. Kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu mua về theo đúng tiêu chuẩn chất lượng đã quy định trước khi nhập kho. Đề xuất việc sắp xếp hàng vào kho theo yêu cầu của việc quản lý chất lượng. - Quản lý chất lượng sản phẩm do Công ty sản xuất: Kiểm tra chất lượng đầu ra trước khi giao sản phẩm cho Đại lý. Nghiên cứu nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng các thiết bị máy móc đang sản xuất, cụ thể. Nghiên cứu và phát triển các mẫu mã đẹp, có chất lượng cao phục vụ nhu cầu thị trường. Nghiên cứu tìm các nguyên liệu thay thế trong sản xuất nhằm nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm. - Lập quy trình công nghệ gia công các sản phẩm do ban nghiên cứu đề ra. Theo dõi việc triển khai sản xuất thử tại các phân xưởng, bổ sung, hiệu chỉnh để ổn định quy trình và chính thức đưa vào sản xuất hàng loạt. Trên cơ sở nắm bắt các thông tin về thị trường và định hướng phát triển của công ty để lập kế hoạch nghiên cứu cho từng năm và dài hạn. Soạn thảo tiêu chuẩn nguyên liệu dùng để sản xuất sản phẩm do ban nghiên cứu đề ra. Soạn thảo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm do ban nghiên cứu đề ra để làm thủ tục đăng ký với các cơ quan quản lý chất lượng Nhà nước. Thực hiện các phần việc có liên quan theo yêu cầu của hệ thống chất lượng. *Phòng Tài chính-Kế toán (Accounting Dept.) : Phòng Kế toán-Tài chính là bộ phận thực hiện các nghiệp vụ y kế toán bao trùm phủ kín toàn bộ công ty. Tham gia nghiên cứu xây dựng phương án sản phẩm, cải tiến quản lý kinh doanh. Giúp Tổng Giám đốc kiểm tra, kiểm soát kinh tế tài chính. Quản lý công nợ đối với các Đại lý của Công ty. Phổ biến và hướng dẫn thi hành các chính sách, chế độ liên
Luận văn liên quan