Đề tài Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở

Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với giáo dục, sự tồn tại và phát triển của giáo dục luôn chịu sự chi phối của kinh tế xã hội và ngược lại, giáo dục có vai trò to lớn trong việc trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội; giáo dục là công cụ, là phương tiện để cải tiến xã hội. Khi xã hội phát triển, giáo dục vừa là động lực vừa là mục tiêu cho cho việc phát triển tiếp theo của xã hội. Giáo dục trong nhà trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, nhằm thực hiện tốt mục tiêu nguyên lí giáo dục của Đảng. Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường THCS nhằm mục đích hình thành nhân cách cho học sinh, giáo dục đạo đức nhằm cung cấp cho học sinh những tri thức cơ bản về các phẩm chất đạo đức và chuẩn mực đạo đức, trên cơ sở đó giúp các em hình thành niềm tin đạo đức. Đức và tài là hai mặt cơ bản hợp thành trong một cá nhân. Nhiều quan điểm cho rằng đạo đức là gốc của nhân cách, vì thế “Tiên học lễ, hậu học văn” hoặc như tục ngữ phương Tây “Người thành đạt trong học thức mà không thành đạt trong đạo đức coi như không thành đạt”. Giáo dục đạo đức là một phần quan trọng không thể thiếu trong hoạt động giáo dục, như Bác Hồ đã nói "Có tài mà không có đức thì tài đó cũng vô dụng." hoặc trong luận ngữ của Khổng Tử khẳng định: “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri đạo” (nghĩa là: Viên ngọc không mài dũa thì không thành đồ dùng được, con người không học thì không biết đạo) và nhiều nhà hiền triết đã nhấn mạnh “Con người muốn trở thành con người cần phải có giáo dục”. Vì vậy, việc quan tâm tới công tác quản lý và giáo dục đạo đức trong nhà trường là một việc làm cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kỳ mới là đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá, người hiệu trưởng cần tập trung chỉ đạo và quản lý tốt nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường học.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3144 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của hiệu trưởng trường Trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan