Đề tài Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà nội

Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại thịnh vượng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Vì lẽ đó, có thể coi phát triển giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện thắng lợi nội dung trên Đảng ta đã đề ra và sửa đổi văn kiện, nhiều nghị quyết, chỉ thị trong các kỳ đại hội tiếp theo (Đại hội IX, X ) về nguồn phát triển nhân lực cho đất nước. Trong đó sự nghiệp giáo dục - đào tạo được Đảng và nhà nước đặc biệt coi trọng, quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giáo dục. Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCNVN: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, không chỉ đơn thuần là tư tưởng mà thực sự đã trở thành cương lĩnh, trở thành mục tiêu phấn đấu lâu dài trong chiến lược phát triển đất nước của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã xác định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững ”; Nghị quyết này cũng đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực. Chỉ thị số 40/CT – TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định mục tiêu “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 – 2010 có ghi: “Phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo; mỗi ngành có 70 – 85% giáo viên khá giỏi” Đặc điểm của trường THPT Kim Liên. Trường THPT Kim Liên – Hà nội được thành lập từ tháng 7 năm 1973. Sau hơn 30 năm hoạt động và trưởng thành, nhà trường đã giáo dục và đào tạo hàng chục nghìn học sinh là con em của nhân dân trên khắp địa bàn thành phố Hà nội trưởng thành. Trường phát triển nhanh về số lượng, khi mới thành lập trường chỉ có 10 lớp với 28 cán bộ giáo viên và nhân viên, đến năm học 2007 - 2008 trường có 51 lớp (Trong đó có 4 lớp ngoài công lập) với 112 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo là sự kết hợp hài hoà giữa những giáo viên có thâm niên, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo phụ huynh và học sinh trong toàn địa bàn tuyển sinh của trường với những giáo viên trẻ số năm công tác còn ít song có nhiệt huyết, có học vị cao, có ý thức vươn lên, song còn hạn chế nhất định về chuyên môn nghiệp vụ. Trong trường trung học phổ thông (THPT) lãnh đạo trường, nhất là hiệu trưởng phải là những người đầu tiên quan tâm, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Từ thực tế đó cùng với việc học tập, bồi dưỡng tại Học viện quản lý giáo dục, bản thân tôi nhận thức được rằng: Việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đội ngũ nhà giáo là một việc hết sức cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà nội ” Rất mong được sự chỉ đạo, góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp trong khoá huấn luyện CBQL Trường THPT khoá 53

doc29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 2 Lý do chọn đề tài 2 Mục đích nghiên cứu 3 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 4 PHẦN NỘI DUNG 5 Chương 1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của công tác quản lý nhằm 5 xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục. 1.1. Cơ sở lý luận 5 1.2. Cơ sở pháp lý 7 Chương 2. Thực trạng của công tác quản lý nhằm xây dựng, phát 9 triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo , cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên - Hà nội. 2.1. Những kết quả đạt được 9 2.2. Những tồn tại 12 2.3. Một số vấn đề đặt ra cần giải quyết 14 Chương 3. Các biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và 16 nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà nội 3.1. Nâng cao nhận thức … 16 3.2. Các biện pháp nâng cao chất lượng … 19 3.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách … 23 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Giáo dục ngày nay được coi là nền móng của sự phát triển khoa học kỹ thuật và đem lại thịnh vượng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.Vì lẽ đó, có thể coi phát triển giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển của đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để thực hiện thắng lợi nội dung trên Đảng ta đã đề ra và sửa đổi văn kiện, nhiều nghị quyết, chỉ thị trong các kỳ đại hội tiếp theo (Đại hội IX, X ) về nguồn phát triển nhân lực cho đất nước. Trong đó sự nghiệp giáo dục - đào tạo được Đảng và nhà nước đặc biệt coi trọng, quan tâm đến giáo dục, đầu tư cho giáo dục. Điều 35 Hiến pháp nước CHXHCNVN: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, không chỉ đơn thuần là tư tưởng mà thực sự đã trở thành cương lĩnh, trở thành mục tiêu phấn đấu lâu dài trong chiến lược phát triển đất nước của Đảng và nhà nước ta. Nghị quyết TW2 khoá VIII đã xác định: “Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững ”; Nghị quyết này cũng đã nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục” là lực lượng nòng cốt để biến mục tiêu giáo dục - đào tạo thành hiện thực. Chỉ thị số 40/CT – TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã xác định mục tiêu “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Hà nội lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2006 – 2010 có ghi: “Phấn đấu 100% giáo viên đạt chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo; mỗi ngành có 70 – 85% giáo viên khá giỏi” Đặc điểm của trường THPT Kim Liên. Trường THPT Kim Liên – Hà nội được thành lập từ tháng 7 năm 1973. Sau hơn 30 năm hoạt động và trưởng thành, nhà trường đã giáo dục và đào tạo hàng chục nghìn học sinh là con em của nhân dân trên khắp địa bàn thành phố Hà nội trưởng thành. Trường phát triển nhanh về số lượng, khi mới thành lập trường chỉ có 10 lớp với 28 cán bộ giáo viên và nhân viên, đến năm học 2007 - 2008 trường có 51 lớp (Trong đó có 4 lớp ngoài công lập) với 112 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ nhà giáo là sự kết hợp hài hoà giữa những giáo viên có thâm niên, có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo phụ huynh và học sinh trong toàn địa bàn tuyển sinh của trường với những giáo viên trẻ số năm công tác còn ít song có nhiệt huyết, có học vị cao, có ý thức vươn lên, song còn hạn chế nhất định về chuyên môn nghiệp vụ. Trong trường trung học phổ thông (THPT) lãnh đạo trường, nhất là hiệu trưởng phải là những người đầu tiên quan tâm, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo. Từ thực tế đó cùng với việc học tập, bồi dưỡng tại Học viện quản lý giáo dục, bản thân tôi nhận thức được rằng: Việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL, đội ngũ nhà giáo là một việc hết sức cấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Do vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý trường THPH Kim Liên – Hà nội ” Rất mong được sự chỉ đạo, góp ý của các thầy giáo, cô giáo cùng các bạn đồng nghiệp trong khoá huấn luyện CBQL Trường THPT khoá 53 Mục đích nghiên cứu Qua đề tài này, chúng tôi đề xuất những biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại trường THPT Kim Liên – Hà nội. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác định cơ sở khoa học của việc quản lý những biện pháp xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lýgiáo dục THPT 3.2. Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý tại trường THPT Kim Liên 3.3. Đề xuất và lý giải một số biện pháp quản lý nhằm xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà nội 4. đối tượng nghiên cứu Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà nội 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng qua các kì Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X. Luật giáo dục 2005 của nước CHXHCN Việt nam; Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố Hà nội lần thứ XIV; giáo trình của Học viện quản lý giáo dục về bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo năm 2007. 5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn Qua thực tiễn về quản lý đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý tại trường THPT Nguyễn Trãi – Hải Phòng và qua thực tế làm quản lý ở trường THPT Kim Liên – Hà Nội Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ : Lập bảng biểu so sánh PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO, CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Cơ sở lý luận Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể trong nhà trường để thực hiện tốt nhất mục tiêu của nhà trường. Đó là việc kết hợp các thành tố giáo dục nhân viên trong nhà trường thành một tập thể có kỷ cương, nề nếp, đoàn kết thống nhất, có truyền thống tốt đẹp, có tâm lý thuận lợi. Trong tập thể ấy, mỗi người đều nhận thức rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình, có điều kiện tốt nhất để hoạt động sáng tạo, cảm thấy hài lòng và gắn bó với nhà trường, từ đó phát huy tính năng động, sáng tạo và có hiệu quả trong giảng dạy, cũng như trong giáo dục nói chung. Một tập thể sư phạm như vậy sẽ là môi trường xã hội tốt đẹp cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sư phạm trong nhà trường . Dân chủ hoá trong nhà trường là nội dung mà trách nhiệm người CBQL ( Đặc biệt là hiệu trưởng) trong nhà trường phải xây dựng, và đây là hành lang pháp lý để hiệu trưởng nhà trường thực hiện dân chủ hoá quản lý nhà trường . Qua đó hiệu trưởng nhà trường cần lắng nghe và tiếp thu những ý kiến của cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong nhà trường trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục - đào tạo, nhân sự, xây dựng cơ sở vật chất, quy chế trong nhà trường và việc công khai tài chính theo quy định của Nhà nước, công khai quyền lợi, chế độ, chính sách và việc đánh giá định kỳ đối với giáo viên, cán bộ, công chức, người học. Như vậy, dân chủ hoá trong nhà trường là tạo ra tinh thần đoàn kết, tăng thêm sức mạnh và phát huy được nguồn nhân lực trong nhà trường . Trong trường THPT, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện sứ mệnh giáo dục, bởi lẽ mọi tác độngcủa người thầy đến học sinh nhằm mục đích cung cấp kiến thức, hình thành nhân cách của con người mới đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đáp ứng nhân lực sử dụng công nghệ hiện đại. Nói cách khác giáo dục - đào tạo phải đào tạo được đội ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ công chức thạo việc và đội ngũ tri thức giỏi đáp ứng được công cuộc xây dựng đất nước. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục trong nhà trường là yếu tố quyết định tới việc tạo ra chất lượng sản phẩm là con người. Bước vào thế kỷ XXI, nước ta đứng trước những thách thức lớn của thời kỳ tiền hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế, gia nhập thương mại thế giới WTO. Thế giới đang tiến như vũ bão trên các mặt trận khoa học, công nghệ thông tin, sản xuất thông qua kinh tế tri thức và tinh thần được nâng cao, trong khi nước ta đang ở tình trạng tụt hậu về nhiều mặt. Để vượt qua những thách thức đó, phải phát huy được nguồn lực con người, phát huy truyền thống yêu nước, hiếu học, có đủ năng lực tiếp thu và sáng tạo khoa học, công nghệ; phải: “Đi tắt đón đầu”, bài toán đó cần phải được giải. Điều đó đòi hỏi đội ngũ giáo viên trong nhà trường phải nâng cao trình độ, thường xuyên học tập, bồi dưỡng, rèn luyện mới có đủ khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong trường THPT. Theo tư tưởng của Lê Nin: “Học – Học nữa – Học mãi ”, trước vị trí, vai trò của giáo dục trong nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực, đòi hỏi nhà trường không được phép: “Sản xuất ra phế phẩm” để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Tóm lại để đưa nước ta tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 Đảng ta đã coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng ”. Do đó phải coi trọng công tác xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục . Người quản lý giáo dục trong nhà trường (Đặc biệt là người hiệu trưởng ) giữ vai trò quyết định trong việc quản lý và xây dựng tập thể sư phạm. Hiệu trưởng cần phải giáo dục đội ngũ giáo viên nhận thức sâu sắc về sự cần thiết phải xây dựng tập thể sư phạm và nâng cao chất giáo dục trong nhà trường, biến nhà trường thành một khối thống nhất trong hành động để tạo ra sức mạnh, tiếng nói chung của tập thể sư phạm nhà trường. Cơ sở pháp lý Ngày nay, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, đòi hỏi giáo dục phải có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Muốn vật, giáo dục phải thực hiện tốt mục tiêu của mình đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN” để tham gia vào cuộc sống xã hội. Luật Giáo dục 2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ rõ: Điều 15 Chương I: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục.Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”. Điều 16 Chương I: “Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Cán bộ quản lý giáo dục phải không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và trách nhiệm cá nhân”. Như vậy, Đảng và nhà nước đã trao cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cái quyền thiêng liêng đó là tạo ra nguồn lực cho đất nước. Điều đó khẳng định vai trò, trách nhệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là cao cả. Chỉ thị về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2006 – 2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà nội đã nêu: “Chúng ta cần quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội X của Đảng; đổi mới quản lý nhà nước về giáo dục, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục thực hiện tôt chương trình giáo dục phổ thông mới…”. Khi nói về đổi mới, bổ sung, hoàn thiện và nâng cao chất lượng. Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh công tác giáo dục toàn diện: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả về giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục pháp luật, giáo dục quốc phòng…”. Để cụ thể hoá, định hướng rõ cho người quản lý cũng như đội ngũ nhà giáo trong Điều lệ trường Trung học dã ghi rất rõ quyền, nhiệm vụ, choc năng cho từng đối tượng. Trong giáo trình của Học viện Quản lý giáo dục (2007) cũng đã nhấn mạnh nhiệm vụ của người hiệu trưởng trong việc sử dụng nguồn nhân lực trong tập thể sư phạm là: “Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, trong đó nội dung bồi dưỡng giáo dục phải toàn diện, đủ đức, đủ tài và đủ lực”. Từ nhận thức tầm quan trọng trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là việc làm thường xuyên, thiết thực của Ban giám hiệu nhà trường, nhất là hiệu trưởng. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHẰM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG PTTH KIM LIÊN – HÀ NỘI 2.1. Một số thành tựu trong công tác quản lý xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ở trường THPT Kim Liên – Hà Nội Trường THPT Kim Liên – Hà Nội được thành lập tháng 7/1973 đến nay đã được 34 năm. Trong 34 năm phát triển và trưởng thành, trường đã đào tạo được hàng chục nghìn học sinh trưởng thành. Nhiều học sinh của trường hiện là các nhà quản lý các cấp, các nhà khoa học, các doanh nhân, các văn nghệ sĩ có tên tuổi. Từ khi thành lập đến nay, quy mô trường, lớp và đội ngũ cán bộ nhà giáo từng bước được tăng lên đảm bảo đủ số lượng đảm nhận công việc giáo dục trong nhà trường (Khi mới thành lập trường có 10 lớp với 28 cán bộ giáo viên, nhân viên. Đến nay trường có 51 lớp với 112 cán bộ, giáo viên, nhân viên) Chất lượng giáo dục nhà trường trong những năm gần đây không ngừng được nâng cao. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hàng năm đạt từ 99,5% đến 100%. Tỷ lệ học sinh thi đỗ đại học và cao đẳng từ 85% đến 87%. Số học sinh đạt giải học sinh giỏi thành phố hàng năm đều đứng đầu khối không chuyên của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường vừa có kinh nghiệm, có uy tín trong giảng dạy vừa năng nổ, nhiệt tình trong công tác, luôn có ước mơ hoài bão, sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục Thủ đô. Trường đã tạo điều kiện thuận lợi để toàn thể cán bộ, giáo viên hàng năm tham gia các lớp huấn luyện chuyên đề do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Trong thời gian qua nhà trường đã tạo điều kiện cho 01 giáo viên hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh và 5 giáo viên hoàn thành chương trình thạc sĩ. Hiện nhà trường đang có 4 giáo viên đang theo các lớp thạc sĩ và 01 cán bộ quản lý đang theo học lớp lý luận chính trị cao cấp. Công tác xã hội hoá giáo dục trong nhà trường từng bước được quan tâm. Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và phụ huynh học sinh, xã hội thường xuyên diễn ra trong các hoạt động của nhà trường. Nhà trường thường xuyên quan tâm tạo điều kiện tối đa trong điều kiện có thể cho đội ngũ giáo viên yên tâm công tác. Nhà trường phối hợp với hội cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức quốc tế trong việc động viên, khen thưởng các học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập và những học sinh đạt thành tích cao trong học tập và công tác Học sinh nhà trường phần lớn là tập hợp con em của nhân dân các quận Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, hầu hết các em đều có tinh thần và quyết tâm vượt khó vươn lên trong học tập Tập thể sư phạm nhà trường đoàn kết và thống nhất trong hành động vì mục tiêu giáo dục của nhà trường, tạo Tầm _ Thế _ Lực cho sự phát triển giáo dục của Thủ đô Những thành tựu của nhà trường được thể hiện trong các bảng thống kê sau: Bảng 1: Quy mô lớp, chất lượng học sinh từ 2004 – 2007 Năm học TSố lớp TSố HS HSG Thành phố(*) Học lực Hạnh kiểm Giỏi Khá TB Yêú Tốt Khá TB Yếu 2004-2005 51 2510 22 1510 (60%) 832 (33%) 169 (6,7%) 8 (0,3%) 2309 (92%) 186 (7,4%) 15 (0,6%) 2005-2006 51 2662 23 1568 (59%) 988 (37%) 95 (3,5%) 11 (0,5%) 2463 (92,6%) 186 (6,9%) 13 (0,5%) 2006-2007 51 2534 26 1501 (59,2%) 870 (34,3%) 160 (6,4%) 3 (0,1%) 2359 (93,1%) 159 (6,3%) 16 (0,6%) Ghi chú: (*) chỉ tính số học sinh giỏi đạt giải thành phố của học sinh khối 12 Năm học 2004 – 2005, trường có 51 lớp, trong đó có 9 lớp hệ B Năm học 2005 – 2006, trường có 51 lớp, trong đó có 8 lớp hệ B Năm học 2006 – 2007, trường có 51 lớp, trong đó có 6 lớp hệ B Bảng 2: Số lượng, chất lượng cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên từ 2004 – 2007 đội ngũ Gv, CBQL Năm học Tổng số CBQL Trình độ của đội ngũ nhà giáo và CBQL Kquả phân loại gv Hiệu trưởng P.Hiệu trưởng Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Đảng viên LL ctrị cao cấp LL ctrị trung cấp Giáo viên giỏi Tp Giỏi Khá TB 2004-2005 89 1 2 0 15 74 34 0 4 21 39 42 5 2005-2006 91 1 2 0 18 73 36 1 4 23 40 44 4 2006-2007 99 1 2 1 19 79 38 2 4 24 44 50 2 Bảng 3: Thống kê về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học từ năm 2004 - 2007 CSVC và TBDH Năm học Cơ sở vật chất Thiết bị dạy học Số phòng học Thư viện Phòng thực hành Phòng Lap Phòng vi tính Nhà thể chất Phòng đa năng Số máy vi tính Số máy chiếu Số đầu sách tham khảo Số cát sét 2004-2005 30 1 1 1 1 1 0 32 1 2318 6 2005-2006 30 1 1 1 1 1 0 40 2 2827 8 2006-2007 30 1 2 1 2 1 1 65 3 2982 10 Nguyên nhân của các thành tựu trên Đường lối giáo dục - đào tạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, chính sách đổi mới trong giáo dục - đào tạo. Sự ổn định chính trị, những thành quả phát triển kinh tế, đời sống nhân dân được nâng lên qua 16 năm đổi mới đã tạo những điều kiện thuận lợi cho giáo dục - đào tạo phát triển. Nhân dân trong vùng có truyền thống hiếu học, nhu cầu học tập của con em ngày được tăng lên. Sự đóng góp tích cực của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc xây dựng cơ sở vật chất Nhà trường, chăm lo sự nghiệp giáo dục của Nhà trường, đã vận động đông đảo người dân tham gia.(Mua được 12 máy vi tính, trang bị hệ thống chiếu sáng học đường đúng tiêu chuẩn cho 30 phòng học, trang bị được bàn ghế mới cho 12 phòng học, cải tạo nâng cấp khu vệ sinh của học sinh) Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của nhà trường đã có nhiều cố gắng, vượt qua gian khổ khó khăn, tâm huyết với nghề để hoàn thành nhiệm vụ. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể và phụ huynh đã nhận thức rõ hơn về vai trò của giáo dục - đào tạo đối với tương lai của đất nước, đã khắc phục nhiều khó khăn, tích cực tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục - đào tạo. Tổ chức công đoàn trong nhà trường đã thể hiện được vai trò của mình trong việc quan tâm, chăm lo đời sống của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường, thường xuyên thăm hỏi, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho cán bộ, giáo viên. 2.2. Những tồn tại trong công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong trường THPT Kim Liên – Hà Nội Mặc dù được quan tâm của thành phố, Sở giáo dục - đào tạo và chính quyền các cấp song về đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu, cơ cấu chưa đồng bộ. Hiện Nhà trường chưa có biên chế giáo viên bộ môn GDQP; giáo viên bộ môn Anh văn, bộ môn Tin học, bộ môn Toán còn thiếu. Biên chế cán bộ phụ trách thí nghiệm thực hành còn thiếu (mới có 1 phụ tá thí nghiệm thực hành). Đội ngũ giáo viên lâu năm còn một số giáo viên tuy đã đạt trình độ chuẩn về đào tạo song năng lực sư phạm và phương pháp giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu về đổi mới giáo dục hiện nay. Đội ngũ
Luận văn liên quan