Từ ngày cắp sách đến trường, các em đã được làm quen với những con chữ thân
thương: o, a, ă, â. rồi vần oa, vần ương để đến cuối lớp một các em có thể đọc trơn từ,
tiếng, câu, đoạn, để các em có thể say mê dần với những đoạn, những bài, những câu
chuyện văn học đầy bổ ích và lý thú.
Phân môn Tập đọc rèn cho các em các kỹ năng đọc, nghe và nói. Tuy vậy, khi
học hết lớp 3, các em vẫn chỉ dừng lại ở yêu cầu đọc hay là cao nhất. Khi lên lớp bốn
việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài, chú trọng khai
thác hàm ý về nghệ thuật và biểu hiện nhiều hơn. Phân môn Tập đọc lớp Bốn đã chú
trọng đến yêu cầu rèn luyện đọc diễn cảm (thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc
phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc trong bài). Biết đọc diễn cảm văn bản sẽ giúp
các em có khả năng cảm thụ văn bản tốt hơn, từ đó càng thêm yêu thích môn học Tiếng
Việt môn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.
10 trang |
Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 7909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4
Giáo viên thực hiện: Nguyễn Phương Lan
- 2 -
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Từ ngày cắp sách đến trường, các em đã được làm quen với những con chữ thân
thương: o, a, ă, â... rồi vần oa, vần ương để đến cuối lớp một các em có thể đọc trơn từ,
tiếng, câu, đoạn, để các em có thể say mê dần với những đoạn, những bài, những câu
chuyện văn học đầy bổ ích và lý thú.
Phân môn Tập đọc rèn cho các em các kỹ năng đọc, nghe và nói. Tuy vậy, khi
học hết lớp 3, các em vẫn chỉ dừng lại ở yêu cầu đọc hay là cao nhất. Khi lên lớp bốn
việc luyện đọc bắt đầu chú ý đến yêu cầu biểu cảm, câu hỏi tìm hiểu bài, chú trọng khai
thác hàm ý về nghệ thuật và biểu hiện nhiều hơn. Phân môn Tập đọc lớp Bốn đã chú
trọng đến yêu cầu rèn luyện đọc diễn cảm (thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng đọc
phù hợp với sự việc, hình ảnh, cảm xúc trong bài). Biết đọc diễn cảm văn bản sẽ giúp
các em có khả năng cảm thụ văn bản tốt hơn, từ đó càng thêm yêu thích môn học Tiếng
Việt môn học đem đến biết bao vẻ đẹp, niềm vui và hứng thú.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn là
việc làm khó , mất nhiều thời gian và công sức. Để đọc diễn cảm được một văn bản
nghệ thuật yêu cầu học sinh phải:
- Đọc đúng: phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng.
- Đọc hay: thể hiện được ngữ điệu từng câu, từng đoạn.
- Đọc diễn cảm: ngắt giọng biểu cảm, nhấn giọng hoặc kéo dài giọng, đọc
đúng giọng của nhân vật nhằm thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả cũng như bản
thân.
Như vậy, đọc diễn cảm là hình thức đọc cao nhất mà người đọc phải thổi đựơc
cái hồn của tác phẩm vào từng câu, từng chữ. Vậy làm thế nào để rèn đọc diễn cảm cho
học sinh lớp 4, cần sử dụng những hình thức, biện pháp nào để luyện đọc tốt trong các
giờ lên lớp,đó là lý do thúc đẩy tôi nghiên cứu đề tài này
2. Mục đích nghiên cứu.
Thông qua đề tài này, bản thân tôi hi vọng tìm ra được những biện pháp hữu
hiệu nhằm thực hiện việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn trường Tiểu
- 3 -
học Nghĩa Đô, nâng cao chất lượng dạy và học môn Tập đọc, thực hiện mục tiêu đổi
mới dạy và học có hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
3. 1. Đối tượng nghiên cứu:
Trong đề tài này, đối tượng nghiên cứu là “ Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc
diễn cảm cho học sinh lớp bốn”
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu và hoàn thành trên chương trình phân môn Tập đọc của
môn Tiếng Việt 4.
Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở việc điều tra
việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm ở lớp 4A, trường Tiểu học Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy
(thời gian từ 15/ 9/ 2007 đến 20/ 3/ 2008).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu.
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
4.2. Phân tích lý thuyết và những số liệu thu thập được trong quá trình khảo sát
thực trạng ở khối lớp bốn của trường Tiểu học Nghĩa Đô.
4.3. Đề xuất được những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học môn Tập đọc nói chung, việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn
trường Tiểu học Nghĩa Đô nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Kết hợp nhiều phương pháp và nhóm phương pháp nghiên cứu:
5.1. Một số phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
5.2. Một số phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
5.2.1.Phương pháp quan sát.
5.2.2. Phương pháp điều tra.
5.2.3. Phương pháp chuyên gia.
5.3. Một số phương pháp dạy học tích cực.
5.3.1 – Trò chơi học tập.
5.3.2 - Hoạt động nhóm.
- 4 -
5.3.3 - Đóng vai.
5.3.4 – Vấn đáp.
5.3.5 – Phát hiện và giải quyết vấn đề.
5.3.6 – Quan sát
Nội Dung
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1. Mục tiêu của phân môn Tập đọc.
1.1.1. Mục tiêu chung.
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc, nghe, nói. Thông qua hệ
thống bài học theo chủ điểm và những câu hỏi tìm hiểu bài, phân môn Tập đọc cung
cấp cho học sinh hiểu biết về thiên nhiên, xã hội , con người cung cấp vốn từ, Tăng
cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết ban đầu về tác phẩm văn học ( Như
đề tài, cốt truyện, nhân vật, ...)
Và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
1.1.2.Mục tiêu phân môn Tập đọc lớp 4.
Cũng như các lớp dưới, phân môn Tập đọc lớp 4 bên cạnh việc thực hiện mục tiêu
chung còn thực hiện một số các mục tiêu:
1.1.2.1. Củng cố nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh:
Thông qua 62 bài tập đọc (SGK TV 4 – hai tập) thuộc các loại hình văn bản
nghệ thuật, báo chí, khoa học, trong đó có 54 bài văn xuôi, một vở kịch, 17 bài thơ,
phân môn Tập đọc lớp 4 tiếp tục củng cố, nâng cao kỹ năng đọc trơn, đọc thầm, đã
được phát triển từ các lớp dưới, đồng thời rèn luyện thêm về kĩ năng diễn cảm. Nâng
cao kĩ năng đọc hiểu văn bản cụ thể là:
+ Nhận biết đựợc đề tài, cấu trúc của bài.
+ Biết cách tóm tắt bài, làm quen với thao tác đọc lướt để nắm ý.
- 5 -
+ Phát hiện được giá trị của một số biện pháp nghệ thuật trong các văn bản văn
chương.
1.1.2.2. Mở rộng vốn hiểu biết, bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, nhân cách cho
học sinh.
Nội dung các bài Tập đọc trong sách Tiếng Việt 4 phản ánh một số vấn đề cơ
bản về đạo đức, phẩm cách, sở thích, thú vui lành mạnh... của con người thông qua
ngôn ngữ văn học, những hình tượng giàu chất thẩm mĩ và nhân văn do đó có tác dụng
sâu sắc giáo dục tư tưởng, tình cảm và trau rồi nhân cách cho học sinh. Hệ thống chủ
điểm của các bài Tập đọc vừa mang tính khái quát, vừa mang tính hình tượng, góp
phần cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội, con người trong
nước và trên thế giới. Qua các bài tập đọc, học sinh còn được cung cấp thêm về vốn từ
ngữ, vốn diễn đạt những hiểu biết về tác phẩm văn học, từ đó nâng cao trình độ văn
hoá nói chung và trình độ Tiếng Việt nói riêng.
1.1.2.3.Một số mục tiêu cụ thể của môn phân môn Tập đọc lớp 4
- Biết cách đọc các loại văn bản hành chính, khoa học, báo chí, văn học, phù
hợp với thể loại và nội dung văn bản, thể hiện đựoc tình cảm, thái độ của tác giả, giọng
điệu của nhân vật.
- Đọc thầm có có tốc độ nhanh hơn lớp 3.
- Biết cách xác định ý nghĩa, chia đoạn văn bản, nhận ra mối quan hệ giữa các
nhân vật, sự kiện, tình tiết trong bài, biết nhận xét về một số hình ảnh, nhân vật trong
các bài tập đọc có giá trị văn chương.
- Biết cách sử dụng từ điển học sinh, có thói quen ghi chép các thông tin đã học,
thuộc lòng một số bài văn, bài thơ.
1.2. Mục tiêu của việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm
1.2.1. Về kiến thức:
- Nắm được cách rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
- Có phương pháp rèn kĩ năng đọc diễn cảm.
1.2.2. Về kỹ năng:
- 6 -
- Thực hiện được việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm đúng nội dung và phương
pháp.
- Có kĩ năng đọc diễn cảm tốt, truyền tải đựơc nội dung và tình cảm của bài đọc.
1.2.3. Về thái độ.
- Có ý thức rèn kỹ năng đọc diễn cảm.
1.3. ý nghĩa của một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh
lớp 4.
Trong những năm qua, ngành giáo dục Thủ đô đã phát động và thu được những
kết quả tốt đẹp từ phong trào Đổi mới phương pháp dạy học. Những phương pháp dạy
học tích cực được giáo viên ứng dụng đem lại hiệu quả cao cho các giờ dạy và học.
Tìm hiểu, nghiên cứu một số biện pháp rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4
trường Tiểu học Nghĩa Đô là việc làm thể hiện sự đổi mới trong công tác giảng dạy
góp phần làm cho phong trào đổi mới phương pháp dạy học ngày càng rộng rãi thường
xuyên, có hiệu quả.
Làm tốt công tác rèn học sinh kỹ năng đọc diễn cảm nhằm nâng cao chất lượng
dạy và học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập đọc nói riêng, bồi dưỡng cho
học sinh khả năng cảm thụ văn học, yêu môn văn – môn học làm người.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn
2.1. Đặc điểm chung của trường Tiểu học Nghĩa Đô
Trường Tiểu học Nghĩa Đô chúng tôi là một trường nằm trong phường Nghĩa
Đô, trường có đội ngũ giáo viên 100% đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, luôn luôn
nhiệt tình và tìm tòi trong công tác giảng dạy.
Trong những năm gần đây với chủ trương chung về việc đổi mới phương pháp
dạy học, cán bộ giáo viên tiếp thu và vận dụng nhanh chóng đạt hiệu quả. Đặc biệt
trong việc tổ chức dạy học theo hướng “tiếp cận học sinh”, lấy học sinh làm trung tâm,
đã được mọi giáo viên nghiên cứu và tổ chức thực hiện trong giờ lên lớp, chính vì thế
kết quả dạy học ngày càng được nâng cao.
- 7 -
2.2.Tiến hành khảo sát chất lượng Lớp 4
2.2.1. Yêu cầu về đọc diễn cảm.
- Để đọc được một văn bản nghệ thuật yêu cầu bản thân người đọc trước tiên
phải đọc đúng( trôi chảy, lưu loát, phát âm đúng, ngắt nghỉ đúng), đọc hay (thể hiện
được ngữ điệu của từng câu, từngđoạn).
- Đọc diễn cảm yêu cầu người đọc thể hiện tình cảm, thái độ qua giọng phù hợp
với sự việc, hình ảnh, cảm xúc, tính cách nhân vật trong bài.
- Với học sinh lớp 4, yêu cầu bước đầu làm chủ được giọng đọc sao cho đúng
ngữ điệu, tốc độ, cao độ, trường độ và âm sắc nhằm diễn tả đúng nội dung đọc.
2.2.2. Kết quả khảo sát đầu tháng 9 năm 2007.
2.2.2.1. Đọc đúng:
Đa số học sinh lớp 3 lên lớp 4 của lớp có khả năng đọc đúng tốt. Tuy nhiên còn
một số học sinh phát âm còn chưa chính xác hai phụ âm đầu 1 – n hoặc nhầm lẫn giữa
dấu ngã và dấu sắc, đặc biệt là một số em phát âm còn sai.
2.2.2.2. Đọc hay:
Một số học sinh sau khi học xong lớp 3 đã có kỹ năng đọc hay tương đối tốt.
Đây là lực lượng nòng cốt trong việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm. Số học sinh đọc đúng
nhiều nhưng số học sinh đọc hay chưa nhiều và vẫn còn nhiều học sinh đọc chưa đúng.
2.2.3.3. Kết quả điều tra khảo sát đầu tháng 9.
Thông qua kiểm tra đọc, kết quả thu đựơc như sau:
Sĩ số HS đọc lẫn âm vần Hs đọc ngọng HS ngắt, nghỉ hơi tuỳ tiện
24 2 2 2
Qua thực tế, tôi nhận thấy chất lượng phân môn Tập đọc của khối lớp 3 tương
đối tốt, đây là tiền đề thuận lợi cho việc phát triển rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm ở
lớp 4.
Tuy nhiên, tình hình thực tế của mỗi lớp một khác nên việc rèn đọc diễn cảm ở
mỗi lớp không thể cứng nhắc giống nhau nên cần xác định mục tiêu cụ thể của từng
giai đoạn rèn đọc diễn cảm cho phù hợp.
- 8 -
Chương 3: Giải pháp
3.1. Đọc mẫu
Trong từng giai đoạn, việc làm mẫu có thể diễn ra lúc này hay lúc khác. song
theo tôi làm mẫu là một trong những biện pháp dạy học có tác dụng tốt cho học sinh
Tiểu học nói chung và cho học sinh lớp bốn nói riêng. Chúng ta ai cũng biết rằng:
“Trong giảng dạy Tập đọc, nếu giáo viên chỉ đọc mẫu thôi cũng đã dạy cho học sinh
được rất nhiều”. Quả đúng như vậy, muốn cho học sinh đọc tốt thì trước hết giáo viên
phải biết cách đọc đúng và đọc tốt, bởi vì họ là những người thầy đầu tiên đặt nền
móng và trang bị cho trẻ em ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá của lời nói.
Xét về tầm quan trọng đó, ngay từ khi còn học trường sư phạm tôI đã ý thức quan tâm
đến cách phát âm của mình, tự quan sát, tự đánh giá “xét nét” hơn đến cách nói , cách
đọc của mình để dạy học có hiệu quả. để sử dụng biện pháp này có hiệu quả trong
luyện đọc, tôI đã xác định rõ mục đích, tác dụng của việc đọc mẫu.
- Đọc toàn bài: Tôi thường tiến hành sau khi luyện đọc củng cố, trước khi tìm
hiểu bài và luyện đọc diễn cảm để vừa chốt lại hoạt động trước vừa định hướng tiếp
cho các hoạt động tiếp sau vì thế hiệu quả sư phạm sẽ cao hơn.
- Đọc câu, đoạn: thường nhằm để minh hoạ, hướng dẫn, gợi ý hoặc để “tạo tình
huống” giúp hs nhận xét giải thích, tự tìm ra cách đọc.
Ví dụ: Phát hiện cách đọc của thầy , cô đã ngừng , nghỉ (ngắt nhịp) ở chỗ nào,
nhấn giọng hay cao giọng, kéo dài giọng ở từ nào, Vì sao khi đọc câu thơ có dấu
chấm hỏi:
“Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ, nên thành tre ơi ?”
Trong bài thơ Tre Việt Nam ( Tiếng Việt 4- tập 1- trang 41), cô chỉ cần nhấn
giọng ở các từ “luỹ”, “thành” mà không cần đọc cao giọng ở tiếng cuối câu hỏi?
- 9 -
- Đọc từ, cụm từ: thường nhằm luyện sửa phát âm sai và rèn đọc đúng cho học
sinh, phân biệt cách đọc dễ lẫn (do đặc điểm phương ngữ) dẫn đến viết sai chính tả
khiến người khác hiểu sai nghĩa khi nghe đọc Do vậy, cũng như khi đọc ”câu, đoạn”
tôi thường đọc “từ, cụm từ” để hướng dẫn trong quá trình luyện đọc. Ví dụ trong bài
Thắng biển ( tiếng Việt lớp 4 – tập 2- trang 70) tôi thường hướng dẫn học sinh đọc
đúng các từ sau: lan rộng, nuốt tươi, vật lộn, giận dữ hoặc luyện đọc cụm từ: lên cơn
loạn óc, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm trong bài Khuất phục tên cướp biển.
3.2. Các biện pháp luyện đọc:
3.2.1. Đọc thành tiếng
3.2.1.1. Đọc đúng.
Việc củng cố kĩ năng đọc đúng cho học sinh là hết sức quan trong. để đọc diễn
cảm được, trước tiên học sinh phải đọc đúng. Củng cố kĩ năng đọc đúng cho học sinh
và hướng dẫn rèn đọc đúng cho số học sinh còn phát âm sai các phụ âm đầu 1 – n hoặc
nhầm lẫn giữa dấu ngã và dấu sắc ( như khảo sát thực trạng) là nhiệm vụ của mỗi giáo
viên phụ trách lớp cần xác định rõ.
- Đối với những học sinh còn phát âm sai các phụ âm đầu 1 – n hoặc nhầm
lẫn giữa dấu ngã và dấu sắc.
Những học sinh này đọc sai nên cũng thường viết sai. để sửa lỗi sai cho những
học sinh này cần:
+Xác định nguyên nhân sai:
Qua trao đổi cùng đồng nghiệp trong các buỏi sinh hoạt chuyên môn, tôi nhận
thấy nguyên nhân của hiện tượng phát âm sai này là do ảnh hưởng của tiếng địa
phương.
+ Cách sửa
Mặc dù các em đã được giáo viên các lớp 1,2,3 tận tình uốn nắn nhưng lên lớp 4
các em vẫn phát âm sai thì sửa phát âm cho những học sinh này là rất khó, đòi hỏi mỗi
giáo viên phải kiên trì, rèn cho các em không chỉ trong giờ tập đọc mà cần uốn nắn
ngay khi nghe các em đó phát âm sai, nhắc nhở nhẹ nhàng, hướng dẫn cách đặt lưỡi,
- 10 -
cách phát âm chuẩn, tránh chế giễu để các em mặc cảm. thấy học sinh tiến bộ phải
động viên kịp thời.
- Đối với những học sinh sai ở lỗi ngắt nhịp.
Những học sinh này phát âm không sai nhưng ngắt nhịp tuỳ tiện nên kết quả đọc
lên nghe sai ý nghĩa.
- Nguyên nhân:
+ Thói quen đọc nhát gừng: ngắt nhịp tuỳ tiện sau khi đọc một vài từ ngữ.
+ Nắm chưa chắc cấu tạo của từ, câu.
- Cách sửa:
+ Yêu cầu các học sinh này luyện đọc nhiều, nếu cần giáo viên chủ nhiệm hoặc
cán sự bộ môn sẽ ngắt nhịp mẫu để học sinh đó luyện đọc theo.
+ Củng cố kiến thức môn luyện từ và câu để các em học sinh đó nắm được cấu
tạo của từ, của câu. Hướng dẫn cách ngắt nhịp lôgic để học sinh nắm được cách ngắt
nhịp cơ bản.
Ví dụ: Em Nguyễn Văn Quân còn mắc lỗi đọc nhát gừng nên khi đọc câu: “Mọi
người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm.” em đã ngắt giọng như sau: “ Mọi người
đều sững/ sờ vì lời thú tội của Chôm.”
+ Cách sửa:
- Cho học sinh nhận xét để phát hiện ra lỗi sai của em Văn Quân.
- Yêu cầu học sinh phát hiện ra lỗi sai đó giải thích vì sao sai? ( Sững sờ là một
từ nên khi đọc không được tách đôi). Để em Văn Quân hiểu rõ hơn, cần giúp em nhận
thấy:
- “Sững sờ” là một từ láy thể hiện trạng thái quá bất ngờ xen lẫn lo lắng của mọi
người khi nghe Chôm tâu với vua nên khi đọc phải đọc liền hai tiếng và nhấn giọng
vào từ này để thể hiện ý đồ của tác giả.
- Nếu tách riêng sững / sờ thì cả hai tiếng này đều không mang nét nghĩa chung.
- Yêu cầu em Văn Quân đọc lại câu văn cho đúng nhịp:“ Mọi người đều sững
sờ / vì lời thú tội của Chôm.”Sau nhiều lần kiên trì sửa, em Văn Quân đã có nhiều tiến
bộ, bỏ dần thói quen đọc, nói nhát gừng và tự tin hơn mỗi khi đọc bài.