Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giáo dục được khẳng định trong Nghị quyết Trung Ương II: “ đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và bồi dưỡng, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Cùng với các bộ môn khác, môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần tích cực vào giáo dục con người trong công cuộc đổi mới: “ Bởi vì tri thức lịch sử là một yếu tố của nền văn hoá chung của loài người và không thể coi giáo dục con người hoàn thành đầy đủ nếu không trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về lịch sử ”
Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THCS nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người và dân tộc, trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, không thể trực tiếp tri giác được các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí ngiệm. Chính vì vậy, việc tái tạo lịch sử bằng cách tạo biểu tượng đúng đắn, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa là nguyên tắc vừa là một số biện pháp trong việc dạy học lịch sử ở trường THCS giúp cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú với môn học.
Hiện nay tình trạng học sinh nắm kiến thức về địa danh, không gian xảy ra sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, tình trạng nhầm lẫn giữa các địa danh diễn ra phổ biến. Giáo viên ít chú ý đến việc tạo biểu tượng không gian, cung cấp cho học sinh kiến thức về địa danh mà chỉ chú ý trình bày về diễn biến, kết quả của sự kiện. Đó cũng chính là một nguyên nhân khiến cho chất lượng hiệu quả của bài học lịch sử chưa tốt, học sinh ít hứng thú với bài học lịch sử.
Để góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó có biện pháp sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian cho học sinh trong dạy học lịch sử là điều cần thiết.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945( Lớp 9- THCS)”. Với mong muốn tìm hiểu hệ thống hơn về vai trò của biện pháp sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian cho học sinh, từ đó tích luỹ thêm kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề.
Vấn đề sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử không còn là vấn đề mới đối với khoa học giáo dục và được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
N. G. Đairi trong cuốn “ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, đã khẳng định “ Tính cụ thể, tính hình ảnh là những sự kiện có giá trị lớn lao, chúng cho phép hình dung lại quá khứ chỉ bằng những chi tiết cụ thể, dễ nhìn mới giúp học sinh hình thành ở học sinh niềm tin vững chắc”.
Trong cuốn “ Một số vấn đề địa danh học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Âu đã đề cập đến một số quan niệm về địa danh, về mặt không gian địa lý tự nhiên và xã hội. Cuốn sách viết nhằm phục vụ cho nghiên cứu địa danh cho nên có thể làm nguồn tư liệu tham khảo giúp tìm hiểu quan niệm về địa danh, địa điểm xảy ra các sự kiện lịch sử một cách khoa học.
Trong giáo trình “ Phương pháp dạy học lịch sử” của GS Phan Ngọc Liên chủ biên xuất bản năm 2003. Sách đã nêu khái quát về các biểu tượng, phân loại các biểu tượng và các biện pháp để tạo biểu tượng lịch sử, nhằm góp phần nâng cao nhận thức lí luận của bộ môn, định hướng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, ở trường THCS.
Trong cuốn “ Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” do GS.TS Nguyễn Thị Côi chủ biên đã trình bày khá chi tiết về kỹ năng xây dựng và sử dụng bản đồ, cách dạy học sinh đọc bản đồ như thế nào
Như vậy, vấn đề sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng trong dạy học lịch sử đã được đề cập đến nhiều trong các công trình nghiên cứu. Song đó chỉ là những bài viết, bài nghiên cứu, phản ánh ở một khía cạnh nào đó, ở một mức độ nhất định của vấn đề, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nhất là việc sử dung kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian khi dạy phần lịch sử Việt Nam, từ năm 1930 đến năm 1945
( Lớp 9- THCS).
42 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (học sinh lớp 9), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Trang
A. Phần mở đầu................................................................................
1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................
4. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu......................................................
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu....................
6. Ý nghĩa của đề tài.........................................................................
7. Cấu trúc của bài tập nghiệp vụ sư phạm........................................
B. Phần nội dung..............................................................................
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hìnhđể tạo biểu tượng cho học sinh trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS......................................................................................
1.1. Cơ sở lý luận................................................................................
1.1.1. Cơ sở xuất phát.........................................................................
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng. ...............
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tượng không gian nói riêng trong dạy học lịch sử..........................................................................
1.1.4. Quan niệm về địa danh lịch sử và mối quan hệ giữa địa danh và biểu tượng không gian...................................................................
1.2. Thực tiễn của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung, tạo biểu tượng không gian nói riêng ở trường THCS..............
1.2.1. Đối với giáo viên.......................................................................
1.2.2. Đối với học sinh.......................................................................
Chương II: Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945( Lớp 9- THCS).
2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản. ...............................................
2.1.1. Vị trí .........................................................................................
2.1.2. Mục tiêu....................................................................................
2.1.3. Nội dung kiến thức cơ bản của chương trình……………….
2.2. Những kênh hình trong sách giáo khoa cần khai thác để tạo biểu tượng không gian cho học sinh...................................................
2.2.1. Bảng thống kê kênh hình cần khai thác…………………….
2.2.2. Nội dung kênh hình trong sách giáo khoa………………….
2.3. Những địa danh lịch sử cần sử dụng để tạo biểu tượng ……..
2.3.1. Bảng thống kê các địa danh lịch sử cần sử dụng…………..
2.3.2. Những địa danh lịch sử cần sử dụng ………………………
2.4. Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử nhằm tạo biểu tượng không gian.........................................................
2.4.1. Sử dụng lược đồ kết hợp với tường thuật, miêu tả xen kẽ với đàm thoại để tạo biểu tượng về không gian......................................
2.4.2. Sử dụng tranh ảnh lịch sử kết hợp với miêu tả khái quát và trao đổi đàm thoại nhằm tạo biểu tượng về không gian cho học sinh
2.4.3. Sử dụng tài liệu tham khảo đặc biệt là tài liệu về địa danh nhằm tạo biểu tượng về không gian trong dạy học lịch sử.................
2.4.4. Kết hợp việc sử dụng kênh hình với với hệ thống câu hỏi nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử..................
2.4.5. Sử dụng bài tập về nhà để củng cố biểu tượng không gian cho học sinh.............................................................................................
2.5. Thực nghiệm sư phạm.................................................................
2.5.1. Mục đích thực nghiệm. ...........................................................
2.5.2. Nội dung thực nghiệm .........................................................
2.5.3. Phương pháp thực nghiệm......................................................
2.5.4. Kết quả thực nghiệm................................................................
Phần kết luận....................................................................................
Tài liệu tham khảo...........................................................................
3
4
5
5
6
7
7
8
8
8
8
8
9
9
9
19
20
24
24
24
24
25
26
26
28
28
28
28
30
30
31
32
33
35
36
36
39
41
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp giáo dục được khẳng định trong Nghị quyết Trung Ương II: “ đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và bồi dưỡng, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Cùng với các bộ môn khác, môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình đã góp phần tích cực vào giáo dục con người trong công cuộc đổi mới: “ Bởi vì tri thức lịch sử là một yếu tố của nền văn hoá chung của loài người và không thể coi giáo dục con người hoàn thành đầy đủ nếu không trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về lịch sử…”
Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THCS nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người và dân tộc, trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, không thể trực tiếp tri giác được các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí ngiệm. Chính vì vậy, việc tái tạo lịch sử bằng cách tạo biểu tượng đúng đắn, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa là nguyên tắc vừa là một số biện pháp trong việc dạy học lịch sử ở trường THCS giúp cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú với môn học.
Hiện nay tình trạng học sinh nắm kiến thức về địa danh, không gian xảy ra sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, tình trạng nhầm lẫn giữa các địa danh diễn ra phổ biến. Giáo viên ít chú ý đến việc tạo biểu tượng không gian, cung cấp cho học sinh kiến thức về địa danh mà chỉ chú ý trình bày về diễn biến, kết quả của sự kiện. Đó cũng chính là một nguyên nhân khiến cho chất lượng hiệu quả của bài học lịch sử chưa tốt, học sinh ít hứng thú với bài học lịch sử.
Để góp phần nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, cần sử dụng nhiều phương pháp dạy học, trong đó có biện pháp sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian cho học sinh trong dạy học lịch sử là điều cần thiết.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945( Lớp 9- THCS)”. Với mong muốn tìm hiểu hệ thống hơn về vai trò của biện pháp sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian cho học sinh, từ đó tích luỹ thêm kinh nghiệm cho quá trình giảng dạy sau này.
2. Lịch sử vấn đề.
Vấn đề sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử không còn là vấn đề mới đối với khoa học giáo dục và được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu.
N. G. Đairi trong cuốn “ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, đã khẳng định “ Tính cụ thể, tính hình ảnh là những sự kiện có giá trị lớn lao, chúng cho phép hình dung lại quá khứ chỉ bằng những chi tiết cụ thể, dễ nhìn mới giúp học sinh hình thành ở học sinh niềm tin vững chắc”.
Trong cuốn “ Một số vấn đề địa danh học Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Âu đã đề cập đến một số quan niệm về địa danh, về mặt không gian địa lý tự nhiên và xã hội. Cuốn sách viết nhằm phục vụ cho nghiên cứu địa danh cho nên có thể làm nguồn tư liệu tham khảo giúp tìm hiểu quan niệm về địa danh, địa điểm xảy ra các sự kiện lịch sử một cách khoa học.
Trong giáo trình “ Phương pháp dạy học lịch sử” của GS Phan Ngọc Liên chủ biên xuất bản năm 2003. Sách đã nêu khái quát về các biểu tượng, phân loại các biểu tượng và các biện pháp để tạo biểu tượng lịch sử, nhằm góp phần nâng cao nhận thức lí luận của bộ môn, định hướng nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên, ở trường THCS.
Trong cuốn “ Rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” do GS.TS Nguyễn Thị Côi chủ biên đã trình bày khá chi tiết về kỹ năng xây dựng và sử dụng bản đồ, cách dạy học sinh đọc bản đồ như thế nào…
Như vậy, vấn đề sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng trong dạy học lịch sử đã được đề cập đến nhiều trong các công trình nghiên cứu. Song đó chỉ là những bài viết, bài nghiên cứu, phản ánh ở một khía cạnh nào đó, ở một mức độ nhất định của vấn đề, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống nhất là việc sử dung kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian khi dạy phần lịch sử Việt Nam, từ năm 1930 đến năm 1945
( Lớp 9- THCS).
3. Đối tượng và và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng
Tên của đề tài đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu là “ Quá trình khai thác và sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử cho học sinh THCS”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài tập nghiệp vụ sư phạm đi sâu xác định các biện pháp sư phạm giúp học sinh có biểu tượng không gian, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử thông qua dạy phần Lịch sử Việt Nam từ 1930 đến 1945( Lớp 9-THCS).
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích:
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử, chúng tôi tìm hiểu kiến thức Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945, đề xuất các nguyên tắc và biện pháp sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian cho học sinh trong dạy học lịch sử.
4.2. Nhiệm vụ:
Từ mục đích trên, đề tài phải giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu lý luận của việc sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng nói chung, biểu tượng không gian nói riêng trong dạy học lịch sử ở trường THCS, phương pháp dạy học ở trường THCS, phương pháp dạy học lịch sử và sách giáo khoa lịch sử.
- Tiến hành điều tra thực tiễn việc khai thác và sử dụng kiến thức địa danh trong dạy học lịch sử ở trường THCS.
- Tìm hiểu chương trình Lịch sử Việt Nam ở lớp 9 (giai đoạn 1930- 1945) - THCS, để xác định những địa danh lịch sử cần khai thác và tạo biểu tượng không gian cho học sinh trong dạy học lịch sử.
- Đề xuất các nguyên tắc và biện pháp sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian cho học sinh trong phần lịch sử Việt Nam giai đoạn từ 1930 đến năm 1945.
- Thực nghiệm sư phạm tiết 23- bài- 19: “Phong trào Cách mạng trong những năm 1930- 1945”, để kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài.
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở lý luận của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện tài liệu của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục và đào tạo.
Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu lý luận về tâm lý, giáo dục, phương pháp dạy học lịch sử của các nhà giáo dục và giáo dục lịch sử khác có liên quan đến nội dung đề tài.
- Nghiên cứu lý thuyết:
Nghiên cứu các tác phẩm của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh và của Đảng ta, giáo dục và giáo dục lịch sử.
Nghiên cứu các công trình của các nhà khoa học giáo dục, giáo dục lịch sử viết về phương pháp sử dụng kênh hình, sử dụng SGK và các tài liệu lịch sử có liên quan đến đề tài.
Nghiên cứu nội dung chương trình lịch sử Việt Nam lớp 9, từ 1930 đến 1945.
- Điều tra thực tế: Qua giảng dạy thực tế ở trường THCS Minh Hà( Canh Nậu)- Thạch Thất- Hà Nội.
- Thực nghiệm sư phạm:Tiến hành thực nghiệm sư phạm, qua một bài dạy lịch sử và khảo sát cụ thể.
6. Ý nghĩa của đề tài:
- Về mặt lý luận: Nghiên cứu đề tài này góp phần nâng cao trình độ nhận thức của bản thân về lý luận dạy học môn lịch sử nói chung, đặc biệt việc sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng không gian trong dạy học lịch sử nói riêng.
- Về mặt thực tiễn: Qua đè tài này, giúp bản thân nâng cao trình độ hiểu biết về phương pháp sử dụng kênh hình nhằm tạo biểu tượng về không gian trong dạy học lịch sử.
7. Cấu trúc của bài tập
Ngoài phần mở đầu, kết luận, thực nghiệm, phụ lục thì nội dung bài tập nghiệp vụ sư phạm gồm có 2 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng lịch sử ở trường THCS.
Chương II: Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong SGK để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945( lớp 9- THCS).
B.PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG KÊNH HÌNH ĐỂ TẠO BIỂU TƯỢNG CHO HỌC SINH TRONG DẠY LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Cơ sở xuất phát
1.1.1.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THCS
Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường THCS là phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa học để trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức và bồi dưỡng khả năng nhận thức, tư duy cho học sinh, với các nhiệm vụ: Giáo dưỡng; Giáo dục; Phát triển năng lực … Để đạt được điều đó, phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS phải đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, đem lại hứng thú học tập cho các em. Một trong những biện pháp để thực hiện đổi mới cách dạy học theo hướng trên là sử dụng kênh hình trong SGK để tạo biểu tượng không gian cho học sinh.
1.1.1.2. Đặc trưng bộ môn
Lịch sử mang tính quá khứ, bao gồm những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra, nó tuân thủ theo tiến trình thời gian. Chúng ta phải tiếp nhận lịch sử một cách gián tiếp thông qua các tài liệu được lưu lại.
Lịch sử mang tính không lặp lại về không gian và thời gian. Mỗi sự kiện lịch sử chỉ xảy ra trong một không gian và thời gian nhất định và chỉ xảy ra một lần duy nhất.
Lịch sử có tính cụ thể, là khoa học nghiên cứu tiến trình lịch sử cụ thể các nước, các dân tộc khác nhau và quy luật của nó, nên khi trình bày các sự kiện lịch sử rất cần phải cụ thể, sinh động.
Khoa học lịch sử mang tính hệ thống, với nội dung tri thức lịch sử rất phong phú, đề cập đến mọi lĩnh vực của đời sống loài người, tạo nên tính đa dạng, phong phú và có tính thống nhất.
Như vậy, qua tìm hiểu đặc trưng bộ môn Lịch sử đặc biệt là tính không lặp lại, đòi hỏi mỗi người giáo viên trong quá trình giảng dạy lịch sử phải tạo biểu tượng sinh động, hấp dẫn nhằm tái hiện lại quá khứ lịch sử. Một trong những biện pháp đó là việc sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng không gian. Với biện pháp này giáo viên sẽ giúp học sinh nắm chắc, hiểu sâu kiến thức là cơ sở để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử.
1.1.1.3. Đặc điểm nhận thức của học sinh THCS
Quá trình nhận thức của học sinh THCS cũng tuân theo quá trình nhận thức của loài người nói chung bao giờ cũng đi từ hình ảnh cụ thể, trực tiếp, từ đơn giản đến khái quát. Tuy vậy, quá trình nhận thức của học sinh nói cung và nhận thức lịch sử nói riêng có những điểm khác so với qua trình nhận thức của loài người. Nhận thức lịch sử của học sinh đi từ cơ sở ban đầu là nắm vững các sự kiện lịch sử. Nhưng do đặc trưng của lịch sử có tính không lặp lại, không thí nghiệm được, học sinh không thể quan sát trực tiếp sự kiện hiện tượng lịch sử được, chính vì thế học sinh dễ rơi vào tình trạng “ hiện đại hoá lịch sử”. Để khá phục điều này, giáo viên cần tạo cho học sinh biểu tượng chân thực về quá khứ thông qua việc sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học lịch sử, trong đó có phương pháp sử dụng kênh hình trong SGK lịch sử.
1.1.2. Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và tạo biểu tượng không gian nói riêng.
1.1.2.1. Vai trò
Do đặc trưng của bộ môn, nên việc sử dụng kênh hình có vai trò to lớn. Đối với các môn tự nhiên, kênh hình giúp học sinh tái hiện sự việc diễn ra một cách dễ dàng bằng các hoạt động thí nghiệm. Nhưng với sự kiện lịch sử chỉ xảy ra một lần trong quá khứ và không lặp lại. Vì vậy, việc tái hiện sự kiện lịch sử xảy ra trong qua khứ một cách chính xác là rất khó khăn, chúng ta chỉ có thể giúp học sinh hiểu được chúng thông qua bài giảng có hệ thống kênh hình phong phú, từ đó tạo biểu tượng, hình thành khái niệm và sẽ giúp học sinh rút ra được quy luật và bài học lịch sử.
1.1.2.2. Ý nghĩa của việc sử dụng kênh hình trong dạy học lịch sử nói chung và trong tạo biểu tượng không gian nói riêng
Kênh hình trong SGK là một bộ phận quan trọng của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Khác với trước đây kênh hình chủ yếu được trình bày trong SGK với vai trò để minh hoạ cho nội dung kiến thức trong kênh chữ. Kênh hình trong SGK mới được xây dựng và biên soạn được trình bày với tư cách là nguồn cung cấp thông tin độc lập cho học sinh vừa là phương tiện để minh hoạ, cụ thể hoá nội dung kiến thức có trong kênh chữ. Nó cùng có nhiệm vụ chung trong việc cung cấp kiến thức cho học sinh, giúp các em hiểu rõ các sự kiện, hiện tượng lịch sử, tiến tới hình thành khái niệm và góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức cũng như phát triển toàn diện học sinh, cụ thể:
-Về giáo dưỡng: Kênh hình trong SGK là phương tiện trực quan quan trọng trong dạy học lịch sử. Sử dụng kênh hình trong SGK có ý nghĩa rất lớn về mặt bồi dưỡng nhận thức cho học sinh. Giúp học sinh nhận thức đầy đủ cụ thể về địa điểm nơi xảy ra sự kiện lịch sử, thấy được vị trí địa lý có vai trò tác động lớn tới diễn biến, kết quả trận đánh, mối quan hệ giữa tự nhiên xã hội và con người, hình thành biểu tượng lịch sử đặc biệt là biểu tượng không gian với hệ thống kênh hình với các loại đồ dùng trực quan: sơ đồ, lược đồ, niên biểu, tranh ảnh lịch sử… Qua việc sử dụng kênh hình cũng giúp học sinh nhận thức một cách cụ thể, chính xác về sự kiện, hiện tượng lịch sử không nhầm lẫn giữa sự kiện này với các sự kiện khác.
Kênh hình còn là chỗ dựa để học sinh hiểu sâu sắc hơn bản chất sự kiện lịch sử, là phương tiện để hình thành khái niệm, rút ra quy luật bài học lịch sử. Nội dung của các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm của học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu.
- Về giáo dục: Dạy học lịch sử có ưu thế đặc biệt trong giáo dục tư tưởng, đạo đức, hình thành nhân cách học sinh, các “kênh hình” đồ dùng trực quan còn giúp các em có tư tưởng, tình cảm đúng đắn về sự kiện, hiện tượng lịch sử.Với việc tạo biểu tượng không gian, học sinh sẽ thấy được vai trò, vị trí, ý nghĩa của mỗi vùng đất, con sông hay ngọn núi, giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử cho học sinh.
- Về phát triển: Kênh hình có tác dụng to lớn trong việc phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ và rèn lyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nhìn vào kênh hình giúp các em phán đoán hình dung quá khứ lịch sử, dần hình thành biểu tượng lịch sử, diễn đạt bằng lời nói những cảm nhận của mình về bức tranh lịch sử đã qua. Chính vì vậy việc sử dụng kênh hình sẽ góp phần rèn luyện khả năng diễn đạt ngôn ngữ cho học sinh, giúp các em biết phân tích các sự kiện lịch sử, so sánh khái quát để rút ra kết luận.
Việc sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và kênh hình SGK nói riêng có ý nghĩa rất lớn đối với nhận thức lịch sử, giáo dục và phát triển toàn diện học sinh. Song kênh hình chỉ tạo nên sự hứng thú, tích cực cho học sinh nếu chúng được tri giác trong tình huống có vấn đề là được khai thác, sử dụng đúng phương pháp. Có như vậy đồ dùng trực quan mới trở thành “ Người dẫn đường”, là “Cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại.
1.1.2.3. Phân loại kênh hình trong sách giáo khoa để dạy học Lịch sử
Các loại kênh hình trong SGK lịch sử bao gồm tranh ảnh và đồ dùng trực quan quy ước. Cụ thể:
a. Tranh ảnh lịch sử
Tranh ảnh lịch sử có giá trị như một nguồn tư liệu lịch sử. Nó có khả năng khôi phục lại hình ảnh của con người, đồ vật, biến cố, hiện tượng lịch sử một cách cụ thể, s