Xu thế hội nhập và giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Hiện nay, ở nhiều nước, du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Ở Việt Nam, sau 20 năm Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên, nhu cầu vui chơi giải trí, trong đó có du lịch cũng phát triển không ngừng. Người Việt Nam không chỉ đi du lịch trong nước mà còn có nhu cầu du lịch nước ngoài, trong đó có thị trường du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đưa người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc đang còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết như: tổ chức chuyến đi, hướng đẫn viên, thủ tục xuất - nhập cảnh, hoạt động marketing thu hút khách…Trong thời gian thực tập ở Hanoi Red Tour em đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc tại Trung tâm lữ hành quốc tế Hanoi Red Tour” để làm khoá luận tốt nghiệp. Hy vọng khóa luận sẽ góp một phần nhỏ vào giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu qủa hoạt động thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung quốc của Hanoi Red Tour.
57 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2370 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thu hút người Việt Nam đi du lịch trung quốc tại trung tâm lữ hành quốc tế hà nội- Hanoi Red Tour, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THU HÚT NGƯỜI VIỆT NAM ĐI DU LỊCH TRUNG QUỐC TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH QUỐC TẾ HÀ NỘI-HANOI RED TOUR
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH DU LỊCH
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 3
Lí do chọn đề tài
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu của đề tài
Chương I: Thị trường du lịch Trung Quốc đối với người Việt Nam 5
Điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc 5
Vị trí địa lí, khí hậu, điều kiện giao thông thuận lợi và sự tương
đồng về văn hoá của hai dân tộc 5
Quan hệ hợp tác về du lịch của hai nước 7
Tài nguyên du lịch của Trung Quốc có sức hấp dẫn đối với người
Việt Nam. 10
Nhu cầu đi du lịch Trung quốc của người Việt Nam 15
Điều kiện đi du lịch của người Việt Nam 15
Đối tượng đi du lịch Trung quốc 17
Loại hình du lịch phù hợp với người Việt Nam 17
Các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn nhất đối với người Việt Nam 19
Chương II: Thực trạng hoạt động thu hút người Việt Nam đi du lịch
Trung Quốc 22
2.1 Giới thiệu về Hanoi Red Tour 22
2.1.1 Lịch sử hình thành 22
2.1.2 Bộ máy tổ chức 22
2.1.3 Các lĩnh vực kinh doanh 26
2.2 Kết quả hoạt động thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của
Hanoi Red Tour 26
2.2.1 Số lượng và cơ cấu người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc 26
2.2.2 Hiệu quả kinh tế 29
2.3 Chất lượng sản phẩm du lịch Trung Quốc thông qua Hanoi Red Tour 31
2.4 Các giải pháp thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc 33
2.4.1 Quan hệ với các nhà cung ứng dịch vụ du lịch 33
2.4.2 Các giải pháp cụ thể thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc 34
2.4.3 Vai trò của đội ngũ nhân viên bán tour và hướng dẫn viên du lịch 39
2.5 Đánh giá chung 40
2.5.1 Những thành quả đạt được 40
2.5.2 Những mặt còn hạn chế, yếu kém 42
Chương III: Một số giải pháp thu hút người Việt Nam đi du lịch
Trung quốc 44
3.1 Thị trường du lịch Trung Quốc đối với người Việt Nam trong tương lai 44
3.1.1 Chủ trương phát triển du lịch của Trung Quốc 44
3.1.2 Sự phát triển cầu của người Việt Nam về thị trường du lịch
Trung Quốc 46
3.2 Mục tiêu thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Hanoi
Red Tour 48
3.3 Đề xuất giải pháp 48
3.4 Kiến nghị để những giải pháp nêu ra được thuực hiện 50
3.4.1 Đối với cơ quan quản lí nhà nước về du lịch 50
3.4.2 Đối với Hanoi Red Tour 52
KẾT LUẬN
PHẦN MỞ ĐẦU
- Lí do chọn đề tài:
Xu thế hội nhập và giao lưu văn hoá giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển. Hiện nay, ở nhiều nước, du lịch được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.
Ở Việt Nam, sau 20 năm Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được tăng lên, nhu cầu vui chơi giải trí, trong đó có du lịch cũng phát triển không ngừng. Người Việt Nam không chỉ đi du lịch trong nước mà còn có nhu cầu du lịch nước ngoài, trong đó có thị trường du lịch Trung Quốc. Tuy nhiên, việc đưa người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc đang còn rất nhiều vấn đề cần giải quyết như: tổ chức chuyến đi, hướng đẫn viên, thủ tục xuất - nhập cảnh, hoạt động marketing thu hút khách…Trong thời gian thực tập ở Hanoi Red Tour em đã lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc tại Trung tâm lữ hành quốc tế Hanoi Red Tour” để làm khoá luận tốt nghiệp. Hy vọng khóa luận sẽ góp một phần nhỏ vào giải quyết những vấn đề còn tồn tại, nâng cao hiệu qủa hoạt động thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung quốc của Hanoi Red Tour.
- Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
+ Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu hoạt động marketing nói chung và đặc biệt là hoạt động thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Hanoi Red Tour và đề xuất một số giải pháp nhằm năng cao chất lượng chuyến đi và thu hút ngày càng nhiều người Việt nam đi du lịch Trung Quốc hơn.
+ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng quan về lĩnh vực du lịch outbound của Hanoi Red Tour. Trong đó, chú trọng nghiên cứu hoạt động marketing thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc của Trung tâm.
Nghiên cứu tổng quan về du lịch Trung Quốc, các tuyến, điểm du lịch hấp dẫn nhất đối vơí người Việt Nam.
Nghiên cứu về mối quan hệ hợp tác giữa Hanoi Red Tour với các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch của Trung Quốc theo hướng nâng cao chất lượng chuyến đi du lịch.
+ Thời gian nghiên cứu: 2002- 2006
- Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận sử dụng phương pháp thu thập và phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, phân tích hệ thống và phương pháp điều tra xã hội học.
- Kết cấu của đề tàì:
Khoá luận được kêt cấu thành 3 chương:
Chương I: Thị trường du lịch Trung Quốc đối với người Việt Nam
Chương II: Thực trạng hoạt động thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc tại Hanoi Red Tour
Chương III: Một số giải pháp thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc tại Hanoi Red Tour.
CHƯƠNG I: THỊ TRƯỜNG DU LỊCH TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI NGƯỜI VIỆT NAM
1.1 Điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc
1.1.1 Vị trí địa lí, khí hậu, giao thông thuận lợi và sự tương đồng về văn hoá của hai dân tộc.
- Vị trí địa lí:
Nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Trung Hoa nằm trong khu vực Đông Á, bên bờ tây Thái Bình Dương. Với diện tích 9,6 triệu km2, Trung Quốc có 20.000 km biên giới trên đất liền và khoảng 18.000km đường bờ biển. Trung Quốc nằm liền kề phía Bắc Việt Nam. Chính vị trí địa lí trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch của hai nước phát triển.
- Khí hậu:
Do vị trí đặc biệt với diện tích rộng lớn nên khí hậu của Trung Quốc rất đa dạng và có sự khác biệt lớn giữa các vùng, miền. Nếu như du khách thấy cái đẹp của tuyết mùa đông ở phương Bắc thì ở phía Nam, du khách lại cảm nhận được khí hậu mát mẻ của mùa xuân và khí hậu ấm áp trên những hòn đảo phía Nam Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung khí hậu của Trung Quốc cũng chia làm 4 mùa mỗi năm như ở Việt Nam. Do vậy, du khách Việt Nam snag Trung Quốc sẽ không phải chịu khí hậu quá khác biệt. Và với đặc điểm khi hậu như trên, hoạt động du lịch của Trung Quốc ít chịu ảnh hưởng của tính mùa vụ.
- Điều kiện giao thông:
Trung Quốc và Việt Nam có vị trí liền kề nhau với đặc điểm núi liền núi, sông liền sông và đường bờ biển nối tiếp nhau. Do vậy, việc giao thông qua lại giữa hai nước bằng cả đường hàng không, đường thuỷ, đường bộ và đường sắt đều thuận lợi.
Du khách Việt Nam có thể dễ dàng sang du lịch Trung Quốc bằng đường hàng không từ các sân bay lớn như Nội Bài, Tân Sơn Nhất…để tiết kiệm thời gian và tránh mệt mỏi. Từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều có các tuyến bay đến một số thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Hồng Kông, Ma Cao…Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Hanoi Red Tour tổ chức các tour du lịch bằng đường hàng không cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc từ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, du lịch bằng đường bộ sang Trung Quốc cũng rất thuận lợi và được ưa chuộng bởi du khách có thể tiết kiệm được chi phí. Từ Việt Nam, du khách có thể dễ dàng sang Trung Quốc qua các cửa khẩu: Móng Cái, Hữu Nghị Quan, Hà Khẩu, Cốc Lếu. Với sự mở rộng, nối liền tuyến đường cao tốc Việt - Trung và tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh đã tạo điều kiện cho việc qua lại giữa hai nước thuận lợi hơn. Do vậy, Hanoi Red Tour cũng đã khai thác và tổ chức nhiều tour bằng đường bộ sang Trung Quốc. Ngoài ra, từ khi Hải Phòng, Quảng Ninh ký thoả thuận khai thông tuyến du lịch đường biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch đường biển phát triển.
- Sự tương đồng về văn hoá của hai dân tộc:
Trung Quốc đã có một thời gian dài đô hộ Việt Nam( Nghìn năm Bắc Thuộc ). Do vậy, văn hoá Trung Quốc cũng tác động và gây ảnh hưởng không ít đến văn hoá Việt Nam. Sau đó, cả hai quốc gia đều đi theo chế độ phong kiến kéo dài hàng nghìn năm và hiện nay đều đi theo con đường xây dựng XHCN. Do vậy, về mặt văn hoá - xã hội của hai dân tộc nói chung có nhiều nét tương đồng.
Văn hoá trong sinh hoạt của hai dân tộc gần gũi nhau và đều mang đậm bản sắc văn hoá Phương Đông.
Văn hoá trong ứng xử, trong quan hệ xã hội của cả hai dân tộc cũng co nhiều nét tương đồng nhau. Ngày nay, số lượng người Hoa kiều, Việt kiều ngày càng gia tăng. Do vậy, tạo điều kiện phát triển loại hình du lịch kết hợp thăm thân.
Văn hoá trong ăn uống: món ăn của người Việt Nam hình thành từ món ăn của người Trung Quốc. Do vậy, người Việt Nam có mong muốn khai phá món ăn Trung Quốc.
Chính sự tương đồng về văn hoá đã góp phần không nhỏ giúp hoạt động tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc được thuận lợi.
1.1.2 Quan hệ hợp tác về du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc
Từ năm 1986, Đảng và nhà nước ta chủ trương mở cửa, mở rộng giao lưu hợp tác với bên ngoài. Từ đó, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam cũng được củng cố và bước sang một giai đoạn mới. Điều này được đúc kết trong mười sáu chữ vàng sau:
“Láng giềng hữu nghị- hợp tác toàn diện- ổn định lâu dài- hướng tới tương lai”
Cũng từ đó, quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực được củng cố và ngày càng phát triển hoàn thiện hơn. Trong lĩnh vuực du lịch, bên cạnh những yếu tố như tài nguyên du lịch đa dạng phong phú, sự quản lí ngành rất chặt chẽ và thống nhất, một triển vọng rất lớn về sự phát triển du lịch giữa hai nước còn là sự hợp tác song phương khá thuận lợi cho cả hai bên:
Ngày 8/4/11994, hai nước đã ký hiệp định hợp tác về du lịch lần thứ nhất. Nội dung của hiệp định này được thâu tóm trong những vấn đề chính sau: khuyến khích phát triển và hợp tác du lịch giưã hai nước, ủng hộ các doanh nghiệp du lịch hai nước thiết lập và phát triển quan hệ nghiệp vụ; Hai bên cùng tiến hành khuyến khích các doanh nghiệp du lịch hợp tác về du lịch theo luật đầu tư của mỗi nước; Hai bên cùng ủng hộ các công tu du lịch tổ chứ khách du lịch nước mình và khách du lịch nước thứ ba đi du lịch tại nước kia. Cho đến nay, hầu hết các nội dung của hiệp định đều được triển khai. Nhiều địa phương của hai nước đã ký các văn bản hợp tác song phương trong lĩnh vực du lịch như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh ký với Quảng Tây để trao đối khách. Hải Phòng, Quảng Ninh ký thoả thuận khai thông tuyến du lịhc đường biển Bắc Hải- Hạ Long- Hải Phòng.
Tiếp theo, tháng 2/1998, đoàn đại biểu du lịch Tỉnh Vân Nam do Phó tỉnh trưởng Hoàng Bính Sinh dẫn đầu đã đến thăm và làm việc cùng Tổng cục Du lịch Việt Nam. Kết quả của chuyến làm việc này là những thoả thuận nhằm mang lại những thuận lợi cho khách du lịch hai nước khi đi du lịch. Cụ thể là thông suốt chuyến tàu liên vận Hà Nội – Côn Minh và cho phép khách du lịch đường bộ sang hai nước bằng thẻ du lịch.
Sự quan tâm phát triển du lịch hai nước còn được thể hiện ở chuyến làm việc giữa đoàn đại biểu Tổng cục Du lịch Việt Nam và Cục Du lịch Vân Nam vào tháng 5/1998. Kết quả của chuyến làm việc này là quyêt định số229/ 1998- QĐ ban hnàh quy chế tạm thời về quản lý, tổ chức đối với khách du lịch là người Trung Quốc có giấy thông hành do Trung Quốc cấp vào Việt Nam bằng thẻ du lịch. Ngoài ra, đó còn là việc khai thông tuyến đường biển Bắc Hải- Hải Phòng- Hạ Long vào tháng 11/1998 mỗi tuần một chuyến với 400- 800 khách.
Tháng 4/1999, đoàn đại biểu Cục Du lịch Trung Ương Trung Quốc đã sang thăm và làm việc với Tổng cục Du lịch Việt Nam. Hai bên đã ký kết kế hoạch hợp tác du lịch Việt Nam- Trung Quốc 1999-2000 cùng vơí các phương hướng trong thời gian tơí là: Tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao Quốc gia mỗi năm một lần; Mở rộng địa bàn ( cả hai phía) được phép đón khách du lịch bằng thẻ du lich; Mở rộng hình thức cấp thị thực tại cửa khẩu cho khách du lịch Trung Quốc và khách du lịch nước thứ ba từ Trung Quốc sang Việt Namdu lịch; Tạo điều kiện cho các địa phương tiến hành hợp tác biên giới nhằm giải quyết các vướng mắc, tạo điều kiện tăng cường hợp tác và trao đổi thông tin; tăng cường hợp tác phát triển du lịch sinh thái, quản lý khách sạn, hợp tác tuyên truyền du lịch.
Như vậy, từ những văn bản về hợp tác du lịch đã được ký kết giữa Việt Nam và Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt đọng du lịch giữa hai nước nói chung và việc tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quôc nói riêng phát triển. Các công ty du lịch có thể dễ dàng tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc bằng đường hàng không, đường thuỷ, đường bộ và đường sắt. Chính điều kiện thuận lợi nổi bật so với việc đi du lịch đến các nước khác-kể cả các nước thuộc khu vực Đông Nam Á- đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tuyến đường đi, về và giá cả nhằm thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách. Đây cũng là một trong những yếu tố hấp dẫn khách lựa chọn đi du lịch Trung Quốc và thu hút được mọi đối tượng khách thuộc mọi thành phần xã hội và có mức thu nhập khác nhau từ trung bình đến cao. Bên cạnh đó, điều kiện để xuất-nhập cảnh Trung Quốc cũng khá đơn giản. Đối với các tuyến du lịch đường bộ, du khách chỉ cần sử dụng giấy thông hành (2 bản photo chứng minh thư, 5 ảnh 4-6, địa chỉ thường trú) đối với các tour du lịch bằng đường hàng không thì sử dụng hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng và thời hạn xin visa là 2 tuần đối với tuyến Hồng Kông, Ma Cao và 1 tuần đối với các tuyến khác.Xin visa nhập cảnh vào Trung Quốc tại Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Việt Nam. Việc xin visa là do Trung tâm đảm nhiệm và chi phí được tính trọn gói trong giá tour.
1.1.3 Hoạt động của các hãng lữ hành tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc.
Thị trường du lịch Trung Quốc ngày càng hấp dẫn đối với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam. Hiện nay, tất cả các công ty lữ hành quốc tế lớn tại Việt Nam đều tổ chức cho người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc. Bên cạnh đó, các công ty du lịch vừa và nhỏ cũng thường là đại lý hoặc gửi khách qua các công ty lớn. Mỗi công ty có những lợi thế khác nhau về: địa lý (gần nguồn khách), giá cả, chất lượng sản phẩm…Do vậy, khách hàng có điều kiện tìm hiểu và cân nhắc để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp với khả năng tài chính và sở thích của mình. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để thu hút người Việt Nam đi du lịch Trung Quốc hơn.
1.1.4 Tài nguyên du lịch của Trung Quốc có sức hấp dẫn đối với người Việt Nam.
1.1.3.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
-Địa hình:
Trung Quốc nổi tiếng với những dãy núi, chúng chiếm 1/3 tổng diện tích của toàn lãnh thổ. Khắp đất nước Trung Quốc, đâu đâu cũng thấy xuất hiện núi. Trung Quốc có tới hàng trăm ngọn núi cao trên 7000m, gần 1000 ngọn núi cao trên 6000m. Trong 14 ngọn núi cao nhất thế giới thì Trung Quốc chiếm tới 9 ngọn. Đỉnh núi cao nhất Trung Quốc là đỉnh Everest hay còn gọi là đỉnh Chomolungma cao 8.848,13m. Nguồn tài nguyên này đã tạo điều kiện cho hoạt động du lịch nghỉ đông, leo núi và trượt tuyết phát triển mạnh. Hiện nay, Trung Quốc có khoảng 150 khu trượt tuyết đã được đưa vào khai thác. Ngoài ra, một điểm tài nguyên du lịch tự nhiên nổi tiêng phải kể đến đó là “ Thạch Lâm” đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
- Khí hậu:
Khí hậu Trung Quốc rất đa dạng. Tỉnh Hắc Long Giang ềăm ở phía Đông Bắc Trung Quốc, mùa hè rất ngắn và mát trong khi mùa đông lại dài và rất khắc nghiệt. Nếu vào mùa đông du khách đặt chân tới thủ phủ của tỉnh- Harbin- thì du khách sẽ được chiêm ngưỡng những cảnh tượng của tuyết trắng hết sức kỳ thú.
Trong khi đó, hầu hết các hòn đảo của Quảng Đông, đảo Hải Nam, Đài Loan lại chỉ biết đến mùa hè ấm áp với phong cảnh mang đặc trưng của vùng nhiệt đới vơí thảm động thực vật phong phú, đa dạng quanh năm.
Vùng phía Đông lại có khí hậu ấm áp và ẩm ướt, được chia làm 4 mùa rõ rệt như ở Việt Nam.
Vùng phía Bắc Trung Quốc lại có sự chênh lệch rất rõ ràng về mặt thời tiết: buổi sáng và đêm nhiệt độ hạ xuống rất thấp, buổi trưa trời lại khá nóng.
Trên vùng cao nguyên Yunnan- Guizhou lại không biết đến cái nóng của mùa hè, cũng như lạnh giá của mùa đông. Tại đây luôn có một mùa xuân vĩnh cửu, đặc biệt là Côn Minh.
Cao nguyên Tây Tạng nhiệt độ rất lạnh nhưng lại luôn dồi dào ánh sáng mặt trời.
- Tài nguyên nước:
Trung Quốc không chỉ nổi tiếng với núi non mà còn nổi tiếng với các nguồn nước. Những dòng sông chính chảy qua Trung Quốc là: Trường Giang, Hoàng Hà, Hắc Long Giang…Trong đó dòng sông lớn nhất là dòng Trường Giang. Nó bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy qua Trung Quốc với chiều dài gần 6300km trước khi đổ ra Thái Bình Dương. Dòng sông chảy qua 3 hẻm núi tạo nên những cảnh quan hết sức kỳ thú. Dòng sông lớn thứ 2 là Hoàng Hà, với chiều dài 5464km. Dòng sông bắt nguồn từ tỉnh Qinghai, chảy qua 9 tỉnh. Lưu vực của Hoàng hà chính là cái nôi của nhà nước Trung Quốc thời Phong kiến.
Bên cạnh những dòng sông đẹp một cách tự nhiên, Trung Quốc còn nổi tiếng với những con kênh, dòng sông, mặt hồ nhân tạo. Kênh Đào Lớn (Grand Canal)- con đường thuỷ Bắc – Nam nối liền Bắc kinh với Hàng Châu, dài tổng cộng 1782km. Nó được khởi công từ thế kỷ V trước công nguyên và hoàn thành dưới thời nhà Tuỳ vào thế kỷ VII sau công nguyên.
Nói đến các nguồn nước nhân tạo không thể không kể đến hơn 2000 mặt hồ đẹp, rải rắc khắp Trung Quốc. Tuy nhiên, vùng Qinghai - Tây Tạng là tập trung nhiều hồ nhất. Ở đây cũng có hồ Quinghai lớn nhất Trung Quốc.
Về đường biển, nếu tính từ Yaluiang ở phía Bắc Trung Quốc và Beilum ở phía Nam thì Trung Quốc có tất cả 18000km bờ biển( gấp 9 lần bờ biển Việt Nam). Trung Quốc có cả thảy trên 5000 hòn đảo khác nhau nằm rải rắc ở biển phía Đông và biển phía Nam Trung Quốc. Đảo lớn nhất là Đài Loan với diện tích 36000km2. Đảo đứng thứ 2 là Hải Nam với diện tích 34000km2.Tài nguyên biển đã tạo điều kiện cho các hoạt động du lịch như nghỉ dưỡng, thể thao, tắm biển…phát triển.
- Thế giới động- thực vật:
Điều kiện tự nhiên chính là cơ sở cho sự đa dạng của hệ động- thực vật tại Trung Quốc.
Về động vật, Trung Quốc có hơn 1100 loài chim, trong đó, 13,5% là lòai chim quý nổi tiếng thế giới; có hơn 420 loài động vật có vú, trong đó, 11% loài quý hiếm tập trung tại đây.
Về hệ thực vật, Trung Quốc có 32000 loài cây khác nhau, 2800 là loài thực vật thân thảo và 7000 loài thân gỗ.
1.1.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
Trung Quốc có một nền lịch sử nhân văn huy hoàng sáng lạn. Do đó đã để lại nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú đa dạng cả về tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.
- Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể:
Đầu tiên phải kể đến đó là công trình vĩ đại Vạn Lí Tường Thành được xây dựng từ thời cổ đại và được xếp vào danh sách một trong bảy kỳ quan của thế giới cổ đại. Điều đặc biệt là trải qua bao thăng trầm của lịch sử nó vẫn sừng sững tồn tại. Ngày nay, từng dòng du khách lũ lượt đổ về chiêm ngưỡng kỳ quan này. Vị lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc- Mao Trạch Đông- đã cho khắc dòng chữ:’’Bất đáo Trường Thành phi hảo hán” để khẳng định thêm một lần nữa giá trị to lớn của công trình này.
Thời kỳ Phong kiến Trung Hoa kéo dài cũng để lại rất nhiều công trình kiến trúc đồ sộ như: Cố Cung được xây dựng từ thời Minh, Di Hoà Viên được xây dựng từ năm 1153, qua bao sự tàn phá đến năm 1888 mới được Từ Hy Thái Hậu trùng tu trong 10 năm mới xong, Thiên Đàn được xây dựng trong 2 triều đại Minh- Thanh, Quảng trường Thiên An Môn lớn nhất thế giới, Trường Lang dài nhất thế giới, Thập Tam Lăng…Ngoài ra, còn có rất nhiều công trình kiến trúc đặc sắc khác như các thành quách, lăng tẩm, chùa chiền, miếu mạo…Mấy năm gần đây , Trung Quốc đã xây dựng một số công trình văn hoá mới như Cửu Long Cung, Công viên Thế giới.
- Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể:
Trung Quốc là một đất nước bao la rộng lớn, có một lịch sử văn hoá phát triển huy hoàng từ lâu đời. Hơn nữa, Trung Quốc có sự đa dạng về sắc tộc vơi 56 dân tộc khác nhau. Đồng thời, Trung Quốc cũng là cái nôi của một số tôn giáo Đạo Giáo, Khổng Giáo…Chính vì thế, nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể của Trung Quốc cũng rất phong phú và đa dạng với các phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc…, một nền nghệ thuật ẩm thực nổi tiếng được xếp vào bậc nhất trên thế giới.
Có thể nói, Trung Quố