Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước nông nghiệp lạc hậu. Đây là thời kỳ chuyển giao mà nhiệm vụ trung tâm của
nó là tiến hành CNH & HĐH nhằm thúc đẩy sự phát triển của LLSX sao cho tính
chất và trình độ của LLSX phải thích ứng và phù hợp với QHSX mới XHCN. Với
điều kiện của một nước tiến hành quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc
hậu như Việt Nam, đòi hỏi phải có một cách tiến hành phù hợp trong việc CNH &
HĐH đất nước.
Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới và vận dụng một
cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam cũng như đúc kết kinh nghiệm của bản
thân, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định áp dụng mô hình các KCN, KCX, KCNC
như một công cụ hiệu quả để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Và thực
tế hơn 10 năm xây dựng và phát triển KCN (dùng theo nghĩa chung, bao gồm cả
KCN, KCX, KCNC) trên phạm vi cả nước đã phần nào minh chứng cho sự đúng
đắn của quyết định này.
Trong thực tế hơn 10 năm phát triển vừa qua, các KCN trong cả nước đã thu
hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đối lớn, góp phần thúc đẩy
công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy
nhiên, có một thực tế đáng buồn là hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong
các KCN lại không thực sự hiệu quả, làm giảm đi vai trò tích cực của các KCN.
Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong
các KCN trở nên kém hiệu quả như vậy trong khi điều kiện lại có được những điều
kiện hết sức thuận lợi. Từ những băn khoăn đó, em đã lấy đề tài “Một số biện
pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công
nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của bài Khoá luận tốt nghiệp này.
96 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công nghiệp ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : PGS. TS. Vũ Chí Lộc
Sinh viên : Lê Thị Thanh Thuỷ
Lớp : A13 - K38D - KTNT
HÀ NỘI - 2003
- 2 -
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Lời nói đầu
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC
HIỆN DỰ ÁN FDI ............................................................................................ - 3 -
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: .. - 3 -
1. KHÁI NIỆM & CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN: ............................................... - 3 -
2. PHÂN LOẠI DỰ ÁN FDI: ............................................................................. - 6 -
3. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG CHU TRÌNH DỰ ÁN FDI: .................................. - 8 -
II. TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI: .............................................. - 10 -
1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
FDI: .................................................................................................................- 10 -
2. CÁC CÔNG VIỆC CẦN THỰC HIỆN KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI: .......- 11 -
3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI: .. -
12 -
4. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI TRONG VÀ NGOÀI KCN: .... -
15 -
III. CÁC QUY ĐỊNH VỀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI Ở VIỆT NAM: ....... - 17 -
1. THỦ TỤC HÌNH THÀNH DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI: .......................- 17 -
2. LẬP HỒ SƠ XIN THUÊ ĐẤT: ......................................................................- 20 -
3. LẬP HỒ SƠ XIN DUYỆT THIẾT KẾ XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH: .................................................................................................- 21 -
4. XIN DUYỆT KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU ĐỂ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠO TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH: ................................................................................................ - 22-
5. VẤN ĐỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH: ............................................................- 23 -
- 3 -
6. TUYỂN LAO ĐỘNG: ...................................................................................- 23 -
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM ......................................... - 25 -
I. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC KCN Ở VIỆT NAM :- 25 -
1. XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT KCN: ...................- 26 -
2. VẤN ĐỀ CHO THUÊ ĐẤT TRONG CÁC KCN: ...........................................- 26 -
3. THU HÚT ĐẦU TƯ: ....................................................................................- 27 -
4. LAO ĐỘNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CƠ SỞ HẠ TẦNG XÃ HỘI: .. -
28 -
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI
TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM: .............................................................. - 29 -
1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1988-2002: ..................- 29 -
2. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP XÉT THEO LĨNH VỰC ĐẦU TƯ: .....................................................- 36 -
3. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG KCN XÉT THEO
ĐỊA PHƯƠNG: ................................................................................................- 41 -
4. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP XÉT THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ: .................................................- 48 -
5. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG KHU CÔNG
NGHIỆP XÉT THEO ĐỐI TÁC ĐẦU TƯ: .......................................................- 51 -
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM:......................................... - 53 -
1. MỘT SỐ ƯU ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN
FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM: ............................................................- 53 -
- 4 -
2. NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM & HẠN CHẾ CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM: ................- 55 -
3. NGUYÊN NHÂN: .........................................................................................- 61 -
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN Ở VIỆT NAM
I. PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG CÁC KCN VIỆT NAM
NHỮNG NĂM TỚI:....................................................................................... - 67 -
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CHỦ ĐẦU TƯ NHẰM THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI TRONG CÁC KCN
VIỆT NAM: .................................................................................................... - 69 -
1. NHÓM GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ CẦN PHẢI THỰC
HIỆN TRONG GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI TRONG KCN: ............- 69 -
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC: .......................................................................- 71 -
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DỰ
ÁN FDI TRONG CÁC KCN VIỆT NAM: ................................................... - 72 -
1. NHÓM KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ LUẬT PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH LIÊN QUAN
TỚI HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN FDI KCN:..........- 72 -
2. NHÓM KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ ĐẤT ĐAI, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG VÀ XÂY
DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG KCN: .......................................................................- 73 -
3. NHÓM KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ LAO ĐỘNG TRONG KCN: .....................- 80 -
4. NHÓM KIẾN NGHỊ VỀ VẤN ĐỀ TÀI CHÍNH VÀ TÍN DỤNG TRONG KCN: .... -
82 -
Kết Luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
- 5 -
Danh mục các từ viết tắt
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 1 - Đại học Ngoại Thương
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một
nước nông nghiệp lạc hậu. Đây là thời kỳ chuyển giao mà nhiệm vụ trung tâm của
nó là tiến hành CNH & HĐH nhằm thúc đẩy sự phát triển của LLSX sao cho tính
chất và trình độ của LLSX phải thích ứng và phù hợp với QHSX mới XHCN. Với
điều kiện của một nước tiến hành quá độ lên CNXH từ một nước nông nghiệp lạc
hậu như Việt Nam, đòi hỏi phải có một cách tiến hành phù hợp trong việc CNH &
HĐH đất nước.
Trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới và vận dụng một
cách hợp lý vào điều kiện của Việt Nam cũng như đúc kết kinh nghiệm của bản
thân, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định áp dụng mô hình các KCN, KCX, KCNC
như một công cụ hiệu quả để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH. Và thực
tế hơn 10 năm xây dựng và phát triển KCN (dùng theo nghĩa chung, bao gồm cả
KCN, KCX, KCNC) trên phạm vi cả nước đã phần nào minh chứng cho sự đúng
đắn của quyết định này.
Trong thực tế hơn 10 năm phát triển vừa qua, các KCN trong cả nước đã thu
hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tương đối lớn, góp phần thúc đẩy
công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế-xã hội. Tuy
nhiên, có một thực tế đáng buồn là hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong
các KCN lại không thực sự hiệu quả, làm giảm đi vai trò tích cực của các KCN.
Vậy nguyên nhân nào đã khiến cho hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong
các KCN trở nên kém hiệu quả như vậy trong khi điều kiện lại có được những điều
kiện hết sức thuận lợi. Từ những băn khoăn đó, em đã lấy đề tài “Một số biện
pháp thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các khu công
nghiệp ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của bài Khoá luận tốt nghiệp này.
Khoá luận nhằm mục đích, trước hết là nhằm hệ thống hoá các vấn đề lý luận
về hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và hoạt động triển khai thực hiện các dự
án đầu tư nước ngoài nói riêng. Tiếp đến là tiến hành phân tích về thực trạng hoạt
động triển khai thực hiện các dự án FDI trong KCN ở Việt Nam thời gian qua,
đánh giá ưu, nhược điểm và xác định các nguyên nhân khiến cho hoạt động triển
khai các dự án FDI KCN lâm vào tình trạng không hiệu quả. Và cuối cùng là đưa
ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc, khắc
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 2 - Đại học Ngoại Thương
phục những nhược điểm, hạn chế của hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI
trong KCN, qua đó nhằm đẩy mạnh hoạt động triển khai các dự án FDI đầu tư vào
KCN ở Việt Nam một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Khoá luận là hoạt động triển khai thực
hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong các KCN trên cả nước, được xem xét và
đánh giá trong tương quan so sánh với hoạt động thu hút các dự án FDI vào KCN
và hoạt động triển khai thực hiện các dự án FDI đầu tư chung trên cả nước.
Với mục đích và phạm vi nghiên cứu như trên, Khoá luận được kết cấu thành
3 chương:
Chương I: Lý luận chung về hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI.
Chương II: Thực trạng hoạt động triển khai thực hiện dự án FDI trong các
KCN ở Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động triển khai thực hiện
dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam.
Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên bài viết không
tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô và các
bạn.
Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2003
Sinh Viên
Lê Thị Thanh Thuỷ
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 3 - Đại học Ngoại Thương
ch¬ng I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN DỰ ÁN FDI
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI:
1. Khái niệm & các đặc trưng cơ bản:
a. Khái niệm đầu tư nước ngoài và dự án đầu tư nước ngoài:
Để làm rõ được hai khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài (dự án FDI), trước tiên cần phải hiểu được thế nào là
hoạt động đầu tư và dự án đầu tư.
Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm được đưa ra nhằm định nghĩa hoạt
động đầu tư và dự án đầu tư. Tuy nhiên, trong quy mô bài viết này, chỉ xin nêu ra
một khái niệm được dùng phổ biến nhất.
Theo đó:
Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo một chương
trình đã được hoạch định trong một khoảng thời gian tương đối dài nhằm thu được
lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cộng đồng.
Dự án đầu tư là tập hợp những ý kiến, đề xuất về việc bỏ vốn đầu tư vào một
đối tượng nhất định và giải trình kết quả thu được từ hoạt động đầu tư.
Ban đầu, các hoạt động đầu tư chỉ diễn ra giữa các chủ thể trong cùng một
quốc gia. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của loài người, các quan hệ kinh tế
quốc tế giữa các quốc gia được thiết lập và ngày càng được tăng cường. Nhờ sự
phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế quốc tế đó, đã làm xuất hiện một hình
thức đầu tư mới mà quy mô của nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một quốc gia,
đó là hoạt động đầu tư quốc tế. Đầu tư quốc tế chính là việc các nhà đầu tư ở quốc
gia này bỏ vốn vào các quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định
trong một thời gian dài nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường và mang lại lợi
ích lớn hơn cho chủ đầu tư và cho xã hội. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) được nghiên cứu trong phần này chính là một trong hai loại hình cơ bản của
đầu tư quốc tế.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 4 - Đại học Ngoại Thương
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn đồng thời là
người sử dụng vốn, có nghĩa là nhà đầu tư trực tiếp thực hiện việc quản lý và điều
hành hoạt động đầu tư. FDI được thực hiện thông qua việc thành lập các công ty
con để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của các công ty quốc tế ra toàn cầu.
Việc mở rộng qua hình thức FDI này không chỉ đơn thuần là sự chu chuyển tài
chính quốc tế, mà cùng với nó là sự chuyển giao công nghệ, bí quyết quản lý và
các tài sản vô hình khác.
Các dự án đầu tư có sự góp vốn và tham gia quản lý vốn của người nước
ngoài được gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (dự án FDI).
Như vậy, ta có thể định nghĩa hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và dự án
FDI như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh
tế và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế của nước sở
tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi
trong kinh doanh.
Dự án FDI là những dự án đầu tư do các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước
ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế ở nước sở tại bỏ vốn đầu tư, trực
tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh.
b. Các đặc trưng cơ bản của dự án FDI:
Các dự án FDI, trước hết cũng là một dự án đầu tư nên cũng có đầy đủ các
đặc trưng cơ bản của một dự án đầu tư nói chung. Đó là:
+ Dự án không chỉ là một ý định hay phác thảo, mà có tính cụ thể và mục
tiêu xác định, nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của một cá nhân, tập thể hay một
quốc gia;
+ Dự án đòi hỏi sự tác động tích cực của con người, con người chính là
nhân tố quyết định sự thành bại thậm chí ngay từ giai đoạn hình thành dự án;
+ Dự án luôn có một độ bất định và những rủi ro có thể xảy ra;
+ Dự án phải có bắt đầu và kết thúc và chịu những giới hạn đã cho về nguồn
lực (phương tiện)
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 5 - Đại học Ngoại Thương
Ngoài các đặc trưng nói trên, các dự án FDI còn có các đặc trưng mang tính
chất đặc thù so với các dự án đầu tư trong nước và thậm chí so cả với các dự án
ODA. Các đặc trưng đó là:
Một là, nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc tự mình quản lý, điều
hành đối tượng bỏ vốn.
Hai là, các bên tham gia vào dự án FDI có quốc tịch khác nhau, đồng thời
thường sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Ba là, dự án FDI chịu sự chi phối đồng thời của nhiều hệ thống pháp luật (bao
gồm luật pháp của các quốc gia xuất thân của các Bên và luật pháp quốc tế). Quá
trình tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế đòi hỏi các quốc gia đều phải tiến
hành cải tiến hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với thông lệ quốc tế.
Bốn là, có sự gặp gỡ, cọ sát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trình
hoạt động của dự án.
Năm là, các dự án FDI được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư có
tính đặc thù. Đó là việc hình thành các pháp nhân mới có yếu tố nước ngoài, hoặc
là sự hợp tác có tính đa quốc gia trong các hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
hoặc BOT, hoặc là tạo ra những khu vực đầu tư tập trung đặc biệt có yếu tố nước
ngoài...
Sáu là, hầu hết các dự án FDI đều gắn liền với quá trình chuyển giao công
nghệ với nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
Bảy là, “cùng có lợi” được các Bên coi là phương châm chủ đạo, là nguyên
tắc cơ bản để giải quyết quan hệ giữa các Bên trong mọi giai đoạn của dự án FDI.
Tóm lại, các đặc trưng cơ bản của các dự án FDI trên đã cho thấy, dự án FDI
về bản chất là sự hợp tác theo nguyên tắc thoả thuận của nhiều quốc gia với quốc
tịch, ngôn ngữ, luật pháp, văn hoá và trình độ phát triển khác nhau. Chính sự khác
nhau về nhiều mặt trong quá trình hợp tác đầu tư giữa các Bên (đại diện cho các
quốc gia xuất thân) đã làm cho các dự án FDI trở nên hết sức phức tạp trong quá
trình soạn thảo, triển khai và vận hành dự án. Các đặc trưng này đòi hỏi các Bên
trực tiếp hợp tác đầu tư và cả các quốc gia cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để
tham gia kinh doanh với các nhà đầu tư nước ngoài một cách hữu hiệu nhất và hạn
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 6 - Đại học Ngoại Thương
chế với mức cao nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư với
quốc gia khác.
2. Phân loại dự án FDI:
Trong thực tiễn hợp tác đầu tư nước ngoài, một quốc gia luôn có khá nhiều
các dự án FDI. Để thuận tiện cho việc quản lý, người ta thường phân loại các dự án
này theo các tiêu thức khác nhau. Có thể kể ra sau đây một số tiêu thức phân loại
thường gặp:
a. Căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh của dự án FDI:
+ Dự án FDI trong lĩnh vực công nghiệp.
+ Dự án FDI trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Dự án FDI trong lĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, khách
sạn, du lịch, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải, văn hoá, y tế, giáo dục…
Các lĩnh vực kinh doanh này lại được phân chia nhỏ hơn tuỳ theo quy định
của từng nước. Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư và quan hệ tỷ lệ giữa các loại
dự án hoặc vốn đầu tư tạo thành cơ cấu dự án hoặc cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực
kinh doanh của dự án FDI. Cơ cấu FDI theo lĩnh vực kinh doanh được thực hiện sẽ
tạo thành cơ cấu kinh tế theo lĩnh vực sản xuất.
b. Căn cứ vào hình thức đầu tư của dự án FDI:
Trong Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam, ban hành lần đầu tiên vào ngày
29.12.1987 và sau đó được sửa đổi, bổ sung ngày 9.6.2000, các hình thức của hoạt
động đầu tư trực tiếp nước ngoài được quy định tại Điều 4, Chương II. Theo đó,
các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới các hình thức sau:
+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).
+ Doanh nghiệp liên doanh.
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh ba hình thức đầu tư cơ bản trên, các dự án FDI đầu tư vào Việt Nam
còn được thực hiện theo hình thức dự án BOT và các hình thức phái sinh của nó
như BTO hoặc BT.
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 7 - Đại học Ngoại Thương
Số lượng các dự án FDI hoặc số vốn FDI theo từng hình thức đầu tư và quan
hệ tỷ lệ giữa các loại dự án hoặc các loại vốn FDI tạo thành cơ cấu FDI theo các
hình thức đầu tư.
c. Căn cứ vào quy mô của dự án FDI:
+ Dự án quy mô nhỏ.
+ Dự án quy mô vừa.
+ Dự án quy mô lớn.
Sự phân loại dự án FDI theo tiêu chí quy mô cũng chỉ mang tính tương đối vì
tiêu chuẩn về các loại quy mô đối với các dự án FDI là khác nhau giữa các nước.
Đối với các nước nghèo và đang phát triển, một dự án FDI có quy mô khoảng 100
triệu USD đã có thể được coi là một dự án có quy mô lớn trong khi ở các nước
phát triển, những dự án như vậy chỉ được coi là có quy mô vừa, thậm chí là nhỏ.
Cơ cấu dự án hoặc vốn FDI theo quy mô và sự biến đổi của cơ cấu này cho
phép người ta nhận biết được mức độ thuận lợi trong môi trường đầu tư của nước
sở tại qua các thời kỳ khác nhau.
d. Căn cứ vào địa điểm đầu tư của dự án FDI:
+ Dự án FDI ở tỉnh A.
+ Dự án FDI ở tỉnh B ...
Số lượng các dự án hoặc vốn đầu tư của từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và quan hệ tỷ lệ giữa các tỉnh, thành phố về số dự án hoặc về vốn đầu tư tạo
thành cơ cấu FDI theo địa giới hành chính trong một nước.
e. Căn cứ vào mức độ tập trung của dự án FDI:
+ Dự án đầu tư vào các khu vực đầu tư tập trung như đầu tư vào các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
+ Dự án đầu tư độc lập.
f. Căn cứ vào tính chất vật chất của dự án FDI:
+ Dự án FDI có tính chất vật chất.
+ Dự án FDI có tính chất phi vật chất.
Tóm lại, có nhiều cách phân loại dự án đầu tư quốc tế. Mỗi cách phân loại lại
tạo thành một cơ cấu FDI tương ứng. Căn cứ vào cơ cấu FDI này hàng năm và sự
Khoá Luận Tốt Nghiệp Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động triển khai
thực hiện dự án FDI trong các KCN ở Việt Nam
Lê Thị Thanh Thuỷ - 8 - Đại học Ngoại Thương
thay đổi của nó qua các năm mà Nhà nước áp dụng các biện pháp điều chỉnh cơ
cấu FDI cho phù hợp với yêu