Đề tài Một số biện pháp về công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Trước sự bùng nổ của thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ trên thế giới hiện nay, thì giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực - Nhân tố trung tâm của sự phát triển kinh tế- xã hội. Trong nền kinh tế tri thức của thế kỷ XXI, càng khẳng định vai trò to lớn của con người trong việc phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia. Để đưa nước ta hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, Đảng và nhà nước ta xác định: “Giáo dục và đào tạo là Quốc sách hàng đầu”. Trong Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã nêu: “Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng và đào tạo những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá”. Đồng thời phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và phát triển giáo dục Tiểu học nói riêng nhằm góp phần: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá đất nước, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”. Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện- đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Như vậy Đảng và Nhà nước ta đã đặt ra cho giáo dục một trọng trách lớn - đòi hỏi Ngành giáo dục phải làm như thế nào để đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Đó là những con người có phẩm chất tốt, có sức khoẻ, năng động, sáng tạo. Chất lượng giáo dục ở Tiểu học tốt sẽ tạo nền móng vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Một nhà trường có chất lượng giáo dục tốt khi người Hiệu trưởng của trường đó phải biết làm tốt công tác quản lý của mình. Tức là phải thực hiện có hiệu quả các chức năng quản lý trong chu trình quản lý, đó là các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. Với các chức năng trên, chức năng kiểm tra được coi là chức năng quan trọng cơ bản. Tuy nó là khâu cuối cùng kết thúc một chu trình quản lý nhưng nó lại là tiền đề để tạo lập một chu trình quản lý tiếp theo phù hợp hơn. Vì chỉ có kểm tra thì Hiệu trưởng mới phát hiện ra những sai sót, lệch lạc, những việc làm tốt, chưa tốt của giáo viên, học sinh.để từ đó động viên, khen ngợi, phê bình, nhắc nhở, uốn nắn, điều chỉnh, kịp thời giúp đỡ họ hoàn thành nhiệm vụ. Và chỉ có kiểm tra thì Hiệu trưởng mới có được kênh thông tin ngược, căn cứ vào đó Hiệu trưởng điều chỉnh lại chu trình quản lý của mình cho phù hợp hơn, hiệu quả hơn. Xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm tra nội bộ Trường học nói chung và công tác kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học của Hiệu trưởng nói riêng. Cộng với sự tâm đắc, ham muốn học hỏi của bản thân về vấn đề này nên tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp Chỉ đạo công tác kiểm tra nội bộ của Hiệu trưởng Trường Tiểu học”.