Đề tài Một số biện phỏp tiết kiệm chi phớ sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay

Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh rất gay gắt. Nếu doanh nghiệp có các biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm hợp lý sẽ giúp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh về giá mà chất lượng lại không hề thay đổi, nhờ vậy mà doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên và lợi nhuận cũng tăng. Công ty cổ phần Thanh Bình từ một doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần nên công ty trong những năm gần đây phải tự lo tất cả các hoạt động kinh doanh của mình. Để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty cần phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy em xin chọn đề tài: “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay”. - Mục tiêu nghiên cứu: Từ những lý luận về chi phí SXKD và giá thành, từ các phương pháp phân tích chi phí SXKD và giá thành, tìm ra những ưu nhược điểm trong công tác sử dụng chi phí SXKD và giá thành tìm ra những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận. - Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thiện tốt đề tài em đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp sử dụng các dữ liệu thứ cấp, sử dụng phư¬ơng pháp phân tích kinh tế, phư¬ơng pháp so sánh trong việc đánh giá, phân tích các hoạt động kinh doanh cũng như phân tích tình hình sử dụng chi phí SXKD và giá thành. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu chia làm 3 ch¬ương:

doc52 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2657 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện phỏp tiết kiệm chi phớ sản xuất kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay cạnh tranh rất gay gắt. Nếu doanh nghiệp có các biện pháp để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm hợp lý sẽ giúp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh về giá mà chất lượng lại không hề thay đổi, nhờ vậy mà doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên và lợi nhuận cũng tăng. Công ty cổ phần Thanh Bình từ một doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần nên công ty trong những năm gần đây phải tự lo tất cả các hoạt động kinh doanh của mình. Để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty cần phải có các biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Do vậy em xin chọn đề tài: “Một số biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm của Công ty Cổ phần Thanh Bình trong giai đoạn hiện nay”. - Mục tiêu nghiên cứu: Từ những lý luận về chi phí SXKD và giá thành, từ các phương pháp phân tích chi phí SXKD và giá thành, tìm ra những ưu nhược điểm trong công tác sử dụng chi phí SXKD và giá thành tìm ra những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm tăng doanh thu và lợi nhuận. - Phương pháp nghiên cứu: Để hoàn thiện tốt đề tài em đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp tham khảo tài liệu, phương pháp sử dụng các dữ liệu thứ cấp, sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp so sánh trong việc đánh giá, phân tích các hoạt động kinh doanh cũng như phân tích tình hình sử dụng chi phí SXKD và giá thành. Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu chia làm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành của doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác quản lý chi phí SXKD và giá thành tại công ty cổ phần Thanh Bình. Chương III: Những biện pháp tiết kiệm chi phí SXKD và hạ giá thành sản phẩm. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ GIÁ THÀNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP I.Chi phí sản xuất kinh doanh 1.1.Khái niệm và kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí của doanh nghiệp là một chỉ tiêu tài chính quan trọng gắn liền với quá trình sử dụng các nguồn vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố khác phục vụ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí cũng tác động đến mọi mặt hoạt động kinh tế của doanh nghiệp đến việc thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình chi trả và tiêu phí các nguồn lực đó, tất cả các khoản chi trả và các phí tổn về vật tư, tiền vốn, lao động và các yếu tố khác đã tiêu dùng cho hoạt động kinh tế trong một thời kỳ nhất định được gọi là chi phí của doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp phát sinh hàng ngày hàng giờ đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm và quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các phí tổn về vật chất, về lao động và tiền vốn liên quan, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ trước hết là các khoản chi phí huy động các yếu tố đầu vào phục vụ quá trình kinh doanh trong doanh nghiệp như: trả lãi tiền vay, trả tiền thuê các tài sản…Trong quá trình sản xuất sản phẩm doanh nghiệp phải bỏ ra các chi phí về các loại vật tư, nguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Cùng với việc huy động các yếu tố đầu vào và tiến hành sản xuất sản phẩm, doanh nghiệp còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Trong quá trình tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cũng phải bỏ ra những chi phí nhất định như chi phí bảo quản, chi phí vận chuyển sản phẩm chi phí tiếp thị, quảng cáo, bảo hành. Toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm gọi là chi phí tiêu thụ Cuối cùng là các khoản chi phí liên quan đến quản lý doanh nghiệp như chi phí quản lý hành chính, quản lý kinh doanh, các khoản phí, lệ phí, thuế phải nộp ở khâu mua hàng hoá, dịch vụ (không kể VAT được khấu trừ), chi phí sử dụng đất và chi phí khác… 1.1.2.Kết cấu chi phí sản xuất kinh doanh Theo loại hình hoạt động thì chi phí của doanh nghiệp bao gồm hai bộ phận cơ bản: Chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD): Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các chi phí về vật chất, về lao động và tiền vốn liên quan, phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Đây là bộ phận chi phí gắn liền với quá trình mua hàng hoá, cung cấp dịch vụ và hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Bộ phận chi phí này bao gồm giá vốn của hàng hoá, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí trả lãi tiền vay và các chi phí liên quan đến hoạt động sử dụng tài sản sinh lời khác của doanh nghiệp trong kỳ…Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. Doanh nghiệp cần phải tổ chức quản lý tốt phấn đấu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Chi phí khác: là các chi phí phát sinh ngoài chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã nêu ở trên như chi phí về thanh lý nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền phạt về vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm luật…Đây là những khoản chi phí phát sinh không thường xuyên trong kỳ doanh nghiệp khó có thể lập hoá được. 1.2.Phạm vi của chi phí sản xuất kinh doanh 1.2.1.Các chi phí phát sinh trong kỳ thuộc vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ - Chi phí về vật tư (nguyên liệu, vật liệu, động lực…) biểu hiện bằng tiền của nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong kỳ. - Chi phí tiền lương: bao gồm toàn bộ tiền lương tiền công và các khoản chi phí có tính chất lương trả cho nguồn lao động. - Các khoản trích lập theo quy định hiện hành của Nhà nước như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn. - Khấu hao tài sản cố định: đó là số tiền trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở kỳ hạch toán. - Chi phí dịch vụ mua ngoài là các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ mà họ cung cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp như chi phí vận chuyển, tiền điện, tiền nước, chi phí kiểm toán, quảng cáo, hoa hồng đại lý, uỷ thác, môi giới… - Chi phí bằng tiền khác như thuế môn bài, thuế tài nguyên, nhà đất, chi phí tiếp tân, hội họp đi nước ngoài. - Chi phí dự phòng là các khoản trích dự phòng giảm giá vật tư, hang hoá, nợ khó đòi được hạch toán vào chi phí trong kỳ của doanh nghiệp theo quy định. - Chi phí phát sinh từ các hoạt động tài chính như: Chi phí trả lãi tiền vay, thuê tài sản, mua bán chứng khoán, liên doanh liên kết, chiết khấu thanh toán trả cho người mua khi họ thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ trước hạn và các chi phí hoạt động tài chính khác. 1.2.2.Các chi phí không thuộc phạm vi chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chi phí đầu tư dài hạn của doanh nghiệp như: chi phí xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, đào tạo dài hạn, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ nâng cấp TSCĐ, nhóm chi này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, nên không phải là chi phí của doanh nghiệp trong kỳ. - Chi phúc lợi xã hội như: Chi phục vụ văn hoá thể thao, y tế, vệ sinh, tiền thưởng ủng hộ nhân đạo…những khoản chi này được bù đắp từ nguồn vốn chuyên dùng của doanh nghiệp nên cũng không phải là chi phí của doanh nghiệp. - Các khoản tiền phạt do vi phạm luật, nếu do cá nhân hay tập thể gây ra thì người đó phải nộp phạt, phần còn lại phải lấy từ lợi nhuận sau thuế để bù đắp. - Các khoản chi vượt định mức cho phép theo quy định của pháp luật như chi phí giao dịch, tiếp khách vượt mức quy định,… 1.3.Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 1.3.1.Theo tính chất các khoản chi phí phát sinh - Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương…trả cho người lao động. - Tiền trả về cng cấp dich vụ, lao vụ cho các ngành kinh tế khác nhau như: Cước phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá, tiền thuê kho bãi, điện nước, nước, lãi vay trả cho các tổ chức tín dụng. - Hao phí vật tư, tài sản: chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí nguyên vật liệu,… - Hao hụt tự nhiên của hàng hoá: là các chi phí biểu hiện giá trị của vật tư hàng hoá bị hao hụt do điều kiện tự nhiên gây ra trong quá trình vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ. - Chi phí khác bao gồm chi phí giao dịch, hội họp tiếp khách, đồ dùng văn phòng… 1.3.2.Theo các khâu kinh doanh của doanh nghiệp - Chi phí phát sinh ở khâu mua hàng hoá dich vụ là các chi phí như: Trị giá mua của hàng hoá dịch vụ mua vào các khoản phí, lệ phí, thuế phát sinh ở khâu mua, chi phí vận chuyển từ nơi mua hàng đến kho của doanh nghiệp và các chi phí khác có liên quan tính đến thời điểm đưa hàng vào nhập kho của doanh nghiệp. Toàn bộ những chi phí này hình thành nên giá vốn của hàng hoá nhập kho. - Chi phí ở khâu dự trữ: là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tổ chức dự trữ hàng hoá trong kỳ của doanh nghiệp như bao bì, vật liệu đóng gói, khấu hao TSCĐ phục vụ công tác dự trữ hàng hoá, lương của nhân viên quản lý kho và các chi phí bằng tiền khác phát sinh ở khâu dự trữ hàng hoá. - Chi phí ở khâu tiêu thụ: là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ trong kỳ như: chi phí vật chất về tiền lương của nhân viên bán hàng khấu hao TSCĐ chi phí vận chuyển hàng hoá từ kho của doanh nghiệp đến người tiêu dùng chi phí quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành, các chi phí dịch vụ mua ngoài khác như chi phí sửa chữa tài sản thuê ngoài, hoa hồng đại lý, uỷ thác và các chi phí khác phát sinh ở khâu tiêu thụ ngoài các chi phí phát sinh ở khâu tiêu thụ nêu trên. 1.3.3.Theo cơ chế quản lý tài chính và chế độ hạch toán hiện hành - Chi phí mua hàng hoá là những chi phí phát sinh liên quan đến số lượng hàng hoá mua và nhập kho để bán của doanh nghiệp trong kỳ, thuộc nhóm này bao gồm: trị giá mua của hàng hoá và chi phí khác liên quan ở khâu mua hàng như: phí vận chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho bãi, thuế, lệ phí, chi phí bảo hiểm hàng hoá, lương cán bộ chuyên trách ở khâu mua. Chi phí mua hàng hoá phát sinh đối với hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp gọi là giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ. - Chi phí bán hàng là toàn bộ những chi phí phát sinh từ hoạt động phục vụ bán hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ như: + Chi phí về vật tư (nguyên, nhiên, vật liệu) phục vụ quá trình sản xuất dự trữ bảo quản tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong kỳ. + Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ như dụng cụ đồ dùng, phương tiện làm việc, phương tiện tính toán… + Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản và tiêu thụ hàng hoá như kho tàng, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá. + Chi phí dịch vụ mua ngoài như: Chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài, tiền thuê kho bãi, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá để tiêu thụ, hoa hồng đại lý bán hàng, hoa hồng uỷ thác xuất khẩu sản phẩm… + Các chi phí khác - Chi phí quản lý doanh nghiệp là tất cả các chi phí phát sinh ở bộ máy quản lý chung doanh nghiệp, bao gồm: + Chi phí nhân viên quản lý. + Chi phí đồ dùng văn phòng + Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận quản lý doanh nghiệp + Thuế, phí lệ phí + Chi phí bằng tiền khác Chi phí quản lý doanh nghiệp là bộ phận chi phí gián tiếp của chi phí sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng của bộ phận này trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Chi phí hoạt động tài chính 1.3.4.Theo tính chất biển đổi của chi phí so với sự biến đổi của doanh thu - Chi phí cố định là bộ phận của chi phí phát sinh trong kỳ không thay đổi khi doanh thu thay đổi bắt buộc doanh nghiệp phải thanh toán, thậm chí cả khi doanh nghiệp không có doanh thu trong kỳ. Thuộc loại này bao gồm chi phí thuế văn phòng, máy móc, thiết bị...lãi vay phải trả, lương cán bộ gián tiếp, khấu hao TSCĐ. - Chi phí biến đổi là những chi phí thay đổi khi doanh thu của doanh nghiệp thay đổi như : + Chi phí nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm + Chi phí bao bì, vật liệu đóng gói. + Lương trả theo sản phẩm… II. Giá thành 2.1.Khái niệm giá thành 2.1.1.Khái niệm giá thành Giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định. Giá thành sản phẩm, dịch vụ (gọi tắt là giá thành) của doanh nghiệp thể hiện chi phí cá biệt của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Cùng một loại sản phẩm, dịch vụ giống nhau doanh nghiệp nào có trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh tốt hơn, sử dụng trình độ công nghệ cao hơn thì giá thành của doanh nghiệp đó thấp hơn. Nghĩa là giá thành phản ánh chất lượng và trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh diễn ra gay gắt doanh nghiệp nào có chất lượng hàng hoá tốt hơn, giá thành thấp hơn sẽ có sức cạnh tranh cao hơn và sẽ chiếm được thị phần cao hơn, đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển tốt, ngược lại thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn thậm chí dẫn đến phá sản. 2.1.2.Mối liên hệ giữa chi phí và giá thành Do giá thành được định nghĩa từ khái niệm chi phí nên giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời cũng có sự khác nhau về quan điểm xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. + Giá thành và chi phí đều được biểu hiện bằng tiền của các phí tổn về nguồn lực của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên giá thành chỉ biểu hiện phí tổn của nguồn lực đã tiêu dùng để hoàn thành việc sản xuất hoặc tiêu thụ một khối lượng sản phẩm, dịch vụ nhất định, trong khi chi phí lại biểu hiện phí tổn của nguồn lực trong một thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp bao gồm cả các chi phí liên quan đến hàng hoá tồn kho đầu kỳ cuối kỳ của doanh nghiệp + Chi phí của doanh nghiệp trong kỳ là cơ sở để tổng hợp, tính giá thành của sản phẩm, dịch vụ, sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành. Vì vậy quản lý giá thành luôn luôn gắn với quản lý chi phí của doanh nghiệp. 2.2.Phân loại giá thành sản phẩm 2.2.1. Phân loại theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp - Giá thành sản xuất sản phẩm là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất một khối lượng sản phẩm nhất định. Giá thành sản xuất sản phẩm có thể được tính cho một đơn vị sản phẩm hoàn thành hoặc cho một khối lượng sản phẩm đã hoàn thành. - Giá thành đơn vị sản xuất là toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để hoàn thành việc sản xuất một đơn vị sản xuất cụ thể. - Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm: + Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên nhiên, vật liệu trực tiếp như: chi phí tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp có tính chất lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó, các nguyên nhiên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm đó. + Chi phí sản xuất chung là các chi phí chung phát sinh ở phân xưởng bộ phận sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp như: Tiền lương và phụ cấp có tính chất lượng, chi phí về vật liệu công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác liên quan đến bộ phận sản xuất sản phẩm đó. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ bao gồm: Giá thành sản xuất của nó. Chi phí bán hàng. Chi phí quản lý doanh nghiệp. 2.2.2.Theo nguồn gốc số liệu phát sinh của các chi phí để tổng hợp giá thành Giá thành định mức là giá thành sản phẩm, dịch vụ được tổng hợp căn cứ vào các định mức chi phí hiện hành do doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý quyết định nó là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp quản lý giá thành của mình đạt được mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch được tính căn cứ vào kế hoạch doanh thu, kế hoạch sản lượng và kế hoạch chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá thành kế hoạch là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp kiểm tra quá trình thực hiện kế hoạch giá thành của mình. Giá thành thực tế là loại giá thành được tập hợp tính toán căn cứ vào số liệu phát sinh thực tế về chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp và số lượng thực tế sản phẩm, dịch vụ để thực hiện được trong kỳ của doanh nghiệp đó. Giá thành thực tế được sử dụng để phân tích so sánh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán cụ thể làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. III.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành 3.1.Sự cần thiết của quản lý chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành Chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp gắn liền với quá trình sản xuất kinh doanh và có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến mục tiêu kinh tế trực tiếp của doanh nghiêp là lợi nhuận tối đa. Vì vậy tất cả các doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đều phải tổ chức tốt việc quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ của mình. Như vậy công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp: - Quản lý tốt chi phí và giá thành sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh với hiệu quả cao nhất, do tiết kiệm được chi phí và hạ được giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp biểu hiện ở những nội dung sau: + Tổ chức phân công, phân cấp quản lý chi phí và giá thành đúng đắn, phù hợp với tình hình, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Làm tốt công tác kế hoạch hoá chi phí và giá thành (bao gồm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tìm các giải pháp, biện pháp, quản lý tốt để hạ thấp chi phí và giá thành ngay trong quá trình thực hiện kế hoạch cũng như cho kỳ kế hoạch tới) Trong công tác kế hoạch hoá, kế hoạch chi phí và giá thành là một công cụ quan trọng phục vụ cho việc quản lý chi phí giá thành. Kế hoạch này được lập ra nhằm phục vụ cho việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, đồng thời phải quán triệt mục tiêu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá chi phí và giá thành đồng nghĩa với việc thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Mặt khác, do tiết kiệm được chi phí, hạ được giá thành sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, nên sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao trên thị trường về giá, nếu doanh nghiệp thực hiện chiến lược bán hàng với giá cạnh tranh hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tăng được doanh thu, một tiền đề quan trọng giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra việc loại bỏ những chi phí không cần thiết, chống được hiện tượng lãng phí trực tiếp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời giải phóng được vốn phục vụ đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. Từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp. 3.2.Nội dung quản lý chi phí sản xuất và giá thành 3.2.1.Quản lý chi phí sản xuất kinh doanh a) Quản lý chi phí hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp - Quản lý chi phí nguyên, nhiên vật liệu. Nguyên tắc chung là phải quản lý chặt chẽ cả hai yếu tố: Mức tiêu hao vật tư và giá vật tư. + Về mức tiêu hao vật tư, tất cả các loại vật tư được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường doanh nghiệp thường phải quản lý chặt chẽ theo các định mức tiêu hao vật tư mà doanh nghiệp đã quy định ở tất cả các khâu sản xuất kinh doanh của mình, đồng thời phải thường xuyên hoặc định kỳ kiểm tra phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức đó. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu định mức về tiêu hao vật tư cho phù hợp, tìm ra những yếu tố tiêu cực để kh
Luận văn liên quan