Đề tài Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương điện trường – Điện thế - Hiệu điện thế trong chương trình vật lí đại cương

Ngày nay, xã hội càng phát triển thì chất lượng giáo dục càng được quan tâm. Đó cũng chính là lí do khiến chúng ta chú ‎ý nhiều hơn tới các hình thức kiểm tra, đánh giá trong học tập. Một trong những hình thức đó là trắc nghiệm khách quan. Ở các nước phát triển trên thế giới, trắc nghiệm khách quan đã được hình thành và phát tri ển trước đây một thời gian khá lâ u. Đối với Việt Nam, với mục đích xây dựng một nền giáo dục đổi mới và hoàn thiện hơn, trắc nghiệm cũng đã được đưa vào sử dụng ở các trường phổ thông, cũng như bậc đại học. Đặc biệt, đối với các môn tự nhiên, hình thức trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng trong các kì thi tuyển đại học. Không phải ngẫu nhiên mà hình thức thi trắc nghiệm khách quan lại thu hút được nhiều sự quan tâm đến vậy mà bởi vì những ưu điểm điển hình của nó như: Hình thức trắc nghiệm khách quan cho kết quả phản hồi nhanh, chính xác, bao quát kiến thức rộng và phát huy được yếu tố công bằng, vô tư, có thể ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận trong thi cử

pdf141 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương điện trường – Điện thế - Hiệu điện thế trong chương trình vật lí đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM KHOA VẬT LÍ Tp.HCM, Tháng 05/2010 ĐỀ TÀI: MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG ĐIỆN TRƯỜNG – ĐIỆN THẾ - HIỆU ĐIỆN THẾ TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÍ ĐẠI CƯƠNG GVHD: THS TRƯƠNG ĐÌNH TÒA SVTH: BÙI THỊ HẢI LỚP: LÍ V-VT KHÓA: 31 LỜI CẢM ƠN Trong năm năm học vừa qua, em đã tích lũy được rất nhiều kiến thức chuyên môn cũng như kĩ năng sư phạm. Đây chính là hành trang quí báu nhất để em có thể tự tin bước vào nghề và thành công trong sự nghiệp trồng người. Em đạt được thành quả này là nhờ sự hướng dẫn và dạy bảo nhiệt tình của các thầy cô cùng sự giúp đỡ của bạn bè. Trước những công lao to lớn đó, em không biết nói gì hơn, chỉ kính mong gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến:  Các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em học tập tốt trong thời gian vừa qua.  Thầy Trương Đình Tòa đã hết sức nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.  Tập thể lớp Lí năm nhất hệ cử nhân và chính qui đã nhiệt tình cộng tác để em hoàn thành phần thực nghiệm sư phạm.  Tập thể Lí V- VT đã nhiệt tình đóng góp ý kiến.  Thư viện trường Đại học Sư phạm Tp.HCM đã tạo điều kiện để em có đầy đủ tài liệu thực hiện đề tài này. Trong quá trình hoàn thành đề tài này, tuy đã cố gắng hết sức nhưng chắc hẳn em không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự ủng hộ, đóng góp ý‎ kiến của thầy cô cùng các bạn. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN VIẾT ĐẦY ĐỦ VIẾT TẮT Áp dụng Biết Giáo viên Hiểu Phân tích kết quả Khảo sát Thành phố Hồ Chí Minh Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Sinh viên Vận dụng AD B GV H PTKQ KS Tp.HCM TNKQNLC SV VD PHẦN MỞ ĐẦU Ngày nay, xã hội càng phát triển thì chất lượng giáo dục càng được quan tâm. Đó cũng chính là lí do khiến chúng ta chú ‎ý nhiều hơn tới các hình thức kiểm tra, đánh giá trong học tập. Một trong những hình thức đó là trắc nghiệm khách quan. Ở các nước phát triển trên thế giới, trắc nghiệm khách quan đã được hình thành và phát triển trước đây một thời gian khá lâ u. Đối với Việt Nam , với mục đích xây dựng một nền giáo dục đổi mới và hoàn thiện hơn, trắc nghiệm cũng đã được đưa vào sử dụng ở các trường phổ thông, cũng như bậc đại học. Đặc biệt, đối với các môn tự nhiên, hình thức trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng trong các kì thi tuyển đại học. Không phải ngẫu nhiên mà hình thức thi trắc nghiệm khách quan lại thu hút được nhiều sự quan tâm đến vậy mà bởi vì những ưu điểm điển hình của nó như: Hình thức trắc nghiệm khách quan cho kết quả phản hồi nhanh, chính xác, bao quát kiến thức rộng và phát huy được yếu tố công bằng, vô tư, có thể ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận trong thi cử. Trắc nghiệm là một dụng cụ đo lường khả năng của người học có phạm vi áp dụng rộng rãi ở các cấp học và rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Chính vì vậy mà nhiệm vụ đặt ra cho những người thực hiện công tác giáo dục đó là phải trau dồi kiến thức, kĩ năng đánh giá, soạn thảo các câu trắc nghiệm đạt tiêu chuẩn. Nhưng điều đó thực sự không đơn giản khi mà các tài liệu bổ trợ để soạn thảo một bài trắc nghiệm thật khoa học, khách quan đặc thù cho từng môn học, phù hợp với từng mục tiêu học tập cụ thể lại rất ít. Để soạn một câu trắc nghiệm thì không khó, nhưng để soạn một câu trắc nghiệm có thể kiểm tra, đánh giá cũng như phân loại được trình độ của người học thì đòi hỏi khá nhiều công sức của người soạn thảo. Với mong muốn được thử sức mình và góp một phần nhỏ kinh nghiệm trong việc soạn thảo và đưa vào sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm, em đã chọn đề tài :” Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương Điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế trong chương trình vật lí đại cương.” Đề tài này một mặt góp phần giúp cho việc thu thập những phản hồi về việc học chương trình điện đại cương c hương” Điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế” của sinh viên năm nhất hệ cử nhân và chính qui, mặt khác em cũng có cơ hội tìm hiểu sâu hơn và được thực hành rèn luyện về phương pháp trắc nghiệm khách quan để có thể ứng dụng cho công việc dạy học trong tương lai. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: – Nghiên cứu một số hình thức phổ biến của đo lường đánh giá, các vấn đề của kĩ thuật trắc nghiệm. – Phân tích nội dung, xây dựng mục tiêu nhận thức cần đ ạt được cho các kiến thức chương "Điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế". – Xây dựng hệ thống 48 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trong chương "Điện trường - Điện thế - Hiệu điện thế". – Phân tích đánh giá kết quả thu được để đưa ra những nhận xét về trình độ kiến thức của SV năm nhất về chương " Điện trường - Điện thế- Hiệu điện thế ". II. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI: – Quá trình dạy học chương "Điện tr ường - Điện thế - Hiệu điện thế" trong chương trình vật lí đại cương của SV đại học sư phạm TP.HCM. – Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan theo các mức độ nhận thức ở chương " Điện trường và điện thế- hiệu điện thế " và thực nghiệm đánh giá 143 SV hệ chính quy và 63 SV hệ cử nhân khóa 35 của trường Đại học sư phạm TP.HCM. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. – Phương pháp nghiên cứu luận. – Phương pháp nghiên cứu điều tra, phỏng vấn. – Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm. – Phương pháp bổ trợ (phần mềm xử lý thống kê Test và phần mềm đảo đề). – Phương pháp thống kê toán học. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẦN NỘI DUNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA–ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG I I. TỔNG QUAN VỀ ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ: - Trong cuộc sống thường ngày, nhu cầu về đo lường và đánh giá chiếm một tỉ lệ lớn. Con người luôn phải đối chiếu các hoạt động đang triển khai với các mục đích đã định, hoặc thẩm định với các kết quả đã làm để từ đó cải tiến. 1.1 Nhu cầu đo lường và đánh giá trong giáo dục: - Muốn đánh giá được chính xác thì phải đo lường trước. Không có số đo thì không thể đưa ra n hững nhận xét hữu ích. - Trong giáo dục , việc đo lường và đánh giá đóng vai trò rất quan trọng bởi nhờ đó mà giáo viên hiểu được trình độ, khả năng tiếp thu của học sinh, từ đó đề ra hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm phát huy tính tích cực của học sinh và nâng cao hiệu quả dạy và học. Trong giáo dục, dụng cụ đo lường chính là các hình thức kiểm tra đánh giá. Một dụng cụ đo lường tốt cần có trước hết những đặc điểm : tính tin cậy và tính giá trị. Từ trước đến nay trong giáo dục đã có những hình thức đo lường kết quả học tập cơ bản như sau: 1.2 Các dụng cụ đo lường: 1.3 Đối chiếu giữa hình thức luận đề và trắc nghiệm khách quan: 1.3.1 Sự giống nhau giữa luận đề và trắc nghiệm Báo cáo khoa học Tiểu luận Trắc nghiệm Quan sát Viết Vấn đáp Trắc nghiệm khách quan Câu 2 lựa chọn Câu điền khuyết Câu nhiều lựa chọn Câu ghép cặp Luận đề - Có thể đo lường mọi thành quả học tập quan trọng. - Có thể được sử dụng để thuyết trình học sinh học tập nhằm đạt các mục tiêu: Hiểu biết các nguyên lý, tổ chức và phối hợp các ý tưởng, ứng dụng kiến thức trong việc giải quyết các vấn đề. - Đều đòi hỏi sự vận dụng ít nhiều phán đoán chủ quan. - Giá trị của chúng phụ thuộc vào tính khách quan và đáng tin cậy của chúng. Cả trắc nghiệm lẫn luận đề đều có thể sử dụng để : - Đo lường mọi thành quả học tập mà một bài khảo sát viết có thể đo lường được. - Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý. - Khảo sát khả năng suy nghĩ có phê phán. - Khảo sát khả năng giải quyết các vấn đề mới. - Khảo sát khả năng lựa chọn các sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp. - Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức. LUẬN ĐỀ 1.3.2 Sự khác nhau giữa luận đề và trắc nghiệm: TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – Thí sinh phải tự mình soạn ra câu trả lời và diễn tả bằng ngôn ngữ của chính mình. – Số câu hỏi trong một bài tương đối ít, có tính tổng quát. –Thí sinh bỏ ra phần lớn thời gian để suy nghĩ và viết. –Chất lượng bài không những phụ thuộc vào bài làm của thí sinh mà còn phụ thuộc vào kĩ năng của người chấm bài. –Bài thi tương đối dễ soạn, khó chấm, khó cho điểm chính xác. –Thí sinh tự bộc lộ cá tính của mình trong câu trả lời, người chấm bài cho điểm theo các đáp án sẵn và theo xu hướng riêng của mình. –Cho phép và đôi khi khuyến khích sự "lừa phỉnh". –Sự phân bố điểm kiểm soát một phần do người chấm. – Thí sinh chỉ cần lựa chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời cho sẵn. – Số câu hỏi trong một bài nhiều, có tính chuyên biệt. –Thí sinh dùng nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. – Chất lượng bài xác định phần lớn do kĩ năng của người soạn thảo. –Bài thi khó soạn, chấm và cho điểm tương đối dễ dàng và chính xác. –Thí sinh tự do chứng tỏ mức độ hiểu biết của mình qua tỷ lệ câu làm đúng, người soạn thảo tự do bộc lộ kiến thức của mình qua việc đặt câu hỏi. –Cho phép đôi khi khuyến khích sự phỏng đoán. –Sự phân bố điểm hầu như hoàn toàn quyết định do bài trắc nghiệm. Theo ý kiến của các chuyên gia về trắc nghiệm, ta nên sử dụng luận đề và trắc nghiệm để khảo sát kết quả học tập trong những trường hợp dưới đây: LUẬN ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN – Khi nhóm học sinh dự thi hay kiểm tra không quá đông và đề thi ch ỉ được sử dụng một lần không dùng lại nữa. – Khi giáo viên tìm mọi cách có thể được để khuyến khích và khen thưởng sự phát triển kỹ năng diễn tả bằng văn viết. – Khi giáo viên muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của học sinh về một vấn đề nào đó hơn là thành quả học tập của chúng. – Khi giáo viên tin tưởng vào tài năng phê phán và chấm bài luận đề một cách vô tư và chính xác hơn là vào khả năng soạn thảo những câu trắc nghiệm tốt. – Khi không có nhiều thời gian cho soạn thảo và khảo sát nhưng lại có nhiều thời gian cho chấm bài. – Khi ta cần khảo sát thành quả học tập của một số đông học sinh, hay muốn bài khảo sát thấy có thể sử dụng vào một lúc khác. – Khi ta muốn có những điểm số đá ng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài. – Khi những yếu tố công bằng, vô tư chính xác là những yếu tố quan trọng nhất của việc thi cử. – Khi có nhiều câu trắc nghiệm tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài trắc nghiệm mới, và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả. – Khi muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và gian lận thi cử. Để soạn thảo một bài trắc nghiệm cần thực hiện 6 bước cơ bản sau: II. CÁC BƯỚC SOẠN THẢO MỘT BÀI TRẮC NGHIỆM - Bước 1: Xác định mục đích bài kiểm tra. - Bước 2: Phân tích nội dung, lập bảng phân tích nội dung. - Bước 3: Xác định mục tiêu học tập. - Bước 4: Thiết kế dàn bài trắc nghiệm. - Bước 5: Lựa chọn câu hỏi cho bài trắc nghiệm. - Bước 6: Trình bày bài kiểm tra. Trắc nghiệm có thể phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tùy theo từng mục đích, mà bài trắc nghiệm sẽ có nội dung, mức độ khó dễ của bài, số lượng câu và thời gian làm bài thích hợp. 2.1 Xác định mục đích bài kiểm tra: Ví dụ: + Bài thi cuối kì nhằm mục đích phát hiện ra được sự khác biệt giữa các học sinh giỏi và kém. + Bài kiểm tra thông thường nhằm mục đích kiểm tra những hiểu biết tối thiểu về phần nào đó. + Mục đích chuẩn đoán, tìm ra những chỗ mạnh, chỗ yếu của HS để giúp ta quy hoạch việc giảng dạy có hiệu quả hơn. + Mục đích tập luyện, hiểu thêm bài học, làm quen với lối thi trắc nghiệm.... 2.2 Phân tích nội dung, lập bảng phân tích nội dung chương trình cần kiểm tra: 2.2.1 Các bước phân tích nội dung: Phân tích nội dung gồm 4 bước: – Tìm ra những ý tưởng chính yếu của nội dung cần kiểm tra. – Tìm ra những khái niệm quan trọng để đem ra khảo sát trong các câu trắc nghiệm (tức là lựa chọn những từ, nhóm chữ, ký hiệu mà học sinh cần giải nghĩa). – Phân loại hai hạng thông tin: (1) Những thông tin nhằm mục đích giải nghĩa hay minh họa và (2) những khái luận quan trọng để lựa chọn những điều quan trọng mà học sinh cần phải nhớ. – Lưạ chọn một số thông tin và ý tưởng đòi hỏi học sinh phải có khả năng ứng dụng những điều đã biết để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới. Nội dung Đề mục 2.2.2 Bảng phân tích nội dung: Sự kiện Khái niệm Ý tưởng quan trọng (quy luật) 2.3 Xác định mục tiêu học tập: 2.3.1 Tầm quan trọng của việc xây dựng mục tiêu: Xác định mục tiêu cụ thể cho từng môn học hay chương trình học là vô cùng quan trọng. Xây dựng mục tiêu có nghĩa là phải xác định những tiêu chí, kỹ năng, kiến thức học sinh cần đạt khi kết thúc chương trình đào tạo và sau đó xây dựng quy trình công cụ đo lường, đánh giá xem học sinh có đạt được những tiêu chí đó không. - Tạo dễ dàng cho việc kiểm tra và chấm điểm công bằng. 2.3.2 Những lợi điểm khi khi xác định rõ ràng các mục tiêu cần đạt: - Mục đích của môn học, nội dung môn học và qui trình đánh giá vừa nhất quán vừa quan hệ chặt chẽ với nhau. - Mục tiêu cho phép người đánh giá xác định hoạt động giảng dạy và tài liệu học tập nào có hiệu quả. - Cho thấy rõ ràng sự đối chiếu kết quả đào tạo giữa nội dung giảng viên truyền đạt và nội dung học sinh tiếp thu và có thể thực hành được. - Mô hình giảng dạy hợp lí phải xác định được trình tự giữa mục tiêu và nội dung. - Khuyến khích học sinh tự đánh giá vì họ biết phải đạt cái gì. - Hỗ trợ hiệu quả việc học của học sinh và giảm bớt lo lắng vì có hướng dẫn và xác định rõ các tri thức ưu tiên trong giảng dạy. - Học sinh hiểu rõ các môn học có liên thông với nhau và gắn với mục đích đào tạo. 2.3.3 Đặc điểm của mục tiêu học tập: Mục tiêu học tập phải cụ thể, có thể đo được, có thể đạt được, phải hướng vào kết quả, phải giới hạn thời gian. 2.3.4 Phân loại mục tiêu giảng day: - Theo Bloom, mục tiêu thuộc lĩnh vực nhận t hức có 6 mức độ từ thấp đến cao: Biết, thông hiểu , áp dụng, phân tích, tổng hợp và đánh giá. - Một số hành động ứng với từng mức độ nhận thức của Bloom: KIẾN THỨC Định nghĩa Mô tả Thuật lại Viết Nhận biết Nhớ lại Gọi tên Kể ra Lựa chọn Tìm kiếm Tìm ra cái phù hợp Kể lại Chỉ rõ vị trí Chỉ ra Phát biểu Tóm lược THÔNG HIỂU Giải thích Cắt nghĩa So Sánh Đối chiếu Chỉ ra Minh họa Suy luận Đánh giá Cho ví dụ Chỉ rõ Phân biệt Tóm tắt Trình bày Đọc ÁP DỤNG Sử dụng Tính toán Thiết kế Vận Dụng Giải quyết Ghi lại Chứng minh Hoàn thiện Dự đoán Tìm ra Thay đổi Làm Ước Tính Sắp xếp thứ tự Điều khiển PHÂN TÍCH Phân tích Phân loại So sánh Tìm ra Phân biệt Phân cách Đối chiếu Lập giả thuyết Lập sơ đồ Tách bạch Phân chia Chọn lọc TỔNG HỢP Tạo nên Soạn Đặt kế hoạch Kết luận Kết hợp Đề xuất Giảng giải Tổ chức Thực hiện Làm ra Thiết kế Kể lại ĐÁNH GIÁ Chọn Thảo luận Đánh giá So sánh Quyết định Phán đoán Tranh luận Cân nhắc Phê phán Ủng hộ Xác định Bảo vệ - Dàn bài trắc nghiệm thành quả học tập là bảng dự kiến phân bố hợp lí các câu hỏi của bài trắc nghiệm theo mục tiêu (hay quá trình tư duy) và nội dung của môn học sao cho có thể đo lường chính xác các khả năng mà ta muốn đo. 2.4 Thiết kế dàn bài trắc nghiệm: - Giáo viên cần chú ý các vấn đề liên quan đến dàn bài trắc nghiệm: + Tầm quan trọng thuộc phần nào, ứng với mục tiêu nào. + Cần trình bày câu hỏi dưới hình thức nào để có hiệu quả nhất. + Xác định trước mức độ khó dễ của bài trắc nghiệm - Thiết kế dàn bài trắc nghiệm nhằm quy định số câu trắc nghiệm cho mỗi phần và lập bảng quy định hai chiều để thể hiện số câu và tỉ lệ % cho từng nội dung mục tiêu nhận thức. - Minh họa thiết kế dàn bài trắc nghiệm: Nội Dung Mục Tiêu A B C D Tổng cộng Tỉ lệ Biết 4 3 2 1 10 20% Hiểu 6 2 5 1 14 28% Áp Dụng 11 10 3 2 26 52% Tổng Cộng 21 15 10 4 50 100% - Số câu của một bài trắc nghiệm tùy thuộc vào lượng thời gian dành cho việc kiểm tra. Thời gian càng dài thì số câu càng nhiều. + Bài kiểm tra từ 80-100 phút số câu có thể từ 40 đến 50 câu. + Bài kiểm tra khoảng 2 giờ số câu có thể từ 60 câu trở lên. 2 phút cho một câu nhiều lựa chọn 1 phút cho câu đúng - sai. III. CÁC HÌNH THỨC CÂU TRẮC NGHIỆM. –Loại câu hai lựa chọn. –Loại câu nhiều lựa chọn. –Loại đối chiếu cặp đôi. –Loại câu ghép cặp. 3.1. Các loại câu trắc nghiệm cơ bản: Hình thức câu trắc nghiệm Cấu trúc Đặc điểm cơ bản Câu hai lựa chọn Gồm 2 phần: - Phần gốc: Một câu phát biểu - Phần lựa chọn: Đúng (Đ)-Sai(S) – Có thể đặt được nhiều câu trong một bài trắc nghiệm. – Là hình thức đơn giản nhất, có thể áp dụng rộng rãi – Độ may rủi 50%, nên khuyến khích đoán mò. Câu nhiều lựa chọn Gồm 2 phần : - Phần gốc: là một câu hỏi hay câu bỏ lửng. - Phần lựa chọn : Một lựa chọn đúng (đáp án), những lựa chọn còn lại là sai nhưng có vẻ đúng và hấp dẫn( mồi nhử, câu nhiễu) – Phổ biến nhất hiện nay. – Độ phân cách lớn (nếu soạn thảo đúng kỹ thuật) – Độ may rủi thấp (25% với câu 4 lựa chọn, 20% với câu 5 lựa chọn.) – Càng nhiều lựa chọn, tính chính xác càng cao. Câu đối chiếu cặp đôi Gồm 3 phần: - Phần chỉ dẫn cách trả lời - Phần gốc (cột 1): gồm những câu ngắn, đoạn, chữ - Phần lựa chọn (cột 2): cũng gồm – Số câu ở hai cột không bằng nhau – Các lựa chọn không quá dài làm mất thì giờ của học sinh. Hình thức câu trắc nghiệm Cấu trúc Đặc điểm cơ bản những câu ngắn, chữ, số Câu điền khuyết Có hai dạng: - Dạng 1: gồm những câu hỏi với lời giải đáp ngắn. - Dạng 2: Câu phát biểu với một hay nhiều chỗ để trống người trả lời điền vào một từ hay một nhóm từ – Chỗ để trống điền vào chỉ có một đáp án duy nhất – Thường thể hiện ở mục tiêu nhận thức thấp. 3.2. Ưu, nhược điểm của loại câu nhiều lựa chọn: + Rất linh động có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau. Ưu điểm: + Có thể đánh giá những mục tiêu giảng dạy và học tập khác nhau. + Độ tin cậy cao, yếu tố đoán mò, may rủi của học sinh giảm. + Học sinh phải xét đoán và phân biệt kỹ càng khi trả lời câu hỏi. + Tính chất giá trị tốt hơn các loại câu khác, có thể dùng để đo lường mức độ đạt được nhiều mục tiêu giáo dục. + Có thể phân tích được tính chất của câu hỏi, có thể xác định được câu nào là quá khó, mơ hồ hay không giá trị đối với mục tiêu cần khảo sát. + Tính chất khách quan khi chấm. + Do đó hình thức nhiều lựa chọn cho phép sử dụng rộng rãi hơn. + Khó soạn câu hỏi. Nhược điểm: + Không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo một cách hiệu nghiệm bằng câu hỏi tự luận.. + Thí sinh tìm ra cách trả lời hay hơn nên họ không thỏa mãn với đáp án cho sẵn. + Đôi khi câu hỏi đặt ra tối nghĩa, câu trả lời được cho là đúng thực sự là sai, các câu nhiễu được cho là sai thực ra là đúng. Kết luận: Thật ra không có bài trắc nghiệm nào là hoàn hảo. Vấn đề căn bản là các câu trắc nghiệm phải soạn thảo như thế nào để có hiệu quả nhất. Do những ưu điểm trên của câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn so với các loại khác nên trong đề tài này đã sử dụng loại câu này cho cả hệ thống 48 câu trắc nghiệm. IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÀI TRẮC NGHIỆM. - Phân tích câu trắc nghiệm sẽ giúp người soạn thảo : 4.1. Phân tích câu trắc nghiệm. + Biết được độ khó, độ phân cách của mỗi câu. + Biết được giá trị của đáp án và mồi nhử, đánh giá được câu trắc nghiệm. + Ra quyết định chọn, sửa hay bỏ câu trắc nghiệm ấy. + Làm gia tăng tính tin cậy ( hệ số tin cậy ) của bài trắc nghiệm. - Để phân tích câu trắc nghiệm cần thực hiện 3 bước cơ bản sau: + Thẩm định độ khó của từng câu trắc nghiệm. + Xác định độ phân cách của từng câu trắc nghiệm. + Phân tích các mồi nhử, từ đó đưa ra kết luận chung. (Đồng ý hay phải sửa chữa). 4.1.1 Độ khó của câu trắc nghiệm: (0 ≤ P ≤ 1) P=0: Câu hỏi quá khó P=1: Câu hỏi quá dễ. Những câu hỏi loại này không có giá trị đánh giá, cần phải xem xét lại. 4.1.1.1 Công thức tính: – Loại câu đúng –sai tỉ lệ may rủi :50% – Loại câu 4 lựa chọn tỉ lệ may rủi :25% –
Luận văn liên quan