Đề tài Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương giao thoa ánh sáng trong chương trình Vật lý đại cương

Trong thời đại ngày nay, nhân tố con người đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Muốn có được những con người tốt thì nền giáo dục phải phát triển theo kịp những chuyển biến của thời đại. Nền giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng tốt những yêu cầu này. Do đó, một trong những vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay là xây dựng một nền giáo dục với chất lượng ngày càng cao để không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tăng cường chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được mục tiêu này chúng ta đang tiến hành nhiều phương thức để đổi mới giáo dục. Và một trong những đổi mới được dư luận thường nhắc đến là đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá: chuyển dần từ hình thức kiểm tra tự luận sang hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về ưu nhược điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan, nhưng hình thức này cũng đã chứng tỏ được một số ưu điểm nổi bật của nó so với hình thức kiểm tra tự luận như : có thể kiểm tra kiến thức ở mức độ bao quát; tránh nạn học vẹt, học tủ; hạn chế những tiêu cực trong công tác kiểm tra, đánh giá

pdf112 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan chương giao thoa ánh sáng trong chương trình Vật lý đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA VẬT LÝ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP (K30, 2004 – 2008) ĐỀ TÀI: MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN CHƯƠNG GIAO THOA ÁNH SÁNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THẦY TRẦN VĂN TẤN SINH VIÊN THỰC HIỆN : LÊ NGUYỄN BẢO THƯ TP HỒ CHÍ MINH THÁNG 5/ 2008 Lời cảm ơn Trong cuộc đời này, có mấy ai thành công mà không cần nhận sự giúp đỡ của người khác. Sự giúp đỡ , không nhất thiết phải là điều gì lớn lao mà đôi khi chỉ là một lời động viên chân thành cũng đã tiếp thêm sức mạnh cho người được nhận. Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, em cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, thật may mắn khi em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ mà nếu như không có những sự giúp đỡ ấy, đề tài của em khó thể hoàn thành tốt được. Vì vậy, em rất muốn gởi lời cảm ơn chân thành đến những người đã động viên, góp ý, để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn này. Đầu tiên, em xin cảm ơn thầy Trần Văn Tấn, –là giảng viên trực tiếp hướng dẫn em thực hiện luận văn này. Em xin cảm ơn thầy vì tuy rất bận rộn nhưng thầy đã bỏ ra không ít thời gian tận tình chỉ bảo những thiếu sót, sai lầm trong quá trình làm luận văn. Bên cạnh đó, em cũng xin gởi lời cảm ơn đến các thầy cô trong khoa Vật Lý, thầy Lý Minh Tiên ở khoa Tâm Lý Giáo Dục trường ĐH Sư Phạm tp Hồ Chí Minh vì sự giúp đỡ trong thời gian qua. Xin cảm ơn các bạn trong lớp Lý 4B đã giúp đỡ, chia sẻ với mình những thông tin hữu ích cho đề tài. Và cuối cùng em xin cảm ơn mọi người trong gia đình vì đã động viên và giúp đỡ em rất nhiều! Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư PHẦN MỞ ĐẦU I) Lí do chọn đề tài: Trong thời đại ngày nay, nhân tố con người đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Muốn có được những con người tốt thì nền giáo dục phải phát triển theo kịp những chuyển biến của thời đại. Nền giáo dục Việt Nam chưa đáp ứng tốt những yêu cầu này. Do đó, một trong những vấn đề được xã hội quan tâm nhất hiện nay là xây dựng một nền giáo dục với chất lượng ngày càng cao để không chỉ góp phần nâng cao dân trí mà còn tăng cường chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để đạt được mục tiêu này chúng ta đang tiến hành nhiều phương thức để đổi mới giáo dục. Và một trong những đổi mới được dư luận thường nhắc đến là đổi mới trong hình thức kiểm tra đánh giá: chuyển dần từ hình thức kiểm tra tự luận sang hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Mặc dù vẫn còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về ưu nhược điểm của hình thức trắc nghiệm khách quan, nhưng hình thức này cũng đã chứng tỏ được một số ưu điểm nổi bật của nó so với hình thức kiểm tra tự luận như : có thể kiểm tra kiến thức ở mức độ bao quát; tránh nạn học vẹt, học tủ; hạn chế những tiêu cực trong công tác kiểm tra, đánh giá Ơû bậc đại học, việc áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan có rất nhiều ưu điểm. Nó có thể giúp giảng viên thường xuyên kiểm tra sinh viên hơn vì kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm không tốn nhiều thời gian, nhờ đó cải tiến việc dạy học tốt hơn. Ngoài ra nó còn có thể giúp giảng viên nghiên cứu thêm khoa học giáo dục, có thể cải tiến phương pháp lượng hóa học tập. Đối với các trường sư phạm, nó còn có ý nghĩa giúp sinh viên làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm, để khi về trường phổ thông dễ dàng hơn trong việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để đánh giá học sinh. Ơû trường ĐH Sư Phạm TpHCM, mức độ phổ biến của hình thức kiểm tra này còn tùy theo khoa. Đối với khoa Vật Lý, hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan đã được áp dụng ở một số bộ môn, riêng đối với bộ môn Quang học thì vẫn chưa nhiều. Trong môn Quang học, chương “Giao thoa ánh sáng” là một chương khá hay, có nhiều kiến thức trọng tâm mà các kiến thức này lại tương đối độc lập với các chương khác, thích hợp để soạn một bài trắc nghiệm độc lập. Chính vì vậy, với mong muốn có thể thúc đẩy việc áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan ở bộ môn Quang học trong chương trình Vật lý đại cương, em xin chọn đề tài: “ Một số câu hỏi trắc nghiệm khách quan - chương “Giao thoa ánh sáng” trong chương trình Vật lý đại cương”. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư 2) Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài -Nghiên cứu các kỹ thuật xây dựng một bài trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và phân tích nội dung các kiến thức, các mục tiêu cần đạt được trong chương “ Giao thoa ánh sáng” để từ đó xây dựng hệ thống gồm khoảng 50-55 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương này. -Thực nghiệm sư phạm nhằm đưa ra những đánh giá sơ bộ ban đầu về trình độ kiến thức, các quan niệm, cách hiểu chưa đúng của sinh viên năm 2 về các vấn đề có trong chương “ Giao thoa ánh sáng” được thể hiện qua bài trắc nghiệm. 3) Đối tượng nghiên cứu của đề tài -Hệ thống các câu trắc nghiệm trong chương “ Giao thoa ánh sáng” dành để khảo sát sinh viên năm 2 khoa Vật Lý Trường Đại Học Sư Phạm Tp Hồ Chí Minh. 4) Giới hạn nghiên cứu -Các câu hỏi trắc nghiệm được soạn thảo chủ yếu dựa trên nội dung giảng dạy chương “ Giao thoa ánh sáng” của tổ Vật Lý Đại Cương, khoa Vật Lý, trường Đại Học Sư Phạm tp Hồ Chí Minh. 5) Phương pháp nghiên cứu -Nghiên cứu, tìm hiểu, tham khảo và tổng hợp các kiến thức liên quan để soạn thảo ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm phù hợp với nội dung, mục tiêu của chương “ Giao thoa ánh sáng” -Thực nghiệm sư phạm, thu hồi những số liệu khảo sát và cho ra những nhận xét, đánh giá sơ bộ. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ BẰNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN I)Nhu cầu về đo lường, đánh giá trong giáo dục Trong mọi hoạt động hằng ngày con người luôn muốn biết kết quả sàn phẩm do mình làm ra là tốt hay xấu, có đạt yêu cầu hay chưa, phải điều chỉnh như thế nào cho có hiệu quả tốt hơn...Vì thế lúc nào con người cũng có nhu cầu đánh giá. Đặc biệt trong giáo dục thì nhu cầu đánh giá là không thể thiếu cho cả giáo viên lẫn học viên. Việc đánh giá giúp giáo viên hiểu về những khả năng cũng như những khuyết điểm, sai lầm trong kiến thức của học viên, từ đó điều chình phương pháp và mục tiêu giảng dạy của mình cho phù hợp. Muốn đánh giá chính xác thì phải đo lường. Chúng ta không thể đánh giá chính xác điều gì mà không cần đo, đong, đếm. Chính vì thế mà đo lường và đánh giá không thể tách rời nhau. Do thẩm định và đo lường đóng vai trò quan trọng nên nó sớm được nghiên cứu vào đầu thế kỉ 19, ngày nay trong phương pháp đo lường người ta chú trọng về mặt định tính lẫn định lượng. Nhờ phương pháp định lượng phát triển nhiều tiến bộ quan trọng trong giáo dục và trong khoa học xã hội đã được thực hiện trong thế kỉ qua. Với những kĩ thuật đo lường và những bài trắc nghiệm tương ứng, chúng ta rút ra được những kết luận chính xác trong các nghiên cứu thực nghiệm về giáo dục và tâm lý. II) Các dụng cụ đo lường Trong giáo dục, dụng cụ đo lường chính là các hình thức kiểm tra đánh giá, có thể chia làm 2 loại: 1. Phương pháp trắc nghiệm 2. Phương pháp quan sát hành vi có được trong học tập Trong các trường phổ thông cũng như các trường đại học, cao đẳng, hiện nay hình thức kiểm tra phổ biến là kiểm tra viết với 2 dạng: luận đề và trắc nghiệm khách quan. Mỗi hình thức đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó. Sơ đồ các phương pháp kiểm tra trong giáo dục: Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư III) Hình thức trắc nghiệm khách quan 1.So sánh trắc nghiệm khách quan và luận đề a) Những điểm tương đồng giữa trắc nghiệm khách quan và luận đề - Trắc nghiệm khách quan( TNKQ) hay luận đề đều có thể đo lường kết quả học tập của người cần kiểm tra. -TNKQ hay luận đề đều có thể khuyến khích HS học tập nhằm đạt đến mục tiêu: hiểu, phối hợp và vận dụng các kiến thức để giải quyết vấn đề. -Giá trị của TNKQ và luận đề tùy thuộc vào tính khách quan và độ tin cậy của chúng. b. Những điểm khác biệt giữa TNKQ và luận đề Luận đề Trắc nghiệm -Soạn đề nhanh hơn, khó chấm bài hơn, điểm số cũng không thật chính xác, công bằng vì còn tùy thuộc người chấm bài. -Số câu hỏi ít và nội dung kiến thức kiểm tra không nhiều. - Thường xảy ra tình trạng học vẹt, học tủ. -Soạn đề tốn nhiều thời gian nhưng dễ chấm bài, điểm số công bằng, không lệ thuộc người chấm bài. -Số câu hỏi nhiều khảo sát được nhiều vấn đề với nhiều khía cạnh hơn -Tránh nạn học vẹt, học tủ. Kiểm tra đánh giá Quan sát sư phạm Các phương pháp trắc nghiệm Viết Vấn đáp Trắc nghiệm tự luận Trắc nghiệm khách quan Tiểu luận Câu ghép đôi Câu trả lời ngắn Câu nhiều lựa chọn Câu đúng sai Câu điền khuyết Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư -Thấy được lối tư duy, khả năng diễn giải, sắp xếp, tổng hợp vấn đề của học viên. -Thời gian được dùng để suy nghĩ và diễn đạt ý kiến -Hạn chế khả năng trình bày diễn đạt. -Thời gian được dùng để đọc và suy nghĩ, lựa chọn câu trả lời đúng nhất. 2) Những ưu điểm và nhược điểm của trắc nghiệm khách quan *Ưu điểm: -Bao phủ được môn học( chống học tủ) -Chấm bài nhanh, khách quan. -Độ tin cậy cao. -Có thể so sánh đánh giá trong giáo dục. *Nhược điểm: -Tốn công sức trong việc ra đề. - Không phát huy khả năng diễn đạt của học sinh. -Không phát huy được khả năng sáng tạo của học sinh. 3) Khi nào nên sử dụng trắc nghiệm khách quan TNKQ và luận đề đều là những phương tiện khảo sát thành quả học tập một cách hiệu quả và đều cần thiết, miễn là ta nắm vững phương pháp soạn thảo và công dụng của mỗi loại. Cả hai phương pháp này đều có thể sử dụng để:  Đo lường thành quả học tập  Khảo sát khả năng hiểu và áp dụng các nguyên lý  Khảo sát khả năng suy nghĩ có phê phán  Khảo sát khả năng giải quyết những vấn đề mới.  Khảo sát khả năng lựa chọn những sự kiện thích hợp và các nguyên tắc để phối hợp chúng lại với nhau nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp  Khuyến khích học tập để nắm vững kiến thức. Theo ý kiến các chuyên gia về trắc nghiệm ta nên sử dụng TNKQ để khảo sát thành quả học tập của học sinh trong những trường hợp sau:  Khi ta cần khảo sát thành tích học tập của số đông học sinh, hay muốn rằng bài khảo sát ấy có thể sử dụng lại vào lúc khác.  Khi ta muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan người chấm bài.  Khi ta có nhiều câu TNKQ tốt đã được dự trữ sẵn để có thể lựa chọn và soạn lại một bài TNKQ mới và muốn chấm nhanh để sớm công bố kết quả. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư  Khi ta muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và tiêu cực , gian lận trong thi cử. IV) Trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (TNKQ NLC) 1) Ưu nhược điểm của trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn Câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn là loại câu gồm có hai phần: phần gốc và phần lựa chọn. Phần gốc là câu hỏi hay câu bỏ lửng. Phần lựa chọn gồm một ý trả lời đúng nhất và các ý sai nhưng có vẻ đúng và hấp dẫn đối với học sinh không hiểu bài rõ gọi là mồi nhử. Thông thường một câu có 4, 5 lựa chọn. *Ưu điểm: Giảm khả năng đoán mò của học sinh vì xác suất may rủi chỉ có 25%( đối với câu TNKQ 4 lựa chọn) hay 20% ( đối với câu TNKQ 5 lựa chọn) nên độ tin cậy cao hơn. Yêu cầu học viên phải hiểu và có thể phân tích kiến thức một cách rõ ràng. Nếu học viên chỉ học vẹt thì khó có thể chọn đáp án đúng được vì các câu được soạn luôn “ trông có vẻ” chính xác. Câu hỏi phong phú, đo được nhiều khả năng nhận thức của học viên ở nhiều cấp độ khác nhau như: nhớ, hiểu, vận dụng, tổng hợp... Các câu trả lời sai cũng thể hiện được mức độ nắm kiến thức, những sai lầm trong cách suy nghĩ của học viên. Vì thế nó cũng có giá trị tốt hơn. Bằng các số liệu và các phần mềm thống kê có thể phân biệt những câu hỏi đó là khó, dễ hay mơ hồ với học viên. Cho được kết quả phản hồi nhanh chóng, chính xác. Tính khách quan khi chấm điểm. *Khuyết điểm Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn khó soạn thảo. Người soạn phải mất nhiều thời gian và công sức để có được các câu trắc nghiệm chất lượng. Đôi khi hạn chế khả năng sáng tạo của học viên . * Nhận xét Đây là loại câu trắc nghiệm phong phú, có thể trình bày ở nhiều dạng khác nhau, có nhiều ưu điểm. 2) Các bước soạn thảo một bài trắc nghiệm khách quan. Bước 1: Xác định mục đích bài kiểm tra Tùy theo mục đích khác nhau mà bài trắc nghiệm được soạn sẽ có nội dung mức độ khó dễ của bài, số lượng câu và thời gian làm bài khác nhau. Bước 2: Phân tích nội dung chương trình cần kiểm tra. Khi phân tích nội dung của một vài chương cần kiểm tra học sinh, ta có thể tiến hành theo các bước sau: Tìm ra những ý tưởng chính yếu của nội dung cần kiểm tra. Lựa chọn những định nghĩa, từ ngữ, khái niệm, công thức, mà học viên cần nắm được, Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư Phân loại hai dạng thông tin: những thông tin dùng giải thích minh họa và những thông tin quan trọng cần ghi nhớ, hiểu rõ. Lựa chọn những thông tin mà học viên cần biết cách vận dụng trong tình huống mới. Bước 3: Viết mục tiêu cần kiểm tra đánh giá. Đối với từng nội dung đã phân tích trong sơ đồ trên giáo viên viết ra các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể cho từng ý nhỏ. Người ta vẫn thường dùng những từ như: biết, hiểu, nắm rõ để diễn đạt mục tiêu mà học viên cần đạt đến. Thế nhưng đó chỉ là những động từ chung không giúp ích cho ta khi ta đặt bút viết câu trắc nghiệm. Vì thế giáo viên cần viết ra những mục tiêu cụ thể hơn. Theo Benjamin Bloom có 6 mức độ của mục tiêu nhận thức từ thấp tới cao: biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. Các động từ thường dùng để chỉ mục tiêu nhận thức như sau: Biết Định nghĩa Mô tả Thuật lại Viết Nhận biết Nhớ lại Gọi tên Kể ra Lựa chọn Tìm kiếm Tìm cái phù hợp Kể lại Chỉ rõ vị trí Chỉ ra Phát biểu Tóm lược Hiểu Giải thích Cắt nghĩa So sánh Đối chiếu Chỉ ra Minh họa Suy luận Đánh giá Cho ví dụ Chỉ rõ Phân biệt Tóm tắt Trình bày Đọc Vận dụng Sử dụng Tính toán Thiết kế Vận dụng Giải quyết Ghi lại Chứng minh Hoàn thiện Dự đoán Tìm lại Thay đổi Ước tính Sắp xếp thứ tự Điều khiển Phân tích Phân tích Phân loại So sánh Tìm ra Phân biệt Phân cách Đối chiếu Lập giả thuyết Lập sơ đồ Tách bạch Phân chia Chọn lọc Tổng hợp Tạo nên Soạn Đặt kế hoạch Kể lại Kết hợp Đề xuất Giảng giải Tổ chức Thực hiện Làm ra Thiết kế Kết luận Đánh giá Chọn Quyết định Đánh giá So sánh Thảo luận Phán đoán Tranh luận Cân nhắc Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư Phê phán Ủng hộ Xác định Bảo vệ Bước 4 : Thiết kế dàn bài trắc nghiệm Bước này nhằm quy định số câu trắc nghiệm cho mỗi phần và lập bảng quy định 2 chiều thể hiện số câu và tỉ lệ % cho từng nội dung, mục tiêu nhận thức. Bảng 2 chiều có thể có dạng như sau: Mục tiêu Nội dung Biết Hiểu Vận dụng Tổng cộng Tỉ lệ Giao thoa không định xứ của hai nguồn sáng điểm 1 1 2 4 10% ..... .... .... .... ..... .... Để có độ tin cậy tốt các chuyên gia khuyên bài trắc nghiệm nên có từ 30 câu trở lên. Đối với câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn thì thời gian làm bài của mỗi câu vào khoảng 1 phút đến 2 phút. Tuy nhiên theo yêu cầu của đề thi đặt ra, mức độ khó dễ của các câu trắc nghiệm mà thời gian làm bài có thể dài hay ngắn hơn. Bước 5: Lựa chọn câu hỏi cho bài trắc nghiệm Với cùng một mục tiêu nhưng có thể có nhiều câu trắc nghiệm khác nhau, do đó giáo viên phải lựa chọn các câu hỏi có mức độ khó phù hợp với mục đích, đối tượng tham gia bài kiểm tra. Ban đầu khi mới viết ra câu trắc nghiệm thì mức độ khó của câu trắc nghiệm là do sự phán đoán chủ quan của giáo viên cùng với ý kiến tham khảo từ đồng nghiệp. Sau khi cho học sinh các lớp làm vài lần giáo viên có thể thống kê ra chỉ số độ khó và phân cách câu. Từ đó giáo viên có cơ sở khách quan hơn để lựa chọn câu hỏi cho một bài kiểm tra mới vào lần khác. Bước 6: Trình bày bài kiểm tra. Các câu trắc nghiệm phải viết rõ ràng, không viết tắt, nếu cần phải có chú thích rõ ràng. Những từ cần nhấn mạnh cho học sinh chú ý nên gạch dưới hay in đậm. Học viên không đánh thẳng lên đề mà đánh vào một phiếu trả lới. Trên phiếu trả lời chú ý phải dặn dò học sinh qui ước đánh dấu, bỏ, chọn lại. Nhằm hạn chế tối đa tình trạng gian lận, nên tạo ra tối thiểu là 4 đề khác nhau trên cơ sở đảo lộn trật tự câu. 3)Nguyên tắc soạn thảo câu TNKQNLC Yêu cầu: Phần gốc cần được diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, đầy đủ vấn đề cần hỏi. Phần lựa chọn thì ngắn gọn, đủ ý. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Thầy Trần Văn Tấn SVTH : Lê Nguyễn Bảo Thư Các lựa chọn phải “khá hấp dẫn”, tức có vẻ hợp lý đối với học viên, không sai một cách quá hiển nhiên. **Các bước soạn thảo câu TNKQNLC: Bước 1: Người viết lựa chọn nội dung và các ý tưởng tương ứng cần khảo s
Luận văn liên quan