- Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Khi có thêm một người tiêu dùng sử dụng hàng hóa thì cũng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của những người đang tiêu dùng hàng hóa này.
Ví dụ: Công viên công cộng là nơi dành cho mọi người vào với nhiều mục đích khác nhau như thư giãn, tập thể dục, trò chuyện Nếu như có thêm những người vào hay ra khỏi công viên thì cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của những người khác.
- Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ, tức là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiên cho việc tiêu dùng của mình.
HHCC mang đầy đủ hai đặc tính trên thì gọi là HHCC thuần túy. Trên thực tế có rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn cả hai thuộc tính nói trên. Đa số các HHCC chỉ có một trong hai thuộc tính và có ở những mức độ khác nhau. Những hàng hóa đó họi là HHCC không thuần túy. Tùy theo mức độ tào ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa và tùy theo khả năng có thể thiết lập cơ chế để mua bản quyền sủ dụng hàng hóa này mà HHCC không thuần túy được chia làm hai loại:
+ HHCC có thế tắc nghẽn là hàng hóa mà khi có thêm nhiều người sủ dụng chúng thì có thể gây ra ùn tắc khiến lợi ích cảu những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút.
Ví dụ xe bus công cộng khi có quá nhiều người sủ dụng có thế gây ra quá tải, chén lấn làm lợi ích của người sử dụng bị giảm đi.
+ HHCC có thể loại trừ bằng giá là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá.
Ví dụ: Lập các trạm thu phí ở các trục đường quốc lộ.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2262 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ trong cung ứng dịch vụ công cộng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1:
Một số lý luận cơ bản về vai trò của chính phủ và dịch vụ công
Khái niệm và thuộc tính cơ bản của hàng hóa công
Khái niệm:
Hàng hóa công cộng là nhưng loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lơi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.
Thuộc tính cơ bản của hàng hóa công cộng :
Hàng hóa công cộng không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Khi có thêm một người tiêu dùng sử dụng hàng hóa thì cũng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của những người đang tiêu dùng hàng hóa này.
Ví dụ: Công viên công cộng là nơi dành cho mọi người vào với nhiều mục đích khác nhau như thư giãn, tập thể dục, trò chuyện … Nếu như có thêm những người vào hay ra khỏi công viên thì cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của những người khác.
Hàng hóa công cộng không có tính loại trừ, tức là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiên cho việc tiêu dùng của mình.
HHCC mang đầy đủ hai đặc tính trên thì gọi là HHCC thuần túy. Trên thực tế có rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn cả hai thuộc tính nói trên. Đa số các HHCC chỉ có một trong hai thuộc tính và có ở những mức độ khác nhau. Những hàng hóa đó họi là HHCC không thuần túy. Tùy theo mức độ tào ra ngoại ứng trong sản xuất hoặc tiêu dùng hàng hóa và tùy theo khả năng có thể thiết lập cơ chế để mua bản quyền sủ dụng hàng hóa này mà HHCC không thuần túy được chia làm hai loại:
+ HHCC có thế tắc nghẽn là hàng hóa mà khi có thêm nhiều người sủ dụng chúng thì có thể gây ra ùn tắc khiến lợi ích cảu những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút.
Ví dụ xe bus công cộng khi có quá nhiều người sủ dụng có thế gây ra quá tải, chén lấn làm lợi ích của người sử dụng bị giảm đi.
+ HHCC có thể loại trừ bằng giá là những hàng hóa mà lợi ích do chúng tạo ra có thể định giá.
Ví dụ: Lập các trạm thu phí ở các trục đường quốc lộ.
1.1.3. Dịch vụ công
* Khái niệm và đặc điểm:
Hiện nay, khái niệm dịch vụ công có nhiều cách tiếp cận dưới các góc độ khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất tương đối ở các đặc điểm sau của dịch vụ công:
- Là một loại dịch vụ do Nhà nước (cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước) trực tiếp thực hiện hoặc uỷ quyền cho các tổ chức, đơn vị ngoài Nhà nước thực hiện dưới sự giám sát của Nhà nước.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, nhân dân (những nhu cầu tối thiểu, thiết yếu).
- Nhà nước là người chịu trách nhiệm đến cùng trước nhân dân, xã hội về chất lượng dịch vụ cũng như số lượng dịch vụ. Trách nhiệm ở đây thể hiện qua việc hoạch định chính sách, thể chế pháp luật, quy định tiêu chuẩn chất lượng, thanh tra kiểm tra giám sát việc thực hiện v.v…
- Không nhằm mục tiêu lợi nhuận.
- Đối tượng thụ hưởng Dịch vụ công không trực tiếp trả tiền (đã trả qua hình thức thuế), tuy nhiên có những trường hợp phải trả lệ phí theo quy định chặt chẽ của pháp luật.
Vậy có thể hiểu một cách khái quát Dịch vụ công là những dịch vụ do Nhà nước chịu trách nhiệm, phục vụ các nhu cầu cơ bản, thiết yếu chung của người dân không vì mục tiêu lợi nhuận.
* Phân loại:
Xuất phát từ cơ sở nhận thức như trên, căn cứ vào điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng ta có thể tạm chia dịch vụ công ở nước ta hiện nay thành các loại sau:
Thứ nhất, những dịch vụ sự nghiệp công (có người gọi là hoạt động sự nghiệp công), phục vụ những nhu cầu thiết yếu cho xã hội, quyền và lợi ích công dân. Nhà nước trực tiếp (thông qua) các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc uỷ quyền cho các tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện, cụ thể như chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao, khoa học, bảo hiểm an sinh xã hội, phòng cháy chữa cháy, bão lụt, thiên tai, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người nghèo ....
Thứ hai, những hoạt động mang tính dịch vụ công ích, đây là các hoạt động có một phần mang tính chất kinh tế, hàng hoá như cung cấp điện, cấp nước sạch, giao thông công cộng đô thị, viễn thông, vệ sinh môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, vận tải công cộng, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến diêm ...
Bên cạnh đó, hiện nay còn có luồng ý kiến cho rằng có loại thứ ba của dịch vụ công, đó là dịch vụ hành chính công. Loại này liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước, cụ thể như các hoạt động thẩm định hồ sơ, ký phê duyệt, tổ chức cho đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp phép khai thác khoáng sản, trật tự an toàn xã hội, hải quan, chứng thực ....
* Đặc trưng:
Dịch vụ công cũng là một loại hàng hóa công, cho nên nó cũng mang đầy đủ các đặc trưng của hàng hóa công là không có tính cạnh tranh và loại trừ trong tiêu dùng. Hai đặc trưng này có ảnh hưởng rất nhiều đến vai trò cung ứng của chính phủ trong từng giai đoạn khác nhau mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau.
1.2. Lý Luận về chính phủ và vai trò của chính phủ
1.2.1.khái niệm về chính phủ:
Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định, điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà xã hội đó có nhu cầu
1.2.1. Sự thay đổi vai trò chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỉ 20
Thập kỉ 50-70 trong thời kì này nhiều quốc gia có tham vọng xây dung cho mình một nền kinh tế tự chủ, tự cường và vững mạnh. Vì thế , họ cho rằng chính phủ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo con đường phát triển.Thông qua chức năng kế hoạch hóa và các chính sách bảo hộ nhiều nước đã xây dựng nền công nghiệp hướng nội với hy vọng có thể giảm bớt sự phụ thuộc vào nước ngoài.Khi đó chính phủ được coi là người phân bổ các nguồn lực trong xã hội, xác định các nghành công nghiệp ưu tiên chiến lược để bảo hộ phát triển. Trong thời kì này nhiều nước phát triển theo chiến lược hướng nội với khu vực công nghiệp phi hiệu quả, ngoại tệ thiếu hụt lớn và một nền nông nghiệp què quặt , chính điều này đã khiến người ta hoài nghi về vai trò của chính phủ. Trong khi đó, một số nước công nghiệp mới lại chuyển hướng chiến lược hương ngoại với giả thuyết cho rằng tự do hóa nền kinh tế sẽ thúc đẩy tăng trưởng và những nước này đã có được tốc độ tăng trưởng rất ngoạn mục. Điều đó khiến quan điểm về vai trò chính phủ trong thập kỷ 80 đã có một bước ngoặt lớn theo chiều hướng ngược lại.
Thập kỷ 80. Sau cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ hai năm 1979 và cuộc khủng hoảng nợ ở nhiều nước chây mỹ la tinh đầu thập kỷ 80, nhiều nhà kinh tế đã chỉ trích cam thiệp sâu của chính phủ vào việc phân bổ nguồn lực, do đó đã gây ra sự phi hiệu quả lớn. Quan điểm lúc này là thu hẹp sự can thiệp của chính phủ, tạo điều kiện cho thị trường vận hành tự do hơn. Nhiều lúc, sự can thiệp của chính phủ được coi là không cần thiết, thậm chí cản trở sự phát triển. tất cả những thay đổi trong nhận thức đó được phản ánh trong các chính sách điều chỉnh kinh tế mà nội dung chính đều là để thị trường quyết định nhiều hơn. Hàng loạt các chính sách như giảm sự định giá quá cao đồng bản tệ, tự do hóa lãi suất, thu hẹp khu vực công cộng, giảm điều tiết thị trường, xóa bỏ sự can thiệp trực tiếp đối với thương mại và đầu tư..đã được ban hành và nhiều khi còn trở thành điều kiện tiên quyết để các tổ chức tài trợ quốc tế chấp nhận viện trợ cho các nước đang phát triển. Trong thời kỳ này mục tiêu hiệu quả kinh tế đã được đưa lên hàng đầu, còn mục tiêu công bằng bị đẩy xuống hàng thứ yếu.
Vì vậy chiến lược này cũng không mang lại được nhiều kết quả như mong muốn, thậm chí còn gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng. Việc thu hẹp khu vực công xộn đã kéo theo sự cắt giảm chi tiêu ngân sách, nhất là cho những dịch vụ thiết đối với người nghèo như giáo dục và y tế. vì thế, nó đã làm dấy lên phong trào chỉ trích mạnh mẽ quan điểm này. Nhiều người cho rằng cần phải kết hợp giữa điều chỉnh cơ cấu và bảo vệ những người yếu thếm cũng như khôi phục tăng trưởng kinh tế
Thập kỷ 90, quan điểm về vai trò của chính phủ trong thập kỷ này được phản ánh rõ nét trong báo cáo phát triển thế giới năm 1991 của ngân hàng thế giới. Theo báo cáo này, sự tác động qua lại giứa chính phủ và thị trường hay khu vực tư nhân không phải là vấn đề can thiệp hay tụ do trong quá trình phát triển. nếu khu vực tư nhân được coi là có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất thì chính phủ lại có nhiệm vụ xây dựng một môi trường thể chế, pháp lý và kinh doanh thuận lợi, đồng thời đảm bảo những dịch vụ thiết yếu cho người nghèo. Theo quan điểm này, chính phủ phải giữ vai trò tăng cường thể chế và khung pháp lý trong nền kinh tế, tôn trọng và bảo vệ quyển sở hữu tư nhân
Chương 2:
Thực trạng và vai trò của chính phủ trong cung cấp dịch vụ công tại Việt Nam
2.1. Quá trình chuyển đổi về vai trò cùa chính phủ trong cung cấp dịch vụ công từ năm 1986 đến nay.
2.1.1 Trước 1986
Giai đoạn những năm trước 1986, nền kinh tế nước ta ở dạng bao cấp với vai trò độc quyền của Nhà nước đối với các hình thức sở hữu và các Hàng hoá công cộng. Có thể nói trong giai đoạn này, khu vực công cộng là khu vực chủ đạo, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. Chính phủ phát triển kinh tế quốc doanh trên tất cả các lĩnh vực, bao cấp cho kinh tế tập thể, hạn chế kinh tế tư nhân và gia đình, lập kế hoạch sản xuất, thu mua và phân phối sản phẩm chi tiết đến từng người dân.
Với thực trạng như vậy, có thể thấy đến ngay cả hàng hoá cá nhân cũng được chính phủ trực tiếp cung cấp. Và tất nhiên hàng hoá công cộng trong đó có dịch vụ công lại càng được quyết định bởi bàn tay của chính phủ hơn. Chính phủ là người trực tiếp sản xuất và cung cấp các dịch vụ công cho người dân. Từ các dịch vụ thiết yếu như điện, nước, y tế, giáo dục, quốc phòng đến các dịch vụ bổ trợ và giải trí khác như truyền hình, nghệ thuật cũng do Nhà nước độc quyền cung cấp.
Điều này đảm bảo cho vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Nhà nước, tạo ra sự thống nhất, ổn định trong cả nước. Tuy nhiên nó lại trực tiếp cản trở lợi ích của người dân, khi mà nhu cầu trong nhân dân đã vượt quá khả năng cung cấp của Chính phủ. Điều này đã dấn đến sự đổi mới lớn lao, toàn diện năm 1986.
2.1.2. Sau năm 1986
Bước sang giai đoạn đổi mới, cùng với việc chuyển nền kinh tế sang vận hành theo cơ chế thị trường, dần dần đã có sự phân định ngày càng rõ nét trong vai trò của khu vực công cộng và khu vực tư nhân. Chính phủ không cần thiết phải xuất hiện như một lực lượng kinh doanh nữa, mà chuyển sang là người định hướng mục tiêu, tổ chức, điều tiết, hỗ trợ, hướng dẫn và tạo môi trường kinh tế và pháp luật thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trên một số lĩnh vực trọng yếu, Chính phủ vẫn là người đứng ra trực tiếp sản xuất và cung cấp. Trong đó có cả hàng hoá và dịch vụ công.
Có thể thấy, đứng trước vai trò mới, khu vực công cộng của Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc. Chính phủ đã thúc đẩy hàng loạt cải cách về thể chế kinh tế để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của khu vực tư nhân, như khoán sản phẩm, phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng các quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước, đổi mới công tác kế hoạch hóa, xuất nhập khẩu...Điều này đã làm cho vai trò của chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ công có những biến chuyển nhất định.
Thứ nhất, Chính phủ vẫn nắm quyền cung cấp độc quyền một số loại dịch vụ công cộng thiết yếu. Đó là những hàng hoá công cộng thuần tuý. Đặc biệt là quốc phòng, an ninh. Sở dĩ như vậy đó là vì không còn cách làm nào khác hiệu quả hơn, chỉ có các quốc gia chứ không phải các làng xã hay các cá nhân có thể có đủ nguồn lực để sản xuẩt máy bay chiến đấu, phản lực.. Hoặc việc cung ứng các dịch vụ đó không mạng lại lợi nhuận, nguyên nhân là do đặc trưng của hàng hóa công cộng thuần túy là không thể loại trừ làm nảy sinh vấn đề “kẻ ăn không”.
Thứ hai, Đối với các loại dịch vụ công cộng không thuần tuý khác, chính phủ vẫn nắm quyền cung cấp, nhưng không hoàn toàn độc quyền mà đã cho phép khu vực tư nhân tham gia cung cấp. Đó là một xu hướng tất yếu và là một hướng đi phù hợp của chính phủ. Một số loại hình dịch vụ công cộng sẽ được cung cấp tốt hơn nếu nó là mục tiêu kinh doanh của các tư nhân. Đó là các dịch vụ có thể loại trừ bằng giá như y tế, giáo dục, truyền hình…
Thực trạng hiện nay là bên cạnh các bệnh viên Trung Ương, các trường học chính quy, đã có không ít các bệnh viện tư nhân, trường học tư thục mọc lên. Tính đến tháng 5 năm nay, trên cả nước đã có 103 bệnh viện tư được phép hoạt động, chiếm tỷ lệ 9,6% so với số bệnh viện công lập (103/1100), số giường bệnh là 6274 chiếm 3,5% so với số giường bệnh (6274/180860 ) (số liệu thống kê của Tổng hội y học Việt Nam). Nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ, được học tập của người dân đã tăng nhanh quá khả năng cung cấp của Nhà nước, và sự xuất hiện của khu vực tư nhân trong vai trò cung cấp các dịch vụ công cộng này là một sự bổ xung thích hợp. Tại hội nghị Tổng kết ngành y tế năm 2007 và triển khai kế hoạch năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra quan điểm khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết với nhà nước mở các cơ sở điều trị theo yêu cầu để đáp ứng nhu cầu điều trị của một bộ phận người có thu nhập trong xã hội, hạn chế đi nước ngoài chữa bệnh.
Chính phủ đang có xu hướng xã hội hoá đầu tư, xây dựng. Tức là chính phủ khuyến khích các cá nhân, tổ chức tư nhân đứng ra góp vốn, hay cùng thực hiện vai trò sản xuất và cung cấp hàng hoá công cộng. Hoặc Nhà nước có thể tiến hành khoán cho các doanh nghiệp tư nhân công việc cung cấp các loại hàng hoá này. Ví dụ như cung cấp nước sạch, viễn thông.. Theo dự thảo quy định về bến xe ôtô khách mà Cục Đường bộ Việt Nam trình Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vào năm 2004, tư nhân được phép xây dựng bến xe ô tô khách. Đến năm nay, Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành thông tư số 24/2010 khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia xây dựng mới và đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ.
Ngoài ra một số thủ tục hành chính cũng được xã hội hóa để giảm tải cho các cơ quan công quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân như đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành, chứng nhận giấy tờ…
Như vậy có thể thấy sau năm 1986, vai trò của chính phủ trong việc cung cấp hàng hoá công cộng đã có nhiều biến chuyển tích cực phù hợp với sự phát triển kinh tế đất nước.
Các vấn đề còn tồn tại trong nhận thức và thực tế thực hiện vai trò của chính phủ trong cung cấp dịch vụ công trong giai đoạn hiện nay
Thứ nhất, đó là những chuẩn mực về khả năng thanh toán của đối tượng. Các bệnh viện miễn phí được hiểu là chỉ điều trị miễn phí cho bệnh nhân nghèo, nhưng ở đây, định nghĩa thế nào là một bệnh nhân nghèo thường không rõ ràng. Năng lực thanh toán của bệnh nhân không tùy thuộc vào gia cảnh của họ mà lại tùy thuộc vào căn bệnh của họ. Có những căn bệnh hiểm nghèo mà chi phí chữa bệnh lên đến hàng trăm triệu đồng, vượt quá khả năng thanh toán của một gia đình trung lưu cấp thấp, đừng nói là những gia đình nghèo theo một tiêu chuẩn xác định nào đó. Liệu rằng, các bệnh viện miễn phí, các nhà thương thí, có sẵn lòng và sẵn ngân khoản để điều trị cho những trường hợp đó không?
Thứ hai, đó là vấn đề chất lượng phục vụ của các định chế công, khi lâm vào tình trạng quá tải. Khi số lượng bệnh nhân tăng quá đông, chất lượng phục vụ bệnh nhân, chưa nói đến việc chữa trị, thuốc men… chắc chắn giảm thấp. Đã có nhiều trường hợp một giường bệnh phải nằm hai người, nhiều bệnh nhân và người nuôi bệnh phải nằm la liệt trên sàn nhà. Không hiếm những trường học phải dạy ba ca, không hiếm những trường không đủ bàn và ghế ngồi cho học sinh. Còn đối với những công chức làm việc trong những định chế công đó? Lương thấp, tình trạng phục vụ quá tải có thể khiến cho họ trở nên khó tính và thiếu hẳn nụ cười.
Thứ ba, điều mà chúng ta tưởng tượng rằng các định chế công có thể phục vụ một cách công bằng, không phân biệt đối xử với chất lượng phục vụ tốt hiếm khi xảy ra trong thực tế. Rốt cuộc, các bệnh viện gọi là miễn phí muốn tồn tại vẫn phải thu phí, những loại phí thuộc kế hoạch B và những bệnh nhân có tiền thanh toán thuốc men và viện phí vẫn được phục vụ tốt hơn. Các trường hợp bệnh viện công không đòi hỏi bệnh nhân phải nộp đủ tiền thuốc, tiền mổ cho một ca khẩn cấp ngày càng trở nên hiếm hoi. Còn đối với các trường công lập? Không những phụ huynh học sinh vẫn phải đóng học phí, mà thậm chí còn phải “chạy trường” để được trường tốt, và có phải góp nhiều thứ lệ phí khác, kể cả học phí cho các lớp phụ đạo.
Thứ tư, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, các hoạt động cung cấp hang hoá và dịch vụ đều do Nhà nước bao cấp qua giá cả nên việc qui định khuôn khổ pháp luật cho các hoạt động đó chưa thực sự được quan tâm. Hoạt động của các đơn vị cung ứng dịch vụ thường kém hiệu quả, chất lượng không cao, song Nhà nước cũng không có cơ chế để kiểm tra, giám sát và cũng thiếu những biện pháp xử lý nghiêm minh. Điều đó dẫn đến sự thất thoát tài sản của Nhà nước, nạn tham ô, tham nhũng xảy ra khá phổ biến và để lại hiệu quả cho đời sống xã hội hiện nay.
Chương 3:
Một số đề xuất của nhóm nhằm nâng cao nâng cao hiệu quả hoạt động của chính phủ trong cung ứng dịch vụ công cộng.
3.1 Mục tiêu phát triển đối với việc cung ứng các dịch vụ công cộng của Chính phủ
Cho đến nay thì Nhà nước vẫn là người trực tiếp cung ứng phần lớn các dịch vụ công cộng ở nước ta từ giáo dục, y tế … cho đến các dịch vụ công cộng khác như vận tải cộng cộng, vệ sinh môi trường. Đặc biệt là những loại dịch vụ ảnh hưởng tới nhu cầu thiết yếu của người dân và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của đất nước.
Vấn đề đặt ra là Nhà nước phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ sở Nhà nước cung ứng dịch vụ công cộng. Mục tiêu đặt ra đối với việc cung ứng các dịch vụ công cộng của Nhà nước là:
Sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách Nhà nước chi tiêu cho dịch vụ công cộng. Chi tiêu Nhà nước cho dịch vụ công cộng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong chi ngân sách Nhà nước hang năm. Đầu tư của nhà nước để xây dựng các cơ sở hạ tầng công cộng cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong đầu tư phát triển của Nhà nước. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách cho dịch vụ công của Nhà nước trở thành một nhu cầu hang đầu đối với các cở sở cung ứng dịch vụ công cộng, nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thiết yếu của người dân với nguồn ngân sách còn hạn hẹp hiện nay
Khẳng định vai trò chủ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực này, do trách nhiệm của Nhà Nước trước xã hội về các dịch vụ công, các cơ sở cung ứng dịch vụ công cộng của Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo so với các thành phần khác. Vai trò chủ đạo thể hiện ở tính hiệu quả trong hoạt động, việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước và hỗ trợ các đối tượng yếm thế trong xã hội về các dịch vụ này.
Đảm bảo sự ổn định và công bằng xã hội trong tiêu dung các dịch vụ công cộng và sự phát triển xã hội theo những mục tiêu mà Nhà nước đề ra. Trong điều kiện mở rộng xã hội hoá hiện nay, với hiện tượng phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ rệt, lực lượng Nhà nước giữ vị trí quan trọng trong việc góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng xã hội trong tiêu dùng các dịch vụ công. Bằng các chính sách và biện pháp cụ thể trong từng lĩnh vực, Nhà nước có thể đảm bảo cho những người nghèo được sử dụng những dịch vụ công cộng thiết yếu. Đó là trách nhiệm pháp lý và đạo lý của Nhà nước trước xã hội. Nhà nước cũng dựa vào lực lượng của mình để thực hiện các chính sách quan trọng về giáo dục, y tế, khoa học, văn hoá nhằm đảm bảo sự phát triển của đất nước trong xu thế hội nhập, khẳng định bản sắc truyền thống.
3.2 Phương hướng
Để đạt được các mục tiêu trên, hoạt động cung ứng dịch vụ công của Nhà nước cần tập trung vào các phương hướng cơ bản sau:
Thứ nhất, Nhà nước cần xây dựng chiến lược và chính sách phát triển của các ngành cung ứng dịch vụ công cộng.
Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, bên cạnh các lực lượng của Nhà nước sẽ có sự tham gia đông đảo của lực lượng tư nhân vào cung ứng dịch vụ công cộng.
Chiến lược và chính sách cung ứng dịch vụ công cộng của Nhà nước phải bao quát các nội dung sau:
Đề ra các mục tiêu về đảm bảo cung ứng dịch vụ c