Đề tài Một số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông vàm cỏ đông thông qua việc tìm hiểu khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông

Cụm từ “ khả năng chịu tải” bắt nguồn trong vận chuyển hàng bằng tàu biển nhằm xác định sức chứa hàng. Theo các nhà sinh thái học khả năng chịu tải hay sức tải (carrying capacity) là một khái niệm đưa ra để chỉ số lượng cá thể tối đa của một quần thể có thể sống trong một hệ sinh thái nào đó với thời gian vô hạn định (chỉ tính bền vững) mà không phá huỷ hệ sinh thái đó. Khái niệm khả năng tải hay sức tải được định nghĩa trong “Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững” (Anh - Việt - Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001) mang bản chất sinh thái học, đó là “ Số lượng cá thể tối đa của một loài có thể tồn tại trong một vùng. Khả năng tải là điểm cân bằng giữa tiềm năng sinh sản và sứ chịu đựng của môi trường và là quần thể tối đa có thể tồn tại được trên một cơ sở bền vững”. Thuật ngữ “khả năng chịu tải” được sử dụng trong lĩnh vực sinh thái con người để chỉ ra mối quan hệ giữa con người với môi trường. Theo quan niệm này thì khả năng chịu tải là “số lượng người cao nhất mà một vùng đất có thể duy trì được trạng thái bền vững thông qua cách sử dụng có hệ thống đất canh tác bị suy thoái” từ đó suy ra rằng khả năng chịu tải chỉ ra kích thước quần thể (mật độ dân số) với nguồn tài nguyên sẵn có.

doc34 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông vàm cỏ đông thông qua việc tìm hiểu khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh Viện khoa học công nghệ và quản lí môi trường 2009 MỘT SỐ DỰ ĐOÁN VỀ MẶT ĐỊNH TÍNH ĐỐI VỚI LƯU VỰC SÔNG VÀM CỎ ĐÔNG THÔNG QUA VIỆC TÌM HIỂU KHẢ NĂNG CHỊU TẢI VÀ KHẢ NĂNG TỰ LÀM SẠCH CỦA LƯU VỰC SÔNG Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 – 2009 GVHD: GS.TSKH Lê Huy Bá SVTH: Huỳnh Thị Thảo Nguyên Lớp: ĐHMT3B MSSV: 07723751 LỜI MỞ ĐẦU Sông, lưu vực sông và hệ sinh thái thuỷ sinh có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, đó là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật; nó cung cấp các tài nguyên tự nhiên cần thiết cho con người trong hoạt động sống và các hoạt động phát triển cộng đồng; là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải. Đối với tự nhiên, hệ thống sông có chức năng chủ yếu là chuyển tải nước và các loại vật chất từ nguồn tới vùng cửa sông, nhờ quá trình này mà các vật chất, dinh dưỡng luôn được vận chuyển, lưu thông, nuôi dưỡng các thành phần sinh vật tạo nên đa dạng của các hệ sinh thái nước, đặc biệt là khả năng chuyển hoá các chất ô nhiễm thông qua khả năng tự làm sạch của sông. Do đó việc tìm hiểu về khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông là rất cần thiết để có thể phát triển và bảo vệ môi trường lưu vực sông. Hiện nay, phép phân tích khả năng chịu tải là một hướng tiếp cận mới và đang phổ biến trên thế giới nhằm ngăn ngừa sự quá tải môi trường gây ra bởi hoạt động của con người. Nhằm tìm hiểu về khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch của lưu vực sông và thông qua đó có thể áp dụng đối với lưu vực sông Vàm Cỏ Đông em đã chọn đề tài tiểu luận “Một số dự đoán về mặt định tính đối với lưu vực sông Vàm Cỏ Đông thông qua việc tìm hiểu khả năng chịu tải, khả năng tự làm sạch của lưu vực sông”. Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận của em không tránh khỏi những sai sót, em mong được sự giúp đỡ của thầy để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Thảo Nguyên MỤC LỤC NỘI DUNG 3 Bước đầu tìm hiểu khả năng chịu tải và khả năng tự làm sạch của lưu vực sông Khả năng chịu tải (Carrying capacity) Khái niệm khả năng chịu tải Cụm từ “ khả năng chịu tải” bắt nguồn trong vận chuyển hàng bằng tàu biển nhằm xác định sức chứa hàng. Theo các nhà sinh thái học khả năng chịu tải hay sức tải (carrying capacity) là một khái niệm đưa ra để chỉ số lượng cá thể tối đa của một quần thể có thể sống trong một hệ sinh thái nào đó với thời gian vô hạn định (chỉ tính bền vững) mà không phá huỷ hệ sinh thái đó. Khái niệm khả năng tải hay sức tải được định nghĩa trong “Từ điển đa dạng sinh học và phát triển bền vững” (Anh - Việt - Hà Nội, NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2001) mang bản chất sinh thái học, đó là “ Số lượng cá thể tối đa của một loài có thể tồn tại trong một vùng. Khả năng tải là điểm cân bằng giữa tiềm năng sinh sản và sứ chịu đựng của môi trường và là quần thể tối đa có thể tồn tại được trên một cơ sở bền vững”. Thuật ngữ “khả năng chịu tải” được sử dụng trong lĩnh vực sinh thái con người để chỉ ra mối quan hệ giữa con người với môi trường. Theo quan niệm này thì khả năng chịu tải là “số lượng người cao nhất mà một vùng đất có thể duy trì được trạng thái bền vững thông qua cách sử dụng có hệ thống đất canh tác bị suy thoái” từ đó suy ra rằng khả năng chịu tải chỉ ra kích thước quần thể (mật độ dân số) với nguồn tài nguyên sẵn có. Khả năng chịu tải của hệ sinh thái là số lượng sinh vật tối đa mà hệ sinh thái có thể chứa và đáp ứng được đầy đủ điều kiện sống (thức ăn, nước uống… ) một cách bền vững, lâu dài. Sức chịu tải có thể xem là trạng thái cân bằng của hệ sinh thái. Bản chất về sức tải cũng đã được nêu trong định nghĩa về tính bền vững sinh thái của phát triển của nhà địa lí Xô Viết D.L.Armand (1975): “Con đường xứng đáng với loài người không phải ở chỗ không ngừng “chiến thắng” thiên nhiên, mà thiết lập sự chung sống hoà bình với nó. Để làm được việc đó con người phải học được cách sử dụng các tài nguyên thiên nhiên tái sinh không nhiều hơn cái mà mình có thể tái tạo, và thải bỏ các chất thải không nhiều hơn cái mà mình có thể đưa lại cho vòng tuần hoàn hữu ích của tự nhiên”. Nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng nhất của lưu vực sông. Việc sử dụng nước có mối liên quan mật thiết với sử dụng đất và ảnh hưởng đến hệ sinh thái lưu vực nên quản lý nước theo lưu vực sông sẽ giúp cho sử dụng và bảo vệ tốt hơn tài nguyên đất và môi trường lưu vực, quản lý và giảm nhẹ các tác động tiêu cực của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội của con người tới tài nguyên và môi trường sống. Khả năng chịu tải của môi trường nước là khả năng tiếp nhận các loại chất thải tối đa mà vẫn đáp ứng các yêu cầu chất lượng cho những mục đích sử dụng được qui định tại khu vực nghiên cứu (duy trì cân bằng sinh thái, đảm bảo các mức chất lượng cho mục đích tưới tiêu, sinh hoạt…). Theo quan điểm này, sức chịu tải của hệ sinh thái nước phụ thuộc trước hết vào khả năng tự làm sạch tự nhiên của hệ sinh thái đó. Bên cạnh đó, khả năng tự làm sạch tự nhiên của hệ sinh thái lại phụ thuộc vào thành phần, cấu trúc cũng như hình dạng vật lí của hệ sinh thái. Bộ Tài nguyên – Môi trường đã ban hành Thông tư (số 02/2009/TT-BTNMT) về việc qui định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, theo đó thì “ khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước là khả năng nguồn nước có thể tiếp nhận được thêm một tải lượng ô nhiễm nhất định mà vẫn đảm bảo nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước không vượt quá giá trị giới hạn được qui định trong các qui chuẩn/ tiêu chuẩn chất lượng nước cho mục đích sử dụng của nguồn nước tiếp nhận”. Sức chịu tải của môi trường là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm (Luật bảo vệ môi trường của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, số 52/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005). Theo luật sư Phạm Văn Võ, Phó trưởng khoa Luật Môi trường, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thì: - Khái niệm "sức chịu tải của môi trường" trong Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam không giải thích, nhưng trong tuyên bố Rio De Janero về môi trường đã có đề cập đến khái niệm này. - Sức chịu tải của môi trường thể hiện ở hai khía cạnh: Thứ nhất, chỉ được xả thải trong khả năng tự làm sạch của môi trường. Có nghĩa là khi thải chất thải ra môi trường thì phải đánh giá khả năng tự làm sạch của nơi tiếp nhận. Ví dụ: khi xả nước thải vào sông thì trong dòng sông có cơ chế tự làm sạch qua quá trình lắng đọng, dòng chảy, vi sinh vật trong sông sẽ phân hủy chất thải. Nếu như thải trong khả năng tự làm sạch thì nước sông sẽ không bị ô nhiễm. Nếu thải vượt quá khả năng tự làm sạch hay còn gọi là sức chịu tải thì nước sông sẽ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, muốn xả thải trong khả năng tự làm sạch của môi trường, trước hết phải đánh giá sức chịu tải của môi trường. Hiện nay nước ta vẫn chưa đánh giá được sức chịu tải của môi trường, trong khi đó, ở nhiều nước đã quy định tiêu chuẩn về xả thải phù hợp với tiêu chuẩn về tổng thải. Hay nói cách khác là cần đánh giá bình quân một dòng sông mỗi năm tiếp nhận được tổng lượng thải bao nhiêu mét khối là vừa. Mà hiện nay, trong lĩnh vực phát thải thì nước ta vẫn chưa xây dựng tiêu chuẩn về tổng thải, khả năng tự làm sạch của môi trường. Thứ hai, khái niệm sức chịu tải của môi trường được hiểu ở khía cạnh khai thác tài nguyên là chỉ khai thác được trong khả năng tự phục hồi của tài nguyên. Về khai thác gỗ trong rừng, khai thác thủy sản đều phải trong giới hạn tự phục hồi, không để suy kiệt thì ta gọi là khai thác trong sức chịu tải. Khả năng tự làm sạch Khái niệm khả năng tự làm sạch (Self purification) Khả năng khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước được gọi là khả năng "tự làm sạch" (self purification) của nguồn nước hoặc nói cách khác đó là khả năng đồng hoá vật chất tiếp nhận để duy trì trạng thái ổn định của môi trường. Khả năng đó được thể hiện qua 2 quá trình:  Quá  trình xáo trộn (pha loãng) thuần tuý lý học giữa nước thải với nguồn nước. Quá trình này gồm hai quá trình cơ bản sau: Chuyển tải: dòng chảy của nước sẽ vận chuyển các chất thải vào sông Khuếch tán: sự phân tán hay vận chuyển các chất do sự xáo trộn trong nước. Hai quá trình này làm cho chất ô nhiễm được vận chuyển xa nguồn thải và làm nồng độ chất ô nhiễm giảm đi. Quá trình khoáng hoá các chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nguồn nước (quá trình hoá lý, sinh hoá, sinh học).Trong quá trình này, các chất ô nhiễm có khả năng bị phân huỷ sau vùng tiếp nhận nước thải do bị hấp thụ, thuỷ phân hoặc phân rã sinh học. Ví dụ, khi điều kiện của dòng sông (nhiệt độ, thành phần hoá học…) không phù hợp với một số loài vi sinh trong nước thải thì số lượng của chúng sẽ giảm khi thải nước ra sông. Hoặc một số chất hoá học trong nước thải cũng có thể bị chuyển hoá… Do hai quá trình trên nồng độ các chất ô nhiễm đưa vào nguồn nước sau một thời gian sẽ giảm xuống đến một mức nào đó. Đối với nguồn nước có dòng chảy (sông) nước thải được pha loãng với nguồn nước và theo dòng chảy đổ ra biển hay một nơi nào đó. Quãng đường có có thể chia thành những vùng như sau: Vùng ngay miệng cống xả nước thải Vùng phục hồi lại trạng thái bình thường. Quá trình tự làm sạch đã kết thúc. Hoặc: Vùng nhiễm bẩn nặng nhất. Hàm lượng oxy hào tan trong nguồn đạt giá trị nhỏ nhất. Vùng phục hồi lại trạng thái bình thường. Quá trình tự làm sạch đã kết thúc. Hoặc ta có thể chia thành 4 vùng cụ thể: Vùng phân huỷ: Được hình thành ngay sau nguồn nước thải và được biểu hiện bởi độ đục và màu đen của nước. ở đây sẽ diễn ra sự phân huỷ kỵ khí; sự tiêu thụ ôxy tăng nhanh, xuất hiện CO2 và NH4. Các dạng sinh vật bậc cao, đặc biệt là cá sẽ bị chết hoặc là chúng phải dời đi nơi khác. Nấm có thể hình thành và xuất hiện thành khối màu nâu trắng hoặc màu xám như những chiếc đũa nhỏ và chìm xuống; vi khuẩn xuất hiện ít hơn nấm. Trong cặn lắng có một loài ấu trùng roi; loài này nuốt cặn và thải cặn ra ở dạng ổn định và lại được các sinh vật khác sử dụng. Vùng phân huỷ mạnh: Vùng này thấy rất rõ khi nước bị ô nhiễm nặng và đặc trưng bởi sự vắng mặt ôxy hoà tan, diễn ra sự phân huỷ kỵ khí. Do kết quả của sự phân huỷ cặn, các bọt khí và bùn cặn có thể xuất hiện trên mặt nước tạo thành váng màu đen. Nước sẽ có màu xám đen và có mùi hôi thối của các hợp chất chứa lưu huỳnh. Các vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn kỵ khí, nấm hầu như đã biến mất; các loài động vật bậc cao cũng rất ít, chỉ có một ít loài ấu trùng, côn trùng... Vùng phục hồi: ở vùng này nhiều chất hữu cơ đã lắng đọng xuống ở dạng cặn. Cặn bị phân huỷ kỵ khí dưới đáy hoặc trong dòng nước chuyển động. Vì nhu cầu tiêu thụ ôxy của nước nhỏ hơn tốc độ làm thoáng bề mặt nên tình trạng được cải thiện, nước được trong hơn. Lượng CO2, NH4 giảm và ôxy hoà tan, NO2-, NO3- tăng lên. Vi khuẩn có xu hướng giảm về số lượng vì việc cung cấp thức ăn bị giảm, chúng chủ yếu là loài hiếu khí. Nấm xanh, tảo xuất hiện đã sử dụng các hợp chất chứa nitrơ và CO2 rồi giải phóng ôxy giúp cho việc làm thoáng và hoà tan ôxy mạnh mẽ hơn. Tiếp theo, nhu cầu tiêu thụ ôxy giảm; các loài khuê tảo cũng ít hơn; xuất hiện các loài nguyên sinh động vật, nhuyễn thể, các thực vật nước; quần thể cá cũng ổn định dần và tìm thức ăn trong vùng này. Vùng nước trong: ở đây dòng chảy đã trở lại trạng thái tự nhiên và có các loài phù du thông thường của nước sạch. Do ảnh hưởng của độ phì dưỡng do ô nhiễm trước đây cho nên các loài phù du sẽ xuất hiện với số lượng lớn. Nước trở lại trạng thái cân bằng ôxy - lượng ôxy hoà tan lớn hơn lượng ôxy tiêu thụ - trạng thái ban đầu của nước đã được phục hồi hoàn toàn. Khả năng tự làm sạch nguồn nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lưu lượng của nguồn nước. Mặt thoáng nguồn nước. Độ sâu của nguồn nước. Độ dốc. Độ uốn khúc của sông. Thành phần hoá học của nước. Nhiệt độ. Thời gian… Để xác định mức độ cần thiết làm sạch nước thải trước khi cho xả ra nguồn nước, cần đánh giá chính xác khả năng tự làm sạch của nguồn nước bằng cách tiến hành nghiên cứu về thuỷ văn, thuỷ sinh và thành phần hoá lý của nguồn nước … Nước thải được pha loãng với nước nguồn tiếp nhận đến một khoảng nào đó thì được xáo trộn hoàn toàn với nước nguồn. Ở những điều kiện bình thường, trong nguồn nước sẽ diễn ra một chu trình kín sự cân bằng giữa sự sống của các loài động thực vật và vi sinh vật. Sự sống của chúng có quan hệ tương hỗ lẫn nhau.      Khi nguồn nước bị ô nhiễm bởi nước thải sinh hoạt và công nghiệp, sẽ tạo thành một lượng dư chất gây phá vỡ chu trình. Sự ô nhiễm quá mức sẽ làm cho nhiều chất hữu cơ trở nên không ổn định, làm cho cơ chế cân bằng của sinh vật, sự cung cấp ôxy... diễn ra không bình thường. Tuy nhiên, tiếp theo một khoảng cách nào đó về hạ nguồn, tuỳ thuộc lượng các chất gây ô nhiễm, lưu lượng nước nguồn, các điều kiện thuỷ động của dòng chảy..., những chu trình bình thường sẽ được phục hồi trở lại. Sự phục hồi này được gọi là sự tự làm sạch. Khả năng tự phục hồi ( Recovery ability) Theo Hội đồng nghiên cứu Quốc gia Mỹ, trong báo cáo năm 1992 về Khả năng phục hồi của hệ sinh thái đất ngập nước định nghĩa “khả năng tự phục hồi là khả năng của một hệ sinh thái trở về trạng thái tương đối gần với trạng thái ban đầu trước khi xuất hiện nhân tố biến đổi”, và “khả năng tự phục hồi có liên quan đến việc tái thiết lập lại các chức năng của hệ sinh thái trước khi biến đổi, cũng như các tính chất vật lý, hóa học và sinh học của liên quan của nó” (Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ). Một trong những đặc điểm của quá trình tự phục hồi là quá trình này là kết quả vận động của cả một hệ thống sinh thái, chứ không thể là kết quả vận động của một nhân tố bất kỳ nào. Sự tự phục hồi có thể được định nghĩa như là “quá trình vận động của các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của một khu vực (ví dụ như vùng đất ngập nước) nhằm phục hồi trở lại các chức năng tự nhiên/lịch sử của lưu vực đó trước khi biến đổi, suy thoái” (Theo Tiểu ban đất ngập nước, trong Ủy ban Dữ liệu Địa lý Liên bang). Khi chịu một tác động ô nhiễm, mối quan hệ tác động – phản ứng – phục hồi của hệ sinh thái với tác động ô nhiễm đó được thiết lập, trong đó, tác động có thể được coi là một tác nhân, hoạt động mà làm thay đổi tính chất, chức năng của hệ sinh thái so với bình thường. Phản ứng của một hệ sinh thái với một tác động ô nhiễm có thể được coi như quá trình biến đổi động hoặc tĩnh của hệ sinh thái như là kết quả của tác động. Như vậy, đối với lưu vực sông, có thể coi khả năng phục hồi chất lượng là quá trình phục hồi các chức năng tự nhiên của hệ sinh thái đã bị mất hoặc biến đổi sau khi chịu tác động ô nhiễm, quá trình này là kết quả vận động của các tác nhân cấu thành hệ sinh thái, bao gồm các vận động hóa học, vật lý và sinh học. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi tác động ô nhiễm đã chấm dứt, còn trong trường hợp tác động ô nhiễm vẫn tiếp tục kéo dài hoặc gia tăng cường độ thì phải xem xét đến khả năng biến đổi của hệ sinh thái để thích nghi với điều kiện mới, và trong trường hợp này, khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái tại điểm chịu tác động không còn mà ta phải xét đến khả năng thiết lập hệ sinh thái mới. Như vậy, khả năng tự phục hồi của lưu vực sông còn phải liên quan đến cường độ, tần suất và thời gian của tác động ô nhiễm. Quá trình tự phục hồi của các môi trường nước khác nhau là rất khác nhau, ví dụ như đại dương được coi là rất khó hồi phục trong khoảng thời gian ngắn khi chịu tác động, các hồ, ao có khả năng tự phục hồi nhẹ, các con sông có khả năng tự phục hồi trung bình còn các cửa sông có khả năng tự phục hồi rất cao. Quá trình tự phục hồi của lưu vực sông Những dấu hiệu khi lưu vực sông bắt đầu bị ô nhiễm xuất hiện với việc giảm nồng độ ôxy hòa tan trong nước, các thực vật thủy sinh bản địa suy giảm, các tính chất vật lý thông thường của nước biến đổi, như biến đổi màu, độ đục tăng, có mùi vị lạ, bắt đầu xuất hiện các loại động thực vật ưa ô nhiễm như cỏ dại, rêu… Ở các mức độ cao hơn, xảy ra hiện tượng chết hoặc di cư hàng loạt các loài động vật bậc cao, hàm lượng vi sinh vật gia tăng, xuất hiện các loài nấm và vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn yếm khí, rêu tảo phát triển mạnh, độ đục, độ màu của nước tăng đáng kể, cuối cùng, xảy ra các hiện tượng lên men, thối rữa, hàm lượng ôxy hòa tan tiến tới 0, nhiều loài sinh vật bản địa biến mất. Về mặt tự nhiên, môi trường nước có khả năng tự làm sạch thông qua một loạt các quá trình biến đổi lý – hóa – sinh học như lắng, lọc, tạo keo, hấp phụ, phân tán, biến đổi có hoặc không xúc tác hóa học, sinh học, oxy hóa khử, phân ly, polyme hóa hay các quá trình trao đổi chất, và sau một thời gian bị ô nhiễm, nước có thể trở về trạng thái ban đầu. Cơ sở để quá trình này đạt hiệu quả cao phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng oxy hòa tan, và do vậy, quá trình tự phục hồi trong môi trường nước động (sông, suối) dễ thực hiện hơn so với môi trường nước tĩnh (hồ, ao) do quá trình đối lưu và khuếch tán oxy của khí quyển vào nước xảy ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, nó cũng phụ thuộc vào hàm lượng tảo, vi tảo và các thực vật thủy sinh khác, đóng vai trò quyết định trong việc cung cấp oxy trong nước thông qua các phản ứng quang hợp. Khi các chất ô nhiễm được đưa vào nước quá nhiều, vượt quá giới hạn của quá trình tự phục hồi thì kết quả là nước sẽ bị ô nhiễm lâu dài. Thông thường, quá trình tự phục hồi đòi hỏi ít nhất phải có một trong các quá trình sau: (1) tái xây dựng lại các điều kiện vật lý của lưu vực trước khi có biến đổi. (2) điều chỉnh hóa học môi trường nước. (3) vận động sinh học thông qua sự phục hồi, xuất hiện các loài sinh vật bản địa đã bị mất đi do biến đổi. Khi sự ô nhiễm diễn ra bởi quá nhiều chất hữu cơ thì sẽ thấy rõ và phân biệt được các vùng ô nhiễm và vùng phục hồi. Mỗi vùng được đặc trưng bởi các điều kiện hoá lý, sinh mà có thể quan sát kiểm tra đánh giá. Khái quát về điều kiện tự nhiên và hiện trạng lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Điều kiện tự nhiên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông Vị trí địa lí Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông tỉnh Compong Chàm – Campuchia ở độ cao 150m so với mục nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên, Châu Thành, thị xã Tây Ninh, Hoà Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh, sau đó đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ, Hiệp Hoà, Bến Lức, Tân Trụ chảy đến ngã ba Bầu Quì (Cần Đước Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây, sau đó theo sông Vàm Cỏ đổ ra sông Soài Rạp ra biển Đông. Chiều dài sông Vàm Cỏ Đông khoảng 270 km. Đoạn chảy qua Tây Ninh dài 151km. Đoạn chảy qua tỉnh Long An dài 145 km. Sông Vàm Cỏ Đông có độ rộng trung bình là 170km, nơi hẹp nhất khoảng 120km, nơi rộng nhất đổ ra cửa Soài Rạp khoảng 200m. Sông Vàm Cỏ Đông có diện tích lưu vực là 600km2. Hệ số uốn khúc là 1.78 và độ dốc lòng sông là 0.4%. Diện tích lưu vực kín của sông tính đến Gò Dầu Hạ khoảng 6000 km2, lưu lượng bình quân qua nhiều năm là 94m3/s, vào mùa kiệt là 10m3/s, độ sâu trung bình từ 17-21m. Sông Vàm Cỏ Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các con kênh ngang Maeng – Rạch Gốc, Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa và các kênh đào. Ngoài ra sông Vàm Cỏ Đông còn nối với sông Sài Gòn bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Trà và sông Bến Lức. Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông tương đối kín, trừ trường hợp lũ sông MêKông lớn và lượng nước xả từ hồ Dầu Tiếng xuống khoảng 10 – 12m3/s (1996) sẽ ảnh hưởng đến lưu vực. Loại hình khí hậu ảnh hưởng đến sông Vàm Cỏ Đông a) Nhiệt độ Lưu vực sông Vàm Cỏ Đông mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 10 và 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 11, 12 và đến tháng 04 năm sau. Nhiệt độ trung bình nhiều năm biến động từ 260C đến 27,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 12 (khoảng 24,10C), tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 05 (khoảng 29,70C). Nhiệt độ vùng góp phần vào việc thay đổi lượng nước sông Vàm Cỏ Đông, xáo trộn dòng chảy do hiện tượng bốc hơi hoặc ngưng tụ dòng sông. b) Chế độ mưa Lượng mưa trong mùa mưa chiếm khoảng 92 – 95 % lượng mưa cả năm, lượng mưa trong mùa khô chiếm 0,5 – 0,8 % lượng mưa cả năm. Các tháng mùa khô (tháng 1, 2, 3) rất ít mưa, các tháng này dòng sông kiệt nước và đây cũng là thời điểm sông giảm khả năng tự làm sạch và do đó ô nhiễm hơn các tháng khác trong năm. Lượng m