Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè ở công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An

Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, có đời sống kinh tế kéo dài từ 30 đến 40 năm, rất phù hợp với vùng đất đai rộng lớn của miền núi , trung du và cao nguyên. Cây chè cần số lao động sống tương đối nhiều do vậy việc phát triển cây chè ở trung du miền núi là biện pháp có hiệu quả để sử dụng và điều hoà nguồn lao động dồi dào của nước ta, đồng thời góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu vùng xa. Mặt khác nước chè là một loại nước uống bảo vệ sức khoẻ lý tưởng ngày nay, tiêu dùng rất phổ biến và hơn 100 nước trên thế giới ưa chuộng. Trong các loại cây công nghiệp dài ngày, cây chè đã từng bước khẳng định vị trí của mình không chỉ bằng việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Chè có vị trí quan trọng như vậy cho nên ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng luôn tìm mọi biện pháp để tận dụng ưu thế của mình để phát triển sản xuất chè. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ vấn đè tiêu thụ vẫn là một bài toán khó. Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh chè , sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu thông qua xuất khẩu. những năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả, tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường chè thế giới, sự biến động của một số thị trường truyền thống đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của công ty. Do vậy vấn đè mở rộng thị trường xuất khẩu ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là rất cần thiết và cấp bách. Để làm được điều đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự hướng dẫn của thầy giáo TS Trần Quốc Khánh cùng sự giúp đỡ của các cô chú ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An “. Mục tiêu của đề tài là làm rõ vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu chè, phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An những năm qua từ đó đề tài trình bày các quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất chè và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty. đề tài còn nêu lên các kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt các giải pháp đó. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào những vấn đề kinh tế, tổ chức liên quan tới sản xuất và xuất khẩu chè . phạm vi nghiên cứu của đề tài là Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An . Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - phương pháp thu thập số liệu - phương pháp xử lý thông tin - phương pháp phân tích kinh tế - phương pháp duy vật lịch sử Kết cấuđề tài gồm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu chè. Chương II: Thực trạng về xuất khẩu chè của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Chương III: Phương hướng và các giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè.

doc71 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè ở công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chè là loại cây công nghiệp dài ngày, có đời sống kinh tế kéo dài từ 30 đến 40 năm, rất phù hợp với vùng đất đai rộng lớn của miền núi , trung du và cao nguyên. Cây chè cần số lao động sống tương đối nhiều do vậy việc phát triển cây chè ở trung du miền núi là biện pháp có hiệu quả để sử dụng và điều hoà nguồn lao động dồi dào của nước ta, đồng thời góp phần tích cực vào việc xoá đói giảm nghèo cho đồng bào vùng sâu vùng xa. Mặt khác nước chè là một loại nước uống bảo vệ sức khoẻ lý tưởng ngày nay, tiêu dùng rất phổ biến và hơn 100 nước trên thế giới ưa chuộng. Trong các loại cây công nghiệp dài ngày, cây chè đã từng bước khẳng định vị trí của mình không chỉ bằng việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Chè có vị trí quan trọng như vậy cho nên ở Việt Nam nói chung, Nghệ An nói riêng luôn tìm mọi biện pháp để tận dụng ưu thế của mình để phát triển sản xuất chè. Tuy nhiên vấn đề tiêu thụ vấn đè tiêu thụ vẫn là một bài toán khó. Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là một doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh chè , sản phẩm của công ty được tiêu thụ chủ yếu thông qua xuất khẩu. những năm qua công ty đã kinh doanh có hiệu quả, tạo dựng được uy tín trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường chè thế giới, sự biến động của một số thị trường truyền thống đã ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu của công ty. Do vậy vấn đè mở rộng thị trường xuất khẩu ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An là rất cần thiết và cấp bách. Để làm được điều đó đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ khâu sản xuất, chế biến cho đến tiêu thụ. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và được sự hướng dẫn của thầy giáo TS Trần Quốc Khánh cùng sự giúp đỡ của các cô chú ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An em tiến hành nghiên cứu đề tài: “ một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An “. Mục tiêu của đề tài là làm rõ vị trí, vai trò của sản xuất và xuất khẩu chè, phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu chè ở Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An những năm qua từ đó đề tài trình bày các quan điểm và mục tiêu phát triển sản xuất chè và một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè của công ty. đề tài còn nêu lên các kiến nghị nhằm góp phần thực hiện tốt các giải pháp đó. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung vào những vấn đề kinh tế, tổ chức liên quan tới sản xuất và xuất khẩu chè . phạm vi nghiên cứu của đề tài là Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An . Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - phương pháp thu thập số liệu - phương pháp xử lý thông tin - phương pháp phân tích kinh tế - phương pháp duy vật lịch sử Kết cấuđề tài gồm 3 phần chính: Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu chè. Chương II: Thực trạng về xuất khẩu chè của Công ty Đầu tư phát triển chè Nghệ An. Chương III: Phương hướng và các giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu chè. Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu chè. Vị trí và vai trò của sản xuất chè trong nền kinh tế quốc dân. sản xuất chè là một là một loại thực vật có những lá non chứa các chất liệu đặc biệt để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu uống của con người. Ngoài tác dụng giải khát ra chè còn là một loại dược liệu quý, theo các nhà khoa học thì nước chè có tác dụng chống ung thư, tiêu hoá mỡ, kích thích tiêu hoá, tăng khả năng làm việc, chống nhiễm xạ… trong chè chứa nhiều cafein, vitamin, tinh dầu, đạm, đường và nhiều loại sinh tố khác, có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho con người vừa có khả năng kích thích hệ thần kinh làm cho tinh thần minh mẫn, vừa tăng cường sự hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc và giảm mệt nhọc. Ngoài ra chè còn chứa hỗn hợp tamin có tác dụng giải khát, gây cảm giác hưng phấn và kích thích tiêu hoá. Do có tác dụng lớn như vậy chè đã được dùng như một thứ đồ uống từ hàng nghìn năm nay. Vào thế kỹ thứ 7 chè đã trở thành một thứ đồ uống dân tộc ở Trung Quốc, từ đó được đưa sang Nhật và nhiều nước khác ở Châu á, Châu Âu, Châu mỹ, Châu Phi. Hơn 100 nước trên thế giới uống chè nhưng Châu á sản xuất chiếm 90% sản lượng chè Thế giới còn Châu Âu tiêu thụ trên 55% sản lượng chè Thế giới. Ở nước ta chè là loại đồ uống được ưa chuộng từ lâu đời và đến nay uống chè đã trở thành tập quán không thể thiếu được. Mặc dù có nhiều loại đồ uống đã được du nhập vào thị trường trong nước, song chè vẫn được ưa chuộng và đứng vững trên thị trường. sản xuất chè mang lại nguồn lợi lớn. chè là một loại sản phẩm xuất khẩu chủ lực của nhiều nước Châu á. Hiện nay chè là một trong những cây công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, do vậy khối lượng xuất khẩu chè trên thế giới lớn. Vì thế các quốc gia luôn tìm mọi cách để đáp ứng nhu cầu đó. Trên thế giới tổng giá trị bán buôn bán lẻ đạt từ 3- 4 tỷ USD/năm. Sản xuất chè ở nước ta mang lại nguồn thu nhập quan trọng, góp phần cho sự nghiệp CNH – HĐH đồng thời đóng góp cho ngân sách hàng tỷ đồng. Sản xuất chè góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ngành chè bao gồm cả nông nghiệp và công nghiệp, hàng năm ngành nông nghiệp cung cấp chè tươi cho công nghiệp chế biến chè. Nó đã góp phần vào phương hướng chung là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng cuả công nghiệp so với sản xuất nông nghiệp. Đồng thời sẽ hình thành nên những vùng chuyên canh cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4.Sản xuất chè vừa giải quyết việc làm vừa mang lại thu nhập cao cho người trồng chè. Trong tình trạng dư thừa lao động như hiện nay việc tạo việc làm là rất khó khăn nhưng trong sản xuất chè đã sử sụng có hiệu quả lao động rất lớn. ậ nước ta với hơn 7 vạn ha cần khoảng 15 vàn lao động, trong tương lai diện tích có thể mở rộng thêm 14 vàn ha, sẽ thu hút thêm 30 vạn lao động. Chè là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao nên thu nhập của người trồng chè không nhỏ. 5. Chè là loại cây trồng có tác dụng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống xói mòn, góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái. Bảo vệ môi trường sống làm cấp thiết đối với mỗi quốc gia.ở Việt Nam những năm gần đây đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nên Nhà nước có chủ trương giao đất, giao rừng đến từng hộ để họ trồng và chăm sóc bảo về được tốt hơn. Việc trồng chè góp phần bảo vệ môi trương tăng độ che phủ, chống xói mòn đất… 6.Sản xuất chè tạo điều kiện mở rộng quan hệ thương mại. Sản phẩm chè không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn dùng để xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới, góp phần tăng tích luỹ để tăng trưởng kinh tế đồng thời mở rộng quan hệ thương mại. Việc mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là rất quan trọng đối với Việt Nam trong giai đoạn CNH – HĐH đất nước hiện nay. Đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của cây chè. Đặc điểm kinh tế chủ yếu của cây chè. - Đời sống kinh tế của cây chè tương đối dài, khoảng 30-40 năm hoặc có thể hơn. Do vậy những biện pháp cơ bản trong khâu trồng mới: làm đất, mật độ kiên sthiết đương bộ, bảo vệ chống xói mòn cũng như các giải pháp về chính sách kinh tế tác động đến cây chè là rất quan trọng, nếu làm tốt thì cây chè sẽ có khả năng cho năng suất cao, ổn định và chất lượng tốt. - ngành chè là một trong những ngành có tính sinh lời cao trong sản xuất nông nghiệp. Vì: chu kỳ kinh doanh của cây chè lâu năm, ít phải trồng mới so với một số cây trồng khác, trong cùng điều kiện sản xuất như nhau thì sản xuất chè cho hiệu quả cao hơn. Theo số liệu của phòng nông nghiệp thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư thì qua thống kê cho thấy, tỷ suất lợi nhuận của cây chè và một số cây trồng khác trong cùng điều sản xuất thì cho kết quả: Sắn  chè  Cây ăn quả   33,0  41,0  37,0   Như vậy chè đạt hiệu quả kinh tế cao nhất trong các loại cây đó. Về sản xuất chè: một ha chè với năng suất 4-5tấn búp/năm tương đương 5-6ha lúa hai vụ (năng suất 5-6 tấn/ha) và xuất khẩu trung bình đạt 1500-2000USD/tấn. - Chè là loại cây trồng có thời gian (thời vụ) thu hoạch dài và tương đối rải đều trong nhiều tháng (9 tháng). Vì: Sản phẩm thu hoạch của chè là búp tươi (1 tôm 2 lá) nên sau một thời gian ngắn chè lại trồi ra những mầm non, qua khâu chăm sóc sẽ cho thu hoạch vụ tiếp. Chè là loại cây trưởng thành mạnh ở vùng trung du miền núi, chống chịu tốt với thời tiết, nên tính mùa vụ trong sản xuất chè không cao như những ngành sản xuất khác trong nông nghiệp mà nó rải đều trong nhiều tháng của năm. Đây là một đặc điểm giúp cho người lao động tránh tình trạng bán thất nghiệp phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. - Chè cần lượng vốn đầu tư lớn, suất đầu tư cho 1ha khá cao. Đầu tư ban đầu cho 1ha chè trồng mới rất cao khoảng 15-20 triệu đồng nhưng sau 2-3 năm mới cho sản phẩm và ước tính khoảng 12 năm mới hoà vốn. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn là thế và các năm tiếp theo trong quá trình kinh doanh khai thác sản phẩm cần có đầu tư thêm như công lao động, phân bón, thuốc trừ sâu… Do vậy phải tranh thủ huy động, tận dụng các nguồn vốn. Đặc điểm kỹ thuật. Chè là loại cây trồng phù hợp với vùng trung du và miền núi, là loại cây á nhiệt đới rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở nước ta nói chung và Ngệ An nói riêng. + Thời tiết khí hậu: - nhiệt độ: nhiệt độ bình quân hàng năm thích hợp với cây chè là từ 18-230C, tuỳ giống mà nhiệt độ khác nhau. Chè Shan 15-200C, chè trung du và một số giống chè khác từ 20-280C, nhiệt độ thấp quá hay cao quá đều ảnh hưởng xấu đến việc phát triển của cây chè vì thế cần có biện pháp che bóng, giữ ẩm, tưới nước… thích hợp. - ánh sáng: Chè là cây ưa bóng, ưa ẩm, giai đoạn chè con cần ít ánh sáng, chè kiến thiết cơ bản, chè kinh doanh có cây che bóng hạn chế được một số loài sâu bệnh, góp phần cải tạo đất, chè phát triển lâu bền hơn. ,ở Việt Nam chè được che bóng 40-50% ánh sáng thì cho năng suất, chất lượng cao. - Độ ẩm: Yêu cầu lượng mưa tối thiểu là 1000mm/năm, độ ẩm không khí thích hợp là 85-90%. + Đất đai: - Độ pH thích hợp là 4,5-5,5. - Chè thích hợp với vùng đất rộng hay khô cạn do vậy tầng dầy của đất trồng tối thiểu là 60cm. Thích hợp với đất thịt nhẹ đến thịt nặng, giữ ẩm thoát nước nhanh, phat triển tốt trên vùng đồi núi có độ cao từ 70-1000m. - Có thể trồng chè bằng hạt hoặc dâm cành. Chè là cây trồng có nguồn gốc tự nhiên từ lâu đời. Ngày trước sản xuất và chế biến chè mang tính tự phát, từ cung từ cấp. Xã hội ngày càng phát triển và sản xuất và chế biến chè cũng phat striển theo, thi trường chè đã trở thánh thị trường rộng lớn. Chè có thể dùng tươi hay qua chế biến, sản phẩm chè qua chế biến gồm nhiều loại: Chè xanh, chè đen, chè vàng… lý thuyết về lợi thế so sánh và sự vận dụng nó và sản xuất, xuất khẩu chè ở Việt Nam vầ Nghệ An. Lý thuyết về lợi thế so sánh. Thương mại quốc tế có từ lâu đời và có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trính phát triển kinh tế. các quốc gia cũng như các công ty không thể tồn tại riêng rẽ mà phải có mối quan hệ kinh tế ràng buộc lẫn nhau. Mỗi quốc gia đều có nguồn lực và khả năng sản xuất giới hạn. Trao đổi buôn bán quốc tế cho phép các quốc gia mở rộng khả năng tiêu dùng vượt quá đường giới hạn khả năng sản xuất, vấn đề đặt ra cho mỗi quốc gia là phải chọn mặt hàng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý để sử dụng một cách tốt nhất, tiết kiệm và có hiệu quả nhất các nguồn lực sẳn có. Để giải quyết vấn đề này, các nhà kinh tế học đã đưa ra nhièu lý thuyết tiêu biểu như lý thuyết tuyệt đối của A.Smith, lý thuyết về lợi thế tương đối của D.Rcardo… các lý thuyết này đã vách ra các cơ sở lý luận cơ bản cho đến nay vẫn được coi là nền tảng của thương mại quốc tế. Giả sử hai nước A và B cùng chi ra 200 giờ lao động để sản xuất mỗi loại sản phẩm gạo hoặc than có kết quả như sau: Nước A sản xuất được 100 tấn gạo hoặc 200 tấn than. Nước B sản xuất được 80 tấn gạo hoặc 400 tấn than. Nếu không có giao thương quốc tế thì sức sản xuất chung của hai nước A và B là 180 tấn gạo hoặc 600 tấn than. Nếu có giao thương quốc tế nước A sẽ chuyên môn hoá sản xuất gạo còn nước B sẽ chuyên môn hoá sản xuất than, lúc đó sức sản xuất chung của hai nước là 200 tấn gạo hoặc 800 tấn than. Sở dĩ như vậy là do nước A có lợi thế tuyệt đối về sản xuất gạo còn nước B có lợi thế tuyệt đối về sản xuất than. Như vậy trao đổi trên cơ sở chuyên môn hoá theo lợi thế tuyệt đối đã làm tăng sản xuất chung của xã hội. Đó là cơ sở kinh tế để có thể tăng thêm lợi ích của các tác nhân tham gia vào quá trình giao thương quốc tế mà không cần có sự tước đoạt lẫn nhau như trường phái chủ nghĩa trọng thương đã khẳng định. Như vậy, nếu một nước không có lợi thế tuyệt đối về sản xuất mặt hàng nào thì không thể tham gia vào ngoại thương quốc tế. Theo D.Ricardo thì không phải như vậy, ông đã đưa ra lý thuyết về lợi thế so sánh để giải quyết vấn đề này. Giả sử hai nước A và B cùng bỏ ra 200 giờ lao động và có kết quả như sau: Nước A sản xuất được 100 tấn gạo hoặc 400 tấn than. Nước B sản xuất được 80 tấn gạo hoặc 200 tấn than. Theo D.Ricardo thì những nước không có lợi thế tuyệt đối thì sản xuất và xuất khẩu mặt hàng có mức bất lợi tuyệt đối nhỏ hơn và nhập khẩu mặt hàng bất lợi tuyệt đối lớn hơn. Như vậy nước A nên chuyên môn hoá sản xuất than còn nước B nên chuyên môn hoá sản xuất gạo, khi đó sức sản xuất chung của hai nước sẽ là 160 tấn gạo hoặc 800 tấn than so với không có chuyên môn hoá sản xuất thì gạo bị giảm đi 20 tấn còn than tăng thêm200 tấn. Sự tăng lên của than chắc chắn có giá trị lớn hơn sự giảm đi ucả sản xuất gạo nên sức sản xuất chung của hai nước vẫn tăng lên so với không có chuyên môn hoá. Qua đó, cho thấy chuyên môn hoá sản xuất sản phẩm có lợi thế tương đối cũng làm tăng lên lợi ích cho xã hội. Lý thuyết trên được xây dựng với các giả thiết như chỉ có hai nước sản xuất hàng hoá, đầu vào chỉ là lao động di chuyển tự do trong nước nhưng không thể dịch chuyển giữa các nước, chi phí sản xuất không đổi, công nghệ không đổi, thương mại hoàn toàn tự do…để khắc phục hạn chế của lý thuyết là dựa vào lý luận giá trị lao động và cho lao động là yếu tố đầu vào sản xuất duy nhất, thì Eli HecKsher và B.Ohlin đã phát triển lý luận về lợi thế so sánh thêm bước bằng việc đưa ra mô hình H-O để trình bày lỹ thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong nên kinh tế mở, các yếu tố đầu vào của sản xuất là hàng hoá, mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất thuận lợi nhất đối với đất nước đó. Nguyên lý H-0 được phát biểu: “ Một quốc gia sẽ xuất khẩu loại hàng hoá mà việc sản xuất cần sử dụng nhiều yếu tố rẻ và tương đối sẵn có và nhập khẩu những hàng hoá mà việc sản xuất ra cần nhiêù yếu đất và tương đối khan hiếm”. Nói cách khác theo nguyên lý H-O, một số nước có lợi thế so sánh hơn trong việc sản xuất những loại hàng hoá đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi tự nhiên của các yếu tố sản xuất này đã khiến một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó. Lý thuyết này còn được các nhà kinh tế học khác như Wolfgang Stolper,Paul, A.Samuelsen, Jame William… tiếp tục nghiên cứu mở rộng và phát triển hơn để khẳng định những tư tưởng khoa học và có giá trị thực tiẽn to lớn của nó. Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về lí luận trước thực tiễn phát triển phức tạp của hoạt động thương mại quốc tế ngày này, song các lý thuyết về lợi thế vẫn còn đang là quy luật chi phối động thái phát triển của thương mại quốc tế… với xu hướng thương mại hoá, quốc tế hoá các quốc gia đều mở rộng quan hệ buôn bán và trao đổi hàng hoá dịch vụ với nhau, nhằm phát huy lợi thế so sánh của mình về các nguồn lực sản xuất vốn có để thu được lợi ích thương mại cao nhất, trên cơ sở đó thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Điều kiện vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh. Thuyết lợi thế so sánh có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với sản xuất và xuất khẩu. Để vận dụng được lý thuyết đó cần các điều kiện: - Lợi thế so sánh được vận dụng trong điều kiện của ngoại thương vì vậy đối với một nước muốn khai phá được lợi thế so sánh cần phải có nền sản xuất hang hoá theo hướng xuất khẩu. Đây là điều kiện tiền đề đông thời là điều kiện cơ bản của vận dụng nguyên lý về lợi thế so sánh. - Lợi thế so sánh luôn gắn liền với các yêu cầu mang tính xã hội, trong đó vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước đóng vai trò quyết định. Vì vậy điều kiện để vận dụng lý thuyết lợi thế so sánh là có cơ chế quản lý năng động, các chính sách kinh tế mở tạo khả năng khai thác các tiềm năng tự nhiên tạo ra sức mạnh cạnh tranh. - Muốn khai thác được lợi thế so sánh cần phải đánh giá đầy đủ chúng, muốn cần có các chuyên gia kinh tế sử dụng thành thạo các phương pháp đánh giá gắn liền với các hoạt động kinh tế thị trường. - Để đánh giá được lợi thế phải có hệ thống thông tin với mức độ tin cậy cao, phản ánh chính xá số lượng, chất lượng các yếu tố,để đáp ứng yêu cầu đó phải tiến hành điều tra, khảo sát các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong nước nắm chắc các thông tin về thị trường thế giới. Những lợi thế trong việc sản xuất – xuất khẩu chè ở Việt Nam và Nghệ An. Vấn đề có tính tích cực trong điều kiện hội nhập là chủ động tham gia mở rộng các quan hệ hợp tác thương mại, tham gia vào phân công lao động quốc tế mà biểu hiện tập trung và chủ yếu nhất là thực hiện chiến lựoc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu hàng hoá. Qua nghiên cứu các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam có đủ 4 yếu tố rất cơ bản về lợi thế trong hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung chè nói riêng bao gồm: Vị trí địa lý, nguồn lao động, tài nguyên thiên nhiên, chính sách đổi mới và ssự ổn định nền kinh tế vĩ mô. Vị trí địa lí. Việt Nam nằm ở vòng cung Châu á - Thái Bình dương, đây là nơi đang diễn ra những dòng giao lưu kinh tế sôi động nhất và đầy hứa hẹn cho những bước phát triển trong tương lai như một vùng xung động động lực cho quá trình tạo thế và đà phát triển. Việt Nam nằm trên các tuyến giao thông quốc tế quan trọng và có hệ thống biển là cửa ngõ không chỉ đối với nền kinh tế Việt Nam mà còn đối với nền kinh tế của nhiều quốc gia khác. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi so với các nước khác nằm sâu trong lục địa hoặc nằm ở những nơi ít diễn ra hoạt động thương mại quốc tế. Lợi thế về mặt địa lý đã tạo ra một môi trường kinh tế sôi động, linh hoạt, giẩm được chi phí vận chuyển và khả năng mở rộng thị trường trao đổi hàng hoá và các hoạt động dịch vụ của Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Lợi thế so sánh của ngành chè Nghệ An: - Với địa hình trung du, miền núi chiếm ắ diện tích đất đai tự nhiên chủ yếu là đất đỏ bazan và đất feralit rất thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày. Độ cao trung bình là 180m, nơi cao nhất không quá 600m so với mặt nước biển, độ dốc từ 80-250 nên rất thích hợp với việc trồng chè hơn là các loại cây khác. Hiện tại tỉnh đã quy hoạch thành các vùng chè sau (ha): Biểu: Các vùng chè của tỉnh Nghệ An Vùng  Tổng số  2001  2002  2003  2004  2005   1.Vùng Bãi Phủ  825  985  1145  1305  1465  1625   2.Vùng Anh Sơn  677  867  1037  1217  1397  1577   3.Vùng Hạnh Lâm  1395  1595  1795  1995  2195  2395   4.Vùng Thanh Mai  971  1161  1351  1541  1731  1921   5. Vùng Ngọc Lâm  939  1139  1339  1539  1739  1939   6. 3-2+Xuân Thành  214  214  214  214  214  214   Tổng cộng  5021  5951  6881  7811  8741  9671   Nguồn: sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An - Điều kiện xã hội: toàn bộ diện tích chè của tỉnh chủ yếu tập trung ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa nên việc trồng chè công nghiệp là phù hợp với khả năng tài chính và kinh nghiệm sản xuất của nhân dân trên địa bàn so với các loại cây trồng khác có yêu cầu cao hơn về vốn đầu tư cũng như kỹ thuật canh tác và thực tế những năm qua đã chứng minh việc sản xuất – tiêu thụ chè hoàn toàn ổn định hơn những cây công nghiệp khác ngoài ra cây chè cũng đã tham gia vào việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc bảo vệ môi trường sinh thái. - Phần lớn diện tích chè của tỉnh đều là giống che
Luận văn liên quan