Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, tạo điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan tổng hợp Nhà nước có liên quan, Ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đã có các dự án được sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Tuy số lượng dự án không nhiều, nhưng nguồn ODA đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển mạng lưới, cơ sở hạ tầng của Ngành Bưu chính, Viễn thông, đạt được những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra cho Ngành. Gai đoạn 2006-2010, nhằm nâng cao hiệu quả vận động và quản lý nguồn ODA trong ngành, và đây cũng là một yêu cầu nhiệm vụ chung nằm trongquá trình xây dựng Qui hoạch vận động và sử dụng vốn ODA của Việt Nam của Chính phủ, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận động và sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010 rất cần thiết cho các công tác tác nghiệp nói riêng cũng như nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu: Liên quan đến nguồn vốn ODA, đã có nhiều đề tài nghiên cứu dưới các góc độ, các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài, nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu tổng quát về sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam và trong lĩnh lực không phải là BCVT .Trong lĩnh vực BCVT cũng đã có báo cáo chuyên ngành về “Huy động nguồn ODA của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” (mã số : 107-2002-TCT-RDP-QL-74); Các báo cáo định kỳ của Bộ BCVT và tổng công ty BCVT về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA (Báo cáo số 822/BBCVTKHTC, 233/BBCVT-KHTC, 012/BC-KHNT v.v.) Tuy nhiên, các báo cáo riêng lẻ này chưa hệ thống hoá được toàn bộ các hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA của Ngành trong một khoảng thời gian dài từ năm 1993 đến hết năm 2005. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về thực trạng, các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút nguồn vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Phân tích, nhận xét thực trạng thu hút nguồn vốn ODA vào Ngành BCVT từ năm 1993 đến nay. Phân tích sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT trong tương lai. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu đối với Ngành BCVT nhằm tăng cường thu hút vốn ODA từ các Nhà tài trợ hiện tại và các Nhà tài trợ tiềm năng trong tương lai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ODA và ý nghĩa của nguồn vốn này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của ngành BCVT Việt Nam nói riêng. - Phân tích, nhận xét thực trạng việc thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt Nam, từ đó rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt nam.

doc108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2322 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào ngành bưu chính viễn thông Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA 8 1.1. Những vấn đề lý luận chung về ODA 8 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn vốn ODA 8 1.1.1.1 Khái niệm 8 1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA 9 1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA 11 1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp: 11 1.1.2.2. Theo phương thức cung cấp: 11 1.1.2.3. Theo Nhà tài trợ 12 1.1.2.4. Căn cứ theo mục đích 12 1.1.2.5. Căn cứ theo điều kiện 12 1.2. Vai trò của nguồn vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam 13 1.2.1. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn 13 1.2.2. Nguồn vốn ODA giúp cho Việt Nam điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính, hỗ trợ xây dựng chính sách và thể chế 15 1.2.3. Nguồn vốn ODA giúp cho Việt Nam phát triển con người 16 1.2.4. ODA với các chương trình cứu trợ khẩn cấp 17 1.3. Tình hình thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Việt Nam từ 1993 đến năm 2005 18 1.3.1. Khung pháp lý cơ bản cho hoạt động thu hút vốn ODA tại Việt Nam 18 1.3.2. Khối lượng vốn cam kết, ký kết, thực hiện 19 1.3.3. Phân bổ vốn ODA ký kết theo đối tác 22 1.3.4. Phân bổ vốn ODA theo Ngành, lĩnh vực 23 1.3.5. Phân bổ vốn ODA theo lãnh thổ 26 1.3.6. Nhận xét chung 28 1.3.6.1. Thành tựu 28 1.3.6.2. Tồn tại và nguyên nhân 30 1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong thu hút vốn ODA 34 1.4.1. Xu thế tổng nguồn ODA của Thế giới 34 1.4.2. Kinh nghiệm thu hút ODA của một số quốc gia 36 CHƯƠNG 2 38 2.1.3. Quan hệ hợp tác quốc tế của ngành BCVT Việt Nam với các nước trên thế giới. 38 2.1.3.1. Hợp tác đa phuong 38 2.1.3.2. Hợp tác song phuong 41 2.1.3.3. Hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực và liên khu vực 42 2.2. Khái quát tình hình thu hút vốn ODA Ngành BCVT Việt Nam giai đoạn 1993- 2005 43 2.2.1. Nguồn vốn ODA không ngừng tăng lên qua các năm 44 2.2.2. Hình thức tài trợ ngày càng mở rộng và phong phú 44 2.2.3. Các Nhà tài trợ chủ yếu 45 2.2.3.1. Nhà tài trợ Pháp 45 2.2.3.2. Nhà tài trợ Nhật Bản 46 2.2.3.3. Nhà tài trợ Thụy Điển 47 2.2.4. Chương trình, dự án ODA từ các Nhà tài trợ khác (cả song phương và đa phương) 48 2.3. Thu hút ODA vào ngành BCVT Việt Nam từ 1993 đến năm 2005 50 2.3.1. Quy trình thu hút vốn ODA tại Tập đoàn Bưu chính viễn thông - VNPT 50 2.3.2. Thực trạng thu hút vốn ODA từ năm 1993 đến hết năm 2006 52 2.3.2.1. Các Nhà tài trợ chủ yếu 52 2.3.2.2. Tiến độ thực hiện dự án 55 2.3.2.3. Trình độ chuyên gia thực hiện các dự án ODA 58 2.3.2.4. Nhà cung cấp thiết bị 58 2.3.2.5. Giá cả thiết bị, dịch vụ tư vấn 59 2.4. Nhận xét chung về công tác thu hút vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam thông 61 2.4.1. Những kết quả đạt được 61 2.4.1.1. Nguồn vốn ODA hỗ trợ về vốn bổ sung cho Ngành BCVT 61 2.4.1.2. Nguồn vốn ODA đóng góp tích cực cho sự phát triển kết cấu hạ tầng của Ngành BCVT. 63 2.4.1.3. Nguồn vốn ODA mở đường đưa công nghệ BCVT tiên tiến của thế giới vào Việt Nam 64 2.4.1.4. Nguồn vốn ODA góp phần vào phát triển nguồn nhân lực 65 2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân 67 2.4.2.1. Những tồn tại 67 2.4.2.2. Nguyên nhân 69 CHƯƠNG 3: 75 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT 75 VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN HỖ TRỢ 75 PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) VÀO NGÀNH 75 BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM 75 3.1. Định hướng, chiến lược phát triển Bưu chính viễn thông và sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT 75 3.1.1. Chiến lược phát triển BCVT đến năm 2010 75 3.1.1.1. Quan điểm phát triển 75 3.1.1.2. Mục tiêu của chiến lược 75 3.1.1.3. Định hướng phát triển các lĩnh vực 76 3.1.2. Sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT 78 3.2. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút nguồn vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam 84 3.2.1. Các giải pháp chung 84 3..2.1.1. Chính sách hài hòa thủ tục 84 3.2.1.2. Tăng cường đào tạo cán bộ về nhận thức và trình độ chuyên môn 86 3.2.1.3. Giảm thiểu các ràng buộc khi đàm phán về nội dung các điều ước quốc tế 88 3.2.1.4. Đẩy mạnh tốc độ giải ngân 88 3.2.2. Các giải pháp cụ thể của Ngành 89 3.2.2.1. Chủ động lựa chọn các dự án tốt đưa vào quy hoạch đăng ký tài trợ hàng năm của Tập đoàn BCVT Việt nam. 89 3.2.2.2. Đẩy mạnh, tăng cường công tác vận động, tranh thủ tìm kiếm các nguồn tài trợ cả song phương lẫn đa phương 90 3.2.2.3. Công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của Ngành cần được quan tâm đúng mức 92 3.2.2.4. Các giải pháp đối với hoạt động của Ban QLDA của Ngành BCVT 93 3.2.2.5. Đẩy nhanh tiến trình thẩm định dự án, phê duyệt công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng v.v đối với một số dự án trọng điểm. 96 3.2.2.6. Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng 98 3.2.2.7. Thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn Bưu chính viễn thông 101 Danh mục các bảng Bảng 1.1 Khối lượng vốn ODA cam kết, ký kết và thực hiện giai đoạn 1993 -2005 tại Việt Nam. Bảng 1.2 Phân bổ ODA theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 1993 - 2000. Bảng 1.3 Phân bổ ODA ký kết theo ngành, lĩnh vực giai đoạn 2001 - 2005. Bảng 1.4 Phân bổ vốn ODA ký kết theo vùng do địa phương trực tiếp thụ hưởng thời kỳ 2001 - 2005. Bảng 1.5 Bảng so sánh các quy định về chi phí quản lý dự án. Bảng 2.1 Tổng số vốn ODA ký kết của Ngành BCVT giai đoạn 1993 - 1997. Danh mục các hình vẽ, đồ thị Biểu đồ 1.1 Khối lượng vốn ODA cam kết, ký kết, thực hiện tại Việt Nam giai đoạn 1993 - 2005. Biểu đồ 1.2 Các Nhà tài trợ chính của Việt Nam giai đoạn 1993- 2005. Biểu đồ 1.3 Phân bổ vốn ODA theo vùng giai đoạn 1993 - 2005. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Trong những năm qua được sự quan tâm của Chính phủ, tạo điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan tổng hợp Nhà nước có liên quan, Ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam đã có các dự án được sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA. Tuy số lượng dự án không nhiều, nhưng nguồn ODA đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển mạng lưới, cơ sở hạ tầng của Ngành Bưu chính, Viễn thông, đạt được những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra cho Ngành. Gai đoạn 2006-2010, nhằm nâng cao hiệu quả vận động và quản lý nguồn ODA trong ngành, và đây cũng là một yêu cầu nhiệm vụ chung nằm trongquá trình xây dựng Qui hoạch vận động và sử dụng vốn ODA của Việt Nam của Chính phủ, cần phải có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vận động và sử dụng nguồn vốn ODA cho các dự án Bưu chính, Viễn thông và Công nghệ thông tin giai đoạn 2006-2010 rất cần thiết cho các công tác tác nghiệp nói riêng cũng như nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu: Liên quan đến nguồn vốn ODA, đã có nhiều đề tài nghiên cứu dưới các góc độ, các ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài, nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu tổng quát về sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam và trong lĩnh lực không phải là BCVT .Trong lĩnh vực BCVT cũng đã có báo cáo chuyên ngành về “Huy động nguồn ODA của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” (mã số : 107-2002-TCT-RDP-QL-74); Các báo cáo định kỳ của Bộ BCVT và tổng công ty BCVT về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA (Báo cáo số 822/BBCVTKHTC, 233/BBCVT-KHTC, 012/BC-KHNT v.v...) Tuy nhiên, các báo cáo riêng lẻ này chưa hệ thống hoá được toàn bộ các hoạt động thu hút và sử dụng vốn ODA của Ngành trong một khoảng thời gian dài từ năm 1993 đến hết năm 2005. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và tương đối đầy đủ về thực trạng, các giải pháp chủ yếu nhằm thu hút nguồn vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu Phân tích, nhận xét thực trạng thu hút nguồn vốn ODA vào Ngành BCVT từ năm 1993 đến nay. Phân tích sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT trong tương lai. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu đối với Ngành BCVT nhằm tăng cường thu hút vốn ODA từ các Nhà tài trợ hiện tại và các Nhà tài trợ tiềm năng trong tương lai. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nói trên, đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về ODA và ý nghĩa của nguồn vốn này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và của ngành BCVT Việt Nam nói riêng. Phân tích, nhận xét thực trạng việc thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt Nam, từ đó rút ra những thành tựu cũng như những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt Nam. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là thực trạng thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt nam.. 6. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp đi từ cái chung đến cái riêng, phương pháp phân tích, tổng hợp về thực trạng thu hút nguồn vốn ODA tại Ngành BCVT Việt Nam. 7. Kết cấu của đề tài: Đề tài được chia thành 3 chương : Chương 1 : Tổng quan về ODA. Chương 2 : Thực trạng thu hút vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Chương 3 : Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam giai đoạn 2006-2010. Kết luận. Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ODA 1.1. Những vấn đề lý luận chung về ODA 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nguồn vốn ODA 1.1.1.1 Khái niệm ODA là tên gọi tắt của ba chữ tiếng Anh: Official Development Assistance, có nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay còn gọi là Viện trợ phát triển chính thức. Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra khái niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”. Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển [37]. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ. Một cách khái quát, chúng ta có thể hiểu ODA bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức liên Chính phủ, các tổ chức phi Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc (United Nations -UN), các tổ chức tài chính quốc tế dành cho các nước đang và chậm phát triển. 1.1.1.2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA - Vốn ODA là nguồn vốn có tính ưu đãi của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế đối với các nước đang và chậm phát triển. Với mục tiêu trợ giúp các nước đang và chậm phát triển, vốn ODA mang tính ưu đãi hơn bất cứ nguồn tài trợ nào khác. Thể hiện: + Khối lượng vốn vay lớn từ hàng chục đến hàng trăm triệu USD. + Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài (chỉ trả lãi, chưa trả nợ gốc). Vốn ODA của WB, ADB, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản (Japanese Bank for International Cooperation - JBIC) có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. + Thông thường vốn ODA có một phần viện trợ không hoàn lại, phần này dưới 25% tổng số vốn vay. Ví dụ OECD cho không 20-25% tổng vốn ODA. Đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. + Các khoản vay thường có lãi suất thấp, thậm chí không có lãi suất. Lãi suất giao động từ 0,5% đến 5% /năm (trong khi lãi suất vay trên thị trường tài chính quốc tế là trên 7% /năm và hàng năm phải thoả thuận lại lãi suất giữa hai bên). Ví dụ lãi suất của ADB là 1%/năm; của WB là 0,75% /năm; Nhật thì tuỳ theo từng dự án cụ thể trong năm tài khoá. Ví dụ từ năm 1997-2000 thì lãi suất là 1,8%/năm. Nhìn chung, các nước cung cấp vốn ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan tâm hay có khả năng kỹ thuật và tư vấn (về công nghệ, kinh nghiệm quản lý). Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp vốn ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. - Vốn ODA thường kèm theo các điều kiện ràng buộc nhất định: Tuỳ theo khối lượng vốn ODA và loại hình viện trợ mà vốn ODA có thể kèm theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần và cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm chí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là các điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hoá và dịch vụ của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Ví dụ, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa và dịch vụ của nước mình… Canada yêu cầu cao nhất, tới 65%. Thụy Sĩ chỉ yêu cầu 1,7%, Hà Lan 2,2%, hai nước này được coi là những nước có tỷ lệ ODA yêu cầu phải mua hàng hóa và dịch vụ của Nhà tài trợ thấp. Nhìn chung, 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ của các quốc gia viện trợ. Nguồn vốn ODA luôn chứa đựng cả tính ưu đãi cho nước tiếp nhận và lợi ích của nước viện trợ. Các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình, vừa gây ảnh hưởng chính trị, vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. - ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: Vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, các nước nhận ODA phải sử dụng sao cho có hiệu quả, tránh lâm vào tình trạng không có khả năng trả nợ. 1.1.2. Phân loại nguồn vốn ODA 1.1.2.1 Theo hình thức cung cấp: ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp vốn ODA mà nước tiếp nhận không phải hoàn trả lại cho các Nhà tài trợ. ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc; ODA vayhỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc. 1.1.2.2. Theo phương thức cung cấp: ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi. ODA phi dự án: Bao gồm các loại hình sau: + Hỗ trợ cán cân thanh toán: thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hóa, hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hóa được chuyển qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách. + Hỗ trợ trả nợ (hỗ trợ ngân sách). ODA hỗ trợ chương trình: là khoản vốn ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào. 1.1.2.3. Theo Nhà tài trợ ODA song phương: là nguồn vốn ODA của Chính phủ một nước cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. Thông thường vốn ODA song phương được tiến hành khi một số điều kiện ràng buộc của nước cung cấp vốn ODA được thoả mãn. ODA đa phương: là nguồn vốn ODA của các tổ chức quốc tế cung cấp cho Chính phủ nước tiếp nhận. So với vốn ODA song phương thì vốn ODA đa phương ít chịu ảnh hưởng bởi các áp lực thương mại, nhưng đôi khi lại chịu những áp lực mạnh hơn về chính trị. 1.1.2.4. Căn cứ theo mục đích Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường. Đây thường là những khoản cho vay ưu đãi. Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực… hình thức hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. 1.1.2.5. Căn cứ theo điều kiện ODA không ràng buộc nước nhận: việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. ODA có ràng buộc nước nhận: + Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hóa, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn vốn ODA chỉ giới hạn cho một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (đối với viện trợ song phương) hoặc các công ty của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương). + Bởi mục đích sử dụng: Chỉ được sử dụng cho một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. 1.1.3.Các cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA: Các cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng nguồn vốn ODA gồm có: 1-Cấp phát từ ngân sách nhà nước 2-Cho vay lại từ Ngân sách nhà nước 3-Cấp phát một phần, cho vay lại một phần từ Ngân sách Nhà nước. 1.2. Vai trò của nguồn vốn ODA trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 của Việt Nam 1.2.1. ODA là một nguồn vốn có vai trò quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, tăng trưởng kinh tế và phát triển nông thôn Trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001-2010 của Việt Nam, nguồn vốn ODA luôn được xác định là một nguồn vốn quan trọng. Thực tế qua hơn 10 năm thu hút, vận động và sử dụng, nguồn vốn ODA đã giúp bổ sung cho ngân sách eo hẹp của Chính phủ, tiếp thu được những công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong đó lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng nhận được nhiều vốn ODA nhất, tiếp theo là lĩnh vực xây dựng thể chế/ chính sách và phát triển con người. Từ năm 1993 tới hết năm 2004, nguồn vốn ODA đã được tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, ưu tiên của Chính phủ, đó là: năng lượng điện (18.57%); ngành giao thông (22,42%); phát triển nông nghiệp, nông thôn bao gồm cả thuỷ sản, lâm nghiệp, thủy lợi (14,37%); ngành cấp thoát nước (9,98%); các ngành y tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ - môi trường (10,73%). Trong những năm qua, nhiều dự án đầu tư bằng vốn ODA đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng, giúp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển con người, xoá đói, giảm nghèo như Như máy Nhiệt điện Phú Mỹ 2-1; một số dự án giao thông quan trọng như Quốc lộ 5, Quốc lộ 1A (đoạn Hà Nội - Vinh, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Cần Thơ, đoạn thành phố Hồ Chí Minh- Nha Trang), cầu Mỹ Thuận. Trong thời kỳ 2001 - 2005, nguồn vốn ODA đã bổ sung khoảng 11% cho tổng vốn đầu tư toàn xã hội và nguồn vốn ODA cấp phát qua ngân sách nhà nước chiếm trung bình khoảng 17% tổng đầu tư từ ngân sách. Vốn ODA đã thực sự trở thành kênh vốn bổ sung quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Trong lĩnh vực phát triển nông thôn, xuất phát từ thực tế là 85% dân nghèo của Việt Nam chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và 79% người nghèo làm nghề nông, các nguồn vốn ODA ưu tiên cho các vùng này đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất nông nghiệp cũng như thúc đẩy cơ hội việc làm phi nông nghiệp. Kết quả là, đời sống của người nông dân được cải thiện, có thu nhập khá hơn. Cũng nhờ sự hỗ trợ của ODA, cơ sở hạ tầng ở nông thôn đã được cải thiện đáng kể (thuỷ lợi, lưới điện nông thôn, trường học, trạm y tế, giao thông nông thôn, cấp nước sinh hoạt, tín dụng