Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty bê tông xây dựng Hà Nội

Công ty bê tông xây dựng Hà Nội (Tên giao dịch là VIBEX) là một doanh nghiệp nhà nư¬ớc trực thuộc Bộ Xây Dựng quản lý , có trụ sở chính tại Đông Ngạc-Từ Liêm, Hà Nội.Công ty chuyên sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn phẩm là do doanh nghiệp tự sản xuất ra đ¬ược coi là hợp pháp khi nó đáp ứng đ¬ược các tiêu chuẩn do Nhà nư¬ớc quy định hay thông qua .Về mặt thị tr¬ường mà nói sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra không những đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định mà phải đặt mức chất l¬ượng cao hơn các tiêu chuẩn đó. Công ty Bê tông Xây dựng Hà nội tiền thân là nhà máy bê tông đúc sẵn Hà nội đ¬ược thành lập ngày 6/5/1961 theo quyết định số 472/BKT của bộ kiến trúc , nay là bộ xây dựng.Khởi đầu xây dựng công ty đ¬ược giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là: - Sản xuất mặt hàng cột điện ,ống n¬ước các loại , panel và một số cấu kiện khác với công suất thiết kế 8.500m3 bê tông các loại hàng năm chủ yếu phục vụ công nghiệp , xây dựng và phát triển hạ tầng khu vực Hà nội. Năm 1982 Nhà máy bê tông đúc sẵn ở Hà nội trở thành đơn vị thành viên của tổng công ty xây dựng Hà nội theo quyếtđịnh thành lập Tổng công ty xây dựng hà nôị số 324/CT-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.Thời kỳ này nhà máy được bổ sung thêm nhiệm vụ:sản xuất cấu kiện nhà ở tấm lợp lớn và tổ chức xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. -Năm 1989 theo quyết định số 875/BXD-TCLĐ ngày 16/10/1989 của Bộ xây dựng,nhà máy được nâng cấp thành xí nghiệp liên hiệp Bê tông Xây dựng Hà nội trực thuộc Bộ xây dựng.Ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh ban đầu xí nghiệp còn tổ chức kinh doanh nhà ở,vật liệu xây dựng,trang trí nội thất. Năm 1995,xí nghiệp liên hiệp Bê tông xây dựng Hà nội được đổi tên thành công ty Bê tông xây dựng Hà nội trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà nội và Bộ xây dựng. Theo quyết định số 449/BXD-TCLĐ ngày26/4/1996 công ty được bổ sung nhiệm vụ là: Mở rộng thêm các mặt hàng sản xuất bê tông thương phẩm Sản xuất ống nước cao áp băng bê tông cốt thép dự ứng lực Gia công sản xuất các thiết bị máy móc,khuôn mẫu bằng thép.

doc53 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ở công ty bê tông xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM I.Chất lượng sản phẩm-chỉ tiêu tổng hợp phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp. 1.khái niệm chất lượng sản phẩm. Trong đời sống hàng ngày,chúng ta thường xuyên tiếp cận và nói nhiều đến thuật ngữ”chất lượng”,”chất lượng sản phẩm’’,”chất lượng cao”vv...Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ các thuật ngữ này và đưa ra một định nghĩa khái quát về chúng . Để hiểu rõ khái niệm chất lượng sản phẩm trước tiên chúng ta phải làm rõ khái niệm khái niệm”chất lượng”.Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng do các nhà nghiên cứu tiếp cận dưới những góc độ khác nhau . Philip.B.Gosby cho rằng:”Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu và đặc tính nhất định” J.Jujan(nhà nghiên cứu Chất lượng ngời Mỹ)cho rằng:”Chất lượng là sự phù hợp với các mục đích hoặc việc sử dụng” Theo từ điển Tiếng Việt phổ thông:”Chất lượng là tổng thể những tính chất,những thuộc tính cơ bản của sự vật...làm cho sự vật này phân biệt với các sự vật khác” Trên cơ sở kế thừa khái niệm Chất lượng mà tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đưa ra trong tiêu chuẩn 8402-26, tiêu chuẩn Việt nam số 5814-94 quy định:”Chất lượng là tập hợp cac tính của một thực thể,đối tượng tạo cho thực thể,đối tượng đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn” Cho dù tiếp cận Chất lượng dưới góc độ nào thì Chất lượng đều có hai đặc trưng chủ yếu sau: -Thứ nhất chất lượng gắn liền với đối tượng,thực thể vật chất,không có chất lượng tách biệt khỏi thực thể.Đối tượng hoặc thực thể được hiểu theo nghĩa rộng không chỉ là sản phẩm mà còn bao hàm cả một hoạt động , một quá trình ,một doanh nghiệp hay một con ngời . -Thứ hai :Chất lượng được đo bằng sự thoả mãn nhu cầu.Nhu cầu ở đây không chỉ là nhu cầu đã nêu ra, đã được biết đến mà còn có những nhu cầu tiềm ẩn, chỉ được phát hiện trong quá trình sử dụng. -Hiện nay ,có những quan điểm khác nhau về Chất lượng sản phẩm tuỳ thuộc vào góc độ xem xét,quan niệm của mỗi nhà nghiên cứu và cơ chế kinh tế của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn kinh tế . Trước đây theo quan niệm của các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa thì Chất lượng đồng nhất với giá trị sử dụng của sản phẩm.Họ cho rằng:’’Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kinh tế kỹ thuật của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng .Họ cho rằng :”Chất lượng sản phẩm là tổng hợp các đặc tính kinh tế kỹ thuật của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó”.Đây là một định nghĩa xuất phát từ quan điểm của các nhà sản xuất.Chất lượng sản phẩm đợc xem xét một cách biệt lập, tách rời với thị trường , chất lượng sản phẩm không gắn liềnvới nhu cầu thị trường, với sự vận động và biến đổi của thị trường , với hiệu quả quản lý kinh tế và gắnvới một doanh nghiệp.Trong điều kiện kinh tế lúc đó ,quan điểm trên cũng không phải sai bởi vì trong nền kinh tế kế hoạch tập trung , sản xuất theo kế hoạch , tiêu thụ theo kế hoạch .Sản phẩm sản xuất ra không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường.Do vậy phạm trù chất lượng được hiểu một cách phiến diện .Các doanh nghiệp hầu như không quan tâm đến chất lượng sản phẩm , nếu có chỉ trong hiệu quả sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường , các doanh nghiệp phải tự hoạch toán kinh doanh ,cùng tồn tại và phát triển trong một môi trường bình đẳng , vừa cạnh tranh hết sức khốc liệt,suy cho cùng tiêu thụ được sản phẩm là yếu tố sống còn quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Chất lượng sản phẩm trong nền kinh tế thị trờngđược coi là những đặc tính hệ thống nội tại của sản phẩm được xác định bằng các thông số có thể đo được bằng hoặc so sánh đợc với điều kiện kinh tế- kỹ thuật hiện đại thoả mãn đợc nhu cầu của xã hội. Ngày nay chất lượng sản phẩm được hiểu một cách đầy đủ và toàn diện , gắn liền với các yếu tố giá cả và dịch vụ sau bán hàng .Ngoài ra vấn đề giao hàng đúng lúc , đúng thời điểm cũng là vấn đề trở nên vô cùng quan trọng trong nền sản xuất hiện đại.Khi các phương thức sản xuất Just in time (vừa đúng lúc ), Non-stock-production (không kho) ngày càng trở nên phổ biến ở các công ty hàng đầu.Chất lượng sản phẩm đang dần dần phát triển đến một hình thái mới là chất lượng sản phẩm tổng hợp phản ánh một cách trung thực trình độ quản lý doanh nghiệp thông qua 4 yếu tố chính được thể hiện trong mô hình sau: Thoả mãn nhu cầu Giá cả Thời hạn giao hàng Dịch vụ sau bán hàng 2. Phân loại chất lượng sản phẩm Căn cứ vào công dụng kinh tế của các sản phẩm và mức độ thực hiện các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm người ta chia chất lượng sản phẩm thành các loại sau. * Chất lượng thiết kế Chất lượng thiết kế của sản phẩm là đảm bảo đúng các thông số trong thiết kế được ghi lại bằng văn bản trên cơ sở nghiên cứu trên thị trường, các đặc điểm của sản xuất, tiêu dùng và các chỉ tiêu chất lượng của các mặt hàng cùngloại. * Chất lượng tiêu chuẩn Là mức chất lượng sản phẩm đảm bảo đúng các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm do các tổ chức quốc tế ,Nhà nớc hay các bộ ,ngành quy định . * Chất lượng thị trường. Là giá trị các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm đạt được mức độ hợp lý nhẩt trong điều kiện kinh tế xã hội nhất định.Nói cách khác chất lượng sản phẩm là khả năng của sản phẩm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng , có khả năng cạnh tranh trên thị trường,hiệu quả cao , khả năng tiêu thụ sản phẩm nhanh. * Chất lượng thực tế là các giá trị chỉ tiêu chất lượng phù hợp với sở thích , mốt và tâm lý của người tiêu dùng. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm chịu ảnh hưởng rất nhiều nhân tố khác nhau.Các nhân tố này được chia thành hai nhóm nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. a. Nhóm nhân tố khách quan. *Thị trường. Thị trường và các yếu tố của thị trường như cung ,cầu giá cả, quy mô thị trường ,đặc biệt nhu cầu thị trường ảnh rất lớn đến chất lượng sản phẩm.Chất lượng sản phẩm luôn gắn liền với sự vận động và biến đổi của thị trường, đặc biệt nhu cầu thị trường tác động trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.Trên cơ sở phân đoạn thị trường và xác định nhu cầu,quy mô thị trường để xác định chiến lược sản xuất kinh doanh..Doanh nghiệp phải xác định được khách hàng à những đối tợng nào ?quy mô thị trường dự kiếnlà bao nhiêu từ đó để xác định mức chất lượng phù hợp với giá cả , với khả năng tiêu dùng bởi vì trong nhiều trường hợp sản phẩm có chất lượng tốt nhưng chưa chắc đã bán chạy bởi vì giá bán sản phẩm đó quá cao hay sản phẩm được đánh gía cao ở thị trường này nhưng không cao ở thị trường khác Việc nâng cao chất lượng sản phẩm trên cơ sở xác định đúng nhu cầu thị trường dự đoán những biến động của nhu cầu trong tươnglai để không ngừng cải tiến kỹ thuật, hoàn thiện sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường. Sự phát triển của nhu cầu thị trường đòi hỏi ngày càng cao khắt khe hơn thì chất lượng sản phẩm cũng phải được nâng cao hơn nhằm đáp ứng cho sự thay đổi đó .Người tiêu dùng ngày nay không chỉ đòi hỏi thoả mãn về công dụng của sản phẩm mà còn thể hiện ở tính thẩm mỹ,an toàn và kinh tế * Trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật Trình độ phát triển của khoa họckỹ thuật đã thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng và phát triển kinh tế trong vài thập kỷ gần đây.Tiếnbộ khoa học công nghệ đã tạo ra những bước đột phá quan trọng trong hầu hết lĩnh vực của đời sống xã hội .Với sự xuất hiện của tự động hoá ,điện tử tin học, công nghệ thông, tin trí tuệ nhân tạo , rô bốt đã tạo ra những thay đổi to lớn trong sản xuất cho phép rút ngắn chu trình sản xuất , tiết kiệm nguyênvật liệu , nâng cao năng suất , nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó sự phát triển của khoa học kỹ thuật cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong việc quản lý , khai thác và vận hành những công nghệ đạt hiệu quả cao..Bởi vì cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì thời gian để tạo một công nghệ mới thay thế một công nghệ cũ cũng dần được rút ngắn mà sự ra đời của công nghệ mới thường đồng nghĩa với việc chất lượng sản phẩm cao hơn.hoàn thiện hơn. * Cơ chế chính sách của quản lý Nhà nước Cơ chế chính sách của quản lý Nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy cải tiến nâng cao kỹ thuật chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp .Việc ban hành các hệ thống chỉ tiêu chất lợng sản phẩm các quy định về sản phẩm đạt chất lượng xử lý nghiêm việc sản xuất hàng giả ,hàng kém phẩm chất không đảm bảo vệ sinh , an toàn , chế độ thuế quan , các chính sách u đãi cho đầu t đổi mới công nghệ là nhữn nhân tố hết sức quan trọng , tạo động lực phát huy tính tự chủ , sáng tạo trong cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm * Điều kiện tự nhiên Đối với các nước khí hậu nhiệt đới,nóng ẩm mưa nhiều như Việt nam thì điều kiện tự nhiên có tác động mạnh mẽ và nâng cao việc bảo quản chất lượng sản phẩm, nó ảnh hưởng đến các đặc tính lý hoá của sản phẩm. khí hậu thời tiết các điều kiện tự nhiên như nắng mưa gió bão ảnh hưởng trực tiếp đến các nguyên vật liệu dự trữ tại các kho tàng bếnbãi .Khí hậu nóng ẩm cũng làm cho độ ẩm của sản phẩm tăng lên tạo điều kiện cho vi sinh công trùng hoạt động .Đối với một số sản phẩm có thể vị nấm mốc , thối rữa , bạc màu ảnh hởng đến hình thức hoạt động , chất lượng sản phẩm Ngoài ra điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng đến chất lượng các loại sản phẩm.,sản phẩm nông , lâm ngư nghiệp các sản phẩm mà chất lượng chủ yếu do điều kiện tự nhiên quyết định. *Văn minh và thói quen tiêu dùng Trình độ văn minh thói quen sở thích trong tiêu dùng của mỗi người rất khác nhau .Các yếu tố này được quy định bởi rất nhiều nhân tố khác nhau như thu nhập,trình độ học vấn , yếu tố phong tục văn hoá của mỗi quốc gia mỗi khu vực.Đòi hỏi doanh nghiệp phải phân đoạn thị trường trên cơ sở phân tích các nhân tố từ đó xác định đối tượng khách hàng mà mình phục vụ với chất lượng đáp ứng được trình độ tiêu thụ của họ. Nhìn chung khi kinh tế càng phát triển đời sống ngày càng được nâng cao thì văn minh và thói quen tiêu dùng cũng dần được nâng cao .Do vậy chất lượng sản phẩm cũng phải được nâng cao để đáp ứng nhu cầu đó. b.Nhóm nhân tố chủ quan Là nhóm nhân tố thuộc môi trờngbên trong của doanhnghiệp gắn liền với điều kiện của doanh nghiệp nh: lao động thiết bị công nghệ , trình độ quản lý nguyên, nhiên vật liệu .Các nhân tố này ảnh hởng trực tiếp đến chất lợng sản phẩm của doanh nghiệp : *Trình độ lao động trong doanh nghiệp Là nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm , trình độ lao động được phản ánh thông qua trình độ chuyên môn , kỹ năng tay nghề kinh nghiệm ,ý thức trách nhiệm của mỗi lao động được đánh giá bằng sự hiểu biết , nắm vững về phương pháp quy trình công nghệ , hiểu rõ các tính năng , tác dụng của máy móc thiết bị của nguyên vật liệu chấp hành đúng quy trình phương pháp và các điều kiện đảm bảo an toàn lao động . Đầu tư và phát triển không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và trình độ lao động trong doanh nghiệp .Đồng thời mỗi doanhnghiệp phải biện pháp tổ chức lao động hợp lý khoa học đảm bảo và trang bị đầy đủ các trang thiết bị và điều kiện lao động an toàn , vệ sinh cho ngời lao động .Bên cạnh đó phải có chính sách động viên phát huy khả năng sáng tạo trong cải tiến , nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua chế độ thưởng phạt phân minh.Mức thưởng hay phạt phù hợp với phần giá trị mà người lao động làm lợi hay gây thiệt hại cho doanh nghiệp. *Trình độ máy móc và công nghệ mà doanh nghịêp sử dụng Trình độ máy móc và công nghệ cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. chất lượng sản phẩm lượng sản phẩm phụ thuộc vào công nghệ , tính đồng bộ và khả năng vận hành của công nghệ đó .Trong điều kiện hiện nay rất khó có thể tin được với trình độ chỉ ở mức trung bình mà có thể cho ra đời những sản phẩm có chất lượng cao.Tuy nhiên cũng sẽ rất phiến diện nếu cho rằng cứ đổi mới công nghệ là chất lượng sản phẩm được nâng lên. Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc vào nguyên vật liệu , trình độ khai thác và vận hành máy móc , thiết bị cuẩ doanh nghiệp. * Trình độ quản lý và tổ chức sản xuất của doang nghiệp. Trình độ quản lý nói chung và trình độ quản lý chất lượng sản phẩm nói riêng là một trong những nhân tố cơ bản góp phần cải tiến hoàn thiện sản phẩm .Thực tế sự ra đời của hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đã khẳng định tầm quan trọng và vai trò của quản lý , hệ thống này đã nhấn mạnh vào vai trò quản lý trong quá trình tạo ra một sản phẩm không chỉ trong giai đoạn sản xuất mà từ khi cung ứng các yếu tố đầu vào , thiết kế sản phẩm cho đến khi thực hiện các dịch vụ sau bán hàng. Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu , máy móc thiết bị , lao động cho dù ở trình độ cao nhưng không được tổ chức một cách hợp lý đồng bộ nhịp nhàng giữa các yếu tố sản xuất thì cũng rất khó có thể tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao mà còn có thể gây thất thoát lãng phí nhân lực như vậy công tác tổ chức và sản xuất trong doanh nghiệp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. * Chất lượng các nguyên vật liệu đầu vào. Nguyên vật liệu là các yếu tố chính thức cấu thành thực thể sản phẩm .Chất lượng sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng nguyên vật liệu đầu vào . Nếu nguyên vật liệu được cung ứng đầy đủ ,kịp thời đồng bộ với chất lượng tốt thì cúng rất khó có thể có được chất lượng cao . Ngược lại nguyên vật liệu không đảm bảo về mặt chất lượng sẽ gây lãng phí ,tạo ra nhiều phế phẩm , chất lượng thấp. Như vậy vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp để đảm bảo nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng cao , kịp thời đồng bộ cần phải xác định rõ kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu .Thiết kế mô hình dự trữ hợp lý trên cơ sở đánh giá nhu cầu thị trường,tính chất của nguyên vật liệu và khả năng quản lý của nguyên vật liệu . *Quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp Mặc dù công nhân là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm tuy nhiên trách nhiệm của nhà quản lý theo quan điểm quản trị chất lượng sản phẩm hiện đại , chiếm đến 80% đối với các sản phẩm hỏng và kém chất lượng .Họ phải nhận thức đợc rằng đó không chỉ do lỗi ở trình độ tay nghề của công nhân mà còn phải đặt câu hỏi ngược lại cho chính bản thân họ :Bố trí lao động đã hợp lý chưa ?Có phát huy được sở trường của người lao động trong công việc ấy chưa? Sản phẩm kém chất lượng là do con người hay máy móc.. Chỉ có thể nhận thức được trách nhiệm của người lãnh đạo thì mới có thể cải tiếnvà nâng cao chất lượng sản phẩm. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm có thể được phản ánh qua mô hình sau: KHKT Thị Trường C.nghệ QLvà TCSX Cơ Lao Chất lượng chế động Sản phẩm chính Thói NVL quen sách NTD Ý thức LĐ ĐK TN Mô hình 2:Các nhân tố ảnh hưởng tới CLSP 4. các chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm Để phản ánh chất lượng sản phẩm có rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau được phân thành 2 nhóm. -Nhóm chỉ tiêu không thể so sánh đợc -Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh đợc a -Nhóm chỉ tiêu không thể so sánh được bao gồm: -Chỉ tiêu công dụng :Đặc trưng cho các thuộc tính , xác địnhchức năng chủ yếu của sản phẩm ,quy định giá trị sử dụng của sản phẩm -Chỉ tiêu độ tin cậy :Là sự ổn định củacác đặc tính sử dụng của sản phẩm , là khả năng của sản ;phẩm dịch vụ có thể tiếp tục đáp ứng những yêu cầu của người tiêu dùng - Chỉ tiêu công nghệ :Là những chỉ tiêu đặc trưng cho phương pháp và quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình sản xuất -Chỉ tiêu lao động học:Phản ánh sự thuận lợi cho người sử dụng sản phẩm _Chỉ tiêu thẩm mỹ là chỉ tiêu phản ánh sự truyền cảm của sản phẩm sự hài hoà về hình thức, nguyên vẹn về kết cấu. -Chỉ tiêu về độ bền :Là khoảng thời gian từ khi sản phẩm được hoàn thành cho đến khi sản phẩm không còn vận hành sử dụng được nữa - Chỉ tiêu an toàn:Phản ánh mức độ an toàn của người tiêu dùng sản phẩm -Chỉ tiêu sinh thái :Phản ánh mức độ gây độc hại ảnh hởng đến môi trờng xung quanh trong khi vận hành sản phẩm -Chỉ tiêu chuẩn hoá , thống nhất hoá:Phản ánh khả năng thay thế và lắp đặp của sản phẩm -Chỉ tiêu kinh tế:Phản ánh các chi phí cần thiết ,chế tạo và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. b-Nhóm chỉ tiêu có thể so sánh được * Tỷ lệ sai hỏng :Đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất các lại sản phẩm không phân thứ hạng Chất lượng -Sử dụng thước đo hiện vật ta có: Số lượng SP sai hỏng Tỷ lệ sai hỏng =——————————————————— x100% SLSP tốt + SLSP sai hỏng Sử dụng thước đo giá trị: Chi phí về sản phẩm hỏng Tỷ lệ sai hỏng = ———————————————————— x100% Tổng chi phí toàn bộ SPHH *Hệ số phẩm cấp bình quân:áp dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất có phân hạng Chất lượng ( (qi x pi) H=————————— ((qi xp1) Trong đó : H: Hệ số phẩm cấp bình quân qi:Số lơng sản phẩm loại i pi:Đơn giá sản phẩm loại i p1:Đơn giá sản phẩm loại 1 Trong thực tế việc đánh giá chất lượng sản phẩm đợc đánh gía vào tiêu chuẩn do Nhà nước , các bộ ban ngành hay do chính sách các doanh nghiệp công ty xây dựng làm căn cứ để đối chiếu kiểm tra , đánh giá chất lượng sản phẩm 2.Quản trị chất lượng sản phẩm 2.1./ Một số quan niệm về quản trị chất lượng sản phẩm và sự phát triển trong nhận thức quản trị chất lượng sản phẩm Quản trị chất lượng sản phẩm theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu: -Theo A.G.Robertson , nhà quản lý Anh nêu lên một khái niệm”Quản lý chất lượng sản phẩm là ứng dụng các biện pháp thủ tục , kỹ thuật đảm bảo cho sản phẩm phù hợp với thiết kế , yêu cầu trong hợp đồng kinh tế bằng con đường hiệu quả nhất kinh tế nhất” -Theo Ishikawa nhà nghiên cứu chất lượng sản phẩm người Nhật cho rằng “Quản lý chất lượng sản phẩm là nghiên cứu-thiết kế-triển khai sản xuất và bảo dưỡng một sản phẩm có chất lượng sản phẩm phải kinh tế nhất và bao giờ cũng thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.” Quản lý chất lượng sản phẩm theo định nghĩa của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO là một hoạt động có chức năng quản lý nhằm đề ra các chính sách , mục tiêu trách nhiệm và thực hiệnchúng bằng biện ;pháp như: Hoạch định Chất lượng và cải tiến Chất lượng kiểm tra Chất lượng trong khuôn khổ hệ thống Chất lượng Trong lịch sử phát triển sản xuất , chất lượng sản phẩm dịch vụ đã không ngừng tăng lên quá trình hình thành và phát triển của quản lý chất lượng sản phẩm đã vận động qua các giai đoạn sau: *Kiểm tra chất lượng Sau khi sản xuất ra sản phẩm mới tiến hành kiểm tra các khuyết tật .Khi phát hiện được các khuyết tật mới đề ra các biện pháp khắc phục nhưng thường không phất hiện đợc những nguyên nhân đích thực , họ chỉ chú ý đến các nguyên nhân bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất Các doanh nghiệp đã tăng cường số cán bộ KCS từ đó tốn kém chi phí rất lớn mà hiệu quả kinh tế không đảm bảo , trong nhiều trường hợp độ tin cậy rất thấp. *Kiểm soát chất lượng Là đề ra các biện pháp để phòng ngừa sai sót , khuyết tật có thể xẩy ra thông qua: -Kiểm soát con người -Kiểm soát phương pháp và quá trình -Kiểm soát người cung ứng -Kiểm soát trang thiết bị dùng trong thiết bị sản xuất và thử nghiệm -Kiểm soát thông tin * Đảm bảo chất lượng Quan điểm đảm bảo chất lượng lần đầu được áp dụng đối với các ngành doanh nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao sau đó phát triển rộng sang các sản phẩm bình thờng khác, Đảm bảo chất lượng là quá trình cung cấp các hồ sơ chứng minh việc kiểm soát chất lượng cho khách hàng *Quản lý chất lượng Là việc xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đồng thời tính toán hiệu quả kinh tế để có thể có được giá thành rẻ nhất .Bằng việc đề ra các chính sách thích hợp , quản lý chất lượng , cho phép tiết kiệm tối đa và giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Quản lý chất lượng toàn diện Là giai đoạn phát triển cao nhất của QTCLSP mà hiện nay đang được áp dụng phổ biến Là một quá trình bao gồm cả 4 quá trình trên .Chất lượng
Luận văn liên quan