Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa đang là một trong những đặc trưng quan trọng
của nền kinh tế thế giới. Để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới,
mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động không
chỉ trong từng khu vực mà là toàn thế giới. Với tình hình đó, không một đất nước
nào có thể phát triển mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang
trên đà phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào nền kinh tế thế giới có tầm
quan trọng hơn bao giờ hết. Ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của
Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay
thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so
sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng nghành, từng lĩnh vực trong từng
thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị
trường khu vực và thị trường thế giới” .
Bám sát chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” của Đảng và Nhà
Nước, trong những năm qua, thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, góp phần đổi mới sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta, cũng như góp
phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã thiết lập
được mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại
thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế
thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, WTO Điều
này đã làm cho các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu
ngày càng trở nên sôi động.
40 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2026 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công
nghiệp Hà Nội – Haicatex
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, xu hướng quốc tế hóa đang là một trong những đặc trưng quan trọng
của nền kinh tế thế giới. Để có thể theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thế giới,
mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tham gia vào sự phân công lao động không
chỉ trong từng khu vực mà là toàn thế giới. Với tình hình đó, không một đất nước
nào có thể phát triển mà chỉ bằng tự lực cánh sinh. Đặc biệt đối với các nước đang
trên đà phát triển như Việt Nam thì việc tham gia vào nền kinh tế thế giới có tầm
quan trọng hơn bao giờ hết. Ở nước ta, khi xác định những quan điểm lớn về công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của
Đảng đã khẳng định “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay
thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so
sánh của đất nước cũng như của từng vùng, từng nghành, từng lĩnh vực trong từng
thời kỳ, không ngừng nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị
trường khu vực và thị trường thế giới” .
Bám sát chiến lược “đẩy mạnh xuất khẩu, thay thế nhập khẩu” của Đảng và Nhà
Nước, trong những năm qua, thương mại Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
quan trọng, góp phần đổi mới sâu sắc nền kinh tế - xã hội nước ta, cũng như góp
phần nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế. Việt Nam cũng đã thiết lập
được mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước, tiếp tục mở rộng hoạt động ngoại
thương theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá, tích cực hội nhập vào nền kinh tế
thế giới, tham gia các tổ chức quốc tế như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều
này đã làm cho các hoạt động ngoại thương, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu
ngày càng trở nên sôi động.
Trong điều kiện đó, mỗi doanh nghiệp đều phải tìm cho mình những hướng
đi thích hợp nhằm nâng cao được lợi thế của mình, tận dụng được những cơ hội do
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, cũng như vượt qua những thách thức
của nó. Một trong những hướng đi đó là nâng cao hiệu quả sản xuất trong nước
nhằm chiếm lĩnh thị trường nội địa, đồng thời đẩy mạnh hướng xuất khẩu ra thị
trường thế giới. Và, công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội cũng không phải là
một ngoại lệ, bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất nhằm đáp ứng thị trường trong nước,
việc tìm kiếm thị trường đẩy mạnh xuất khẩu ra nước ngoài cũng là một trong
những chủ truơng quan trọng của công ty. Đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn đề tài
“ Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công
nghiệp Hà Nội – Haicatex” để nghiên cứu. Trong đề tài này, tôi chỉ tập trung phân
tích tình hình thực tế hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty cổ phần dệt công
nghiệp Hà Nội trong thời gian qua, tìm ra những thành công và những vấn đề còn
tồn tại ở Công ty . Trên cơ sở đó, đưa ra một số biện pháp kiến nghị nhằm mở rộng
hoạt động và tăng cường hiệu quả kinh doanh xuất khẩu của Công ty trong thời gian
tới.
Đề tài được chia làm 2 chương:
Chương 1: Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại công ty cổ phần dệt công nghiệp
Hà Nội – Haicatex trong thời gian qua.
Chương 2: Phương hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Haicatex
đến năm 2015.
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI HAICATEX
TRONG THỜI GIAN QUA
1.1. Khái quát về công ty cổ phẩn dệt công nghiệp Hà Nội – Haicatex.
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội
- Trụ sở chính: 93 – Lĩnh Nam – Mai Động – Quận Hoàng Mai – Hà Nội
- Tên giao dịch: HAICATEX ( Hanoi Industrial Canvas Textile Company).
- Quyết định thành lập số 219/CNn ngày 24/3/1993 do Bộ công nghiệp cấp
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 10051 do Ủy ban Kế hoạch đầu tư cấp
ngày 24/3/1993.
- Vốn điều lệ: 17,000,000,000 đồng ( Mười bảy tỷ đồng Việt Nam)
- Tổng giám đốc: Phạm Hòa Bình
Sự ra đời và phát triển của công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có thể tóm
lược qua các giai đoạn sau:
+ Giai đoạn 1: 1967 – 1973: Giai đoạn đầu thành lập công ty. Đây là giai đoạn
công ty gặp rất nhiều khó khăn. Chính thức thành lập vào tháng 4 năm 1967 trong
bối cảnh đất nước đang trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, với tên gọi là Nhà máy
Dệt chăn tại xã Vĩnh Tuy, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Giai đoạn này công ty gặp rất
nhiều khó khăn cả về cơ sở vật chất và nguyên vật liệu. Sản phẩm chủ yếu của công
ty là chăn chiên sản xuất từ phế liệu bông đay và sợi rối của nhà máy dệt Nam Định
và phế liệu của một số nhà máy như nhà máy dệt 8/3 và nhà máy dệt kim Đông
Xuân. Tuy nhiên, do công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên vật liệu thiếu và không đều
đặn nên sản phẩm chất lượng không tốt, giá thành cao. Do đó, thời gian này, xí
nghiệp thua lỗ liên tục, nhà nước thường xuyên phải bù lỗ.
Năm 1970, xí nghiệp lắp đặt dây chuyền sản xuất vải mành từ bông sợ do Trung
Quốc giúp đỡ xây dựng
Năm 1973, xí nghiệp trả lại dây chuyền dệt chăn cho nhà máy dệt Nam Định
và nhận nhiệm vụ mới do nhà nước giao là lắp đặt dây chuyền sản xuất vải bạt song
song hoạt động cùng dây chuyền sản xuất vải mành. Bắt đầu từ đây, hoạt động kinh
doanh của công ty dần đi vào ổn định
+ Giai đoạn 2: 1973 – 1896: Giai đoạn hoạt động tương đối ổn định. Tháng
10/1973, nhà máy đổi tên thành nhà máy Dệt vải Công nghiệp Hà Nội với nhiệm vụ
chủ yếu là dệt các loại vải dùng trong công nghiệp như: vải mành, vải bạt, xe các
loại sợi ...Trong giai đoạn này, Nhà máy thực hiện kế hoạch sản xuất theo cơ chế
bao cấp, đầu vào và đầu ra đều do Nhà nước chỉ định, doanh nghiệp lo tổ chức sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định và theo xu thế năm sau cao hơn năm
trước, sản phẩm các loại làm ra đều được ưa chuộng và được tiêu thụ từ Bắc vào
Nam.
+ Giai đoạn 3: 1986 – 2002. Từ năm 1986, nhà nước chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường, hoạt động ngoại thương phát triển
mạnh, sản phẩm của Nhà máy đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ của sản phẩm
cùng loại trên thị trường từ các thành phần kinh tế khác nhau và sản phẩm nhập
khẩu, thị phần tiêu thụ của Nhà máy bị giảm đáng kể, trước tình hình đó Nhà máy
đã tìm cách nâng cao chất lương sản phẩm, thay thế nguyên liệu sản xuất vải mành
từ 100% cotton sang sợi PC, đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất thêm các loại vải bạt
dân dụng như 6624, 3415 ..., tìm biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công
ty còn đầu tư thêm 2 dây chuyền may áo Jacket với công suất thiết kế 500 ngàn SP/
năm .
Năm 1993, Nhà máy liên doanh với đối tác Trung Quốc và Pháp mang tên
Công ty Nylon Thăng Long, đầu tư dây chuyền nhúng keo vải mành Nylon 66.
Năm 1994, Nhà máy được đổi tên thành Công ty Dệt vải công nghiệp Hà
nội, với chức năng hoạt động đa dạng hơn, năm 1997 công ty tiếp tục đầu tư thêm
một dây chuyền may.
Những năm 90’, công ty dựa vào sản phẩm chủ lực là vải bạt dân dụng cho
ngành giầy vải, vải mành từ sợi PC để sản xuất lốp xe đạp, năm 1997 sản phẩm vải
bạt đạt doanh số cao nhất, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho trên 300 lao động
sợi - dệt
Năm 1998, công ty tiếp nhận lại liên doanh Nylon Thăng long, khôi phục và
đầu tư từng bước bổ sung 18 chiếc Máy dệt Trung Quốc.
+ Giai đoạn 4: Từ 2002 đến nay. Năm 2002, công ty quyết định đầu tư dây
chuyền sản xuất vải không dệt đầu tiên ở Việt Nam, mở ra một hướng đi mới. Sự
chuyển hướng này đã giúp công ty thoát khỏi sự cạnh tranh gay gắt ở phân khúc thị
trường về sản phẩm phổ thông, tạo ra một bước tiến trong quá trình phát triển. Năm
2006 thực hiện đúng kế hoạch của nhà nước, công ty đã cổ phần hóa lấy tên là công
ty cổ phần Dệt Công Nghiệp Hà Nội trong đó nhà nước chiếm 51% vốn điều lệ.
Công ty hiện có 2 xí nghiệp Thành viên và 1 công ty con với 500 lao động,
bao gồm nhiều công nhân lành nghề, kỹ sư, cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu
và giàu kinh nghiệm, công ty chú trọng tạo dựng vị thế vững chắc đối với hai ngành
hàng chủ lực là vải mành làm lốp xe các loại và vải địa kỹ thuật cho kiến thiết hạ
tầng kết hợp với hoạt động sản xuất- kinh doanh sản phẩm may, kinh doanh bất
động sản, xăng dầu và kinh doanh tổng hợp. Trong hoạt động sản xuất – kinh
doanh, HAICATEX luôn coi trọng và giữ chữ tín với khách hàng, coi chữ tín là yếu
tố quan trọng hàng đầu. HAICATEX đã và đang tạo dựng được uy tín và thương
hiệu của mình trên thị trường, được khách hàng trong và ngoài nước tín nhiệm,
đánh giá cao để thiết lập sự hợp tác lâu dài trong kinh doanh trên tinh thần bình
đẳng mà hai bên cùng có lợi
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ
+ Chức năng
Công ty Cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có chức năng sản xuất các sản
phẩm cung cấp cho công nghiệp như: vải mành, vải bạt, băng tải, vải địa kỹ thuật,
vải không dệt, các sản phẩm phục vụ ngành may mặc. Thêm vào đó công ty còn
thực hiện các hoạt động thương mại khác để có thể phát triển bền vững trong điều
kiện nền kinh tế hội nhập như hiện nay.
+ Nhiệm vụ
Với vai trò là một đơn vị kinh tế độc lập trong nền kinh tế quốc dân, công ty
cổ phần Dệt công nghiệp Hà Nội có những nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, tổ chức kinh doanh trên các lĩnh
vực đăng ký kinh doanh theo pháp luật.
Tổ chức sản xuất, nâng cao năng suất lao động, không ngừng áp dụng tiến bộ
khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tổ
chức thực hiện các phương án kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Công
thương và các ngành hữu quan. Thực hiện các chế độ chính sách quản lý sử dụng
vốn, vật tư, tài sản, bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng với các đơn vị, doanh nghiệp trong và
ngoài nước.
Quản lý tốt đội ngũ cán bộ công nhân viên theo phân cấp quản lý. Thực hiện
chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động, phát huy vai trò chủ động
sáng tạo của người lao động, không ngừng nâng cao bồi dưỡng chất lượng chuyên
môn nghiệp vụ, phát triển nguồn nhân lực. Phân phổi lợi nhuận công bằng hợp lý.
1.1.3. Ngành nghề kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103013133
ngày 21/12/2006 của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, Haicatex được phép kinh doanh
các ngành nghề sau:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ngành dệt may;
- Kinh doanh xăng dầu;
- Kinh doanh bất động sản ( không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất);
- Kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi, nhà xưởng;
- Kinh doanh nước sạch.
1.1.4. Cơ cấu tổ chức
Theo quyết định số 180/Q Đ – DNC ngày 1/10/2006 của chủ tịch hội đồng
quản trị công ty cổ phần dệt công nghiệp hà nội, mô hình tổ chức quản lý của công
ty như sau:
Hình1.1 : Mô hình tổ chức quản lý
Mỗi phòng ban đảm nhiệm chức năng khác nhau:
Đại hội cổ đông: Đại hội cổ đông được tiến hành nhằm thông qua phương án
và điều lệ hoạt động của công ty, bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát, nhận các báo cáo của Hội đồng quản trị về việc thành lập, kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty
Hội đồng quản trị: Là bộ phận quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền
nhân danh công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi
của công ty ngoại trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.
Ban kiểm soát: là những người thay mặt Đại hội cổ đông kiểm soát mọi hoạt
động kinh doanh cũng như quản lý, điều hành công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc
lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Tổng giám đóc, có quyền thẩm
vấn với Hội đồng quản trị và kiểm toán, kiểm tra tính hợp lý trong quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của công ty.
Ban giám đốc: bao gồm Tổng giám đốc, Phó tổng giám tốc, Giám đốc điều
hành kỹ thuật và giám đốc điều hành sản xuất.
Tổng giám đốc là người đại diện pháp luật của công ty, quyết định mọi vấn
đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, điều hành hoạt động hàng ngày,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về các quyền hạn và nhiệm vụ được giao,
tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, định hướng chiến lược
phương án kinh doanh.
Phó Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về các công việc
được phân công. Chức nắng chính là điều hành, quản lý công tác nội chính công ty,
quản lý chế độ chính sách người lao động, đời sống cán bộ công nhân viên, quản lý
công tác sửa chữa duy tu các hạng mục xây dựng cơ bản, quản lý giám sát hoạt
động sản xuất kinh doanh may.
Giám đốc điều hành kỹ thuật: có chức năng điều hành hệ thống quản lý chất
lượng của công ty, quản lý chặt chẽ quy trình công nghệ, các thông số kỹ thuật và
kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, thành phẩm cũng như bán thành phẩm trên các
dây chuyền sản xuất để có biện pháp xử lý đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng
yêu cầu tiêu chuẩn đặt ra, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong
sản xuất.
Giám đốc điều hành sản xuất: có chức năng điều hành và quản lý trực tiếp
các dây chuyền sản xuất, cân đối thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty, thiết kế
mặt hàng, thiết lập phương án kinh doanh.
Các phòng ban trong công ty:
- Phòng tổ chức – hành chính: Quản trị nhân lực của công ty, tham mưu, giải
quyết các công việc liên quan đến chế độ lương thưởng, kỷ luật, tạo động lực cho
người lao động, đưa ra các phương án về đào tạo nguồn nhân lực cho công ty. Bên
cạnh đó phòng còn thực hiện các chức năng liên quan đến các công việc hành chính
sự nghiệp, là điểm nút thông tin không chỉ trong nội bộ công việc mà còn là cầu nối
giữa công ty với bên ngoài.
- Phòng tài chính – kế toán: thực hiện tham mưu về nguồn lực tài chính cho
Tổng giám đốc trong các quyết định kinh doanh nhằm bảo toàn và phát triển nguồn
vốn của công ty. Nhiệm vụ của phòng là: hạch toán, thống kế, ghi chép đầy đủ các
thông tin và tình hình mua bán, xuất nhập khẩu, tồn kho, hiệu quả kinh doanh trong
nội bộ công ty và các cửa hàng.
- Phòng Sản xuất kinh doanh – xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ tổng hợp xây
dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, hướng dẫn kiểm tra đôn
đốc các đơn vị trong công ty xây dựng các kế hoạch do đơn vị mình phụ trách, chỉ
đạo sản xuất điều phối các kế hoạch sẩn xuất kinh doanh, các kế hoạch xuất nhập
khẩu cân đối trong toàn công ty, đảm bảo tiến độ theo yêu cầu khách hàng.
- Phòng Công nghệ - chất lượng: có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng nguyên
vật liệu đầu vào, chất lượng vật tư phụ tùng thay thế, giám sát hoạt động của hệ
thống quản lý chất lượng ISO 9001 – 2001, nghiên cứu thiết kế sản phẩm mới, quản
lý tài liệu kỹ thuật của công ty, lập đề tài nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm.
1.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Sản phẩm của công ty chủ yếu là các sản phẩm phục vụ cho các ngành công
nghiệp khác như: sản phẩm vải mành phục vụ ngành sản xuất săm lốp ô tô, xe máy,
xe đạp; vải không dệt phục vụ các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, ngành
công nghiệp da giầy… nên luôn phải đảm bảo các yêu cầu cao về chất lượng cũng
như những thong số kỹ thuật. Đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày càng cao, công
tư đã đầu tư nâng cấp và mua mới các công nghệ tiên tiến hiện đại của Mỹ và Tây
Âu... nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì thế, các sản phẩm của
công ty không chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa mà còn mở rộng ra thị trường xuất
khẩu.Công ty đang l à doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của Việt nam chuyên sản
xuất vải mành làm lốp xe các loại, vải mành được sản xuất từ sợi Nylon6, Nylon66
hoặc Polyester trên dây chuyền công nghệ hiện đại được chuyển giao từ Tây Âu và
Mỹ, sản phẩm được chế biến toàn bộ từ khâu xe sợi - dệt vải - nhúng tẩm, được thị
trường trong và ngoài nước tín nhiệm đặt hàng ngày càng tăng. Bên cạnh đó,
Haicatex cũng là nhà sản xuất vải địa kỹ thuật không dệt đầu tiên của Việt Nam với
dây chuyền thiết bị tiên tiến hang đầu thế giới do tập đoàn DILO – CHLB Đức
chuyển giao và hệ thống thiết bị thí nghiệm hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn VILLAS137.
1.1.6. Kết quả sản xuất kinh doanh năm vừa qua
Hoạt động chính của công ty là sản xuất, doanh thu từ sản xuất công nghiệp
luôn chiếm trên 80% tổng doanh thu, còn lại là doanh thu từ hàng hóa dịch vụ. Do
đó, chúng ta sẽ chỉ xét đến các mặt hàng do công ty sản xuất.
+ Cơ cấu mặt hàng kinh doanh
Các sản phẩm chủ yếu của công ty được chia thành các nhóm cơ bản sau:
Nhóm 1: Vải mành làm cốt lốp ô tô, xe máy, xe đạp các loại. Vải mảnh dệt từ
bông hoặc tơ sợi hóa học, cấu tạo chủ yếu bằng sợi dọc còn sợi ngang rất thưa, cán
ép cao su 2 mặt tạo ra sản phẩm. Một số sản phẩm vải mành chủ yếu: 840D/1,
840D/2, 126D/2V1…
Nhóm 2: Vải không dệt với các mặt hàng vải địa kỹ thuật, vải lót giầy thể
thao, vải thảm..
Đây là nhóm hàng chủ lực, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu mặt hàng của
công ty và đang ngày càng được chú trọng phát triển
Ngoài ra công ty còn một số mặt hàng khác như: hàng may mặc,vải bạt.
Nhưng từ tháng 4 năm 2009, xí nghiệp dệt may đã tách ra thành lập công ty con nên
doanh thu của công ty chủ yếu dựa trên 2 nhóm sản phẩm trên
Đơn vị: %
Năm Vải mành Vải không dệt May mặc
2006 56.05 38.55 5.4
2007 66.94 23.7 9.36
2008 52.4 34.06 13.54
2009 68.04 31.96 0
Bảng 1.1 : Cơ cấu mặt hàng theo doanh thu trên tổng doanh thu sản xuất
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Qua bảng trên ta thấy, sản phẩm vải mành luôn chiếm tỷ trọng lớn về doanh
thu. Đây là mặt hàng truyền thống của công ty, là sản phẩm đầu vào cho các ngành
công nghiệp sản xuất săm lốp ô tô, xe máy, xe đạp của nước ta từ nhiều năm qua.
+ Doanh thu và lợi nhuận
Thực trạng doanh thu và lợi nhuận của công ty cổ phần Dệt công nghiệp Hà
Nội những năm gần đây được thể hiện qua biểu đồ sau:
Hình 1.2: Doanh thu và lợi nhuận của công ty
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh
Qua biểu trên ta thấy, doanh thu và lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng
đều qua các năm và tương đối ổn định. Chi tiết tình hình doanh thu và lợi nhuận
của công ty từng năm như sau:
Năm 2006, tổng doanh thu đạt 206,1 tỷ đồng, tăng 2%, trong đó doanh tu sản
xuất đạt 166,4 tỷ đồng, nộp ngân sách 14,36 tỷ đồng. Lợi nhuân công ty đạt 2 tỷ
đồng, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đạt 16,4% . Đây là năm công ty thực hiện
xong cổ phần hóa, cơ cấu lao động được hợp lý hóa nên doanh thu và lợi nhuận tăng
cao so với những năm trước.
Năm 2007, tổng doanh thu đạt 267,7 tỷ đồng, tăng 32,8% so với năm
2006.Doanh thu sản xuất công nghiệp đạt 234,6 tỷ đồng, tăng 40,9% so với năm
2006. Mức nộp ngân sách đạt 18,7 tỷ đồng. Lợi nhuận đạt 3 tỷ đồng, tăng 50% so
với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 17,6%. Đây là năm Việt
Nam chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO nên thuế quan
nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất giảm, đồng thời thuế xuất khẩu giảm, hoạt động
xuất khẩu được đẩy mạnh, doanh thu từ xuất khẩu tăng lên. Những điều kiện này đã
giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty gặp nhiều thuận lợi, doanh thu
và lợi nhuận tăng cao.
Năm 2008, tổng doanh thu đạt 304,7 tỷ đồng, tăng 13,8% so với năm 2007,
nộp ngân sách 21,02 tỷ. Lợi nhuận đạt 3,2 tỷ đồng, tăng 10,67% so với năm 2007.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 18,8%.
- Năm 2008 là năm kinh tế thế giới đứng trước cuộc khủng hoảng tài chính,
giá các nguyên vật liệu đầu vào như dầu mỏ, thép.. tăng cao kéo theo giá của các
nguyên liệu đầu vào của công ty bị ảnh hưởng không nhỏ. Đây là một trong những
nguyên nhân dẫn đến mức tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty giảm
Năm 2009, tổng doanh thu đạt 320,2 tỷ, tăng 5.1% so với năm 2008. Lợi
nhuận đạt 4.2 tỷ VND, tăng 32.2% so với năm 2008
1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Haicatex
1.2.1. Thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu của công ty
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay luôn tồn tại những cơ
hội cũng như thách thức đối với Việt Nam nói chung và các doanh