Đề tài Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, tiếng Anh ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế, là môn ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế, góp phần phát triển tư duy và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt. Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc hình thành nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông.

pdf39 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 10195 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Hình thức viết tắt Hình thức đầy đủ 1 CTC Chương trình chuẩn 2 HS Học sinh 3 GV Giáo viên 4 PTTH Phổ thông trung học 5 SGK Sách giáo khoa 6 TƯ Trung ương SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 2 PHẦN I. MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài. 1.1. Cơ sở lí luận của việc chọn đề tài. Trong xu hướng hội nhập toàn cầu, tiếng Anh ngày càng chứng tỏ vai trò quan trọng với tư cách là một ngôn ngữ quốc tế, là môn ngoại ngữ, là môn văn hoá cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kĩ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hội nhập với cộng đồng quốc tế, góp phần phát triển tư duy và hỗ trợ cho việc dạy học tiếng Việt. Cùng với các môn học khác, môn tiếng Anh góp phần hình thành và phát triển nhân cách của học sinh, giúp cho việc hình thành nhân cách của học sinh, giúp cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở trường phổ thông. Chính bởi vậy trong dạy học ngoại ngữ nói chung, giảng dạy tiếng Anh nói riêng hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh; coi học sinh là chủ thể hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình dạy học nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho học sinh. Do đó trong quá trình giảng dạy việc luyện tập giúp học sinh có cơ hội sử dụng ngôn ngữ mới vừa được giới thiệu dưới sự hướng dẫn của giáo viên để nắm vững cấu trúc ngữ pháp và hiểu thêm ý nghĩa của ngữ pháp, khắc phục được sự ảnh hưởng của ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ, phát triển và nâng cao hơn nữa về khả năng tư duy, trí sáng tạo và khả năng giao tiếp cho học sinh là rất cần thiết. Patel (2008 p.28) cho rằng: Để có một kỹ năng ngôn ngữ hoàn thiện đòi hỏi người học bắt buộc phải trải qua bốn bước nghe, nói, đọc và viết. Nếu bỏ qua một trong bốn kỹ năng này thì không thể cung cấp cho người học một ngôn ngữ chính xác. Trong bốn kỹ năng trên đọc và nghe được xếp vào nhóm kỹ năng lĩnh hội; nói và viết được xếp vào nhóm kỹ năng truyền thụ. Các kỹ năng này có mối quan hệ tương hỗ với nhau. Trong đó, đọc là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học. 1.2. Cơ sở thực tiễn của việc chọn đề tài. Trường THPT Phong Thổ đặt trên địa bàn thị trấn Phong Thổ huyện Phong Thổ là huyện khó khăn nhất của Tỉnh Lai Châu. Học sinh người dân tộc chiếm khoảng 84,2%. Đa số các em sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa như: Lản Nhì Thàng, Huổi Luông, Ma Ly Pho của huyện Phong Thổ, xã Pa Tần của huyện Sìn Hồ... sự hiểu biết của các em về môn học còn nhiều hạn chế, tư duy trìu tượng của các em hầu như không phong phú thường bị động và hiểu vấn đề rất sơ sài đặc biệt việc vận dụng các phương pháp đọc để nắm bất thông tin rất chậm. Do đó hằng năm học sinh có học lực khá, giỏi bộ môn chiếm khoảng 30% còn lại là trung bình, yếu. Bởi vì, trong thực tế giảng dạy các tiết dạy đọc hiểu SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 3 vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi đa phần các giáo viên hoặc là chưa hiểu rõ bản chất của việc dạy kỹ năng đọc hiểu hoặc là chưa làm chủ được các thủ thuật dạy đọc hiểu. Thông thường các giáo viên thường biến những tiết dạy đọc hiểu thành tiết dạy đọc "Thành tiếng" không truyền tải được nội dung và ngữ liệu mới dẫn đến tình trạng học sinh chán nản, thụ động. Theo quan điểm giáo dục hiện nay, mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Vì vậy SGK tiếng Anh THPT mới từ lớp 10 đến lớp 12 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh. Cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đều được quan tâm và được phối hợp trong các bài tập và các hoạt động trên lớp. Tuy nhiên kỹ năng đọc là một trong những kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học Ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu sâu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ đang học. Do đó, mỗi bài đọc hiểu ở lớp 10 được đề cập ở mức độ vừa phải sau này mới nâng lên mức khó dần ở lớp 11 và 12. Bởi vậy, để hiểu được nội dung chủ đề của các bài đọc hiểu đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng đọc hiểu tốt kết hợp với vốn kiến thức ngôn ngữ tương đối đầy đủ để nắm bắt được những yêu cầu của sách giáo khoa đưa ra. Trên thực tế, để có được kỹ đọc hiểu tiếng Anh thì người học Ngoại ngữ phải có quá trình luyện tập đọc thường xuyên, lâu dài với những hình thức và nội dung đọc khác nhau. Việc dạy và học kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh tuy không còn mới mẻ nhưng khó đối với tất cả giáo viên và học sinh bậc THPT. Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn tiếng Anh tại trường THPT tôi nhận thấy: nếu giáo viên đầu tư sâu, biết cách khai thác bài đọc hiểu và cung cấp đầy đủ những vấn đề liên quan đến chủ điểm của bài đọc hiểu thì giờ học tiếng Anh đạt hiệu quả rất tốt. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã chọn sáng kiến kinh nghiệm mang tên: “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm". Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi mong muốn sẽ phần nào giúp giáo viên dần khắc phục những khó khăn trên để tiến hành dạy đọc môn tiếng Anh có hiệu quả tốt hơn, học sinh tích cực, chủ động trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của bài học. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.1. Đối tượng được nghiên cứu. Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm. Các bài đọc hiểu trong chương trình SGK tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm. 2.2. Phạm vi nghiên cứu. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 4 Học sinh lớp 10 trường THPT Phong Thổ, huyện Phong Thổ, Tỉnh Lai Châu. III. Mục đích nghiên cứu. Mục đích của nghiên cứu đề tài là nghiên cứu thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm ở trường THPT Phong Thổ từ đó đưa những giải pháp hữu hiệu trong giảng dạy phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh, giúp học sinh có hiểu biết thêm về lịch sử, đất nước, con người, nền văn hóa không những của đất nước mình mà còn của các nước khác trên toàn thế giới, đồng thời còn hỗ trợ thêm cho học sinh củng cố kiến thức của môn Ngữ Văn, môn Địa Lý và các môn học có liên quan khác góp phần vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục và phát triển con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và cũng là góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. Đọc là kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ tuy nhiên thực tế giảng dạy kỹ năng đọc chưa thực sự đạt được hiệu quả tối ưu do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chủ yếu đó là giáo viên chưa có phương pháp dạy đọc đúng. Bởi vậy, đề tài “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” đã đưa ra giải pháp giảng dạy hiệu quả, tích cực phù hợp với từng bài, từng đối tượng học sinh kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm nói riêng kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh nói chung: Đó chính là dạy kỹ năng đọc hiểu với khung ba giai đoạn, ở mỗi giai đoạn tác giả đề cập đến mục đích và gợi ý một số giải pháp giúp người dạy thiết kế được các hoạt động phù hợp với từng đối tượng học sinh, không chỉ kích thích được hứng thú của học sinh mà còn giải quyết được các vấn đề về ngôn ngữ thông qua các bài tập và các câu hỏi được đưa ra một cách hiệu quả hơn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của quá trình dạy kỹ năng này. Đề tài đã xác định và làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận phương pháp dạy học "Lấy học sinh làm trung tâm", kết hợp với việc vận dụng sáng tạo, linh hoạt các phương pháp trong giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm nói riêng và chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh ở trường phổ thông nói chung, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 5 PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm đọc hiểu Đọc là một kỹ năng cơ bản được chú trọng trong quá trình dạy và học ngoại ngữ. Đọc vừa là mục đích, vừa là phương tiện hữu hiệu và thiết yếu để học sinh có thể nắm vững, củng cố kiến thức ngôn ngữ mở rộng vốn từ vựng cũng như hiểu thêm văn phong, cách sử dụng ngôn ngữ mà mình đang học. Trải qua các giai đoạn nghiên cứu khác nhau, nhiều nhà ngôn ngữ học đưa ra các quan niệm khác nhau về định nghĩa về đọc hiểu: Đầu tiên, đọc hiểu được coi là quá trình người đọc, nhìn, giải mã và hiểu các ký tự được viết ra William (1984). Tuy nhiên, quan điểm này không được nhiều nhà ngôn ngữ tán thành do nó coi đọc hiểu là một quá trình thụ động và chưa nhận thức được tầm quan trọng của người học và kiến thức nền mà họ có. Vào năm 1989, Dorit Sasson định nghĩa đọc hiểu là: Sự phỏng đoán mang tính ngôn ngữ tâm lý trong đó người đọc chủ động sử dụng kiến thức nền và phỏng đoán của mình, để “tương tác” với văn bản thay vì dựa hoàn toàn vào việc dựng nghĩa từ các ký tự sẵn có trong văn bản. Quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ của nhiều độc giả cũng như nhiều nhà ngôn ngữ học tuy nhiên khái niệm này đã phủ định hoàn toàn tầm quan trọng của các yếu tố ngôn ngữ như từ vựng, cú pháp và cấu trúc câu. Đầu những năm 1990, một định nghĩa rất mới về đọc hiểu được coi là bước tư duy đột phá của ngành ngôn ngữ và nhận được nhiều sự đồng tình nhất “đọc hiểu là quá trình trong đó người đọc vận dụng linh hoạt các kiến thức dưới đây để có thể đọc tốt”: 1.2. Vị trí của kỹ năng Đọc hiểu Đọc hiểu là một trong những kỹ năng được quan tâm trong SGK tiếng Anh 10 - chương trình chuẩn. Tầm quan trọng của đọc được thể hiện ở chỗ nó được thiết kế như là điểm xuất phát của mỗi đơn vị bài đọc và được xếp ở tiết đầu tiên của mỗi đơn vị bài đọc. Nội dung bài đọc thường thể hiện chủ đề chính Mối quan hệ xã hội Kiến thức chung Loại diễn ngôn Cấu trúc diễn ngôn Chức năng diễn ngôn Cơ chế hội thoại Liên kết văn bản Ngữ pháp và từ vựng Âm và chữ cái Bottom- up Top- down SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 6 của đơn vị bài học ấy. 1.3. Mục đích Phát triển kỹ năng đọc hiểu cho HS thông qua đọc lướt, đọc quét để lấy thông tin (thông tin chính, thông tin chi tiết), v.v., cung cấp ngữ liệu và giúp học sinh làm quen với chủ đề và những nội dung ngôn ngữ để dựa vào đó các em có thể nói, nghe, và viết được về những vấn đề liên quan đến chủ đề bài học ở các tiết học sau. 1.4. Cấu trúc Một bài đọc trong chương trình môn tiêng Anh lớp 10 hệ 7 năm thường bao gồm một đoạn văn (độc thoại hay đối thoại) có độ dài khoảng 190 - 230 từ. 1.5. Tầm quan trọng của việc dạy kĩ năng đọc hiểu Việc dạy đọc ở những lớp Trung học phổ thông có tầm quan trọng đặc biệt đối với các mục tiêu dài hạn sau này. Việc dạy đọc mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho HS như: đọc hiểu những lời hướng dẫn viết bằng tiếng Anh trong khi vận hành máy móc, thiết bị, sử dụng các vật dụng thường ngày, dùng máy tính, truy cập mạng Internet, đọc các tài liệu thông tin khoa học, đọc sách, báo, truyện, v.v., nắm bắt thông tin, để kiểm tra lại các dữ liệu để tìm câu hỏi trả lời cho những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một số vấn đề nào đó. Nếu không đọc được thì học sinh sẽ khó tiếp thu và ghi nhớ được dữ liệu và thông tin lâu dài; Học đọc có nghĩa là người học được rèn luyện để nhận ra mặt chữ và ý nghĩa của thông tin đang được đọc. Do đó, khi dạy đọc hiểu không chỉ đơn thuần giúp học sinh hiểu được ngữ liệu trong một đoàn văn nào đó mà còn phải tạo ra những hoạt động luyện tập giúp học sinh thực hành các kỹ năng đọc giúp học sinh hiểu được những đoạn văn khác nhau cho những mục đích khác nhau. Vì vậy giáo viên không trình bày giới thiệu nội dung mà học sinh phải tự đọc để nắm bắt nội dung, vai trò giáo viên chỉ là hỗ trợ, gợi ý, hướng dẫn, ra yêu cầu. 1.6. Các loại đọc cơ bản Để phương pháp dạy đọc đạt được hiệu quả tối đa, giáo viên cần giúp người học phân biệt được những loại đọc cơ bản và mục đích của từng loại. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về các loại đọc cơ bản, nhưng nếu dựa trên tiêu chí cách thức đọc người ta phân thành các loại như sau: 1.6.1. Đọc to và đọc thầm ( Reading aloud and silent reading) Khi muốn đọc để hiểu, để nhận biết thông tin thường dùng kỹ năng đọc thầm tức là nhìn vào con chữ và nhận biết thông tin không nhất thiết phải đọc to thành lời. Đọc thành lời nhằm mục đích là để truyền đạt lại thông tin của một người khác đã được viết ra như đọc báo, đọc tin, đọc thư kỹ năng đọc này trong dạy ngoại ngữ chỉ giúp HS luyện phát âm, trọng âm, ngữ liệu và kỹ năng đọc để thông báo. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 7 1.6.2. Đọc nhanh để hiểu ý tổng quát. ( Skimming for gist). Là cách đọc lướt tổng quát để nắm ý chính và nắm được nội dung chính của đoạn văn và tìm ra một tựa đề phù hợp với nội dung của đoạn văn trong một thời gian nhất định. 1.6.3. Đọc lướt để tìm thông tin cụ thể. ( Scanning for specific information ) Là cách đọc lướt để lấy thông tin cần thiết trong một thời gian nhất định; là cách đặt câu hỏi về một thông tin cụ thể có trong đoạn văn; là những trò chơi tìm thông tin trong thời gian ngắn nhất. 1.6.4. Hiểu mối liên quan giữa các câu và mệnh đề. (Understading the relationship between sentences and clauses) Là cách sắp xếp lại câu hay đoạn văn tìm những yếu tố có chức năng nối kết với những yếu tố khác trong văn bản (Ví dụ: từ nối, đại từ, động từ thay thế do, does, did.); cung cấp từ nối cho một văn bản; đoán trước dòng tiếp theo từ nối trong một văn bản là gì. 1.6.5. Đọc thêm (Extensive reading) Là cách sử dụng cho các bài đọc trong các bài ôn tập hoặc đọc thêm hoặc qua các truyện ngắn được viết lại phù hợp với trình độ của học sinh. 1.6.6. Đọc sâu (Intensive reading) Là các dạng bài tập chuyển dịch thông tin; ghi lại diễn tiến sự việc xảy ra trong văn bản; trả lời câu hỏi đúng - sai. (True-False question); đọc để bổ sung cho nhau (Jigsaw reading). Ngoài các kỹ năng trên khi dạy đọc hiểu giáo viên cần quan tâm một số loại đọc khác như: kỹ năng đọc to thành lời để rèn phát âm, kỹ năng phán đoán để xác định nội dung chính, kỹ năng đoán từ chưa biết qua ngữ cảnh của bài đọc, kỹ năng sử dụng từ điển... 1.7. Qui trình dạy đọc hiểu Quy trình dạy đọc theo 3 giai đoạn (The Three-stage process) thể hiện ở các cách: Cách1: Pre-task (introduction to topic and task) → Through-task (language analyisis and task) → Post-task (application); Cách2: Pre-task (introduction to topic and task) → Task cycle (task and planning report) → Language focus (analysis and practice). Quan điểm này được thể hiện trong SGK qua các tiêu đề Before you read, While you read, và After you read. Đây gọi là ba giai đoạn của tiết dạy kỹ năng Đọc hiểu. Mục đích chung từng giai đoạn: Before you read nhằm cho học sinh làm quen với chủ đề và nội dung bài đọc, giới thiệu một số từ ngữ mới các em có thể gặp phải trong khi đọc bài khoá; SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 8 While you read nhằm phát triển các kĩ năng đọc hiểu của học sinh. Mục này thường gồm từ 2 đến 3 nhiệm vụ, yêu cầu học sinh đọc và thực hiện các nhiệm vụ để mở rộng khối từ ngữ, phát triển các kĩ năng đọc hiểu và để cuối cùng hiểu được nội dung bài đọc; After you read nhằm củng cố khả năng đọc hiểu của học sinh thông qua các hình thức hoạt động như tóm tắt hay kể lại bài đọc dưới hình thức nói hoặc viết (sản sinh ngôn ngữ), liên hệ chủ đề các em đang đọc với đời sống thực. III. Thực trạng của việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 ở trường THPT Phong Thổ 1. Thực trạng chung Trường THPT Phong Thổ thành lập năm 2003 đến nay đã đi vào hoạt động được 10 năm. Trường được đặt tại trung tâm thị trấn Phong Thổ huyện Phong Thổ là huyện vùng cao biên giới với 17 xã và 01 thị trấn, trong đó có 13 xã biên giới, 15 xã đặc biệt khó khăn. Kinh tế của huyện Phong Thổ hiện nay chủ yếu là kinh tế nông - lâm nghiệp, lao động trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao 88,7% mức thu nhập thấp trên địa bàn dân cư chủ yếu là dân tộc thiểu số, điạ hình phức tạp đi lại khó khăn; thời tiết, khí hậu khắc nhiệt. Dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. 1.1. Thuận lợi. Cơ sở vật chất khá bảm bảo, trường lớp khang trang sạch đẹp cơ bản đáp ứng được hoạt động dạy và học. Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh: + Đủ về số lượng, đảm bảo theo biên chế; + Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên phần lớn còn trẻ, có sức khỏe, nhanh nhẹn tiếp cận nhanh chóng với công việc; + Phần lớn học sinh là người địa phương, lại là dân tộc thiểu số (84 %) các em ngoan hiền nên công tác giáo dục và rèn về ý thức đạo đức thuận lợi. Trang thiết bị giảng dạy và đồ dùng dạy học môn tiếng Anh được trang bị khá đầy đủ gồm 01 phòng học tiếng, 03 bộ tranh tiếng Anh 10 và 02 máy cassette. 1.2. Khó khăn. Đội ngũ giáo viên tiếng Anh trong nhà trường là giáo viên trẻ vì vậy gặp nhiều khó khăn trong việc trao đổi kinh nghiệm, phương pháp dạy học Đa số các em học sinh ở trường THPT Phong Thổ là người dân tộc (chiếm tỉ lệ trên 80%), hoàn cảnh gia đình khó khăn. Có những học sinh vừa học vừa lo làm kinh tế để phụ giúp gia đình hoặc kiếm tiền chi cho việc học. Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em mình mà phó thác cho nhà trường. 2. Thực trạng việc dạy kỹ năng đọc hiểu môn tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm tại trường THPT Phong Thổ 2.1. Ưu điểm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số giải pháp giảng dạy hiệu quả kỹ năng đọc hiểu môn Tiếng Anh lớp 10 hệ 7 năm” Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga Đơn vị: Trường THPT Phong Thổ - Huyện Phong Thổ - Tỉnh Lai Châu 9 Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học theo hướng dạy học tích cực. Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đối tượng học sinh đang giản
Luận văn liên quan