Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam

Quản lý tài chính là một bộphận quan trọng của quản lý kinh doanh doanh nghiệp và cũng là kiểu quản lý mang tính tổng hợp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sửdụng hình thức giá trị. Cùng với thểchếkinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa của nước ta, sự đi sâu cải cách thểchế doanh nghiệp và quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ngày càng được nhân viên quản trịcoi trọng, vịtrí của nhân viên quản trịngày càng được nâng cao. Hiện nay nước ta đã tham gia tổchức thương mại thếgiới WTO, đang ởtrong giai đoạn hội nhập với nền kinh tếthếgiới, các doanh nghiệp cần phải không ngừng điều chỉnh kết cấu sản phẩm và kết cấu ngành nghề. Do phạm vi, quy mô lưu thông hàng hoá và lưu động tiền vốn ngày càng lớn, nên doanh nghiệp không những cần phải kinh doanh sản phẩm mà còn cần tiến hành kinh doanh tiền tệ. Là nhà quản lý kinh doanh, không nắm được kiến thức về tài chính, không hiểu bản chất kinh doanh, không biết quản lý tài chính thì rất khó có thểtrởthành nhà quản lý có hiệu quả. Do đó, quản lý tài chính là chủ đềluôn luôn được nhân viên quản trịdoanh nghiệp coi trọng, tìm hiểu, học tập và áp dụng. Xuất phát từnhận thức đó, qua một thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tưvà phát triển công nghệPhương Nam, tìm hiểu vềthực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cũng nhưthu thập thông tin vềhoạt động của công ty trong những năm gần đây, và được sựgiúp đỡtận tình của các cô, các chịtrong phòng kếtoán của công ty em đã tìm hiểu và nghiên cứu đềtài “Một sốgiải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ởcông ty cổphần đầu tưvà phát triển công nghệPhương Nam”

pdf101 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1688 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam” 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........ 8 I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........... 8 1. Tài chính doanh nghiệp ...................................................................... 8 1.1. Khái niệm .................................................................................... 8 1.2. Bản chất của tài chính doanh nghiệp. ........................................... 8 2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp.............................................. 11 2.1. Tổ chức huy động chu chuyển vốn, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. .......................................................... 11 2.2. Chức năng phân phối thu nhập của tài chính doanh nghiệp ........ 12 2.3. Chức năng giám đốc (kiểm soát) đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. ....................................................................................... 12 3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp.................................................... 13 II. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ..... 16 1.Khái niệm quản lý tài chính doanh nghiệp ......................................... 16 2. Mục tiêu của quản lý tài chính doanh nghiệp .................................... 16 3.Vai trò của quản lý tài chính doanh nghiệp. ....................................... 18 4. Các nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp. ............................... 20 5. Nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp ........................ 21 5.1. Hoạch định tài chính .................................................................. 21 5.1.1. Vai trò của hoạch định tài chính .......................................... 21 5.1.2. Mục tiêu của hoạch định tài chính ....................................... 22 5.1.3. Phương pháp lập kế hoạch tài chính .................................... 23 5.2. Kiểm tra tài chính. ..................................................................... 24 5.2.1. Đặc điểm của kiểm tra tài chính. ......................................... 24 3 5.2.2. Nguyên tắc kiểm tra tài chính .............................................. 24 5.2.3.Nội dung và phương pháp kiểm tra tài chính. ...................... 25 5.3. Quản lý vốn. .............................................................................. 25 5.3.1. Quản lý vốn lưu động. ......................................................... 25 5.3.2. Quản lý vốn cố định ( Vốn đầu tư dài hạn). ......................... 27 5.3.3. Quản lý vốn đầu tư tài chính. .............................................. 27 5.4. Phân tích tài chính doanh nghiệp. .............................................. 27 5.4.1. Ý nghĩa của phân tích tài chính ........................................... 28 5.4.2. Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp. ................. 28 5.4.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính. ..................... 29 5.4.4. Các thông số tài chính. ........................................................ 30 5.5. Các quyết định đầu tư tài chính. ................................................. 35 6. Bộ máy quản lý tài chính doanh nghiệp. ........................................... 36 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM. ................. 38 I. GIỚI THIỆU CHUNG VÊ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM. ................................................................................. 38 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. .................................. 38 2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty ..................................................... 39 3. Cơ cấu tổ chức của công ty. .............................................................. 41 II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM. ........................ 44 1.Quá trình hoạch định tài chính của công ty. ....................................... 44 2. Công tác kiểm tra tài chính. .............................................................. 46 3. Quản lý vốn . .................................................................................... 48 3.1. Quản lý vốn lưu động. ............................................................... 48 3.1.1. Quản lý vốn tiền mặt. .......................................................... 48 3.1.2.Quản lý công nợ. .................................................................. 50 4 3.1.3. Quản lý hàng tồn kho. ......................................................... 50 3.2. Quản lý vốn cố định. .................................................................. 51 3.3.Quản lý vốn đầu tư tài chính.. ..................................................... 52 4. Phân tích quá trình quản lý tài chính của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam. ....................................................... 52 4.1. Tài liệu phân tích. ...................................................................... 52 4.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty. ................................... 57 4.3. Phân tích các thông số tài chính. ................................................ 62 5. Quyết định đầu tư tài chính. .............................................................. 70 6. Bộ máy quản lý tài chính của công ty ............................................... 72 III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM .................. 74 1.Về việc thực hiện mục tiêu ................................................................ 74 2. Những kết quả đạt được và hạn chế cần khắc phục. .......................... 75 2.1. Những kết quả đạt được. ............................................................ 75 2.2. Những hạn chế cần phải khắc phục và nguyên nhân. ................. 76 CHƯƠNG III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM. ........................................................................................................... 78 I.MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ PHƯƠNG NAM. ......................................................................................................................... 78 1. Củng cố các mối quan hệ tài chính. .................................................. 78 1.1. Củng cố mối quan hệ tài chính giữa công ty với nhà nước. ........ 78 1.2. Củng cố mối quan hệ giữa công ty với thị trường tài chính. ....... 79 1.3. Củng cố mối quan hệ giữa công ty với các thị trường khác. ....... 80 1.4. Củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. ................ 81 2. Hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định ( vốn đầu tư dài hạn). ........ 82 5 3. Hoàn thiện quản lý vốn lưu động. ..................................................... 84 II. KIẾN NGHỊ. .......................................................................................................... 86 1.Một số kiến nghị với Nhà nước.......................................................... 86 1.1.Ban hành, bổ sung và sửa đổi các chính sách, quy định hiện hành liên quan đến doanh nghiệp và thực hiện có hiệu quả luật doanh nghiệp. ................................................................................... 86 1.2. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng phù hợp. ............. 87 1.3. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính, tín dụng và vốn. ......... 88 1.4. Hoàn thiện chính sách đất đai. ................................................... 89 1.5. Về chính sách công nghệ. .......................................................... 90 1.6. Tiếp tục mở rộng khả năng tiếp cận thị trường quốc tế cho các doanh nghiệp. ................................................................................... 91 1.7. Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý các doanh nghiệp. .............. 91 2. Một số kiến nghị với công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam. ............................................................................... 92 2.1. Công ty cần phải xem xét lại bộ máy quản lý tài chính của công ty . ............................................................................................ 93 2.2. Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm thích hợp. .................................................................................................. 94 2.3. Lựa chọn, tìm kiếm nguồn tài trợ vốn phù hợp, cơ cấu vốn hợp lý và tăng cường sử dụng vốn có hiệu quả. ....................................... 94 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 98 6 LỜI MỞ ĐẦU Quản lý tài chính là một bộ phận quan trọng của quản lý kinh doanh doanh nghiệp và cũng là kiểu quản lý mang tính tổng hợp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng hình thức giá trị. Cùng với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta, sự đi sâu cải cách thể chế doanh nghiệp và quản lý kinh doanh, quản lý tài chính ngày càng được nhân viên quản trị coi trọng, vị trí của nhân viên quản trị ngày càng được nâng cao. Hiện nay nước ta đã tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO, đang ở trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp cần phải không ngừng điều chỉnh kết cấu sản phẩm và kết cấu ngành nghề. Do phạm vi, quy mô lưu thông hàng hoá và lưu động tiền vốn ngày càng lớn, nên doanh nghiệp không những cần phải kinh doanh sản phẩm mà còn cần tiến hành kinh doanh tiền tệ. Là nhà quản lý kinh doanh, không nắm được kiến thức về tài chính, không hiểu bản chất kinh doanh, không biết quản lý tài chính thì rất khó có thể trở thành nhà quản lý có hiệu quả. Do đó, quản lý tài chính là chủ đề luôn luôn được nhân viên quản trị doanh nghiệp coi trọng, tìm hiểu, học tập và áp dụng. Xuất phát từ nhận thức đó, qua một thời gian thực tập tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam, tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty cũng như thu thập thông tin về hoạt động của công ty trong những năm gần đây, và được sự giúp đỡ tận tình của các cô, các chị trong phòng kế toán của công ty em đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam” 7 Nội dung chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm 3 chương: Chương I. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính doang nghiệp. Chương II. Thực trạng công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam. Chương III. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam. Do thời gian thực tập hạn hẹp và trình độ, chuyên môn còn hạn chế nên bài chuyên đề tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy PGS.TS Phan Kim Chiến và các thầy cô trong khoa để bài chuyên đề tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 8 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1. Tài chính doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Khi nhắc đến tài chính trong doanh nghiệp, người ta thường liên hệ nó với công việc kế toán, tức là ghi sổ sách, tính toán sổ sách và lập các biểu bảng báo cáo tài chính. Đó là nhận thức sai lầm về khái niệm tài chính. Khái niệm tài chính, hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là những hoạt động huy động vốn, sử dụng, phát triển và quản lý tiền vốn. Có nghĩa là doanh nghiệp cần tích luỹ vốn, sau đó đầu tư vào hoạt động sản xuất và kinh doanh làm số tiền đó tăng lên - tức là tiền sinh tiền. Từ đó, doanh nghiệp có được lợi nhuận thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nhà doanh nghiệp không được hưởng toàn bộ lợi nhuận này mà phải phân phối một phần cho ngân sách nhà nước, nhân viên và cả nội bộ doanh nghiệp. Những hoạt động nói trên đã hình thành nên tài chính doanh nghiệp. Dưới góc độ quản lý thì tài chính là hoạt động huy động, sử dụng, sắp xếp, phân phối vốn và là các mối quan hệ giá trị giữa doanh nghiệp với các chủ thể trong nền kinh tế. 1.2. Bản chất của tài chính doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, ăn khớp về những hoạt động liên quan đến thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường vốn, thị trường lao động và tổ chức nội bộ trong doanh nghiệp, nhằm tạo ra sự tăng trưởng, đạt được tỷ suất lợi nhuận tối đa. Chính trong quá trình đó đã làm nảy sinh hàng loạt những quan hệ kinh tế với các chủ thể khác thông qua sự vận động của vốn tiền tệ. 9  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước: Mối quan hệ này thể hiện ở chỗ nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những nguyên tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân chia lợi nhuận. Đồng thời, các mối quan hệ tài chính này còn phản ánh những quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị phát sinh khi thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp. Điều này được thể hiện thông qua các khoản thuế mà doanh nghiệp có nghĩa vụ pháp lý phải nộp cho ngân sách nhà nước. Lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được phụ thuộc rất lớn vào chính sách thuế. Mặt khác, sự thay đổi về chính sách tài chính vĩ mô của nhà nước sẽ làm thay đổi môi trường đầu tư, từ đó cũng ảnh hưởng đến cơ cấu vốn kinh doanh, chi phí hoạt động của từng doanh nghiệp, chẳng hạn như chính sách đầu tư , hỗ trợ tài chính của nhà nước đối với doanh nghiệp.  Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Doanh nghiệp thực hiện quá trình trao đổi mua bán các sản phẩm nhằm thoả mãn mọi nhu cầu về vốn của mình. Trong quá trình đó , Doanh nghiệp luôn phải tiếp súc với thị trường tài chính mà chủ yếu là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. • Thị trường tiền tệ: thông qua các hệ thống ngân hàng, Doanh nghiệp có thể tạo được nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn để tài trợ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, mỗi doanh nghiệp phải mở tài khoản tại một ngân hàng nhất định và thực hiện các giao dịch mua bán qua chuyển khoản. • Thị trường vốn: thông qua thị trường này các doanh nghiệp có thể tạo được nguồn vốn dài hạn bằng cách phát hành chứng khoán của công ty như cổ phiếu, kỳ phiếu,… Mặt khác, doanh nghiệp có thể tiến hành kinh doanh 10 chứng khoán trên thị trường này để kiếm lời.  Quan hệ tài chính của doanh nghiệp với các thị trường khác. Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị trường sức lao động. Tại các thị trường này doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động, v.v… Thông qua đây, doanh nghiệp còn có thể xác định lượng nhu cầu hàng hoá, và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trường.  Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Bao gồm các mối quan hệ tài chính như: • Quan hệ của những doanh nghiệp mẹ và doanh nghiệp con. • Quan hệ của những doanh nghiệp với người hoặc nhóm người có khả năng chi phối ra quyết định, hoạt động của doanh nghiệp đó thông qua các cơ quan quản lý doanh nghiệp. • Quan hệ của những doanh nghiệp với quản lý doanh nghiệp. • Quan hệ của những doanh nghiệp với người lao động. Các mối quan hệ này được biểu hiện thông qua chính sách tài chính của doanh nghiệp như sau: - Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động. - Chính sách chia lãi cho các Cổ Đông. - Chính sách cơ cấu nguồn vốn. - Chính sách đầu tư và cơ cấu đầu tư. Nhìn chung, các quan hệ kinh tế nêu trên đã khái quát hoá toàn bộ những khía cạnh về sự vận động của vốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc trưng của sự vận động của vốn luôn luôn gắn liền chặt chẽ với quá trình phân phối các nguồn tài chính của doanh nghiệp và xã hội nhằm 11 tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó, có thể định nghĩa bản chất của tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính, được thực hiện thông qua các quá trình huy động và sử dụng các loại vốn, quỹ tiền tệ nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 2.1. Tổ chức huy động chu chuyển vốn, đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế cơ sở có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh nên có nhu cầu về vốn, tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp mà vốn được duy động từ những nguồn sau: - Ngân sách Nhà nước cấp. - Vốn cổ phần. - Vốn liên doanh. - Vốn tự bổ sung. - Vốn vay. Nội dung của chức năng này: - Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất, định chức mức tiêu chuẩn để xác định nhu cầu vốn cần thiết cho sản xuất kinh doanh. - Cân đối giữa nhu cầu và khả năng về vốn. Nếu nhu cầu lớn hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp phải huy động thêm vốn ( tìm nguồn tài trợ với chi phí sử dụng vốn thấp nhưng đảm bảo có hiệu quả). Nếu nhu cầu nhỏ hơn khả năng về vốn thì doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất hoặc tìm kiếm thị trường để đầu tư mang lại hiệu quả. 12 - Lựa chọn nguồn vốn và phân phối sử dụng vốn hợp lý để sao cho với số vốn ít nhất nhưng mang lại hiệu quả cao nhất. 2.2. Chức năng phân phối thu nhập của tài chính doanh nghiệp Thu nhập bằng tiền từ bán sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ, lợi tức cổ phiếu, lãi cho vay, thu nhập khác của doanh nghiệp được tiến hành phân phối như sau: Bù đắp hao phí vật chất, lao động đã tiêu hao trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm: - Chi phí vật tư như nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, công cụ lao động nhỏ,… - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương. - Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền (kể cả các khoản thuế gián thu). Phần còn lại là lợi nhuận trước thuế được phân phối tiếp như sau: - Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định ( hiện nay tính bằng 28% trên thu nhập chịu thuế). - Bù lỗ năm trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế (nếu có). - Nộp thuế vốn (nếu có). - Trừ các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ. - Chia lãi cho đối tác góp vốn. - Trích vào các quỹ doanh nghiệp. 2.3. Chức năng giám đốc (kiểm soát) đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Giám đốc tài chính là việc thực hiện kiểm soát quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Cơ sở của giám đốc tài chính: 13 - Xuất phát từ tính quy luật phân phối sản phẩm quyết định (ở đâu có phân phốí tài chính thì ở đó có giám đốc tài chính). - Xuất phát từ tính mục đích của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Muốn cho đồng vốn có hiệu quả cao, sinh lời nhiều thì tất yếu phải giám đốc tình hình tạo lập sử dụng quỹ tiền tệ trong doanh nghiệp. Nội dung - Thông qua chỉ tiêu vay trả, tình hình nộp thuế cho Nhà nước mà Nhà nước, Ngân hàng biết được tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt. - Thông qua chỉ tiêu giá thành, chi phí mà biết được doanh nghiệp sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn tiết kiệm hay lãng phí. - T
Luận văn liên quan