Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Thành – Nghệ An

Nền kinh tế thị trưởng, mở cửa, hội nhập đã mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều thời cơ thuận lợi, đồng thời nó cũng đặt cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành, các quốc gia, các khu vực khác trên toàn cầu. Tài chính – Ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động của ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền tài chính quốc gia, kích thích, ổn định duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để có nền kinh tế vững mạnh thì điệu kiện cần là phải có một hệ thống Ngân hàng ổn định, hiện đại đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và điều tiết nền kinh tế. Hoạt động Ngân hàng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, nhưng quan trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó, thực hiện công tác tín dụng có hiệu quả, chất lượng tốt, giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường liên Ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng về phía mình. Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, cùng với đó là hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn hợp lý. NHTM là một trong những định chế tài chính quan trọng tập trung và phân phối một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Tín dụng là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng, góp phần phân phối vốn hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vốn cho nền kinh tế đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có chính sách tín dụng phù hợp, hiệu quả cao và rủi ro thấp nhất. Trước tình hình hội nhập của toàn bộ nền kinh tế, cũng như của ngành Ngân hàng nói riêng, yêu cầu đặt ra đối với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành là không ngừng hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt động tín dụng. Từ quá trình học tập, tìm hiểu và thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Thành - Nghệ An, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của ThS: Phan Thanh Bình em chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Thành – Nghệ An ”.

pdf42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Thành – Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 1 BÁO CÁO LUẬN VĂN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ĐỀ TÀI: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Thành – Nghệ An ”. Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 2 MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ……………………………………...….. Danh mục bảng ……………………………………………………. PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………. 1. Lý do chọn đề ..….…………………………………………………………… 2. Mục đích nghiên cứu ..….…………………………………………………… 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..….……………………………………... 4. Phương pháp nghiên cứu ..….……………………………………………….. 5. Lý do chọn đề tài ....….……………………………………………………... PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ NHNO & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN THÀNH - NGHỆ AN ……………………………... 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Thành - Nghệ An .……………………………………………….. 1.1.1 Thời kỳ thứ nhất .….……………………………………………………... 1.1.2 Thời kỳ thứ hai ...….……………………………………………………... 1.1.3 Thời kỳ thứ ba ....….……………………………………………………... 1.2 Đặc điểm hoạt động ……………………………………………………… 1.2.1 Huy động vốn ....….……………………………………………………... 1.2.2 Cho vay và đầu tư .….……..…………………………………………….. 1.3 Cơ cấu tổ chức …....……………………………………………………… 1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh ………………………………………. 1.4.1 Hoạt động huy động vốn ...….………………………………………….. 1.4.2 Hoạt động cho vay, dư nợ ..…………………………………………….. 1.4.3 Chất lượng tín dụng ....…………………………………………………. 1.4.4 Kết quả tài chính …....………………………………………………….. PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT HUYỆN YÊN THÀNH - NGHỆ AN ………………………………… 2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT Chi nhánh Yên Thành – Nghệ An ………...…………………………………………………. 2.1.1 Đặc điểm kinh tế Yên Thành trong những năm qua …………………… 2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng ………………………………………... 2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Yên Thành …….. 2.1.2.2 Doanh số cho vay ………………………………………………………. 2.1.2.3 Cơ cấu dư nợ …………………………………………………………… 3 4 5 5 6 6 6 6 7 7 7 7 7 8 8 8 8 10 10 11 13 13 14 14 14 15 15 17 19 Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 3 2.1.2.4 Doanh số thu nợ, nợ quá hạn ………………………………………… 2.1.2.5 Vòng quay vốn tín dụng ………………………………………………… 2.1.3 Nhận xét về hoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng …………. 2.1.3.1 Kết quả đạt được ………………………………………………………… 2.1.3.2 Những mặt còn tồn tại ………………………………………………… 2.1.3.3 Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại trên ………………………… 2.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Yên Thành – Nghệ An ………...……………………….. 2.2.1 Định hướng chung ………………………………………………….. 2.2.2 Mục tiêu …………………………………………………………….. 2.2.3 Giải pháp dịch vụ tín dụng …………………………………………. 2.2.3.1 Tăng cường hoạt động marketing ………………………………… 2.2.3.2 Đa dạng hóa các hình thức tín dụng ……………………………… 2.2.3.3 Xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả ……………………….. 2.2.3.4 Áp dụng các biện pháp bù đắp rủi ro …………………………….. 2.2.3.5 Nâng cao chất lượng thẩm định và đẩy mạnh kiểm tra giám sát … 2.2.3.6 Thực hiện đầy đủ quy trình cho vay ………………………………. 2.2.4 Đào tạo, nâng cao thường xuyên trình độ nhân viên ……………….. 2.2.5 Tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ Ngân hàng ………………… 2.2.6 Thực hiện chiến lược khách hàng lâu dài …………………………... 2.2.7 Một số giải pháp khác ………………………………………………. 2.2.8 Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ……………… 2.2.8.1 Kiến nghị Chính Phủ, Bộ ngành liên quan ………………………… 2.2.8.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam …………………………………… 2.2.8.3 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam …………………………… KẾT LUẬN………………………………………………………… TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………… 22 23 24 24 25 26 26 26 27 28 28 29 32 32 33 35 35 42 36 36 37 37 38 39 40 41 Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Tên NHNo & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NH Ngân hàng CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa DN Doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước QĐ Quyết định NĐ-CP Nghị định-Chính phủ BHXH, BHYT Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 5 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT Yên Thành ...……....10 Bảng 2: Cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Yên Thành………...…….…12 Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHNo& PTNT Yên Thành…...….…..15 Bảng 4: Doanh số cho vay của NHNo&PTNT Yên Thành…………...….….17 Bảng 4.1: Doanh số cho vay theo thời gian……………………………….…18 Bảng 4.2: Doanh số theo thành phần kinh tế…………………………….…..19 Bảng 5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian…………………………………….…..19 Bảng 6: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế……………………………...20 Bảng 7: Dư nợ theo đơn vị quản lý………………………………………….21 Bảng 8: Doanh số thu nợ…………………………………………………….22 Bảng 9: Dư nợ quá hạn………………………………………………………23 Bảng 10: Vòng quay vốn tín dụng…………………………………………...23 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1:Tổng nguồn vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Yên Thành……..15 Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế thị trưởng, mở cửa, hội nhập đã mang đến cho các doanh nghiệp rất nhiều thời cơ thuận lợi, đồng thời nó cũng đặt cho các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt không chỉ với các doanh nghiệp cùng ngành, các quốc gia, các khu vực khác trên toàn cầu. Tài chính – Ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động của ngành có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền tài chính quốc gia, kích thích, ổn định duy trì sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, để có nền kinh tế vững mạnh thì điệu kiện cần là phải có một hệ thống Ngân hàng ổn định, hiện đại đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và điều tiết nền kinh tế. Hoạt động Ngân hàng bao gồm rất nhiều nghiệp vụ, nhưng quan trọng nhất là nghiệp vụ tín dụng vì nó là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Do đó, thực hiện công tác tín dụng có hiệu quả, chất lượng tốt, giảm thiểu rủi ro có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Điều này góp phần quảng bá, nâng cao hình ảnh thương hiệu, uy tín, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường liên Ngân hàng nói riêng và thị trường tài chính nói chung, giúp Ngân hàng thu hút được khách hàng về phía mình. Một nền kinh tế muốn phát triển, tăng trưởng nhanh và bền vững trước hết phải đáp ứng đủ nhu cầu về vốn, cùng với đó là hiệu quả đầu tư và sử dụng vốn hợp lý. NHTM là một trong những định chế tài chính quan trọng tập trung và phân phối một lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Tín dụng là một hoạt động cơ bản của Ngân hàng, góp phần phân phối vốn hiệu quả. Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết về vốn cho nền kinh tế đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải có chính sách tín dụng phù hợp, hiệu quả cao và rủi ro thấp nhất. Trước tình hình hội nhập của toàn bộ nền kinh tế, cũng như của ngành Ngân hàng nói riêng, yêu cầu đặt ra đối với chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành là không ngừng hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình đặc biệt là hoạt động tín dụng. Từ quá trình học tập, tìm hiểu và thực tập tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Thành - Nghệ An, cùng với sự hướng dẫn và giúp đỡ của ThS: Phan Thanh Bình em chọn đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Thành – Nghệ An ”. Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 7 2. Mục đích nghiên cứu - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Thành - Nghệ An. - Hiệu quả, chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Thành - Nghệ An. - Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Thành - Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Thành - Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu: Chi nhánh giao dịch NHNo&PTNT huyện Yên Thành - Nghệ An từ năm 2009 đến năm 2011 và trong thời gian sắp tới. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, bài viết đưa ra một số ý kiến nhằm phát triển hoạt động này tại Ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá tình tìm hiểu và nghiên cứu để hoàn thành bài báo cáo thực tập, em đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và lý giải thực tiễn. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích hoạt động kinh, phương pháp tổng hợp thống kê để hoàn thành bài báo cáo thực tập này. 5. Kết cấu của đề tài Nội dung của đề tài gồm hai phần: Phần 1: Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Thành - Nghệ An. Phần 2: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành - Nghệ An. Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 8 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN YÊN THÀNH - NGHỆ AN 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành - Nghệ An Qua hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã trải qua 3 tên gọi khác nhau: Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Việt Nam (1988 - 1990), Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (1991 - 1996), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam ( từ tháng 11/1996 đến nay). Là một chi nhánh thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Yên Thành cũng đã chuyển đổi tên gọi 3 lần tương ứng. 1.1.1 Thời kỳ thứ nhất Thực hiện nghị định số 53/HĐBT ngày 36/03/1988 của HĐBT, ngày 24/09/1988 Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nướcViệt Nam đã ban hành quyết định số 403/NH-QĐ về việc “Chuyển giao hệ thống tổ chức Ngân hàng nhà nước thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố sang ngân hàng chuyên doanh quản lý”. Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Yên Thành được hình thành trên cơ sở chuyển giao toàn bộ vật chất và con người từ chi điểm Ngân hàng Nhà nước huyện Yên Thành. Thời điểm bàn giao là ngày 30/09/1988, về tài sản chủ yếu là nhà làm việc cấp 4 và một xe ô tô hiệu Uoat, cùng 99 cán bộ, gồm 39 nam và 60 nữ. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/1988. Trụ sở đóng tại Khối I thị trấn Yên Thành. 1.1.2 Thời kỳ thứ hai Thực hiện quyết định số 168/NH-QĐ ngày 10/09/1991 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về việc “ thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp cơ sở thuộc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Nghệ An ”. Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện yên thành được chuyển thành Ngân hàng Nông nghiệp huyện Yên Thành. Năm 1991 có 81 cán bộ, trong đó trình độ đại học cao đẳng là 13 người, trung cấp 59 người, sơ cấp 4 người, Đảng viên có 26 người. 1.1.3 Thời kỳ thứ ba Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 9 Theo quyết định số 34/NHNo&PTNT-A1 ngày 13/14/1997 của giám đốc Ngân hàng No&PTNT tỉnh Nghệ An “Về việc thành lập lại Ngân hàng No&PTNT các huyện, liên xã”. Danh sách kèm theo QĐ 34/NHNo&PTNT- A1 có : Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thành. Các chi nhánh trực thuộc : + Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT loại 4 Công Tiến có 14 cán bộ. + Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT loại 4 Thọ Yên có 13 cán bộ. + Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT loại 4 Chợ Rộc có 8 cán bộ. 1.2 Đặc điểm hoạt động 1.2.1 Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng VNĐ và ngoại tệ. - Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng. - Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn ủy thác của Chính phủ, cơ quan địa phương, các tổ chức kinh tế cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp. 1.2.2 Cho vay và đầu tư - Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ với các tổ chức kinh tế, dân cư, hộ gia đình, cho vay hộ người nghèo, cho vay ủy thác của các dự án nước ngoài. - Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam. - Kinh doanh các dịch vụ: Thu chi tiền mặt, mua bán vàng bạc, nhận cất trữ, chiết khấu các loại giấy tờ có giá, nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, chi trả kiều hối, mua bán ngoại tệ, cho vay cầm cố, bảo lãnh và các dịch vụ Ngân hàng khác được Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp cho phép. - Thanh toán các loại thẻ, ATM, dịch vụ chuyển tiền nhanh, tư vấn các nghiệp vụ ngân hàng. 1.3 Cơ cấu tổ chức Hiện nay, Ngân hàng không ngừng phát triển đội ngũ nhân viên cả về số lượng và chất lượng; cán bộ trình độ đào tạo Cao đẳng, Đại học và trên Đại học chiếm tỷ lệ cao. Đây là yếu tố quan trọng để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kinh doanh và nâng cao uy tín của chi nhánh Ngân hàng. Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 10 Giám đốc chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Thành phụ trách quản lý và giao quyền quản lý 3 Phòng giao dịch trực thuộc cho các Giám đốc tại các Phòng giao dịch trực tiếp quản lý. Có 3 Phòng giao dịch đó là: Công Tiến, Thọ Yên, Chợ Rộc. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo & PTNT huyện Yên Thành: Dựa vào mô hình cơ cấu tổ chức của chi nhánh, ta thấy cơ cấu tổ chức của chi nhánh được chia thành 3 bộ phận chính: - Ban Giám đốc: Bao gồm Giám đốc và 3 phó Giám đốc phụ trách các mặt hoạt động. + 1 Phó Giám đốc phụ trách phòng kế hoạch kinh doanh + 1 Phó Giám đốc phụ trách phòng kế toán ngân quỹ + 1 Phó Giám đốc phụ trách phòng tổ chức hành chính. - Các phòng, tổ: + Phòng Tín dụng + Phòng Kế toán Ngân quỹ + Phòng Hành chính tổ chức + Tổ thẩm định + Kiểm tra viên - Các Ngân hàng cấp 3: + Giám đốc trực tiếp quản lý + Các tổ: tín dụng, kế toán. Việc sử dụng, bố trí cán bộ được chú trọng quan tâm đã tạo điều kiện cho mỗi cán bộ công nhân viên phát huy hết khả năng của mình. Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đi liền công tác giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho cán bộ được chi nhánh quan tâm và thực hiện dưới nhiều hình thức như tập huấn, đào tạo tại chức, chuyển đổi… duy trì việc tổ chức cho cán bộ học tại các văn bản, thể lệ, quy chế mới của ngành. Giám đốc Các Phó Giám đốc Phòng Tín dụng Tổ Thẩm định Phòng Kế toán Ngân quỹ Phòng Hành chính tổ chức Kiểm tra viên Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 11 1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Với nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên ngân hàng, cùng với sự giúp đỡ của chính phủ, cơ quan cấp trên, trong những năm qua, NHNo & PTNT huyện Yên Thành đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đạt được chỉ tiêu do hội đồng quản trị đề ra, lợi nhuận hàng năm liên tục tăng, đóng góp đáng kể vào Ngân sách Nhà nước. 1.4.1. Hoạt động huy động vốn Bảng 1: Tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng No&PTNT Yên Thành Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Tổng vốn huy động 442.911 100 558.597 100 684.212 100 Huy động từ dân cư 392.179 88,55 482.291 86,34 634.142 92,6 Huy động từ tổ chức kinh tế 50.732 11,45 76.306 13,66 50.070 7,4 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Yên Thành Năm 2009, Nguồn vốn huy động đạt 442.911 triệu đồng,tăng so với năm trước 98.945 triệu đồng,tốc độ tăng 28,7%, trong đó, tiền gửi dân cư: 392.179 triệu, tăng so với năm trước 89.066 triệu, tốc độ tăng 29,38% và chiếm 88,5% tổng nguồn vốn. Năm 2010, Nguồn vốn huy động đạt 558.597 triệu đồng, đạt 101,2% kế hoạch và tăng so với đầu năm 115.686 triệu đồng, tốc độ tăng 26,12%, trong đó, tiền gửi dân cư là 482.291 triệu đồng, tăng so với năm trước 90.112 triệu, tốc độ tăng 22,98% và chiếm 86,34% tổng nguồn vốn. Năm 2011, Nguồn vốn huy động đạt 684.212 triệu đồng, đạt 95,5% kế hoạch và tăng so với đầu năm 125.616 triệu đồng, tốc độ tăng 22,49%, trong đó, tiền gửi dân cư là 634.142 triệu đồng, tăng so với năm trước 151.852 triệu đồng, tốc độ tăng 31,5% và chiếm 92,6% tổng nguồn vốn. Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 12 1.4.2. Hoạt động cho vay, dư nợ Bảng 2: Cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Yên Thành Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Doanh số cho vay 310.712 100 373.732 100 476.616 100 Doanh nghiệp 1.670 0,6 2.111 0,565 3.720 0,78 Hộ gia đình, cá nhân 308.952 99,4 371.621 99,435 472.896 99,22 2. Doanh số thu nợ 247.242 100 315.696 100 425.234 100 Doanh nghiệp 170 0,07 1.150 0,364 2.696 0,634 Hộ gia đình, cá nhân 247.072 99,93 314.546 99,636 422.538 99,366 3. Dư nợ 282.232 100 337.869 100 383.050 100 Doanh nghiệp 1.500 0,53 2.461 0,73 3.064 0,8 Hộ gia đình, cá nhân 280.732 99,47 335.408 99,27 379.986 99.2 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Yên Thành Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH 13 Năm 2009: Tổng doanh số cho vay là 310.712 triệu đồng, trong đó, doanh số cho vay doanh nghiệp 1.670 triệu, doanh số cho vay hộ sản xuất và cá nhân là 308.952 triệu, chiếm 99,4%. Tổng doanh số thu nợ là 247.242 triệu, trong đó thu nợ doanh nghiệp 170 triệu, thu nợ hộ sản xuất và cá nhân là 247.072 triệu. Tổng dư nợ đạt 282.232 triệu đồng, chiếm 98,3% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng là 29% và tăng so với năm trước là 63.470 triệu đồng. Dư nợ cho vay doanh nghiệp là 1.500 triệu, dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân là 280.732 triệu đồng, chiếm 99,47% tổng dư nợ. Năm 2010: Tổng doanh số cho vay là 373.732 triệu, tăng so với năm trước là 63.020 triệu, tốc độ tăng 20,28%. Trong đó, doanh số cho vay doanh nghiệp là 2.111, tăng 411 triệu (tăng 26,4%). Doanh số cho vay hộ sản xuất và cá nhân là 371.621 triệu, tăng 62.669 triệu (tăng 20,2 %). Tổng doanh số thu nợ là 315.696 triệu, tăng 68.454 triệu (tăng 27,69%). Trong đó, thu nợ doanh nghiệp là 1.150 triệu, thu nợ hộ sản xuất và cá nhân là 314.546 triệu. Tổng dư nợ đạt 337.869 triệu, bằng 101,92 % kế hoạch, tốc độ tăng trưởng 19,7%, tăng so với năm trước 55.638 triệu đồng.trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 2.461 triệu, tăng 961 triệu (tăng 64,06%). Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân 335.408 triệu đồng, chiếm 99,27% tổng dư nợ, tăng hơn năm trước 54.677 triệu (tăng 19,46%). Năm 2011: Tổng doanh số cho vay là 476.616 triệu, tăng so với năm trước là 102.884 triệu, tốc độ tăng 27,53%. Trong đó doanh số cho vay doanh nghiệp 3.720, tăng 1.609 triệu (tăng 27,25%). Doanh số cho vay hộ sản xuất và cá nhân là 472.896 triệu, tăng 101.275 triệu, tăng 27,25%. Tổng doanh số thu nợ là 425.234 triệu, tăng 107.538 triệu (tăng 34,06%). Trong đó, thu nợ doanh nghiệp là 2.696 triệu, tăng 1.546 triệu (tăng 134,4%), thu nợ hộ sản xuất và cá nhân là 422.538 triệu, tăng 107.992 triệu (tăng 34,33%). Tổng dư nợ đạt 383.050 triệu, chiếm 99,49% kế hoạch, tốc độ tăng trưởng là 13,37%, tăng so với năm trước 45.181 triệu đồng. Trong đó, dư nợ cho vay doanh nghiệp là 3.064 triệu, tăng 603 triệu (tăng 24,5%). Dư nợ cho vay hộ gia đình, cá nhân 379.986 triệu, chiếm 99,2% tổng dư nợ, tăng hơn năm trước 44.578 triệu (tăng 13,29%). Báo cáo thực tập tốt nghiệp SV: Cao Xuân Tuấn Anh Lớp 49B2 - TCNH
Luận văn liên quan