Đề tài Một số giải pháp nâng cao doanh số trà xanh 100 tại thị trường Long Thành

Trà là thức uống khá phổ bi ến của người Vi ệt Nam, trước đây s ản phẩm chủ yếu chỉ là trà xanh và trà khô, d ần dần xuất hi ện thêm trà túi l ọc, độ ti ện l ợi c ủa sản phẩm ngày một tăng, giúp cho vi ệc thưởng thức trà ngày càng ti ện l ợi hơn và người tiêu dùng ngày càng có nhi ều l ựa chọn hơn. Nắm bắt được những nhu cầu này của người tiêu dùng, hàng lo ạt các công ty đã đưa ra những sản phẩm được làm từ trà xanh nguyên chất, đ ặc bi ệt là s ản phẩm được đóng chai d ạng PET, s ản phẩm dạng này ngoài vi ệc có thể dễ dàng mang theo, người s ử dụng còn có thể đóng nắp l ại n ếu trong một l ần uống không dùng hết lượng trà xanh trong chai. Thị trường quá hấp dẫn nên các công ty đã nghĩ ra nhiều bi ện pháp để cạnh tranh như thay đổi bao bì, m ẫu mã, thay đổi công thức hoặc thêm các dòng sản phẩm mới cũng được làm từ trà làm cho thị trường đã khốc li ệt l ại càng trở nên khốc li ệt hơn. Ngoài vi ệc thay đổi ch ất lượng sản phẩm, các công ty còn không ngừng tăng cường các chi ến dị ch quảng cáo trên các phương ti ện thông tin đại chúng như TV, radio, báo gi ấy và Internet. Tribeco tuy là công ty đi sau, nhưng s ản phẩm Trà xanh 100 của Tribeco đã từng bước khẳng đị nh được chỗ đứng của mình trên thị trường, bằng những chi ến dị ch quảng cáo độc đáo, cùng với ch ất lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với th ị hi ếu của người tiêu dùng. Tribeco tuy đã có nhiều kinh nghi ệm trong lĩnh vực nước gi ải khát với các sản phẩm nước gi ải khát có gas, s ữa đậu nành, nước tăng l ực và một s ố lo ại nước gi ải khát có nguồn gốc từ thiên nhi ên như: Trà bí đao, nước ép trái cây , nhưng khi tung ra s ản phẩm Trà xanh 100 để cạnh tranh với các ông l ớn khác trong lĩnh vực này như Trà xanh không độ của Tân Hi ệp Phát (Vi ệt Nam), Trà xanh C2 của URC (Philippin) và Lipton Pure Green c ủa liên minh Unil ever và Pepsi (Mỹ) thì quả th ật Tribeco gặp rất nhi ều những khó khăn l ớn nếu muốn phát tri ển lâu dài. Tại th ị trường Long Thành với dân s ố khoảng 210.000 người và là m ột huyện rất năng đ ộng, Tribeco đã từng bước khẳng đị nh mình tại huy ện này. Tuy nhiên, trong những 2 năm qua, mặc dù doanh s ố của Trà xanh 100 có tăng nhưng không nhi ều, và phần l ớn thị phần đều thuộc về hai ông l ớn Trà xanh không độ của Tân Hi ệp Phát và Trà xanh C2 c ủa URC.

pdf67 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2311 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao doanh số trà xanh 100 tại thị trường Long Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trà là thức uống khá phổ biến của người Việt Nam, trước đây sản phẩm chủ yếu chỉ là trà xanh và trà khô, dần dần xuất hiện thêm trà túi lọc, độ tiện lợi của sản phẩm ngày một tăng, giúp cho việc thưởng thức trà ngày càng tiện lợi hơn và người tiêu dùng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn. Nắm bắt được những nhu cầu này của người tiêu dùng, hàng loạt các công ty đã đưa ra những sản phẩm được làm từ trà xanh nguyên chất, đặc biệt là sản phẩm được đóng chai dạng PET, sản phẩm dạng này ngoài việc có thể dễ dàng mang theo, người sử dụng còn có thể đóng nắp lại nếu trong một lần uống không dùng hết lượng trà xanh trong chai. Thị trường quá hấp dẫn nên các công ty đã nghĩ ra nhiều biện pháp để cạnh tranh như thay đổi bao bì, mẫu mã, thay đổi công thức hoặc thêm các dòng sản phẩm mới cũng được làm từ trà làm cho thị trường đã khốc liệt lại càng trở nên khốc liệt hơn. Ngoài việc thay đổi chất lượng sản phẩm, các công ty còn không ngừng tăng cường các chiến dịch quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV, radio, báo giấy và Internet. Tribeco tuy là công ty đi sau, nhưng sản phẩm Trà xanh 100 của Tribeco đã từng bước khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường, bằng những chiến dịch quảng cáo độc đáo, cùng với chất lượng sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng. Tribeco tuy đã có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nước giải khát với các sản phẩm nước giải khát có gas, sữa đậu nành, nước tăng lực và một số loại nước giải khát có nguồn gốc từ thiên nhiên như: Trà bí đao, nước ép trái cây…, nhưng khi tung ra sản phẩm Trà xanh 100 để cạnh tranh với các ông lớn khác trong lĩnh vực này như Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát (Việt 2 Nam), Trà xanh C2 của URC (Philippin) và Lipton Pure Green của liên minh Unilever và Pepsi (Mỹ) thì quả thật Tribeco gặp rất nhiều những khó khăn lớn nếu muốn phát triển lâu dài. Tại thị trường Long Thành với dân số khoảng 210.000 người và là một huyện rất năng động, Tribeco đã từng bước khẳng định mình tại huyện này. Tuy nhiên, trong những 2 năm qua, mặc dù doanh số của Trà xanh 100 có tăng nhưng không nhiều, và phần lớn thị phần đều thuộc về hai ông lớn Trà xanh không độ của Tân Hiệp Phát và Trà xanh C2 của URC. Vậy Tribeco phải làm gì để từng bước tăng doanh số của như thị phần của mình tại thị trường Long Thành? Phải chăng sản phẩm Trà xanh 100 của Tribeco có gì đó khiến khách hàng quay lưng? Những câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn kinh doanh của Tribeco, để trả lời cho những câu hỏi này, tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao doanh số Trà Xanh 100 tại thị trƣờng Long Thành” để làm nghiên cứu khoa học. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Tìm hiểu các nhân tố tác động đến doanh số của Trà Xanh 100 tại thị trường Long Thành.  Phân tích và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao doanh số và từng bước nâng cao thị phần sản phẩm Trà Xanh 100 tại thị trường Long Thành. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU  Đối tượng nghiên cứu là sản phẩm Trà Xanh 100 đóng chai của Tribeco. 3  Phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào thị trường Trà xanh đóng chai ở huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Các giải pháp được đề xuất chỉ mang tính định hướng và chưa đi sâu vào chi tiết. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để tìm ra đâu là đặc tính quan trọng của người tiêu dùng khi quyết định tiêu dùng sản phẩm Trà xanh đóng chai.  Nghiên cứu định lượng: Thăm dò ý kiến của người tiêu dùng bằng các bảng câu hỏi, sau đó thống kê và xử lý các số liệu thu thập được, thực hiện phân tích bằng phần mềm (Microsoft Excel, Google Docs) để tìm ra mối quan hệ giữa hay sự khác biệt (nếu có) giữa ý kiến trả lời và các đặc tính của người tiêu dùng.  Sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá trong Quản trị chiến lược và Quản trị Marketing.  Phân tích, đánh giá dựa trên các bảng số liệu thu thập được trong quá khứ về việc kinh doanh Trà Xanh 100 tại Long Thành. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI  Đề tài làm rõ được một số nhược điểm đang tồn tại trong sản phẩm Trà xanh 100 và đưa ra được một số giải pháp hiệu quả để khắc phục những nhược điểm này.  Ngoài ra, đề tài đưa ra một số giải pháp cấp bách để khắc phục tình trạng doanh số không mấy khả quan của Trà xanh 100 tại thị trường Long Thành trong những năm gần đây. 4 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài được chia làm 3 chương:  Chƣơng 1: Trình bày cơ sở lý thuyết của đề tài.  Chƣơng 2: Tiến hành phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh Trà Xanh 100 của Tribeco tại thị trường Long Thành, tiến hành phân tích sâu để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.  Chƣơng 3: Dựa vào cơ sở đã có ở Chương 2, từ đó đưa ra một số giải pháp để tăng doanh số Trà Xanh 100 ở chương này. 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN PHẨM TRÀ XANH 100: 1.1.1. Đặc điểm của trà xanh Việt Nam: [1] Trà là thức uống khá quen thuộc với người Việt Nam từ rất lâu. Ngoài tác dụng giải khác, trà còn có tác dụng chữa bệnh và làm đẹp. Nên vì thế những sản phẩm được chế biến từ trà rất được ưa chuộng. Tại Việt Nam, có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ trà như: trà xanh và trà khô dùng để pha nước trà, thường được pha với nước sôi, loại thức uống này rất được ưa chuộng bởi những người có tuổi, vì thường những người này có nhiều thời gian hơn cho việc thư giản; trà túi lọc, cũng với tác dụng tương tự như trà xanh và trà khô; trà xanh đóng chai, đây là loại thức uống mới xuất hiện trong thời gian gần đây, cách sử dụng rất đơn giản, chỉ cần mở nắp chai là có thể uống ngay, và thường được uống lạnh, với cách sử dụng linh hoạt, đây là sản phẩm rất tiện dụng cho sinh viên, hoặc những người có ít thời gian. Do giới hạn của phạm vi nghiên cứu nên trong bài nghiên cứu này, tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu mảng trà xanh đóng chai. 1.1.2. Tác dụng chữa bệnh của trà: [7] Cách đây gần 2.000 năm, trà đã được các thầy thuốc Trung Quốc sử dụng như một vị thuốc giúp con người khỏe và trẻ hơn. Các nghiên cứu y khoa hiện đại cũng phát hiện ngày càng nhiều giá trị dược dụng của trà. Việc sử dụng hằng ngày loại đồ uống này có thể giúp phòng và chữa nhiều bệnh tật. Do chứa các chất chống ôxy hóa nên trà giúp làm chậm đi sự già cỗi của tế bào. Chất gallotanin trong trà ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào thần kinh và kích thích quá trình phục hồi của chúng. Các flavonoide hạn chế sự lắng đọng cholesterol và xơ hóa mạch máu, làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu 6 não, nhồi máu cơ tim và tỷ lệ tử vong do các vấn đề tim mạch. Trà cũng có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giúp tinh thần hưng phấn, kích thích hô hấp và làm tim đập nhanh hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Thứ đồ uống này cũng giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh parkinson và hạn chế sự loãng xương ở người già. Trà cũng được biết đến như một loại thuốc giải độc công hiệu. Trong Đông y, nó được dùng trong một số trường hợp nhiễm độc kiềm và thảo dược. Những người làm việc với tia phóng xạ vẫn xem thói quen uống trà hằng ngày là giải pháp tự bảo vệ mình trước các tia bức xạ độc hại. Các nhà khoa học cho biết, hoạt chất axit tanic trong trà còn có tác dụng thu giữ, làm lắng đọng các gốc kim loại tự do, có thể dùng cho những người bị nhiễm độc kim loại nặng, kể cả thủy ngân. Tình trạng nhiễm độc CO2 ở các lò than hay ngộ độc rượu cũng có thể giảm bớt nhờ uống trà đặc. Ngoài ra, chất tanin trong thứ đồ uống này còn có tác dụng làm se niêm mạc ruột, rất hiệu quả trong các trường hợp tiêu chảy cấp. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp. 1.1.3. Tác dụng làm đẹp của trà: Ngoài tác dụng giải khát và chữa bệnh, trà xanh còn có hiệu quả rất cao trong việc làm đẹp. Trong trà có các thành phần kháng sinh chống viêm giúp bảo vệ cơ thể bạn chống các tác nhân có hại bên ngoài xâm nhập vào cơ thể và một trong những tác dụng này là nuôi dưỡng da mặt. 7 Chất chống oxy hóa có trong trà sẽ làm mát da, lọc bỏ độc tố trên da, làm da căng mịn và sáng ra. Da sẽ khỏe và đàn hồi tốt hơn nếu bạn uống trà xanh thường xuyên. Trà xanh nếu kết hợp với một chút nước cốt chanh, cam, bưởi sẽ bổ sung tác dụng chống lão hóa. Những nếp nhăn làm bạn trăn trở, lo lắng bấy lâu sẽ dần mất đi, thay vào đó là làn da căng với các đường nét tươi trẻ. Dưỡng chất bổ sung này cũng giúp duy trì sức khỏe của da mặt. Ngoài ra, trà xanh sẽ giúp xoa dịu vùng da mắt đang bị kích thích, sưng mọng do thường xuyên thức khuya, thiếu ngủ, hay do bạn vừa mới khóc. Hãy đặt túi trà bạn vừa pha xong vào tủ lạnh, để khoảng 30 phút sao cho túi trà không quá lạnh. Sau đó lấy ra và đắp lên mắt 10 đến 15 phút. Trà xanh có chứa chất tannin làm se lại các vùng da bị dị ứng, kích thích hoặc bị sưng mọng. Bạn cũng có thể dùng cách này khi thấy mỏi mắt, khô mắt do sử dụng máy vi tính quá lâu hoặc xem truyền hình quá nhiều. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên duy trì chế độ uống ít nhất ba ly trà xanh lớn mỗi ngày để đồ uống này phát huy được hết những tác dụng đối với làn da. 1.2. LÝ THUYẾT VỀ THỊ TRƢỜNG VÀ CẠNH TRANH: [13] 1.2.1. Khái niệm về thị trƣờng: Thị trường là một quá trình mà trong đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để xác định giá cả về sản lượng. Thị trường là sản phẩm của kinh tế hàng hoá và sự phát triển của phân công lao động xã hội,đồng thời cũng là kết quả của sự phát triển của lực lượng xuất. Cùng với sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá,thị trường phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Thị trường có tác động tích cực đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Không có thị trường thì sản xuất và trao đổi hàng hóa không thể tiến hành một cách bình thường và trôi chảy được. Như 8 vậy, thị trường cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất xã hội, là lĩnh vực trao đổi mà ở đó các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau để xác định giá cả và lượng hàng hoá. Trên phương diện hệ thống, hệ thống thị trường là tổng hoà của các loại thị trường và có ba cách phân chia sau đây. Một là, dựa vào thuộc tính hàng hóa; hai là, dựa vào khu vực lưu thông hàng hóa; ba là, dựa vào trình tự thời gian lưu thông hàng hóa. Hệ thống thị trường chính là bao gồm các loại thị trường được phân chia dựa theo ba cách nói trên. Như vậy, hệ thống thị trường cũng chính là thể hợp nhất có cơ cấu bao gồm nhiều loại thị trường. 1.2.2. Đặc trƣng cơ bản các loại thị trƣờng: Như chúng ta đã biết, kinh tế học hiện đại phân chia thị trường thành thị trường yếu tố sản xuất và thị trường bằng hàng hoá tiêu dùng, dịch vụ; thị trường trong nước và thị trường ngoài nước. Thị trường yếu sản xuất hay thị trường đầu vào là nơi mua bán các yếu tố sản xuất như sức lao động, tư liệu sản xuất, vốn và các điều kiện vật chất khác để sản xuất kinh doanh. Thị trường hàng tiêu dùng, dịch vụ hay thị trường đầu ra là nơi mua bán các hàng hoá tiêu dùng cuối cùng và dịch vụ. Thị trường trong nước là việc mua bán trao đổi hàng hoá giữa các chủ thể kinh tế và người tiêu dùng trong nước. Thị trường nước ngoài là sự mua bán, trao đổi hàng hoá giữa nước này với nước khác. Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam mang những đặc điểm vốn có của kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa đều vận hành theo cơ chế thị trường, trong đó thị trường là nơi phân bố các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Mọi nguồn lực xã hội trong nền kinh tế thị trường từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, lao động, đất đai – bất động sản đều là hàng hoá và chịu chi phối của các qui luật của nền kinh tế thị trường. 9 Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xét về thuộc tính hàng hoá của thị trường, cũng tất yếu phải có đầy đủ các loại thị trường cơ bản như thị trường hàng hoá và dịch vụ, thị trường lao động, thị trường tài chính (thị trường vốn), thị trường đất đai – bất động sản, thị trường khoa học – công nghệ. Ngoài ra, cơ chế thị trường cũng hoạt động và phát huy tác dụng trong các lĩnh vực như văn hoá, giáo dục – đào tạo, y tế, thể dục, thể thao… Có nhiều thành phần kinh tế tham gia cạnh tranh trên phần lớn các thị trường. Các thành phần tham gia trên thị trường cạnh tranh bình đẳng trong khuôn khổ pháp luật. Mục tiêu của phát triển hệ thống thị trường ở nước ta là nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động được mọi nguồn lực để thúc đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cấp hiệu quả kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Nhà nước tạo môi trường thúc đẩy sự hình thành và phát triển các loại thị trường nhằm giải phóng lực lượng sản xuất và thực hiện vai trò tổ chức, quản lý để cho các loại thị trường hoạt động có trật tự,minh bạch theo quy luật của kinh tế thị trường. Nhà nước, thông qua các công cụ và chính sách kinh tế vĩ mô để dẫn dắt, hướng dẫn cho hệ thống thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước có vai trò quan trọng trong quá trình phân phối đảm bảo công bằng, hiệu quả, hướng tới xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Như vậy, đặc trưng của từng loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong nền kinh tế thị trường nói chung đều vận động theo qui luật của nền kinh tế thị trường hiện đại. Ngoài những qui luật chung chi phối sự vận động của tất cả các loại thị trường, còn có các qui luật chi phối trực tiếp từng loại thị trường. Chẳng hạn, thị trường lao động 10 trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hay trong nền kinh tế thị trường nói chung đều chịu sự tác động trực tiếp của các qui luật như qui luật giá trị sức lao động, qui luật cung – cầu về lao động, qui luật năng suất lao động…; thị trường tài chính chiụ sự tác động trực tiếp của các qui luật như qui luật lưu thông tiền tệ, qui luật tỷ suất lợi nhuận, qui luật tích luỹ vốn, qui luật lãi suất cho vay…; thị trường đất đai – bất động sản chịu sự chi phối của các qui luật như qui luật cung – cầu về đất đai, bất động sản, tính chất và phạm vi của sở hữu Nhà nứơc về đất đai, tốc độ tăng dân số, tốc độ đô thị hóa... Tuy nhiên, sự vận động của từng loại thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có đặc trưng cơ bản là vai trò điều tiết của Nhà nước và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, nhằm hướng tới cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả và công bằng xã hội. Nhà nứơc thông qua các công cụ và hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô để tổ chức, quản lý và định hướng hoạt đông của các loại thị trường theo mục tiêu đặt ra. 1.2.3. Lý thuyết về cạnh tranh: 1.2.3.1. Khái niệm về cạnh tranh: Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng rất phổ biến hiện nay trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, luật, chính trị, quân sự, sinh thái, thể thao; thường xuyên được nhắc tới trong sách báo chuyên môn, diễn đàn kinh tế cũng như các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều khái niệm khác nhau về cạnh tranh, cụ thể như sau:  Tiếp cận ở góc độ đơn giản, mang tính tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, 11 sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác.  Trong kinh tế chính trị học thì cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng (người sản xuất muốn bán đắt, người tiêu dùng muốn mua rẻ); giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn; giữa những người sản xuất để có những điều kiện tốt hơn trong sản xuất và tiêu thụ. Có nhiều biện pháp cạnh tranh như: cạnh tranh về giá, hoặc cạnh tranh phi giá cả. Hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế. Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành. 12 1.2.3.2. Các quan điểm về cạnh tranh: Quan điểm về cạnh tranh không lành mạnh: Kể từ buổi bình minh của kỷ nguyên công nghiệp, các công ty thường xuyên phải cạnh tranh khốc liệt trong tình huống đối đầu để duy trì sự phát triển và tăng lợi nhuận. Do đó đã có lúc nhà kinh doanh ngộ nhận cạnh tranh thuộc phạm trù tư bản nên quan điểm về cạnh tranh trước kia được hầu hết các nhà kinh doanh đều nhầm tưởng cạnh tranh với nghĩa đơn thuần và thường bị ám ảnh bởi câu châm ngôn: Thương trường là chiến trường – đây là ngôn ngữ truyền thống của những nhà kinh doanh. Trong cạnh tranh cần tỏ ra khôn ngoan hơn đối thủ để loại trừ đối thủ cạnh tranh, giành giật quyết liệt thị phần, khuyến trương thương hiệu sản phẩm, khống chế nhà cung cấp và khóa chặt khách hàng. Theo quan điểm đó, sẽ luôn có người thắng và kẻ thua trong kinh doanh. Cách nhìn về một kết cục thắng – thua được Gore Vidal viết như sau: “Chỉ thành công thôi chưa đủ. Phải làm cho kẻ khác thất bại nữa”. Cạnh tranh không lành mạnh là bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một đại dương đỏ đầy máu của những địch thủ tranh đấu trong một bể lợi nhuận đang cạn dần. Hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi. Quan điểm về cạnh tranh lành mạnh: Tuy nhiên, các biện pháp thông thường (tìm cách đánh bại đối thủ cạnh tranh thông qua việc tạo dựng một vị thế phòng thủ trật tự trong ngành) và lối tư duy chiến lược kiểu truyền thống (chỉ tập trung vào các 13 khía cạnh làm thế nào để khai thác được ưu điểm và tính độc đáo của mình, hoặc tìm kiếm những lợi thế so sánh với các đối thủ) đã khiến cho cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và khó khăn hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh thương trường ở đây là một thương trường toàn cầu hóa trong một thế giới đang đi trên một tiến trình không thể đảo ngược của hội nhập. Thế giới hội nhập là một thế giới cạnh tranh. Các bức tường bị hạ xuống, các loại rào chắn bị dở bỏ. Trên một sân chơi “đang được làm phẳng” – nói theo thuật ngữ của Thomas Friedman, các nguồn lực của thế giới đang tranh nhau để được sử dụng theo cách tốt nhất, cách tốt nhất nghĩa là phải trả chi phí thấp hơn nhưng có sản phẩm tốt hơn. Đó chính là ý nghĩa tích cực của một môi trường cạnh tranh tự do trên một sân chơi ngang bằng. Căn cứ theo những gì người ta hay nói về kinh doanh ngày nay, doanh nghiệp sẽ không tiếp tục nghĩ theo kiểu truyền thống như vậy. Doanh nghiệp cần phải lắng nghe khách hàng, hợp
Luận văn liên quan