Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân bất cứ
quốc gia nào trên thế giới.Chính điều đó đã ra đời những cơ sở chuyên thực hiện
những việc liên quan đến du lịch. Ở đâu có tài nguyên du lịch ở đó tất yếu sẽ
diễn ra hoạt động kinh doanh du lịch. Khách sạn là một trong những nhân tố
không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh du lịch và trong quá trình khai
thác tài nguyên du lịch của một vùng, một địa phương hay một quốc gia.
Theo cuốn “thuật ngữ kinh doanh khách sạn”của tập thể tác giả khao du
lịch và khách sạn trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã đưa ra một định nghĩa
có tầm khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và nhận biết khách sạn ở
Việt Nam:” khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ lưu trú dịch vụ ăn uống,dịch
vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách tạm thời lưu trú tại
điểm du lịch”.
Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Well come to
Hospitality” suất bản năm 1995 thì khách sạn là nơi mà bất kỳ ai có thể trả tiền
để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít
nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng ngủ của khách đều
phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ còn có những
dịch vụ khác như dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại, nhà hàng,
quầy bar và các dịch vụ vui chơi giải trí.
Luật du lịch Việt Nam định nghĩa về cơ sở lưu trú và khách sạn như sau:
“Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ
khác phục vụ khách lưu trú trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”.
81 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động lễ tân tại Nhà Khách Hải Quân Hải Phòng (thuộc Công Ty Hải Thành Quân Chủng Hải Quân), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 1
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự tiến bộ không ngừng
của khoa học kỹ thuật, hoạt động du lịch đã trở thành một hiện tượng phổ biến
và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhiều dự án, nhiều công trình có quy mô lớn
đã và đang được thực hiện.
Có thể nói rằng hoạt động du lịch đang dần chiếm một chỗ đứng quan trọng
trong nền kinh tế toàn cầu. Nó được xác định là nền kinh tế tổng hợp “ một
ngành công nghiệp không khói” đóng vai trò to lớn trong việc thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa vào nước ta ngày một đông. Điều
đó chứng tỏ rằng Việt Nam đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn và an toàn
trên thế giới. Cùng với sự gia tăng số lượng khách du lịch đến Việt Nam và sự
phát triển của hệ thống các khách sạn góp phần quan trọng trong tổng thu nhập
quốc dân và tạo ra một diện mạo mới cho kiến trúc cảnh quan đô thị.
Nhà Khách hải Quân Hải Phòng được đưa vào sử dụng từ năm 1997 với
tiêu chuẩn 3 sao vừa làm nhiệm vụ quốc phòng vừa kinh doanh dịch vụ và
thực hiện các nhiệm vụ kinh tế kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng khác do
Bộ Quốc Phòng và Quân Chủng giao. Nằm ở vị trí thuận lợi gần với Cảng
Hải Phòng, sân bay Cát Bi và ga Hải Phòng. Sau nhiều năm hoạt động phấn
đấu và phát triển Nhà Khách hải Quân Hải Phòng dã dần khẳng định được vị trí
của mình, hoàn thành kế hoạch được giao và doanh thu tăng nhanh theo từng
năm. Để có được kết quả như vậy nhờ sự đóng góp không nhỏ từ bộ phận lễ tân
của Nhà Khách.
Lễ tân khách sạn là người đại diện cho đất nước nói chung, khách sạn nói
riêng bởi chức năng nhiệm vụ lễ tân là chào đón tiếp xúc với khách từ giây phút
đầu tiên gặp gỡ cho đến giây phút cuối cùng thanh toán, tiễn khách rời khách
sạn. Nếu như lễ tân hoàn thành tốt công việc sẽ tạo cho khách ấn tượng tốt về
khách sạn về đất nước, về con người Việt Nam. Làm tốt công tác lễ tân không
chỉ phục vụ tốt công tác nhiệm vụ của doanh nghiệp giao mà còn học hỏi được
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 2
nhiều phong cách giao tiếp, nâng cao trình độ chuyên môn góp phần vào sự
thành công của khách sạn.
Là sinh viên ngành Quản Trị Du Lịch Văn Phòng, sau thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường ĐHDL Hải Phòng và sau thời gian được thực tập nghiên
cứu tại Nhà Khách Hải Quân Hải Phòng em đã chọn đề tài: ”Một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động lễ tân tại Nhà Khách Hải Quân Hải Phòng” (thuộc
Công Ty Hải Thành Quân Chủng Hải Quân).
- Mục đích của đề tài: Nội dung khoá luận nhằm nêu lên được thực trạng
hoạt động của bộ phận lễ tân trong những năm gần đây với những thành công và
hạn chế cụ thể. Đồng thời nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm năng cao hiệu quả
hoạt động của bộ phận lễ tân tại Nhà Khách Hải Quân Hải Phòng.
- Phạm vi đề tài: nghiên cứu về hoạt động của bộ phận lễ tân tại Nhà
Khách Hải Quân Hải Phòng.
- Phuơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành đề tài này người viết đã sử
dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có một số phương pháp chủ yếu
sau:
Phuơng pháp thu thập và sử lý thông tin.
Phuơng pháp nghiên cứu thực địa.
Phương pháp phân tích và thống kê số liệu.
Khoá luận được bố cục như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về khách sạn và lễ tân khách sạn.
Chƣơng 2 : Thực trạng tình hình hoạt động của bộ phận lễ tân Nhà Khách
Hải Quân Hải Phòng.
Chƣơng 3 : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động lễ tân tại
Nhà Khách Hải Quân Hải Phòng.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KHÁCH SẠN
VÀ LỄ TÂN KHÁCH SẠN
1.1.Một số vấn đề về khách sạn:
1.1.1.Khái niệm về khách sạn:
Ngày nay du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu của người dân bất cứ
quốc gia nào trên thế giới.Chính điều đó đã ra đời những cơ sở chuyên thực hiện
những việc liên quan đến du lịch. Ở đâu có tài nguyên du lịch ở đó tất yếu sẽ
diễn ra hoạt động kinh doanh du lịch. Khách sạn là một trong những nhân tố
không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh du lịch và trong quá trình khai
thác tài nguyên du lịch của một vùng, một địa phương hay một quốc gia.
Theo cuốn “thuật ngữ kinh doanh khách sạn”của tập thể tác giả khao du
lịch và khách sạn trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã đưa ra một định nghĩa
có tầm khái quát cao và có thể sử dụng trong học thuật và nhận biết khách sạn ở
Việt Nam:” khách sạn là nơi cung cấp các dịch vụ lưu trú dịch vụ ăn uống,dịch
vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác cho khách tạm thời lưu trú tại
điểm du lịch”.
Theo nhóm tác giả nghiên cứu của Mỹ trong cuốn sách “Well come to
Hospitality” suất bản năm 1995 thì khách sạn là nơi mà bất kỳ ai có thể trả tiền
để thuê buồng ngủ qua đêm ở đó. Mỗi buồng ngủ cho thuê bên trong phải có ít
nhất hai phòng nhỏ (phòng ngủ và phòng tắm). Mỗi buồng ngủ của khách đều
phải có giường, điện thoại và vô tuyến. Ngoài dịch vụ buồng ngủ còn có những
dịch vụ khác như dịch vụ vận chuyển hành lý, trung tâm thương mại, nhà hàng,
quầy bar và các dịch vụ vui chơi giải trí.
Luật du lịch Việt Nam định nghĩa về cơ sở lưu trú và khách sạn như sau:
“Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ
khác phục vụ khách lưu trú trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu”.
1.1.2.Bản chất của khách sạn:
- Khách sạn chủ yếu là kinh doanh các dịch vụ lưu trú. Ngoài dịch vụ cơ
bản này khách sạn còn tổ chức kinh doanh các dịch vụ bổ sung kèm theo nhằm
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 4
thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch như dịch vụ ăn uống, vui
chơi giải trí và các dịch vụ phục vụ nhu cầu hàng ngày của khách (giặt là, điện
thoại, chữa bệnh...). Hoạt động này cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng là
khách hàng. Trong đó có các dịch vụ mà khách sạn sản xuất ra để cung cấp cho
khách hàng như dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ lưu trú, dịch
vụ giặt là...Những dịch vụ mà khách sạn làm đại lý bán cho các cơ sở khác như
đồ uống,đồ lưu niệm...Trong các dịch vụ mà khách sạn cung cấp cho khách hàng
trong đó có các dịch vụ mà khách phải trả tiền như dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui
chơi giải trí. Bên cạnh đó khách sạn có những dịch vụ mà khách không phải trả
tiền như dịch vụ giữ đồ cho khách dịch vụ khuân vác hành lý và các đồ sử dụng
hàng ngày có trong nhà tắm như dầu tắm, kem đánh răng, dầu gội đầu...
- Sản phẩm của ngành khách sạn là dịch vụ và một phần là hàng hoá. Trong
khách sạn cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ có quan hệ mật thiết với
nhau. Vì vậy chúng ta có thể nói rằng “sản phẩm của khách sạn là sự kết hợp
của sản phẩm vật chất và sự tham gia phục vụ của nhân viên”. Vì thế để một
khách sạn có thể thu hút đuợc nhiều khách đến thì phải cung ứng được các sản
phẩm vật chất mang tính tiện nghi, đầy đủ, hấp dẫn, đa dạng, hiện đại...cùng với
khả năng phục vụ chuyên nghiệp của nhân viên trong khách sạn.
- Khách sạn có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, phong cách phục vụ hoàn
hảo có được lợi nhuận cao nhưng cũng phải chịu sức ép cạnh tranh mãnh liệt.
Tóm lại dịch vụ kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh các dịch vụ
bình thường đến cao cấp mà chất luợng và sự đa dạng của chúng quyết định thứ
hạng của khách sạn. Mục tiêu của hoạt động này là thu lợi nhuận.
1.1.3.Chức năng của hoạt động kinh doanh khách sạn:
Các doanh nghiệp khách sạn thường có chức năng sau: Chức năng sản xuất
lưu thông , chức năng sản xuất, chức năng tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ.
1.1.3.1.Chức năng sản xuất:
Xã hội phát triển du lịch trở thành một nhu cầu phổ biến.Khi có du lịch tất
yếu xuất hiện các cơ sở phục vụ nhu cầu ăn uống, lưu trú, vận chuyển, và các
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 5
dịch vụ khác. Các cơ sở này có chức năng sản xuất các hàng hoá và dịch vụ
phục vụ nhu cầu của khách.
1.1.3.2.Chức năng lƣu thông:
Các doanh nghiệp khách sạn phải tự tổ chức quá trình lưu thông các sản
phẩm của mình. Đó là quá trình thay đổi hình thái giá trị từ hàng hoá dịch vụ
sang tiền.
1.1.3.3.Chức năng tổ chức tiêu dùng:
Các doanh ngiệp khách sạn tổ chức tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ là do
đặc điểm tiêu dùng của hàng hoá và dịch vụ du lịch. Đó là tiêu dùng ngay tại
chỗ, thời gian tiêu dùng tương đối ngắn, nhu cầu tiêu dùng đồng bộ. Mặt khác để
tiết kiệm thời gian tiêu dùng sản phẩm hàng hoá dịch vụ khác, tăng trình độ văn
hoá văn minh, thì việc phục vụ tiêu dùng hàng hoá dịch vụ phải được chính các
cơ sở kinh doanh khách sạn đảm nhiệm thật tốt, chất lượng cao.
Tổ chức tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ là chức năng cơ bản, chức năng này
ngày càng được mở rộng phát triển cao cùng với sự phát triển xã hội và văn
minh của loài người.
Các chức năng xảy ra có vị trí và vai trò riêng, quyết định đến sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
1.1.4.Đặc điểm của kinh doanh khách sạn:
Kinh doanh khách sạn là ngành kinh doanh tổng hợp vì nó sử dụng đến các
yếu tố đầu vào của nhiều ngành kinh doanh khác nhau suất phát từ nhu cầu của
khách.
Kinh doanh khách sạn chịu sự tác động của tài nguyên và các điểm du lịch.
Điều này thể hiện rất rõ vì tài nghuyên du lịch là điều kiện cần để thu hút khách
du lịch. Hoạt động của khách sạn kinh doanh phục vụ khách và qua đó để thu lợi
nhuận, bởi vậy khi xây dựng khách sạn người ta rất chú trọng đến vị trí của nó
so với các điểm du lịch, tài nguyên du lịch.
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu và vốn cố định cho cơ sở
vật chất tương đối cao, do mục đích của việc xây dựng khách sạn là nhằm thoả
mãn nhu cầu đa dạng phong phú của khách du lịch trong thời gian họ lưu trú. Vì
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 6
vậy khách sạn cần được xây dựng khang trang sạch sẽ với những trang thiết bị
tiện nghi cần thiết phục vụ cho sinh hoạt của khách.
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi lượng lao động trực tiếp tương đối lớn để
thoả mãn nhu cầu cao cấp và thiên hướng hưởng thụ của khách du lịch và các
sản phẩm chủ yếu là dịch vụ phục vụ trực tiếp thông qua các nhân viên, lĩnh vực
này rất khó áp dụng cơ khí hoá, tự động hoá. Trong kinh doanh khách sạn yếu tố
con người được đặt lên hàng đầu quyết định chất lượng và sự thành công của
khách sạn.
Thời gian phục vụ của khách sạn là liên tục không có chủ nhật, ngày lễ kinh
doanh 8760 giờ một năm, phục vụ 24h/24h trên một ngày, khác với hoạt động
của nhà trường có nghỉ hè, công ty, nhà máy, cơ quan có ngày nghỉ trong tuần
và giờ nghỉ trong ngày. Đối với khách sạn thì hoạt động không ngừng nghỉ, khi
nào khách đến nhân viên phải có mặt và đáp ứng đúng và đủ các yêu cầu của
khách. Vì vậy lục mọi người nghỉ ngơi thì khách sạn lại là lúc làm việc bận rộn
nhất.
Đối tượng phục vụ của khách sạn khác nhau về giới tính, tuổi tác, địa vị xã
hội, nhận thực, phong tục tập quán, đòi hỏi khách sạn phải phục vụ nhiệt tình đối
với bất kỳ đối tượng khách hàng nào cần nhanh nhạy nắm bắt đáp ứng được nhu
cầu và thị hiếu của khách để họ luôn cảm thấy thoả mãn, hài lòng, để họ luôn có
ấn tượng tốt về khách sạn. Khi có ấn tượng tốt về khách sạn thì vị khách đó sẽ là
một nhân tố quan trọng để quảng bá về khách sạn.
Từng bộ phận nghiệp vụ khách sạn hoạt động có tính độc lập tương đối
trong quá trình phục vụ xong cần có sự hợp tác nhịp nhàng và đồng bộ từ các bộ
phận nhằm đạt được mục tiêu chung là làm cho khách sạn phát triển tốt.
Sản phẩm của khách sạn chỉ có thể tiêu thụ ngay tại chỗ cùng với thời gian
sản xuất ra chúng chứ không thể lưu vào kho không thể đem đến nơi khách
quảng bá hoặc tiêu thụ. Chính vì vậy mục tiêu kinh doanh của khách sạn là thu
hút thật đông khách để số lưọng buồng của khách sạn luôn đựoc sủ dụng với
công suất cao.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 7
1.1.5.Phân loại cơ sở lƣu trú và khách sạn:
Theo luật du lịch Việt Nam quy định về phân loại; Khách sạn và làng du
lịch được xếp theo 5 hạng từ 1 đến 5 sao biệt thự và căn hộ du lịch được xếp
theo 2 hạng là đạt tiêu chuẩn kinh doanh và đạt tiêu chuẩn cao cấp, bãi cắm trại
du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê và các loại hình
cơ sở lưu trú du lịch khác được xếp hạng đạt tiêu chuẩn kinh doanh lưu trú.
Sau 3 năm được xếp hạng cơ sở lưu trú được thẩm định lại để công nhận
hạng phù hợp với cơ sở vật chất và dịch vụ.
1.1.6.Nội dung hoạt động của khách sạn:
Bao gồm kinh doanh lưu trú kinh doanh ăn uống và các món Âu, Á, các
món ăn mang đận bản sắc dân tộc. Phục vụ hội nghị hội thảo cho các doanh
nghiệp và các tổ chức kinh tế có nhu cầu, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí,
kinh doanh lữ hành, kinh doanh các dịch vụ bổ sung: Giặt là, tắm
hơi,massage...Các hoạt động này đều nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách
hàng đến với khách sạn đồng thời các hoạt động đó phải có sự kết hợp chặt chẽ
hài hoà để nâng cao chất lượng tạo ra được hiệu quả kinh doanh cho khách sạn.
1.2.Một số lý luận cơ bản về lễ tân khách sạn.
1.2.1.Khái niệm về lễ tân khách sạn.
Lễ tân khách sạn là nơi mở đầu cho một cuộc giao tiếp, tiếp xúc chính thức
giữa khách sạn với khách hàng bằng việc giới thiệu các điều kiện lưu trú như giá
phòng, chất lượng sản phẩm.
Lễ tân khách sạn là bộ phận đầu tiên cũng là bộ phận cuối cùng tiếp xúc với
khách. Bộ phận lễ tân nằm trong cơ cấu tổ chức nhất thiết phải có của bộ máy tổ
chức khách sạn.
Để gây được ấn tượng ban đầu mạnh mẽ khi tiếp xúc với khách hàng thì bộ
phận lễ tân có tác động đầu tiên trong các bộ phận. Bộ phận lễ tân có tác động
lớn đến hiệu quả kinh doanh khách sạn do đó công việc của lễ tân không chỉ là
nghiệp vụ đơn thuần mà có thể được coi là nghệ thuật và đó là nghệ thuật thuyết
phục khách hàng.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 8
1.2.2.Vai trò của lễ tân trong khách sạn.
Bộ phận lễ tân là trung tâm đầu não của khách sạn tại đây diễn ra các công
việc đặt buồng, trả buồng, trao đổi thông tin...Mọi hoạt động của khách đều
hướng đến bộ phận lễ tân, đồng thời bộ phận lễ tân là nơi thu nhập thông tin và
chuyển thông tin đến các bộ phận khác.
Bộ phận lễ tân là bộ phận đại diện cho khách sạn, đại diện cho người bán
hàng cung cấp các thông tin và dịch vụ có trong và ngoài khách sạn. Bộ phận lễ
tân còn là bộ phận tiếp xúc đầu tiên và cuối cùng ở khách sạn với khách hàng về
chất lượng phục vụ của khách sạn.
Bộ phận lễ tân là bộ phận tiếp nhận và giải quyết mọi thắc mắc của khách
hàng, đồng thời cũng là bộ phận nắm rõ được sở thích, tâm lý, thị hiếu của
khách hàng.
Bộ phận lễ tân đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định khai thác
nguồn khách, khai thác nhu cầu về lưu trú ăn uống, vui chơi, giải trí của khách
nhằm tận dụng hết công suất cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn.
Bộ phận lễ tân đóng vai trò tham mưu giúp cho ban quản lý khách sạn đưa
ra các chiến lược kinh doanh hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện yêu cầu khách
hàng, hoàn thiện thị trường khách thông qua việc kiểm kê trưng cầu và trao đổi
ý kiến với khách hàng. Bộ phận lễ tân là người đại diện cho khách sạn quảng
cáo sản phẩm, bán buồng và các sản phẩm khác qua việc thuyết phục khách
hàng với giá cao nhất và đem lại doanh thu cho khách sạn.
1.2.3.Cơ cấu chức năng của bộ phận lễ tân.
Bộ phận lễ tân là trung tâm vận hành nghiệp vụ thực hiện quy trình công
nghệ trong toàn bộ khách sạn, tạo ra các mối quan hệ giữa khách sạn và khách
hàng, là nơi theo dõi phục vụ khách trong suốt quá trình từ khi đặt phòng, trong
khi ăn nghỉ tại khách sạn đến khi thanh toán rời khỏi khách sạn.
Mỗi một khách sạn có một cách tổ chức lễ tân khác nhau, nhưng phổ biến
nhất với bộ phận lễ tân thực hiện năm chức năng sau: đặt buồng, đón tiếp, thu
ngân, tổng đài điện thoại và giao tiếp với khách hàng.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 9
1.2.4.Nhiệm vụ cơ bản của bộ phận lễ tân trong khách sạn.
Quảng cáo, bán phòng và các dịch vụ khác trong khách sạn.
Nhận đặt phòng và bố trí phòng cho khách
Đón tiếp khách, làm thủ tục nhập phòng khách sạn
Thanh toán và tiễn khách
Giải quyết các phàn nàn và cung cấp thông tin cho khách
Nhận chuyển giao thư từ, điện tín, fax, email...
Lập kế hoạch kinh doanh
1.2.5.Mối quan hệ giữa bộ phận lễ tân với các bộ phận khác trong khách
sạn.
Khách sạn là một cơ sở kinh doanh thống nhất đòi hỏi có nhiều người tham
gia nhưng lại được chia ra thành những bộ phận riêng tuỳ theo chức năng. Để
một khách sạn hoạt động có hiệu quả và có phong cách phục vụ chất lượng cao,
việc phối hợp hoạt động giữa các bộ phận khác nhau, giữa các cá nhân trong
tưng hoạt động không những chuyên sâu nghiệp vụ của bộ phận mình mà còn
phải hiểu rõ nhiệm vụ công việc của các bộ phận chức năng khác có liên quan để
tạo nên một bộ máy làm việc đồng nhất, nhịp nhàng , đạt hiệu quả cao.
Hoạt động khách sạn có nhiều vấn đề phức tạp nên bộ phận lễ tân của
khách sạn được coi là điểm mốc, là sợi dây liên kết trung gian phối hợp các bộ
phận chức năng. Bộ phận lễ tân trực tiếp phụ trách kế hoạch liên quan đến công
tác kinh doanh và đóng vai trò quan trọng để khách sạn hoạt động có hiệu quả
đáp ứng nhu cầu của khách trong khách sạn, giải đáp cho khách về những quy
định quyền lợi của họ tuỳ thuộc nhiều vào bộ phận lễ tân. Bộ phận lễ tân có mối
quan hệ chủ yếu sau.
1.2.5.1.Ban lãnh đạo khách sạn.
Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người quản lý cao nhất trong khách sạn
giúp việc giám đốc có phó giám đốc hoặc các trợ lý giám đốc về các lĩnh vực
như kinh tế, nghiệp vụ trong khách sạn. Giám đốc chịu trách nhiệm chung trong
mọi hoạt động của khách sạn và nắm tình hình kinh doanh qua những bộ phận
mà bộ phận đầu tiên và quan trọng nhất là bộ phận lễ tân.
Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng
Sinh viên: Lê Thị Vân Anh - Lớp: QT 1001P 10
1.2.5.2.Bộ phận buồng:
Công việc của bộ phận buồng là dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng ngăn nắp
phòng nghỉ và các khu vực công cộng trong khách sạn. Trưởng bộ phận hoặc
giám đốc bộ phận quản lý các công việc của nhân viên dọn phòng .
Trong khách sạn bộ phận buồng và bộ phận lễ tân có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Bộ phận lễ tân thông báo cho bộ phận buồng biết phòng khách check
out, check in để có kế hoạch dọn phòng. Ngược lại nhân viên lễ tân chỉ có thể
sắp xếp phòng cho khách khi bộ phận buồng thông báo phòng đã được dọn sạch,
được kiểm tra và sẵn sàng cho thuê .
Mối quan hệ khăng khít giữa bộ phận buồng và bộ phận lễ tân giúp cho
khách sạn làm thỏa mãn được nhu cầu của khách, hạn chế sự kêu ca phàn nàn
của khách và đưa công suất sử dụng buồng cũng như các dịch vụ khác tăng lên
mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho khách sạn.
1.2.5.3.Bộ phận dịch vụ ăn uống :
Bộ phận này tạo ra doanh thu lớn thứ 2 sau bộ phận buồng. Bộ phận này
thực hiện chức năng cung ứng đồ ăn uống theo yêu cầu của khách, đồng thời
đảm bảo chất lượng của dịch vụ đó. Mối quan hệ của bộ phận lễ tân với bộ phận
này là sau khi nhận được phiếu yêu cầu hoặc phiếu đặt ăn của khách, bộ phận lễ
tân thông báo cho bộ phận bếp, bàn, bar để chuẩn bị phục vụ cho khách .
1.2.5.4.Bộ phận bảo vệ :
Bao gồm các nhân viên xếp chỗ để xe gác cửa, mở cửa, khuân vác hành lý,
giao chuyển thư từ, bưu phẩm…nhân viên này đón chào khách đến quầy lễ tân
và chuyển hành lý lên phòng, khi khách check out họ chuyển hành lý ra xe cho
khách và chào tiễn khách.Thông thường bộ phận bảo vệ làm việc theo sự chỉ đạo
của bộ phận lễ tân và phối hợp cùng bộ phận lễ tân trong suốt ca làm việc.
1.2.5.5.Bộ phận kế toán :
Bộ phận này chịu trách nhiệm theo dõi mọi hoạt động tài chính của khách
sạn: Doanh số cân đối