Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

Lý luận cũng nhưthực tiễn phát triển kinh tếthếgiới đã cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng nhất trong toàn bộ các hoạt động kinh tếcủa nhiều quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần đáng kểvào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán giải quyết công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao vịthếcủa đất nước trong nền kinh tếtoàn cầu. Hoạt động tài trợxuất nhập khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉchịu tác động của chính sách kinh tếtrong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sựbiến động của thịtrường quốc tế. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng, muốn vậy có sự đầu tưthích đáng cho quá trình sản xuất, kinh doanh như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, khảnăng của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này còn ít ỏi, các doanh nghiệp khó có thểtự đổi mới công nghệnâng cao chất lượng, gia tăng thịphần xuất nhập khẩu. Nắm bắt nhu cầu này các ngân hàng đã tham gia tích cực trong hoạt động tài trợxuất nhập khẩu. Việc mởcửa hội nhập với nền kinh tếThếgiới, đặc biệt là sựkiện Việt Nam gia nhập tổchức Thương mại Thếgiới (WTO) sẽmang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta phát triển, hơn nữa còn tạo những cơhội cho hệthống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP.HCMnói riêng. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức, thậm chí là nguy cơbịthâu tóm, sáp nhập và phải rút khỏi thịtrường nếu không đủsức cạnh tranh với hệthống ngân hàng nước ngoài.

pdf72 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2235 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài Lý luận cũng như thực tiễn phát triển kinh tế thế giới đã cho thấy hoạt động xuất nhập khẩu là một trong những lĩnh vực trung tâm quan trọng nhất trong toàn bộ các hoạt động kinh tế của nhiều quốc gia. Hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần đáng kể vào việc tăng nguồn thu ngân sách, đặc biệt là thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán giải quyết công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu. Hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro. Nó không chỉ chịu tác động của chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu sự điều chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến động của thị trường quốc tế. Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu (XNK) cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mặt hàng, muốn vậy có sự đầu tư thích đáng cho quá trình sản xuất, kinh doanh như đổi mới công nghệ, máy móc, trang thiết bị. Nhưng trên thực tế, khả năng của các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trên lĩnh vực này còn ít ỏi, các doanh nghiệp khó có thể tự đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng, gia tăng thị phần xuất nhập khẩu. Nắm bắt nhu cầu này các ngân hàng đã tham gia tích cực trong hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu. Việc mở cửa hội nhập với nền kinh tế Thế giới, đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta phát triển, hơn nữa còn tạo những cơ hội cho hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh TP.HCM nói riêng. Đồng thời cũng đặt ra những thách thức, thậm chí là nguy cơ bị thâu tóm, sáp nhập và phải rút khỏi thị trường nếu không đủ sức cạnh tranh với hệ thống ngân hàng nước ngoài. Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản về ngân hàng thương mại. Đến khi thực tập tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – chi nhánh TP.HCM, em nhận thấy hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu đã được ngân hàng xem là một trong những hoạt động chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì thế em đã 2 mạnh dạn chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.HCM” Với nhận thức còn hạn chế, thực tế còn ít, vì vậy đề tài còn nhiều khiếm khuyết. Vậy em kính mong được sự tham gia chỉ dẫn của thầy giáo hướng dẫn và giáo viên các bộ môn, Ban lãnh đạo và tập thể CBCNV ngân hàng TMCP Công Thương – chi nhánh TP.HCM góp ý kiến cho đề tài của em có được những vấn đề xác thực nhất. 2/ Ý nghĩa thực tiễn và lí luận Tài trợ xuất nhập khẩu là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu đẩy mạnh hoạt động ngoại thương trong thời gian tới đang là định hướng của các ngân hàng thương mại và các ngân hàng trong nước. “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.HCM” là cần thiết cho sự phát triển kinh tế đất nước. 3/ Kết quả đạt được và những tồn tại Với những giải pháp tôi đưa ra như: mở rộng và thu hút nguồn vốn huy động, đa dạng hóa các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu, mở rộng đối tượng được tài trợ, hạn chế rủi ro, đẩy mạnh hoạt động Marketing Mix, cải tiến quy trình thủ tục, đổi mới công nghệ và nâng cao chất lương phục vụ, trình độ chuyên môn, nâng cao chất lượng thẩm định dự án chỉ mới khắc phục được một số khó khăn và hạn chế về hoạt động Marketing, nguồn vốn tài trợ, nguồn nhân lực…Mặt tồn tại là vẫn còn một số khó khăn chưa khắc phục như: khó khăn trong tiếp cận các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới, sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trên địa bàn hoạt động và các ngân hàng nước ngoài… 4/ Dự kiến nghiên cứu tiếp tục Với nội dung tôi nghiên cứu trên, tôi sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu để cố gắng khắc phục các khó khăn còn tồn tại vì thời gian nghiên cứu không nhiều và chưa đủ kiến thức để tìm ra những giải pháp hay để khắc phục những khó khăn đó. Và tôi muốn nghiên cứu thêm về nội dung thẩm định trong tài trợ xuất nhập khẩu vừa để nâng cao hoạt động tài trợ, vừa tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK nói riêng và cho hoạt động XNK của cả nước nói chung. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1/ Giới thiệu tổng quát về đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được cấu trúc thành 4 chương. Với chương đầu giới thiệu một cách tổng quát về đề tài nghiên cứu. Ba chương sau là nội dung chính của đề tài. Với chương II nội dung chính của nó là cơ sở lí luận của tài trợ xuất nhập khẩu sẽ góp phần làm nền tảng để có thể đi sâu nghiên cứu hoạt động tài trợ XNK thực tế tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM. Qua những lí luận được chọn làm cơ sở tôi đã vận dụng ở chương III để phân tích thực trạng hoạt động tài trợ XNK tại chi nhánh, qua đó phát hiện những khó khăn tồn tại trong Chi nhánh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tài trợ XNK tại Chi nhánh. Những giải pháp mà tôi đưa ra, dự kiến sẽ đạt hiệu quả trong 3 năm tới từ năm 2010- 2012. 1.2/ Tổng quan lịch sử nghiên cứu Đối với đề tài của tôi trong lĩnh vực tài trợ XNK, đã có những anh chị đi trước đã làm như: Các Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Tài Trợ Xuất Khẩu Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Ngoại Thương Đồng Nai Giải Pháp Và Kiến Nghị Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Tại Eximbank. Một Số Giải Pháp Mở Rộng Và Nâng Cao Hiệu Quả Tín Dụng Đối Với Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Tại NHCT KCN Biên Hòa Nâng Cao Hiệu Quả Hoạt Động Tài Trợ XK Tại Chi Nhánh NHCT KCN Biên Hòa. Mở Rộng Và nâng Cao Chất Lượng Hoạt Động Chiết Khấu Bộ Chứng Từ Thanh Toán Hàng XK Tại NHCT- Sở Giao Dịch II Ngoài ra còn một số đề tài nữa, tuy nhiên đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM – nơi tôi thực tập và viết bài nghiên cứu khoa học thì tôi là người đầu tiên viết về đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh TP.HCM”.. 4 1.3/ Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ XNK tại ngân hàng Vietinbank, chi nhánh TP.HCM. Từ đó phát hiện ra những mặt hạn chế và đề xuất những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động tài trợ XNK của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM. 1.4/ Những tư liệu được sử dụng Các báo cáo về tình hình nhân sự, tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn của chi nhánh trong thời gian qua, tình hình xuất khẩu theo phương thức …được lấy từ phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Kinh doanh, phòng Xuất nhập khẩu của ngân hàng qua các năm 2007, 2008, 2009. Các tài tiệu lý thuyết tham khảo được trích dẫn trong các tài liệu đáng tin cậy: - Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương- TS. Nguyễn Văn Nam - Nghiệp vụ ngân hàng thương mại – TS. Nguyễn Minh Kiều - Quản trị rủi ro tài chính ngân hàng – TS. Nguyễn Minh Kiều Ngoài ra, đề tài nghiên cứu còn tham khảo các tạp chí sách báo, luận văn khóa trước, tài liệu trên thư viện ĐH Lạc Hồng, thư viện Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM …cùng một số trang web như: www.mofa.gov.vn, www.tuoitre.com.vn, www.saga.com., www.vietinbank.vn. 1.5/ Phương pháp nghiên cứu +Phương pháp thu thập thông tin +Phương pháp quan sát +Phương pháp phỏng vấn +Phương pháp phân tích, so sánh 1.6/ Giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu - Về không gian: đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Công Thương, chi nhánh TP.HCM - Về thời gian: số liệu hoạt động của Chi nhánh cùng số liệu có liên quan trong năm 2007, 2008 và 2009 - Nội dung nghiên cứu: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tài trợ XNK tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, chi nhánh TP.HCM 5 CHƯƠNG 2:MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 2.1/ Một số vấn đề cơ bản về hoạt động xuất nhập khẩu 2.1.1/ Sự cần thiết của hoạt động xuất nhập khẩu Sự phát triển chung của xã hội nền kinh tế loài người trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế, đó là sản xuất tự cung tự cấp và sản xuất hàng hóa. Trong đó sản xuất hàng hóa là bước phát triển của xã hội loài người khi nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều hàng hóa của nhau tăng cao. Ban đầu chỉ là trao đổi hàng hóa giữa những người trong vùng, rồi tới miền, rồi lãnh thổ dần dần vượt qua biên giới quốc gia mà ngày nay gọi là hoạt động thương mại quốc tế. Không biết chính xác từ bao giờ đã xuất hiện hành vi trao đổi hàng hóa giữa các thương nhân ở các quốc gia khác nhau nhưng trên bản đồ thế giới thì từ thế kỉ thứ II Trước Công Nguyên đã vẽ nên huyết mạch thông thương buôn bán giữa những “thương nhân lạc đà” – đó là huyền thoại nổi tiếng về con đường tơ lụa nối liền Trung Hoa rộng lớn với vùng Tây Á kì bí. Con đường tơ lụa được coi là một hệ thống những con đường thương mại lớn nhất thế giới thời cổ đại, nó được coi là cầu nối giữa hai nền văn minh Đông – Tây. Ngày nay, các dòng chảy hàng hóa không chỉ gói gọn trong vùng, miền hay bộ phận nhỏ trên bản đồ thế giới mà nó trải dài hầu như ở tất cả các quốc gia và ngày càng đa dạng bởi không chỉ hàng hóa hữu hình mới có thể lưu thông mà bao gồm cả những hàng hóa vô hình cũng được trao đổi. Hoạt động thương mại quốc tế hiện nay được tăng cường như là xu hướng chung của sự phát triển và được xem như là ý nghĩa cơ bản của “toàn cầu hóa”. Tuy đã trải qua hàng thế kỷ hình thành và phát triển, nhưng hoạt động thương mại quốc tế cơ bản chỉ là hành vi mua bán – trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới quốc gia hay lãnh thổ mà việc đưa hàng hóa từ trong nước ra tiêu thụ ở nước khác gọi là xuất khẩu và mua hàng hóa của nước ngoài vào trong nước gọi là nhập khẩu. 2.1.1.1.Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế 2.1.1.1. Hoạt động xuất khẩu: Trong lí luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. 6 • Các nhân tố tác động: Khi các nhân tố liên quan đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu ở trong nước không thay đổi, trị giá xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của nước ngoài tăng (cũng có nghĩa là tăng trưởng kinh tế của nước ngoài tăng dốc) thì giá trị xuất khẩu có cơ hội tăng lên. Tỷ giá hối đoái tăng (tức là tiền tệ trong nước mất giá so với ngoại tệ) thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng nhờ giá hàng tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi. • Xuất khẩu với tăng trưởng kinh tế: Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc vào một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà nhu cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên xuất khẩu phụ thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững, IMF thường khuyến khích các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào nhu cầu nội địa.[ 13] 2.1.1.1.2, Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam: Kinh tế Việt Nam trong những năm đầu sau chiến tranh là một nền kinh tế đóng theo chế độ tập trung bao cấp, trì trệ, kiềm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế. Có thể nói Đại hội Đảng lần thứ X năm 1986 là một bước ngoặc đưa kinh tế nước ta sang trang mới, công nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, cho phép các thành phần kinh tế tự do hoạt động theo khuôn khổ pháp luật… Bên cạnh đó Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ bình thường hóa quan hệ , chấm dứt hoạt động cấm vận đối với Việt Nam đã tạo điều kiện thông thương hàng hóa giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy rõ việc mở cửa hội nhập quốc tế mang lại nhiều cơ hội để nước ta phát triển chủ trương đẩy mạnh lực lượng, phát huy hết mọi khả năng để thu hút đầu tư nước ngoài và một phần không thể thiếu của kinh tế đối ngoại là lấy xuất khẩu làm mũi nhọn đẩy nhanh hoạt động sản xuất 7 kinh doanh. Hoạt động xuất khẩu đã mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam như sau: - Góp phần đẩy nhanh sản xuất của các doanh nghiệp trong nước, tăng sản lượng sản phẩm, tạo nhiều việc làm cho nhiều lao động trình độ thấp, giải quyết phần nào tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn đầu khó khăn của đất nước. - Tạo nguồn thu ngoại tệ dồi dào cho nền kinh tế, là cơ sở cho các hoạt động buôn bán ngoại tệ diễn ra sôi động cũng như các hoạt động về ngoại hối của các ngân hàng thương mại. - Là động cơ để nâng cao vị thế cạnh tranh của nước ta trên trường quốc tế, mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia, tạo cơ hội cho hợp tác đầu tư song phương, đa phương giữa Việt Nam và thế giới. - Tận dụng được lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, năng động, tài nguyên phong phú và các ngành nghề truyền thống để quảng bá về hình ảnh của Việt Nam với thế giới. - Là một kênh quan trọng tạo điều kiện giao lưu, hợp tác về kinh tế, xã hội, văn hóa với các nền văn hóa tiên tiến. Tiếp thu những tiến bộ để phục vụ cho việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…[ 3 – trang 147] 2.1.1.2, Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế: 2.1.1.2.1, Hoạt động nhập khẩu: Trong lí luận thương mại quốc tế, là việc quốc gia này mua hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia khác. Nói cách khác, đây chính là việc nhà sản xuất nước ngoài cung cấp hàng hóa và dịch vụ cho người cư trú trong nước. Tuy nhiên theo cách thức biên soạn cán cân thanh toán của IMF, chỉ có việc mua các hàng hóa hữu hình mới được coi là nhập khẩu và đưa vào mục cán cân thương mại. Còn việc mua dịch vụ được tính vào mục cán cân phi thương mại. • Đơn vị tính khi thống kê về nhập khẩu Thường là đơn vị tiền tệ (Dollar, triệu Dollar hay tỷ Dollar) và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định. Đôi khi nếu chỉ xét trong một mặt hàng cụ thể, đơn vị tính có thể là đơn vị số lượng hoặc trọng lượng (cái, tấn…). Nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập của người cư trú trong nước, vào tỷ giá hối đoái. Thu nhập của người dân trong nước càng cao thì nhu cầu của người dân đối với 8 hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu ngày càng cao. Tỷ giá hối đoái tăng, thì giá hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng cao, do đó nhu cầu nhập khẩu giảm đi. • Mức độ nhập khẩu của một quốc gia được đo bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. 2.1.1.2.2, Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam: • Nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu sẽ làm thâm hụt cán cân thanh toán của một quốc gia, tuy chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nhưng chúng ta không thể phủ nhận một số vai trò tích cực của hoạt động nhập khẩu đối với chúng ta. • Đứng trên cương vị là người tiêu dùng, nhập khẩu hàng hóa của nước khác tạo cho họ nhiều sự lựa chọn hơn. • Nhập khẩu còn tạo ra động lực nhằm tăng tính năng động của thị trường vì khi đó cạnh tranh sẽ buộc những nhà sản xuất trong nước phải nhập cuộc để giành lại thị phần. • Nước ta đang trên đà phát triển, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nên nhất thiết không thể thiếu các sản phẩm khoa học, công nghệ hiện đại được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Do đó, bên cạnh xuất khẩu thì nhập khẩu cũng có một số ảnh hường tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế nước ta. • Chúng ta cần có quan điểm rõ ràng về hoạt động xuất nhập khẩu để có những chính sách phù hợp với những cam kết khi gia nhập WTO, vừa có lợi cho nền sản xuất trong nước, vừa tận dụng được cơ hội mở rộng thị trường, phục vụ tốt cho sự nghiệp phát triển đất nước [16] 2.1.2/ Nhu cầu tài trợ xuất nhập khẩu Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, hoạt động thương mại quốc tế hay ngoại thương không còn đơn giản như việc mua bán hàng hóa thông thường trong nội địa vì khi hàng hóa di chuyển từ nước này sang nước khác phải trải qua nhiều khâu. Quá trình đó phức tạp hơn bởi các đặc thù sau: - Hàng hóa phải di chuyển qua biên giới quốc gia. - Áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế như: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu hay tín dụng chứng từ. Phổ biến hiện nay là nhờ thu và tín dụng chứng từ. 9 - Liên quan đén các đồng tiền khác nhau, dẫn đến việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ. - Quy tắc giao dịch tuân thủ luật lệ quốc tế, tuy nhiên không loại trừ những đặc điểm luật lệ riêng mang tính quốc gia. - Thủ tục buôn bán mang tính quốc tế là chủ yếu… Ngày nay, trình độ phát triển nền kinh tế kéo theo sự cải thiện và nâng cao trong hoạt động ngoại thương, các nhà xuất nhập khẩu không trực tiếp giao dịch và thanh toán với nhau mà thông qua một định chế tài chính trung gian đó là ngân hàng để hợp thức hóa theo chuẩn mực quốc tế nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí và rủi ro. Do hoạt động ngân hàng đối ngoại gắn chặt hoạt động ngoại thương, hơn nữa, một thương vụ trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, do đó sự tham gia của ngân hàng trong hoạt động ngoại thương gần như là tất yếu, đóng vai trò chủ chốt trong từng nghiệp vụ phát sinh, cụ thể như sau: - Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương, ngân hàng sẽ tham gia với vai trò là ngân hàng mở và nhận kí quỹ hay thông báo và xác nhận L/C. - Trên cơ sở đặt hàng hay một thư tín dụng, ngân hàng sẽ tham gia tài trợ cho nhà xuất khẩu. - Do các bên xuất khẩu - nhập khẩu ở xa nhau lại bị chi phối bởi các luật pháp khác nhau nên để bảo đảm thực hiện hợp đồng, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải phát hành thư bảo lãnh thưc hiện hợp đồng cho nhà xuất khẩu và nhập khẩu. - Sau khi giao hàng, để đáp ứng vốn ngắn hạn cho nhà xuất khẩu duy trì hoạt động bình thường, ngân hàng tham gia tài trợ cho nhà xuất khẩu thông qua nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Nếu là xuất khẩu trả chậm thì ngân hàng sẽ tài trợ cho nhà xuất khẩu thông qua nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận còn thời hạn. - Nếu đồng tiền thanh toán không phải là bản tệ thì ngân hàng sẽ cung cấp các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để: + Nhà nhập khẩu mua ngoại tệ thanh toán cho hàng xuất khẩu + Nhà xuất khẩu bán ngoại tệ nhận bản tệ để trang trải các chi phí đầu vào. - Thông qua ngân hàng việc thanh toán giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu được thực hiện… 10 Bên cạnh đó với hệ thống các ngân hàng đại lí rộng khắp được củng cố quan hệ chặt chẽ và cơ sở vật chất trang bị đầy đủ, hệ thống kĩ thuật và công nghệ hiện đại; các ngân hàng cấp nhiều hơn cho các khách hàng của họ các dịch vụ tiện ích phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu. Do đó, vai trò quan trọng của ngân hàng trong hoạt động thông thương của các quốc gia ngày càng được khẳng định nhất là đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu – một trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế các nước đang phát triển. 2.1.3/ Các nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu - Nguồn tín dụng tài trợ thương mại từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), đặc biệt vào năm 2009 Việt Nam được lựa chọn vào Chương trình hỗ trợ tài chính thương mại của ADB. - Các khoản vay có bảo lãnh từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện hợp đồng thương mại được dễ dàng và nhanh chóng. - Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu của Chính phủ giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh để xuất khẩu. - Các dự án phát triển kinh tế do các đối tác nước ngoài tài trợ. 2.2/ Khái quát
Luận văn liên quan