Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương TPL

Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, vận tải quốc tế ngày càng thể hiện rõ vai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết trong sự ra đời và phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Trong suốt bề dày lịch sử 500 năm kể từ khi ra đời tại Thụy Sỹ, ngành vận tải quốc tế đặc biệt là vận tải đường biển ngày càng khẳng định được sự tồn tại cũng như vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất trên thế giới. Mặt khác, với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển. Thành lập từ năm 1995, công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Logicstics- TPL) đã có nhiều uy tín và chỗ đứng trong thị trường giao nhận vốn đông đảo và cạnh tranh đầy khốc liệt. Tuy nhiên, không phải vậy mà công ty không có những điểm yếu nhất định, nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể bị đào thải khỏi ngành được coi là cạnh tranh khốc liệt bậc nhất hiện nay. Vì vậy, công ty cần có những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động thế mạnh của công ty là giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương, với mong muốn nâng cao kiến thức của bản thân và góp phần vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL”. Với phương pháp nghiên cứu là kết hợp các cơ sở lý luận và thực tế giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển cùng với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích nhằm mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động giao nhận tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận này. Bài báo cáo được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Chương II: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương.

doc41 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3283 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương TPL, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU *** Trong xu hướng hội nhập toàn cầu hiện nay, vận tải quốc tế ngày càng thể hiện rõ vai trò là tiền đề, là điều kiện tiên quyết trong sự ra đời và phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Trong suốt bề dày lịch sử 500 năm kể từ khi ra đời tại Thụy Sỹ, ngành vận tải quốc tế đặc biệt là vận tải đường biển ngày càng khẳng định được sự tồn tại cũng như vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế thế giới nói chung và hoạt động thương mại quốc tế nói riêng. Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất trên thế giới. Mặt khác, với hơn 3.260 km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển. Thành lập từ năm 1995, công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Logicstics- TPL) đã có nhiều uy tín và chỗ đứng trong thị trường giao nhận vốn đông đảo và cạnh tranh đầy khốc liệt. Tuy nhiên, không phải vậy mà công ty không có những điểm yếu nhất định, nếu không phát hiện và khắc phục kịp thời thì có thể bị đào thải khỏi ngành được coi là cạnh tranh khốc liệt bậc nhất hiện nay. Vì vậy, công ty cần có những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung và hoạt động thế mạnh của công ty là giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển nói riêng. Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương, với mong muốn nâng cao kiến thức của bản thân và góp phần vào sự phát triển của công ty, em đã chọn đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương- TPL”. Với phương pháp nghiên cứu là kết hợp các cơ sở lý luận và thực tế giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển cùng với các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích… nhằm mục tiêu phân tích thực trạng hoạt động giao nhận tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương từ đó đưa ra một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động giao nhận này. Bài báo cáo được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Chương II: Thực trạng hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương. Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Hoàng Mỹ Linh- Giáo viên trực tiếp hướng dẫn em và các anh chị công tác tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn!  DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển trên thế giới. Bảng 2: Sản lượng giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương. Bảng 3: Giá trị giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển tại công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương. Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương. Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ trọng cơ cấu giao nhận của công ty TNHH tiếp vận xuyên Thái Bình Dương năm 2010. Biểu đồ 2: Biểu đồ giá dầu thế giới 10 năm qua (2000 – 2010). DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AFTA – ASEAN Free Trade Area – Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC – Asia Pcific Economic Cooperation – Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương ASEAN – Association of Southest Asian Nations – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á B/L – Bill of Lading – Vận đơn EU – European Union – Liên minh châu Âu FCL – Full Container Load – Lô hàng nguyên FDI – Foreign Direct Investment – Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FIATA – International Federation of Forwarding Agents Associations – Hiệp hội giao nhận quốc tế GBP – Great British Pound – Đồng Bảng Anh IMF – International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế LCL – Less than Container Load – Lô hàng lẻ MTO – Multimodal Transport Operator – Người kinh doanh vận tải đa phương thức SDR – Special Drawing Right – Quyền rút vốn đặc biệt TEU – Twenty-Foot Equivalent – Đơn vị tương đương 20 foot VCCI – Vietnam Chamber of Commerce and Industry – Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam WTO – World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I. GIAO NHẬN HÀNG HÓA QUỐC TẾ BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 1. Khái niệm về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Trước khi tìm hiểu về giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển, chúng ta cần tìm hiểu giao nhận là gì? Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm giao nhận. Giao nhận là bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hóa, cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa. Bên cạnh đó, theo điều 163 Luật Thương mại Việt nam năm 2005 thì: Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao nhận khác. Nói một cách ngắn gọn: Giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng). Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác. Từ khái niệm giao nhận, ta có thể hiểu giao nhận hàng hóa quốc tế là hình thức giao nhận hàng hóa giữa hai hay nhiều nước với nhau, tức là điểm đầu và điểm cuối của quá trình giao nhận nằm trên lãnh thổ của hai nước khác nhau. Nói một cách khác, giao nhận hàng hóa quốc tế là quá trình chuyên chở được tiến hành vượt ra ngoài phạm vi biên giới lãnh thổ của một nước. Qua hai khái niệm trên, ta có thể định nghĩa giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một trong nhiều phương thức giao nhận hàng hóa quốc tế (đường bộ, đường hàng không, đa phương thức…) mà việc giao nhận hàng hóa từ quốc gia này đến quốc gia khác được tiến hành bằng tàu biển và hàng hóa được chuyên chở trên biển. 2. Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Do có nhiều phương thức giao nhận trong hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế (hàng không, đường biển, đường sông, đa phương thức…) cũng như giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển (tàu chuyến, tàu chợ…), nên khó có thể khái quát hóa đầy đủ những đặc điểm của chúng. Nhưng nhìn chung ta có thể nêu lên một số đặc điểm cơ bản của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế và hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. 2.1. Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế. Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế có 4 đặc điểm sau: Thứ nhất, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế không tạo ra sản phẩm vật chất mà chỉ tác động làm cho đối tượng lao động ở đây là hàng hóa thay đổi vị trí về mặt không gian chứ không phải là sự tác động về mặt kỹ thuật vào đối tượng lao động. Thứ hai, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thụ động do phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, các quy định của người vận chuyển, các ràng buộc về pháp luật, tập quán của nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu, nước thứ ba… Thứ ba, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế mang tính thời vụ: Hoạt động giao nhận phụ thuộc vào hoạt động xuất nhập khẩu mà hoạt động xuất nhập khẩu mang tính thời vụ nên hoạt động giao nhận mang tính thời vụ. Thứ tư, hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tê phụ thuộc vào cơ sở vật chất và trình độ của người giao nhận. 2.2. Đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển Hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển ngoài các đặc điểm của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế nói chung còn có một số đặc điểm riêng của nó: Thứ nhất, vận tải đường biển có năng lực vận chuyển lớn, phương tiện trong vận tải đường biển là các tàu có sức chở rất lớn, lại có thể chạy nhiều tàu trong cùng một thời gian trên cùng một tuyến đường; thời gian tàu nằm chờ tại các cảng giảm nhờ sử dụng container và các phương tiện xếp dỡ hiện đại nên khả năng thông qua của một cảng biển rất lớn, ví dụ như cảng Rotterdam (Hà Lan): 322 triệu tấn hàng/năm; cảng Hồng Kông: 18,6 triệu TEU/năm; Singapore: 16,4 triệu TEU/năm; Busan: 9,3 triệu TEU/năm (năm 2002). Thứ hai, vận tải đường biển thích hợp cho việc vận chuyển hầu hết các loại hàng hóa trong thương mại quốc tế. Đặc biệt thích hợp và hiệu quả với các loại hàng rời có khối lượng lớn và giá trị thấp như: than đá, quặng, ngũ cốc, phốt phát và dầu mỏ. Thứ ba, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp. Các tuyến đường hảng hải hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên không đòi hỏi nhiều vốn, nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng, duy trì, bảo quản, trừ việc xây dựng các kênh đào và hải cảng. Thứ tư, giá thành vận tải biển rất thấp. Giá thành vận tải biển vào loại thấp nhất trong tất cả các phương thức vận tải do trọng tải tàu biển lớn, cự ly vận chuyển trung bình lớn, biên chế ít nên năng suất lao động trong ngành vận tải biển rất cao. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật trong vận tải và thông tin được áp dụng nên giá thành vận tải biển có xu hướng ngày càng hạ hơn. Thứ năm, đối với vận tải biển, tiêu thụ nhiên liệu trên một tấn trọng tải thấp, chỉ cao hơn vận tải đường sông một ít. Thứ sáu, vận tải biển phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên, điều kiện hàng hải. Các tàu biển thường gặp rất nhiều rủi ro hàng hải như mắc cạn, đắm, cháy, đâm va nhau, đâm phải đá ngầm, mất tích… Theo thống kê của các công ty bảo hiểm, trung bình hàng tháng trên thế giới có khoảng 300 tàu biển bị các tai nạn trên biển, trong đó có nhiều trường hợp tổn thất toàn bộ. Thứ bảy, tốc độ của các loại tàu biển tương đối thấp. Tốc độ của các tàu biển chỉ khoảng 14-20 hải lý/giờ. Tốc độ này là thấp so với tốc độ của máy bay, tàu hỏa. Về mặt kỹ thuật, người ta có thể đóng các tàu biển có tốc độ cao hơn nhiều. Tuy nhiên, đối với các tàu chở hàng, người ta phải duy trì một tốc độ kinh tế nhằm giảm giá thành vận tải. 3. Vai trò của hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển. Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển có vai trò to lớn với hoạt động thương mại quốc tế và được thể hiện ở hai mặt chủ yếu sau đây: Thứ nhất, giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển là yếu tố không thể tách rời và thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển. Vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương, chiếm tới 80% khối lượng hàng hóa trong buôn bán quốc tế. Sản lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm đạt 6.000 tấn và khối lượng luân chuyển đạt khoảng 25.000 tấn/hải lý. Năm 2003, khối lượng hàng hóa buôn bán bằng đường biển đạt 5.840 triệu tấn, trong đó dầu thô chiếm 28%, hàng bách hóa: 20%, hàng khô khác: 16%, than đá: 11%, quặng sắt: 9%, sản phẩm dầu mỏ: 7%, ngũ cốc: 4%, gas và hóa chất: 2%. Khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 24.589 tỷ tấn/hải lý. Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đương biển một số năm trên thế giới như trong bảng 1 dưới đây: Bảng 1: Khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng đường biển trên thế giới Đơn vị: tỷ tấn/hải lý Năm  Dầu mỏ thô  Sản phẩm dầu mỏ  Quặng sắt  Than đá  Ngũ cốc  Hàng khô khối lượng lớn  Hàng khô khác  Tổng cộng toàn thế giới   1980  8.385  1.020  1.613  952  1.087  3.652  3.720  16.777   1985  4.007  1.150  1.675  1.479  1.004  4.480  3.428  13.065   1990  6.261  1.560  1.978  1.849  1.073  5.259  4.041  17.121   1995  7.225  1.945  2.287  2.176  1.160  5.953  5.065  20.188   2000  8.180  2.085  2.545  2.509  1.244  6.638  6.113  23.016   2001  8.074  2.105  2.575  2.552  1.322  6.782  6.280  23.241   2002  7.848  2.050  2.731  2.549  1.241  6.879  6.440  23.217   2003  8,330  2.155  3.030  2.700  1.335  7.429  6.675  24.589   Nguồn: Fearnleys (Oslo), Review 2003 Thứ hai, vận tải quốc tế nói chung và vận tải đường biển nói riêng có tác dụng bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân mậu dịch và cán cân thanh toán. Xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải là một hình thức xuất nhập khẩu vô hình rất quan trọng. Thu chi ngoại tệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải và các dịch vụ liên quan đến vận tải quốc tế là một bộ phận quan trọng trong cán cân thanh toán quốc tế. Xuất siêu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ có tác dụng tốt đối với cán cân thanh toán quốc tế. Ngược lại, thiếu hụt trong cán cân xuất nhập khẩu sản phẩm vận tải quốc tế sẽ làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế. II. NGƯỜI GIAO NHẬN. 1. Khái niệm và đặc điểm người giao nhận. Ở các nước khác nhau, tên gọi của người giao nhận có khác nhau (Fowarder, Freight fowarder, Fowarding agent) nhưng đều có chung một tên giao dịch quốc tế là: Người giao nhận hàng hóa quốc tế (International freight fowarder) và cùng làm dịch vụ giao nhận. Người giao nhận là người lo toan để hàng hóa được chuyên chở theo hợp đồng ủy thác và hành động vì lợi ích của người ủy thác mà bản thân anh ta không phải là người chuyên chở. Người giao nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận như: bảo quản, lưu kho, trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hóa… Bên cạnh đó, theo điều 164 Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005: Người giao nhận là thương nhân có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hóa. Như vậy, người giao nhận có thể là: - Chủ hàng: Khi chủ hàng tự đứng ra đảm nhận công việc giao nhận hàng hóa của mình. - Chủ tàu: Khi chủ tàu thay mặt người chủ hàng thực hiện dịch vụ giao nhận. - Đại lý hàng hóa, công ty xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ người nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa. Từ khái niệm trên, ta có thể đưa ra các đặc điểm về người giao nhận như sau: Thứ nhất, người giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác với chủ hàng, bảo vệ lợi ích của chủ hàng. Thứ hai, người giao nhận lo việc vận tải nhưng chưa hẳn là người vận tải. Người giao nhận là người có hoặc không có phương tiện vận tải, có thể sử dụng, thuê mướn người vận tải hoặc trực tiếp tham gia vận tải. Nhưng họ có thể ký hợp đồng ủy thác giao nhận với chủ hàng trên danh nghĩa là người giao nhận chứ không phải là người vận tải. 2. Vai trò của người giao nhận trong hoạt động thương mại quốc tế. Ngày nay, do sự phát triển của vận tải quốc tế, người giao nhận không chỉ làm đại lý, người ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận tải và đóng vai trò như một bên chính (Principal) – người chuyên chở (Carrier). Vai trò của người giao nhận được thể hiện khác nhau tùy theo địa vị của người giao nhận trong từng hoạt động thương mại quốc tế cụ thể: 2.1. Khi người giao nhận là môi giới hải quan (Customs Broker). Thuở ban đầu, người giao nhận chỉ hoạt động ở trong nước. Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bao giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu. Sau đó, anh ta mở rộng hoạt động phục vụ cả hàng xuất khẩu và dành chỗ chở hàng trong vận tải quốc tế hoặc lưu cước với hang tàu theo sự ủy thác của người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu, tùy thuộc vào hợp đồng mua bán. Trên cơ sở được Nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặc người xuất khẩu, nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan. 2.2. Khi người giao nhận là đại lý (Agent). Trước đây, người giao nhận không đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở. Anh ta chỉ hoạt động như một cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như là một đại lý của người chuyên chở hoặc của người gửi hàng. Người giao nhận nhận ủy thác từ chủ hàng hoặc từ người chuyên chở để thực hiện các công việc khác nhau như: nhận hàng, giao hàng, nhập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho… trên cơ sở hợp đồng ủy thác. 2.3. Khi người giao nhận là người gom hàng (Cargo Consolidator). Ở châu Âu, người giao nhận từ lâu đã cung cấp dịch vụ gom hàng để phục vụ cho vận tải đường sắt. Đặc biệt, trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể thiếu được nhằm biến lô hàng lẻ (LCL – Less than Container Load) thành lô hàng nguyên (FCL – Full Container Load) để tận dụng sức chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là người gom hàng, người giao nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý. 2.4. Khi người giao nhận là người chuyên chở (Carrier). Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này đến một nơi khác. Người giao nhận đóng vai trò là người thầu chuyên chở (Contracting Carrier) nếu anh ta ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở. Nếu anh ta trực tiếp chuyên chở thì anh ta là người chuyên chở thực tế (Perfoming/Actual Carrier). 2.5. Khi người giao nhận là người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO). Trong trường hợp người giao nhận cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi là vận tải “từ cửa đến cửa”, thì người giao nhận đã đóng vai trò là người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multimodal Transport Operator – MTO). MTO cũng là người chuyên chở và chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong suốt hành trình vận tải. 3. Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận. Điều 235 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 quy định: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, người giao nhận có những quyền và nghĩa vụ sau đây: Thứ nhất, người giao nhận được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phi hợp lý khác (thưởng phạt xếp dỡ, vận chuyển…). Thứ hai, trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì người giao nhận có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng. Thứ ba, khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn. Thứ tư, trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lý. 4. Trách nhiệm của người giao nhận. Người giao nhận dù hoạt động với danh nghĩa là đại lý hay người chuyên chở thì đều phải chịu trách nhiệm về những hành vi sơ suất của mình. Tuy nhiên, trách nhiệm của người giao nhận khác nhau tùy theo từng tư cách khác nhau của họ trong các hoạt động thương mại quốc tế: 4.1. Với tư cách là đại lý - Người giao nhận không chịu trách nhiệm về những hành vi hay sơ sót của bên thứ ba (người chuyên chở, người nhận lại dịch vụ giao nhận…) miễn là chứng minh được mình đã cẩn thận một cách thích đáng khi lựa chọn bên thứ ba. - Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, người giao nhận hoặc người làm công của anh ta có thể phạm sai sót hoặc nhầm lẫn không phải do cố ý hay coi thường nhưng gây ra thiệt hại về tài chính cho khách hàng hoặc gây nên tổn thất về hàng hóa thì người giao nhận phải chịu trách nhiệm. Các trường hợp mà người giao nhận phải chịu trách nhiệm bao gồm: Thứ nhất là giao hàng khác với chỉ dẫn của khách hàng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, mắc phải những lỗi lầm nghiệp vụ như xếp dỡ không theo chỉ dẫn trên bao bì hàng hóa như tránh mưa, nắng, đổ vỡ… Thứ hai là quên không mua bảo hiểm cho hàng măc dù đã có chỉ dẫn của khách hàng có thể vì quên có thể do cố tình không mua vì cho là không quan trọng. Dù bất kỳ lý do nào thì trách nhiệm vẫn thuộc về người giao nhận. Nếu lô hàng bị tổn thất trên đường vận chuyển, không được đền bù vì không mua bảo hiểm, nều ngân hàng phát hành thư tín dụng bảo hiểm thì lúc này người giao hàng chịu trách nhiệm đền bù tất cả các thiệt hại đó cho khách hàng. Thứ ba là sai sót trong quá trình làm thủ tục hải
Luận văn liên quan