1. Lý do chọn đề tài.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 không những đã để lại hậu quả lớn cho những nước hứng chịu trực tiếp mà còn làm suy yếu các nước không nằm trong vùng “tâm bão”, tuy nhiên cho đến hiện nay hầu như các nước đã bắt đầu có sự hồi phục bằng các biện pháp khác nhau.Giai đoạn này chính là lúc mà từng đất nước đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện: lạm phát,mất thanh khoản,tỉ giá biến động không ngừng Để đối phó với những vấn đề đó bắt buộc các NHTM cần có những thay đổi bằng cách xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh một cách toàn diện nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo được vị thế vững chắc, giữ vững thương hiệu của mình đã đạt được.Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học với sự hướng dẫn của thầy Đức và mong muốn đóng góp cho đơn vị thực tập, tác giả quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến năm 2015”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục đích của bài báo cáo là đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra của Ngân hàng:
+ Số 1 Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ Tín trong hoạt động
+ Trong 5 năm kể từ khi thành lập, chính thức hoạt động, LienVietBank sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam.
+ Sau 5 năm phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là Ngân hàng Liên Việt gồm các hoạt động và các chiến lược kinh doanh đã đưa ra,các yếu tố môi trường ảnh hưởng.
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động của Ngân hàng Liên Việt cùng với phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh mà LV đã sử dụng dưới tác động của nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài báo cáo sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, duy vật biện chứng lịch sử và hệ thống hóa, so sánh giữa các Ngân hàng để đưa ra các đánh giá phù hợp ngoài ra còn kết hợp một số ma trận ứng dụng xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
5. Nội dung báo cáo bao gồm:
Bài báo cáo được bố cục theo các nội dung chính như sau:
- Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh của Ngân hang Thương mại.
- Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt trong thời gian qua.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến 2015.
32 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2324 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của ngân hàng Liên Việt đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 không những đã để lại hậu quả lớn cho những nước hứng chịu trực tiếp mà còn làm suy yếu các nước không nằm trong vùng “tâm bão”, tuy nhiên cho đến hiện nay hầu như các nước đã bắt đầu có sự hồi phục bằng các biện pháp khác nhau.Giai đoạn này chính là lúc mà từng đất nước đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn xuất hiện: lạm phát,mất thanh khoản,tỉ giá biến động không ngừng… Để đối phó với những vấn đề đó bắt buộc các NHTM cần có những thay đổi bằng cách xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh một cách toàn diện nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tạo được vị thế vững chắc, giữ vững thương hiệu của mình đã đạt được.Việc hoạch định chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng nhằm tồn tại, phát triển và chiến thắng trong cạnh tranh trở thành nhu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng.
Xuất phát từ thực tiễn đó, kết hợp kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học với sự hướng dẫn của thầy Đức và mong muốn đóng góp cho đơn vị thực tập, tác giả quyết định chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến năm 2015”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Mục đích của bài báo cáo là đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra của Ngân hàng:
+ Số 1 Việt Nam về hiện đại hóa, chuyên nghiệp, năng động, đổi mới và chữ Tín trong hoạt động
+ Trong 5 năm kể từ khi thành lập, chính thức hoạt động, LienVietBank sẽ phấn đấu trở thành một trong 10 ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam.
+ Sau 5 năm phấn đấu trở thành Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo là Ngân hàng Liên Việt gồm các hoạt động và các chiến lược kinh doanh đã đưa ra,các yếu tố môi trường ảnh hưởng.
Phạm vi nghiên cứu là các hoạt động của Ngân hàng Liên Việt cùng với phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh mà LV đã sử dụng dưới tác động của nhiều nhân tố bên trong cũng như bên ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Bài báo cáo sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, duy vật biện chứng lịch sử và hệ thống hóa, so sánh giữa các Ngân hàng để đưa ra các đánh giá phù hợp…ngoài ra còn kết hợp một số ma trận ứng dụng xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.
5. Nội dung báo cáo bao gồm:
Bài báo cáo được bố cục theo các nội dung chính như sau:
- Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh của Ngân hang Thương mại.
- Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt trong thời gian qua.
- Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt đến 2015.
PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Chương 1: Các vấn đề cơ bản về chiến lược kinh doanh
của Ngân hàng Thương mại
1.1. Khái quát về chiến lược kinh doanh.
1.1.1. Hệ thống khái niệm :
Qua quá trình nghiên cứu tổng quan về thuật ngữ “chiến lược kinh doanh”, kết hợp với các đánh giá của một số học giả, thì quan điểm về chiến lược xuất hiện đầu tiên trong quân sự, phải đến những năm 60 (thế kỷ XX) thuật ngữ này mới dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh, từ đó đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm về chiến lược.
+Theo cách tiếp cận của giáo sư trường Đại Học Havard Alfred Chandler: “Chiến lược là tiến trình xác định các mục tiêu cơ bản dài hạn của doanh nghiệp, xác định các hành động và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện mục tiêu đó”.
+Theo cách hiểu của bản thân tác giả thì: “Chiến lược kinh doanh là một chuỗi hoạt động bao gồm khâu xây dựng kế hoạch và khâu thực hiện hoạt động kinh doanh nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể…”
Mỗi một quan điểm đều thể hiện các mặt quan trọng của vấn đề nghiên cứu, tuy nhiên dù các cách tiếp cận khác nhau thì tóm lại: “Chiến lược kinh doanh là phương hướng hoạt động của doạnh nghiệp, nó quy định loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh, các nguồn lực sản xuất, khả năng sinh lợi cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp”.
1.1.2. Yêu cầu của chiến lược kinh doanh.
Việc nghiên cứu xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh đã trở thành một hoạt động tất yếu của bất cứ Ngân hàng nào hiện nay, không chỉ đơn giản là những mục tiêu hay thành tích đề ra mà bên cạnh đó là cả một quá trình phân tích đánh giá môi trường kinh tế, đối thủ cạnh tranh… đưa ra phương hướng hoạt động, kết hợp các lợi thế của Ngân hàng để đạt được mục tiêu đó.
Việc xây dựng chiến lược đòi hỏi phải có sự hài hòa và kết hợp giữa các yếu tố tác động đến chiến lược sau: các cơ hội thuộc môi trường bên ngoài, các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, những kỳ vọng về mặt xã hội của doanh nghiệp, giá trị cá nhân của nhà quản trị.
Bên cạnh đó, một chiến lược thành công phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sau: phải có tính linh hoạt, phản ứng được với sự thay đổi tình hình bên ngoài; phải được truyền đạt và thông hiểu trong toàn bộ tổ chức; điều hoà được tài nguyên với các cơ hội kinh doanh; có khả năng thừa nhận phong cách hoạt động của doanh nghiệp; được sự hổ trợ hoàn toàn của tổ chức; có khả năng nhận dạng các cưỡng chế xảy ra trong quá trình hoạt động; phải có tính khả thi; phải bao gồm phân tích rủi ro.
1.1.3. Các cấp chiến lược kinh doanh.
Dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào thì chiến lược kinh doanh của Ngân hàng (hay doanh nghiệp) cũng đều tồn tại ở các cấp độ khác nhau, hệ thống các chiến lược phản ánh tham vọng của Ngân hàng bằng cách phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, tóm lại có thể phân cấp một cách tổng quát nhóm chiến lược như sau:
1.1.3.1.Chiến lược kinh doanh cấp toàn hệ thống.
Nhóm chiến lược này liên quan đến mục tiêu tổng thể và quy mô Ngân hàng để đáp ứng kỳ vọng của người góp vốn…Đây là cấp độ quan trọng, nó phản ánh tham vọng của Ngân hàng, là kim chỉ nam hướng dẫn cách ra chiến lược của từng bộ phận nhằm hướng tới sự phát triển chung của Ngân hàng, ngoài ra thông qua bản kế hoạch hành động nhằm đạt được mục tiêu của các nhà đầu tư mà có thể đánh giá phương hướng của Ngân hàng trong từng giai đoạn cụ thể.Chiến lược cấp này thường được trình bày rõ ràng ở “Tuyên bố sứ mệnh”
1.1.3.2. Chiến lược cấp bộ phận.
Khi đã tiến hành xây dựng mục tiêu toàn bộ Ngân hàng thì khi đó từng phòng, ban…sẽ bắt đầu đề ra các bản kế hoạch nhằm đạt được phương hướng ở cấp độ toàn hệ thống.Nhóm chiến lược này thường là tập trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người…
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc của rất nhiều yếu tố, để đưa ra một chiến lược một cách phù hợp và có tỷ lệ thành công cao thì cần phải nghiên cứu kỹ các tác nhân ảnh hưởng đến việc xây dựng chiến lược:
1.2.1. Nhân tố thuộc môi trường bên ngoài.
1.2.1.1. Nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
a, Môi trường kinh tế.
Việc tìm hiểu kỹ môi trường kinh tế giúp các nhà hoạch định chiến lược có thể đưa ra các nhóm chiến lược phù hợp với từng giai đoạn kinh tế cụ thể, tùy từng thời kỳ khác nhau mà xây dựng chiến lược một cách khác nhau.VD: Khi rơi vào giai đoạn khủng hoảng trong năm 2008 vừa qua, các doanh nghiệp, Ngân hàng đề chuyển hướng các hoạt động hướng ngoại về hướng nội, tận dụng các lợi thế trong nước…
b,Môi trường chính trị và pháp luật.
Các thể chế chính trị hay các văn bản pháp luật có tác dụng điều tiết sự hình thành các chiến lược một cách hợp lý, theo thời gian chính phủ sẽ thay đổi các khuôn khổ và quy tắc phù hợp với tình hình chung của đất nước và buộc các doanh nghiệp, Ngân hàng phải thay đổi theo.Khi đó các bản chiến lược được sử dụng cần đối chiếu kỹ với những quyến hạn hoạt động của Ngân hàng.
c, Môi trường văn hóa xã hội.
Đây là một vấn đề nhạy cảm khi nghiên cứu.Tùy từng điều kiện,tập quán phong tục cụ thể của mỗi quốc gia mà việc cung cấp dịch vụ của từng Ngân hàng ở từng quốc gia lại phải xem xét khác nhau.VD: Ảnh hưởng của tôn giáo, tác động môi trường…
d,Môi trường dân số.
Các yếu tố về dân số như: độ tuổi, trình độ lao động, cơ cấu lao động đều ảnh hưởng việc xây dựng chiến lược.VD: huy động vốn trong tầng lớp dân cư, tuyển chọn lao động mỗi khu vực…
e , Môi trường công nghệ.
Công nghệ đang là vấn đề nóng hiện nay khi tiến hành xây dựng chiến lược.Việc tận dụng công nghệ hiện đại cũng như hiện đại hóa hệ thống công nghệ của Ngân hàng là vấn đề quan trọng.Hiện nay việc gia tăng đóng góp của công nghệ lên các loại hình dich vụ,hoạt động tác nghiệp…của các Ngân hàng đang được xem xét.Tận dụng lợi thế cạnh tranh về công nghệ sẽ giúp các Ngân hàng về tăng cường khả năng cạnh tranh…
1.2.1.2. Nhân tố thuộc môi trường vi mô.
a, Đối thủ cạnh tranh.
Bất cứ khách hàng nào cũng sẽ chọn lựa cho mình một nhà cung ứng mà theo họ là tuyệt vời nhất, điều đó thể hiện ở khả năng đáp ứng tối đa các nhu cầu của họ, bản thân khách hàng khi sử dụng loại hình dịch vụ nào đó sẽ ngầm đưa ra so sánh giữa hình thức phục vụ khác nhau của từng Ngân hàng, vì vậy làm thế nào để có thể vượt lên? giảm bớt đối thủ cạnh tranh? là vấn đề đánh quan tâm. Việc nắm bắt đặc điểm của đối thủ làm cho Ngân hàng chủ động hơn trong đường lối phát triển của mình, các chiến lược sẽ đi sâu vào điểm yếu của đối phương, tạo dựng thương hiệu trên những vấn đề mà các đối thủ không phát triển được.
b, Khách hàng.
Đây là nhóm đối tượng gắn liền với các mục tiêu của Ngân hàng trên nhiều mặt, các chiến lược đưa ra không chỉ tối đa hóa lợi ích của Ngân hàng mà còn cố gắng đáp ứng các nhu cầu dù là khó tính nhất của khách hàng.VD: Huy động vốn, các sản phẩm cung ứng phù hợp với nhu cầu của từng nhóm khách hàng…
c, Các nhà cung ứng.
Mỗi nhà cung ứng sẽ đánh giá khả năng đáp ứng của từng Ngân hàng trên nhiều tiêu chí, qua đó sẽ đưa ra quyết định chọn Ngân hàng nào làm đại diện sử dụng các sản phẩm của mình.Việc gây dựng uy tín với nhóm đối tượng này cũng rất quan trọng do các dịch vụ của mình muốn hoạt động tốt cũng cần các nguyên liệu mà nhà cung ứng cung cấp nên các vấn đề phát sinh với nhóm đối tượng này có thể gây ảnh hưởng bất lợi đến quá trình hoạt động kinh tế của Ngân hàng.VD : Việc tăng giá nguyên liệu, đình công có thể dẫn đến chậm khả năng tiêu thụ trong ngắn hạn và mất đi thiện cảm của khách hàng với Ngân hàng.
d, Các sản phẩm thay thế.
Việc định hình các sản phẩm thay thế khi Ngân hàng đưa ra một sản phẩm tới thị trường sẽ giúp họ tránh được các tổn thất khi bị lặp lại quá nhiều các sản phẩm tương tự. Mỗi Ngân hàng đều hướng tới sản phẩm mà họ cung cấp gần như là duy nhất.
e, Rào cản xâm nhập ngành.
Để thành lập một Ngân hàng hiện nay cũng không phải dễ dàng, khi tham gia vào thị trường này yêu cầu rất cao vì vốn, quy mô, thị trường cung ứng.
1.2.2. Nhân tố thuộc môi trường bên trong.
1.2.2.1. Marketing.
Yếu tố Marketing ngày nay góp phần đem đến thành công rất lớn cho doanh nghiệp, một đội ngũ marketing giỏi đồng nghĩa với việc tiếp cận vào thị trường, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, đưa ra các phân tích đánh giá đối thủ, khách hàng, có lợi cho việc xây dựng các chiến lược kinh doanh nhằm xây dựng thị trường, xây dựng thương hiệu, tạo vị thế trên thương trường.
1.2.2.2. Nguồn nhân lực.
Đây là nhân tố có tác động đến khả năng phát triển của Ngân hàng, với đội ngũ nguồn nhân lực có trình độ cao, có ý thức làm việc sẽ tạo ra những điều kiện tốt nhất để Ngân hàng phát triển.Ngày nay xu hướng “khách hàng là thượng đế” đã dần nhường chỗ cho việc hướng tới đáp ứng tối đa lợi ích của người lao động, vì hiện nay mức độ thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đóng góp của đội ngũ nhân viên…
1.2.2.3. Nghiên cứu và phát triển.
Tìm hiểu rõ thị trường và nghiên cứu kỹ đặc điểm của thị trường luôn giúp Ngân hàng hình thành được phương hướng hoạt động một cách vững chắc.Tùy mục đích phát triển Ngân hàng theo hướng nào mà đội ngũ phân tích sẽ tập trung nghiên cứu thị trường và đưa ra những đánh giá mang tính xây dựng theo hướng đó.
1.2.2.4. Tình hình tài chính.
Quy mô hoạt động, khả năng tài chính, hệ thống tài chính của Ngân hàng là vấn đề then chốt để có thể thực hiện các mục tiêu đề ra.Việc gia nhập thị trường hiện nay rất khó khăn nên nếu có một hệ thống tài chính lớn mạnh có thể giúp Ngân hàng vững tin hơn trong quá trinh hoạt động.
1.2.2.5. Hệ thống thu thập và xử lý thông tin.
Hệ thống mang lại cho Ngân hàng một cái nhìn rõ hơn về khu vực mình hoạt động, nắm bắt được xu hướng phát triển của toàn nền kinh tế, hiểu rõ cơ chế làm việc của bản thân…
1.3. Những đặc điểm cơ bản về hoạt động kinh doanh của NHTM quyết định chiến lược kinh doanh.
Đối với các NHTM hiện nay, hoạt động kinh doanh vừa có nhiều thuận lợi tuy nhiên cũng còn nhiều khó khăn, hiện nay các đạo luật gần như có tác dụng “bảo hộ” các NHTM trong nước đã giảm hiệu lực đi khá nhiều, xuất hiện nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh…tuy nhiên vấn đề ở đây là đứng trước diễn biến đó các NHTM đã có các chiến lược gì nhằm tận dụng việc gia nhập thị trường thế giới.Đầu tiên thay đổi mô hình hoạt động, từ mô hình thương mại cổ phần nông thôn chuyển sang thương mại cổ phần đô thị làm đa dạng loại hình phát triển Ngân hàng, ngoài ra để có thể tăng khả năng cạnh tranh, giảm rủi ro, nâng cao sức mạnh mà các Ngân hàng đua nhau tăng vốn điều lệ.VD: Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) trong năm 2006 nâng vốn điều lệ từ 300 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng An Bình nâng vốn từ 200 tỷ đồng lên 1.000 tỷ đồng, Ngân hàng Kỹ Thương (Techcombank) nâng vốn điều lệ từ 618 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng...
Qua các hoạt động diễn ra như vậy có thể thấy các NHTM thích ứng khá nhanh với giai đoạn mở cửa này, yếu tố áp dụng chiến lược giúp cho NHTM dễ dàng hơn trong các hoạt động trên thị trường, điều này cho thấy tùy từng giai đoạn cụ thể mà phương hướng hoạt động của NHTM cũng sẽ thay đổi theo.
1.4. Kinh nghiệm xây dựng và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại.
Việc nghiên cứu kinh nghiệm của các Ngân hàng đi trước giúp thấy được cách xây dựng chiến lược cũng như những điều chỉnh phù hợp cho các NHTM khác.VD: Hoàn thành năm 2008, NHTM Công Thương Việt Nam đã đạt được thành tựu:
+Vietinbank là Thương hiệu lớn có mạng lưới hoạt động rộng khắp các tỉnh thành trong cả nước.
+Hoàn thành việc cổ phần hóa và phát hành lần đầu ra công chúng trong năm 2008…
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được cũng còn nhiều khó khăn:
+Diễn biến bất lợi của nền kinh tế thế giới và Việt Nam.
+Hạn chế về nguồn thu nhập…
Thấy được điều đế, ban quản trị NH đã quyết định xây dựng ra bản mục tiêu chiến lược tổng thể cho NH giai đoạn 2009-2012, bản chiến lược dựa trên tình hình kinh doanh năm 2008, lợi thế của NH, giảm thiểu khuyết điểm trong quá trình hoạt động, phục vụ thị trường:
- Chiến lược Tài sản và Vốn:
+Tăng quy mô tài sản trung bình hàng năm 20-22%.
+Tăng vốn sở hữu bằng lợi nhuận để lại…
- Chiến lược về dịch vụ:
+Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển…
Phân tích bản chiến lược của NHTM Công Thương Việt Nam cho thấy được mong muốn rất rõ của NH nhằm tạo vị thế trong ngành NH của Việt Nam, tăng khả năng cạnh tranh, tạo uy tín với khách hàng…tất cả điều đó đều thể hiện qua bản chiến lược của NH, vì vậy việc tìm hiểu những kinh nghiệm xây dựng này giúp rất nhiều cho NH Liên Việt khi mới thành lập như thế này, tận dụng các chiến lược phù hợp với phương hướng cũng như đặc điểm của công ty sẽ giúp NH đạt được nhiều thành quả to lớn.
Chương 2: Thực trạng công tác xây dựng chiến lược kinh doanh
của Ngân hàng Liên Việt trong thời gian qua
2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Liên Việt.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt (LienVietBank) được thành lập theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Cổ đông sáng lập của LienVietBank là Công ty Cổ phần Him Lam, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (SATRA) và Công ty dịch vụ Hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO).Với số vốn điều lệ 3.300 tỷ đồng, LienVietBank hiện là ngân hàng thương mại cổ phần lớn thứ 4 tại Việt Nam.
Các cổ đông và đối tác chiến lược của LienVietBank là các tổ chức tài chính – ngân hàng lớn đang hoạt động tại Việt Nam và nước ngoài như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), Ngân hàng Wells Fargo (Mỹ), Ngân hàng Credit Suisse (Thụy Sỹ), Công ty Oracle Financial Services Software Limited…
LienVietBank định hướng xây dựng thương hiệu mạnh trên cơ sở phát huy nội lực, hoạt động minh bạch, gắn xã hội trong kinh doanh.
2.1.2. Sản phẩm và dịch vụ.
Sản phẩm và dịch vụ mà NHLV cung cấp rất đa dạng, phong phú, với phương châm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng, NHLV không ngừng đưa vào áp dụng các loại hình dịch vụ làm hài lòng khách hàng, để làm được điều này Liên Việt đã phân chia rõ từng đối tượng cụ thể để áp dụng từng dịch vụ riêng:
- Đối với “Khách hàng cá nhân”:
+Dịch vụ giữ hộ tài sản.
+Dịch vụ thu đổi ngoại tệ.
+Sản phẩm huy động.
+Sản phẩm tín dụng…
- Đối với “Khách hàng doanh nghiệp”
+Sản phẩm huy động.
+Sản phẩm bảo lãnh.
+Dịch vụ thanh toán trong nước.
+Dịch vụ thanh toán quốc tế…
Bên cạnh các loại hình dịch vụ, sản phẩm mà Liên Việt cung cấp trên còn rất nhiều sản phẩm có tác dụng, lợi ích cao nữa mà tác giả không đề cấp hết được.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, mạng lưới phân phối.
- Ban điều hành.
+ Tổng Giám đốc: Ts. Lê Hồng Phong
Điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng; Trực tiếp phụ trách mảng Chiến lược – Kế hoạch; PR&Marketing; Huy động vốn; Thanh toán trong nước và quốc tế; Kinh doanh vốn; Tín dụng.
+ Phó Tổng Giám đốc: Ts. Đoàn Văn Thắng
Phụ trách: Ngân hàng Điện tử; Thẩm định; Văn phòng Hội sở.
+ Phó Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Thu Hoa
Phụ trách: Khách hàng Chiến lược; Các dự án ODA.
+ Phó Tổng Giám đốc: Bà Nguyễn Thị Bích Lộc
Phụ trách: Nhân sự - Đào tạo; Phát triển mạng lưới; Xây dựng cơ bản.
+ Phó Tổng Giám đốc: Ông Tô Văn Chánh
Phụ trách: Phát triển kinh doanh và công tác nhân sự khu vực TP. Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ;
+ Giám đốc Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh.Phó Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Minh Trí
Phụ trách: Phát triển kinh doanh và công tác nhân sự khu vực Tây Nam Bộ; Theo dõi hoạt động Sở Giao dịch Hậu Giang.
+ Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng: Bà Nguyễn Thị Gấm
Phụ trách: Tài chính; Quản lý chi phí.
+ Phó Tổng Giám đốc: Ông Nghiêm Sỹ Thắng
Phụ trách: Công nghệ Thông tin.
+ Phó Tổng Giám đốc: Ông Phạm Quang Thành
Phụ trách: Pháp chế; Quản lý Rủi ro; Quan hệ Quốc tế.
- Hội đồng quản trị:
+ Chủ Tịch HĐQT: Ông Dương Công Minh
+ Phó Chủ Tịch HĐQT: Ông Nguyễn Đức Hưởng
+ Thành Viên HĐQT: Bà Võ Thị Kim Hoàng
+ Thành Viên độc lập HĐQT: Ông Nguyễn Đình Thắng
+ Thành Viên HĐQT: Ông Trần Văn Tĩnh
+ Thành Viên độc lập HĐQT: Ông Trần Việt Trung
+ Thành Viên HĐQT: Ông Nguyễn Đức Cử
+ Thành Viên độc lập HĐQT: Ông Đỗ Việt Hùng
2.2. Thực trạng kinh doanh của Ngân hàng Liên Việt.
Tuy mới thành lập nhưng cho đến nay NHLV đã có những bước tiến rộng lớn. Hai năm qua, (kể từ ngày thành lập 28/3/2008), Ngân hàng Liên Việt tuy gặp không ít khó khăn do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng với sự nỗ lực không ngừng và đến nay, LienVietBank đã đạt lợi nhuận luỹ kế trên 984 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 17.367 tỷ đồng với tổng dư nợ là 5.983 tỷ đồng, vốn điều lệ tăng từ 3.300 tỷ đồng lên 3.650 tỷ đồng.
Đơn vị: Đồng
Kết quả hoạt động kinh doanh 2008
Kết quả hoạt động kinh doanh 2009
Vốn điều lệ
3.300 tỷ
3.650 tỷ
Tổng tài sản
9.595 tỷ
17.367 tỷ
Lợi nhuận
444 tỷ
540 tỷ
Tổng dư nợ
2.566 tỷ
5.983 tỷ
Về mạng lưới, trong năm 2009 LienVietBank đã khai trương chính thức và đưa vào hoạt động các chi nhánh gồm: Chợ Lớn (TP Hồ Chí Minh), Cần Thơ, Dung Quất (Quảng Ngãi) và Ngân hàng Liên Việt điện tử cùng hai chi nhánh chính thức được cấp phép là Đà Nẵng và An Giang. B