1.1. Tính cấp thiết:
Hiện nay nước ta đang tồn tại và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, xu hướng phát triển của nền kinh tế ngày nay là hướng đến một nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà nơi đó các yếu tố chất xám được đóng vai trò then chốt quyết định đến sự thành bại của mỗi cá nhân, của mỗi doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố con người và quản trị con người được xem là những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của một doanh nghiệp và để tồn tại trong thế kỷ mới này thì mỗi doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị con người
Do đó việc quản trị con người, thu hút và giữ được con người là một vấn đề nhiệm vụ trung tâm và là quan trọng nhất. thực hiện tốt vấn đề này đồng nghĩa với việc giải quyết được vấn đề quan trọng nhất trong lao động, đó là thoã mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận của môn học quản trị nguồn nhân lực, nhận thấy được sự cấp thiết của vấn đề nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý Quốc tế”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích đặc điểm nguồn nhân lực của công ty, chỉ ra những mặt đã đạt được cũng như những yếu điểu tồn tại, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản trị con người của Công ty, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty ở thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian tới.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá tr×nh nghiªn cøu, em cã sö dông ph¬ng ph¸p duy vËt biÖn chøng, thèng kª, ph©n tÝch tæng hîp vµ vËn dông nh÷ng hiÓu biÕt th«ng qua kh¶o s¸t thùc tÕ. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp đồ họa, mô hình họa. nhằm đánh giá chính xác tình hình nhân sự của Công ty.
Ngoài ra, trong đề tài em đã lấy số liệu tại phòng hành chính, phòng kế toán từ năm 2007 đến 2009.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần tư vấn quản lý quốc tế
Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và năng lực của sinh viên, em không thể nghiên cứu bao quát tổng thể toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của Công ty CP tư vấn quản lý quốc tế mà chỉ tập trung vào nghiên cứu tình hình nhân sự của Công ty trên cơ sở tiếp cận môn học chuyên nghành là “Quản trị nhân sự”.
1.5. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của đề tài gồm có 4 phần
Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Tổng quan về Công ty CP tư vấn quản lý Quốc tế
Phần III: Thực trạng và giải pháp công tác quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần tư vấn quản lý Quốc tế
Phần IV: Kết luận và kiến nghị.
40 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2208 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty cổ phần tư vấn quản lý Quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu
Diễn giải
CP
Cổ phần
CB
Cán bộ
CNV
Công nhân viên
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BHTN
Bảo hiểm thất nghiệp
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
UBND
Ủy ban nhân dân
HĐQT
Hội đồng quản trị
LĐ
Lao động
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
ĐVT
Đơn vị tính
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
QĐ
Quyết định
UB
Ủy ban
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Ký hiệu
Diễn giải
Trang
Hình 2.1
Bộ máy Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế
7
Hình 2.2
Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty CP tư vấn Quản lý Quốc tế
9
Hình 2.3
Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế
10
Hình 2.4
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế
12
Hình 3.1
Cơ cấu lao động trong Công ty (2007 -2009)
15
Hình 3.2
Lao động trong các phòng (Năm 2009)
16
Hình 3.3
Trình độ lãnh đạo trong Công ty
17
Hình 3.4
Hiệu quả sử dụng lao động
18
Hình 3.5
Cơ cấu lao động theo độ tuổi
18
Hình 3.6
Tình hình thu nhập của CB CNV Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế
24
Hình 3.7
Tình hình nộp BHXH, BHYT, BHTN
25
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý Quốc tế, Em đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú trong Công ty đặc biệt là phòng hành chính đã cung cấp cho em một số tài liệu về tình hình nhân sự và quản trị nhân sự của Công ty, bên cạnh đó em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Ths. Trần Văn Hào đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Do trình độ có hạn, thời gian thực tế chưa nhiều nên bài viết còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em mong được sự góp ý của thầy, cô để báo cáo thêm phong phú, hoàn chỉnh.
Vinh,ngày 06 tháng 01 năm 2011
Sinh viên
Nguyễn Văn Sáng
PHẦN I.
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết:
Hiện nay nước ta đang tồn tại và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thêm vào đó, xu hướng phát triển của nền kinh tế ngày nay là hướng đến một nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế mà nơi đó các yếu tố chất xám được đóng vai trò then chốt quyết định đến sự thành bại của mỗi cá nhân, của mỗi doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế tri thức, yếu tố con người và quản trị con người được xem là những yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của một doanh nghiệp và để tồn tại trong thế kỷ mới này thì mỗi doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản trị con người
Do đó việc quản trị con người, thu hút và giữ được con người là một vấn đề nhiệm vụ trung tâm và là quan trọng nhất. thực hiện tốt vấn đề này đồng nghĩa với việc giải quyết được vấn đề quan trọng nhất trong lao động, đó là thoã mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận của môn học quản trị nguồn nhân lực, nhận thấy được sự cấp thiết của vấn đề nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý Quốc tế”.
Mục đích nghiên cứu:
Phân tích đặc điểm nguồn nhân lực của công ty, chỉ ra những mặt đã đạt được cũng như những yếu điểu tồn tại, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp để góp phần nâng cao hơn nữa công tác quản trị con người của Công ty, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty ở thời điểm hiện tại cũng như trong thời gian tới.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá tr×nh nghiªn cøu, em cã sö dông ph¬ng ph¸p duy vËt biÖn chøng, thèng kª, ph©n tÝch tæng hîp vµ vËn dông nh÷ng hiÓu biÕt th«ng qua kh¶o s¸t thùc tÕ. Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp đồ họa, mô hình họa... nhằm đánh giá chính xác tình hình nhân sự của Công ty.
Ngoài ra, trong đề tài em đã lấy số liệu tại phòng hành chính, phòng kế toán từ năm 2007 đến 2009.
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần tư vấn quản lý quốc tế
Phạm vi nghiên cứu: Do giới hạn về thời gian và năng lực của sinh viên, em không thể nghiên cứu bao quát tổng thể toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh của Công ty CP tư vấn quản lý quốc tế mà chỉ tập trung vào nghiên cứu tình hình nhân sự của Công ty trên cơ sở tiếp cận môn học chuyên nghành là “Quản trị nhân sự”.
1.5. Kết cấu của đề tài:
Kết cấu của đề tài gồm có 4 phần
Phần I: Lời mở đầu
Phần II: Tổng quan về Công ty CP tư vấn quản lý Quốc tế
Phần III: Thực trạng và giải pháp công tác quản trị nhân sự tại Công ty cổ phần tư vấn quản lý Quốc tế
Phần IV: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN QUẢN LÝ QUỐC TẾ
2.1. THÀNH LẬP
2.1.1. Tên công ty
Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt: Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế
Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài: International Managermet Consulting Joint Stock Company
Tên viết tắt: IMC
Địa chỉ trụ sở chính: Khách sạn Asean Hải Ngọc, tổ 2, khu 4, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh
Mã số thuế: 5 7 0 0 6 4 7 5 0 7
Điện Thoại: 033.3285758 Fax: 033.3640458
Email: imc.vietnam@gmail.com
Webside:
Văn phòng tại Hà Nội: 389/140 Đường Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng tại Nghệ An: Tầng 2 tòa nhà Xây dựng Trung Anh, KM2 Đại lộ Lê Nin, Thành phố Vinh, Nghệ An
2.1.2. Vốn điều lệ: 2.600.000.000 đồng
2.1.3. Quyết định thành lập: Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế là một doanh nghiệp trẻ được thành lập ngày 27 tháng 04 năm 2005. Đăng ký kinh doanh số 2203000851 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh cấp.
2.1.4. Nghành nghề kinh doanh
- Tư vấn thiết lập hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001:2008, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP Code và ISO 22000:2005, hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004, hệ thống quản lý trách nhiệm xã hội SA 8000/AS 8003:2003, hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp OHSAS 18001/AS 4801:2001.
- Bên cạnh đó Công ty còn đẩy mạnh kinh doanh vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng, lữ hành du lịch quốc tế, lữ hành nội địa, các dịch vụ du lịch…
Sau 3 năm hình thành và phát triển thì Công ty đã có những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực tư vấn cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị hành chính công, các doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Công ty có 2 văn phòng đại diện tại Hà Nội và Nghệ An.
2.2. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
2.2.1. Cơ cấu chung
Hình 2.1: Bộ máy của Công ty CP tư vấn Quản lý Quốc tế
Ghi chú: Quan hệ trực tiếp
Quan hệ tác nghiệp
Quan hệ hỗn hợp
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có quyền lực cao nhất của công ty thường quyết định những công việc mang tính sống còn với công ty.
-Hội đồng quản trị: là cơ quan có quyền sau Đại hội đồng cổ đông do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: là người thay mặt các cổ đông để kiểm soát việc quản lý, điều hành mọi hoạt đông kinh doanh của công ty.Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành của Giám đốc.
- Giám đốc kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị: là người điều hành hoạt động hằng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Giám đốc là người có quyền lực cao nhất, là người đại diện pháp nhân của Công ty, được phép sử dụng con dấu riêng. Giám đốc Công ty là người ra quyết định chiến lược và chiến thuật cho Công ty, là người có quyền điều hành và phân cấp hoạt động kinh doanh của Công ty.
-Phó Giám đốc: là người giúp việc cho Giám đốc và thay quyền Giám đốc khi Giám đốc đi vắng, có trách nhiệm giúp Giám đốc chỉ đạo và giải quyết các công việc của công y, có quyền điều hành các hoạt động kinh doanh thuộc trách nhiệm của mình hoặc những hoạt động được Giám đốc ủy quyền.
- Phó Giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về công tác kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty.Được Giám đốc ủy quyền ký các hợp đồng kinh tế có liên quan
- Phó Giám đốc kỹ thuật: có chức năng tham mưu giúp việc cho Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức nghiên cứu thị trường và về mặt kỹ thuật.
- Phòng Kinh Doanh: chỉ đạo, đôn đốc việc kinh doanh, lập kế hoạch tìm kiếm thi trường, đối tác, nghiên cứu mở rộng thị trường tìm đầu mối khách hàng. Đưa ra các chiến lược kinh doanh, chỉ đạo đôn đốc việc kinh doanh, trực tiếp điều hành hoạt động phân phối, bán hàng ở các chi nhánh, các đơn vị của công ty, tổ chức hoạt đông marketing của công ty
- Phòng Kế toán: thực hiện các hoạt động và nghiệp vụ kế toán tài chính của công ty, có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản lý toàn bộ công tác tài chính - kế toán, quản lý vốn, thu hồi vốn, huy động vốn. Tập hợp các khoản chi phí kinh doanh, đánh giá giá thành sản phẩm qua các lần xuất nhập sản phẩm, tính toán kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước về các khoản phải nộp.
- Phòng Hành Chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý văn phòng, hội nghị, văn thư lưu trữ, quản lý và điều động trang thiết bị văn phòng, công tác bảo vệ và thông tin liên lạc .Thực hiện công tác lễ tân, khách tiết, vệ sinh môi trường, quản lý và sử dụng con dấu và các công văn giấy tờ. Thực hiện các việc khác do Giám đốc phân công.
- Phòng Tư vấn: Các chuyên gia tư vấn được giám đốc cử đi tư vấn, đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO cho các đơn vị hành chính công, doanh nghiệp theo các đề án của Công ty.
- Phòng Du lịch: Tổ chức các chương trình du lịch trong và ngoài nước. Phòng du lịch hoạt động dưới sự chỉ đạo của trưởng phũng. Đồng thời tiến hành đào tạo bài bản nghiệp vụ hướng dẫn cho các hướng dẫn viên.
2.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty CP tư vấn quản lý Quốc tế.
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm mục tiêu kinh doanh. Trình độ lợi dụng các nguồn lực kinh doanh phản náh sự tận dụng, tiết kiệm các nguồn lực đó.
Trình độ lợi dụng các nguồn lực trong mối quan hệ với kết quả đầu ra cho biết sự tận dựng các nguồn lực sản xuất kinh doanh để tạo ra hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Cả hai đại lượng phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào và kết quả tạo ra đều chịu ảnh hưởng tổng hợp của những yếu tố khác nhau. Các yếu tố đó có thể là chất lượng các nguồn lực đầu vào, là trình độ quản trị hoặc các tác động từ bên ngoài doanh nghiệp.
Tình hình về vốn
Công ty CP tư vấn Quản lý Quốc tế thành lập với số điều lệ là 2.600.000.000 đồng.
Hình 2.2:
Vốn và nguồn vốn kinh doanh của Công ty CP tư vấn Quản lý Quốc tế
Chỉ tiêu
Năm 2008(đồng)
Năm 2009(đồng)
Nguồn vốn kinh doanh
Vốn chủ sở hữu
7.061.187.015
7.498.345.043
Nợ phải trả
19.896.349.111
31.109.092.305
Tổng nguồn vốn
26.957.536.126
38.607.437.348
Theo cơ cấu
Tài sản cố định
1.079.298.356
872.938.958
Tài sản lưu động
25.878.237.770
37.734.499.390
Tổng tài sản
26.957.536.126
38.607.437.348
Nguồn kế toán
Qua hình 2.2 ta thấy: Năm 2009 so với năm 2008:
- Về vốn kinh doanh:
+ Tổng vốn kinh doanh tăng 9.659.901.222 đồng, tương ứng với 33,79% điều đó thể hiện năng lực kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp đã được tăng lên.
+ Trong đó, VLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh: Chiếm 95,99% (năm 2008) và chiếm 97,73% (năm 2009). Vốn cố định chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm 4,01% (năm 2008) và 2,27% (năm 2009). Kết cấu vốn như vậy phù hợp với đặc thù một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng.
+ Mặc dù giá trị tuyệt đối cả VLĐ và VCĐ đều tăng nhưng tốc độ tăng của VLĐ lớn hơn tốc độ tăng của VCĐ (tốc độ tăng của VLĐ là 5,52%, tốc độ tăng của VCĐ là 0,22%), do đó làm tỷ trọng VLĐ trong tổng nguồn vốn kinh doanh tăng từ 95,99% lên đến 97,73%, còn tỷ trọng VCĐ trong nguồn vốn kinh doanh giảm từ 4,01% xuống còn 2,27%.
- Về nguồn vốn kinh doanh: nợ phải trả lớn hơn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu. Năm 2008 nợ phải trả chiếm 73,8% trong tổng nguồn vốn còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 26,2% trong tổng nguồn vốn. Năm 2009 nợ phải trả có xu hướng tăng lên đến 80,57% trong tổng nguồn vốn, còn nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 19,43%.
Cụ thể, Nợ phải trả năm 2009 là 31.109.092.305 đồng, năm 2008 là 19.896.349.111 đồng.
Để nhận thức, đánh giá một cách đúng đắn thực trạng tài chính của doanh nghiệp, ta có thể sử dụng hệ số tài chính để xem xét cơ cấu nguồn vốn của công ty (Hình 2.3)
Hình 2.3: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Công ty
TT
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ lệ (%)
2009/2008
1
Hệ số nợ
0,738
0,805
+0,067
+2,17
2
Hệ số vốn chủ sở hữu
0,262
0,195
-0,067
-6,13
3
Nguồn vốn thường xuyên
7.061.187.015
7.498.345.043
437.158.028
4
Nguồn vốn tạm thời
19.896.349.111
31.109.092.305
11.212.743.194
Nguồn: Phòng kế toán
Kết quả tính toán ở trên cho thấy : hệ số nợ của công ty năm 2009 đã tăng so với năm 2008. Với hệ số nợ năm 2008 là 0,738 và năm 2009 là 0,805 đây là mức cao so với các doanh nghiệp cùng nghành. Nhưng để tồn tại và phát triển công ty vẫn phải đi vay vốn ngân hàng và chịu lãi. Điều này cũng cho ta thấy việc công ty phủ thuộc vào các chủ nợ khá nhiều mà chủ yếu là ngân hàng.
Xét về hệ số vốn sở hữu: năm 2008 là 0,262 năm 2009 là 0,195. Chứng tỏ mức tài trợ của Công ty đối với vốn kinh doanh của mình là khá thấp vì vốn tự có của Công ty ít.
Như vậy hệ số nợ cao đây được xem là điều có lợi vì Công ty được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng nhỏ. Nếu sử dụng một cách hợp lý thì đây lại như một chính sách tài chính để gia tăng lợi nhuận cho công ty. Song công ty luôn ở trong tình trạng phải lo nguồn trả nợ đúng hạn và chịu sức ép của các khoản nợ vay, đây là một hạn chế đôi khi rất mạo hiểm trong kinh doanh.
Xét về tính ổn định của nguồn vốn ta thấy:
nguồn vốn thường xuyên = vay dài hạn + vốn chủ sở hữu
+ Nguồn vốn thường xuyên năm 2008 là 7.061.187.015đ chiếm 26,62% tổng nguồn vốn. Trong đó đầu tư vào TSCĐ và đầu tư dài hạn là 1.079.298.356 đồng chiếm 4,01% . Do vậy nguồn vốn thường xuyên chủ yếu là nguồn VLĐ: 19.896.349.111 đ chiếm 95,99%.
Nguồn vốn tạm thời = nợ ngắn hạn
Năm 2008 nguồn vốn tạm thời là 19.896.349.111đ chiếm 95,99% tổng số nguồn vốn. Năm 2009 nguồn vốn tạm thời là 31.109.092.305đ chiếm 97,73% tổng nguồn vốn.
Như vậy qua việc tính toán và phân tích ở trên ta thấy được tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2008 và 2009:
Hệ số nợ quá cao, cho thấy công ty đang vay nợ nhiều mà chủ yếu là nợ ngắn hạn. Đòi hỏi Công ty phải thường xuyên có các nguồn hợp lý để trả nợ đúng hạn.
Nguồn vốn kinh doanh có xu hướng tăng, nguồn vốn thường xuyên chủ yếu đầu tư vào vốn lưu động đây là một điều thuận lợi trong việc huy động vốn thường xuyên chủ yếu dựa vào vốn lưu động đây là một điều thuận lợi cho việc huy động vốn lưu động vào phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nó cũng phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp CP cần nhiều vốn lưu động.
Nhìn chung, hệ số nợ lớn nhưng nguồn vốn thường xuyên cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ do đó Công ty phải luôn quan tâm tới cách sử dụng vốn vay cho hợp lý, hiệu quả, cũng như quan tâm đến vấn đề tài chính của Công ty.
Tình hình về cơ sở vật chất
Để phục vụ tốt hơn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, mỗi công ty, doanh nghiệp phải có những bước đi đúng đắn trong quá trình đầu tư máy móc thiết bị, cũng như nguyên vật liệu để đảm bảo cho sự hoạt động liên tục của dây chuyền sản xuất cũng như tiếp cận với những công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả cho sản phẩm của mình.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm dịch vụ. Với kỹ thuật công nghệ tiên tiến, các doanh nghiệp sẽ nâng cao được trình độ khai thác các yếu tố đầu vào, từ đó tăng doanh thu, giảm các chi phí giá thành dẫn đến tăng lợi nhuận. Đồng thời việc áp dụng khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh của mình. Như vậy áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến là một điều kiện quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty có nhà 2 nhà tầng làm việc, 1 hội trường lớn để phục vụ họp hành và tiếp khách. Có 2 khách sạn 3 sao ở Hạ Long và Cửa Lò Nghệ An. Công ty còn có một số máy móc, trang thiết bị hiện đại cần thiết cho công việc. Có hệ thống xe du lịch 24 và 45 chỗ ngồi để phục vụ các tour. Ngoài ra Công ty còn có 01 tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Hình 2.4: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
(Ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Niên độ tài chính năm 2009
Mã số thuế: 5700647507
Người nộp thuế: Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý Quốc tế.
ĐVT: Việt Nam Đồng
Stt
Chỉ tiêu
Mã
Thuyết minh
Số năm nay
(2009)
Số năm trước
(2008)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
VI.25
26.065.513.717
21.526.937.124
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
02
0
0
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
10
26.065.513.717
21.526.937.124
4
Giá vốn hàng bán
11
VI.27
22.128.340.369
19.229.836.192
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
20
3.937.173.348
2.297.100.932
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
VI.26
0
0
7
Chi phí tài chính
22
VI.28
0
0
- Trong đó chi phí lãi vay
23
8
Chi phí bán hàng
24
534.362.698
498.362.214
9
Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
707.887.207
611.654.327
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( 30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)
30
2.694.923.443
1.187.084.391
11
Thu nhập khác
31
0
0
12
Chi phí khác
32
0
0
13
Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)
40
0
0
14
Lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30+ 40)
50
2.694.923.443
1.635.584.391
15
Chi phí TNDN hiện hành
51
VI.30
673.730.860
408.896.609
16
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
52
VI.30
-
-
17
Lợi nhuận sau thuế TNDN
60
2.021.192.583
1.226.687.782
18
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
70
Nguồn: Kế toán
Qua bảng báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế ở hình 2.4 ta thấy doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng lên 26.065.513.717 đ so với năm 2008 tương tứng với 21.08%. Nhìn vào bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008. Nhìn chung, 2 năm qua Công ty kinh doanh có lãi điều đó chứng tỏ Công ty có hướng kinh doanh tốt, đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình và có kinh nghiệm.
Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài
- Môi trường pháp lý: "Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình , quy phạm kỹ thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp"
Hiện nay, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng như Sở Khoa học Quảng Ninh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn Quảng Ninh nói chung và Công ty CP Tư vấn quản lý Quốc tế nói riêng như: Các biện pháp về an nin