Đề tài Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc Container tại cảng biển Việt Nam

Container được cho là đã làm nên cuộc cách mạng lần thứ ba trong ngành hàng hải. Thật vậy, bằng việc vận chuyển bằng container, số lượng hàng hoá giao dịch trên thế giới ngày càng tăng vọt. Giờ đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, vận chuyển container trên những chiếc tàu siêu trọng không còn là quá xa vời. Và quá trình lưu thông hàng hoá đang dần trở thành một chuỗi phân phối khép kín, với những dịch vụ vận chuyển mang lại lợi nhuận khổng lồ . Việt Nam là một quốc gia khá được thiên nhiên ưu đãi với lợi thế có hơn 3200km đường biển. Vì vậy việc phát triển vận tải biển đã, đang và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, đặc biệt là trong việc lưu thông container. Hàng năm, khoảng 72% lưu lượng container thông qua cảng Việt Nam đi qua các cảng khu phực phía Nam, đặc biệt là nhóm cảng số 5 (TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) và 26% là thông qua các cảng miền Bắc. Với địa thế thuận lợi như vậy, cộng với tốc độ phát triển nhanh chóng của các cảng biển đáng lẽ Việt Nam đã có thể thu được những khoản lợi nhuận đáng kể và sánh ngang với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, HongKong hay Busan Thực tế thì, hàng năm nước ta đã để mất một khoản thu ngoại tệ đáng kể và thay vào đó là phải chi một khoản ngoại tệ bởi việc thu gom hàng hóa từ nước ngoài; không những vậy, khi hàng hóa về tới cảng thì các nhà chức trách lại điên đầu với nạn ùn tắc container, khi mà lợi nhuận kiếm được không đủ để bù chi phí lưu kho, bãi của hàng hóa. Và mặc dù Việt Nam cũng đã xây dựng được nhiều cảng container lớn nhưng khối lượng hàng nhập về là rất nhiều trong khi hàng xuất khẩu lại ít, vì thế một khối lượng container tồn đọng tại cảng là rất lớn, việc bảo quản các container này không những gây mất một khoản chi phí, mà còn làm mất một khoản lời khi không thể cho thuê các container này. Vấn đề này cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi hàng đọng, các doanh nghiệp vừa phải mất phí lưu kho lưu bãi, lại vừa không thể chuyển hàng đến kịp làm tổn thất đến doanh nghiệp hàng ngàn đô la Mỹ. Vậy nguyên nhân của vấn đề ùn tắc container tại cảng biển là gì và làm thế nào để giải quyết được tình trạng đó? Chúng tôi chọn đề tài này nhằm mục tiêu tìm ra được những nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề và đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, cũng như để phát triển cảng biển của Việt Nam.

pdf77 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2627 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc Container tại cảng biển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 MỤC LỤC Lời mở đầu ................................................................................................................................ 3 Chương 1: Khái quát về container ............................................................................................ 6 1.1/ Lịch sử phát triển của container .................................................................................. 6 1.1.1. Khái niệm về container ........................................................................................... 6 1.1.2. Phân loại container ................................................................................................. 7 1.1.2.1. Phân loại theo kích thước: ................................................................................. 7 1.1.2.2. Phân loại theo vật liệu đóng container: ............................................................. 7 1.1.2.3. Phân loại theo cấu trúc container ..................................................................... 7 1.1.2.4. Phân loại theo công dụng của container ........................................................... 8 1.1.3. Quá trình ra đời và phát triển của container ....................................................... 9 1.1.3.1. Quá trình ra đời và phát triển của container quốc tế ........................................ 9 1.1.3.2. Quá trình ra đời và phát triển của container ở Việt Nam ............................... 14 1.2/ Lợi ích của phương thức vận tải bằng container ...................................................... 15 1.2.1. Đối với chủ hàng ................................................................................................... 15 1.2.2.Đối với người chuyên chở ...................................................................................... 17 1.2.3. Đối với xã hội ......................................................................................................... 18 Chương 2: Tình trạng ùn tắc container tại các cảng biển của .............................................. 22 2.1. Tổng quan về cảng biển Việt Nam ............................................................................. 22 2.1.1 Thực trạng cảng biển Việt Nam ........................................................................... 22 2.1.2. Cảng Sài Gòn ......................................................................................................... 27 2.1.2.1 Vị trí địa lý. ....................................................................................................... 27 2.1.2.2 Luồng vào cảng ................................................................................................. 28 2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 29 2.1.2.4. Hàng hoá thông qua: ....................................................................................... 31 2.1.2.5. Đánh giá về thuận lợi và khó khăn của cảng Sài Gòn..................................... 32 2.1.3. Cảng Hải Phòng .................................................................................................... 37 2.1.3.1. Vị trí địa lý ....................................................................................................... 37 2.1.3.3 Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. ............................................................................ 39 2.1.3.4 Đánh giá thuận lợi và khó khăn của Cảng Hải Phòng ..................................... 41 2.2. Tình trạng và nguyên nhân ùn tắc container tại các cảng biển của Việt Nam. ..... 44 2.2.1. Tình trạng ùn tắc container tại các cảng biển của Việt Nam ........................... 44 2.2.2. Nguyên nhân .......................................................................................................... 46 2.2.2.1 .Hệ thống giao thông ........................................................................................ 46 2. 2.2.2. Năng suất xếp dỡ không cao ........................................................................... 47 2.2.2.3. Thủ tục hành chính rườm rà ............................................................................ 47 2.2.2.4. Yếu tố liên quan đến doanh nghiệp và thị trường ............................................ 47 2.2.2.5. Nguyên nhân do mặt hàng ............................................................................... 48 2.2.2.6. Hạn chế về mặt bằng. ...................................................................................... 48 2.2.2.7. Do hệ thống pháp luật ..................................................................................... 49 2.2.3. Những thiệt hại do ùn tắc container gây ra ........................................................ 50 2.2.3.1. Đối với doanh nghiệp....................................................................................... 50 2.2.3.2. Đối với xã hội................................................................................................... 51 2 2.2.3.3. Đối với cảng. .................................................................................................... 51 Chương 3: Một số giải pháp nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc container tại cảng biển Việt Nam .......................................................................................................................................... 53 3.1. Dự báo xu thế vận chuyển hàng hoá bằng container. ............................................... 53 3.1.1 Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 53 3.1.2 Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 54 3.2. Định hướng phát triển vận tải container ở Việt Nam ................................................. 56 3.2.1 Định hướng phát triển cảng biển .......................................................................... 57 3.2.1.1 Giai đoạn đến năm 2010. .................................................................................. 57 3.2.1.2. Giai đoạn 2010 – 2020. ................................................................................... 58 3.2.2 Định hướng phát triển các dịch vụ vận tải. ......................................................... 60 3.2.3. Công nghệ xếp dỡ .................................................................................................. 60 3.3.Một số giải pháp khắc phục tình trạng ùn tắc container .......................................... 61 3.3.1. Đối với nhà nước ................................................................................................... 61 3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ........................................................... 61 3.3.1.2. Giảm bớt những thủ tục không cần thiết ......................................................... 63 3.3.1.3.Quy hoạch đầu tư, phát triển cảng chuyên dụng một cách hợp lý, đặc biệt là cảng trung chuyển container ........................................................................................ 64 3.3.1.4. Áp dụng chính sách cạnh tranh giành thị trường cho các doanh nghiệp ........ 67 3.3.2. Đối với các Hiệp hội .............................................................................................. 68 3.3.2.1. Thể hiện tốt chức năng tham mưu cho Nhà nước ............................................ 69 3.3.2.2. Đẩy mạnh việc hợp tác giữa các hiệp hội ........................................................ 69 3.3.2.3. Phát triển quan hệ hợp tác đối ngoại, nhất là trong khu vực ASEAN ............. 70 3.3.3. Đối với doanh nghiệp quản lý cảng biển ............................................................. 70 3.3.3.1. Yêu cầu đối với trang thiết bị của cảng biển ................................................... 70 3.3.3.2. Yêu cầu về cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông............................................ 71 3.3.3.3. Phân luồng container ....................................................................................... 72 3.3.3.4. Áp dụng công nghệ thông tin ........................................................................... 72 Kết luận .................................................................................................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 75 3 Lời mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Container được cho là đã làm nên cuộc cách mạng lần thứ ba trong ngành hàng hải. Thật vậy, bằng việc vận chuyển bằng container, số lượng hàng hoá giao dịch trên thế giới ngày càng tăng vọt. Giờ đây, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, vận chuyển container trên những chiếc tàu siêu trọng không còn là quá xa vời. Và quá trình lưu thông hàng hoá đang dần trở thành một chuỗi phân phối khép kín, với những dịch vụ vận chuyển mang lại lợi nhuận khổng lồ. Việt Nam là một quốc gia khá được thiên nhiên ưu đãi với lợi thế có hơn 3200km đường biển. Vì vậy việc phát triển vận tải biển đã, đang và sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia, đặc biệt là trong việc lưu thông container. Hàng năm, khoảng 72% lưu lượng container thông qua cảng Việt Nam đi qua các cảng khu phực phía Nam, đặc biệt là nhóm cảng số 5 (TPHCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) và 26% là thông qua các cảng miền Bắc. Với địa thế thuận lợi như vậy, cộng với tốc độ phát triển nhanh chóng của các cảng biển đáng lẽ Việt Nam đã có thể thu được những khoản lợi nhuận đáng kể và sánh ngang với các cảng lớn trong khu vực như Singapore, HongKong hay Busan…Thực tế thì, hàng năm nước ta đã để mất một khoản thu ngoại tệ đáng kể và thay vào đó là phải chi một khoản ngoại tệ bởi việc thu gom hàng hóa từ nước ngoài; không những vậy, khi hàng hóa về tới cảng thì các nhà chức trách lại điên đầu với nạn ùn tắc container, khi mà lợi nhuận kiếm được không đủ để bù chi phí lưu kho, bãi của hàng hóa. Và mặc dù Việt Nam cũng đã xây dựng được nhiều cảng container lớn nhưng khối lượng hàng nhập về là rất nhiều trong khi hàng xuất khẩu lại ít, vì thế một khối lượng container tồn đọng tại cảng là rất lớn, việc bảo quản các container này không những gây mất một khoản chi phí, mà còn làm mất một khoản lời khi không thể 4 cho thuê các container này. Vấn đề này cũng ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi hàng đọng, các doanh nghiệp vừa phải mất phí lưu kho lưu bãi, lại vừa không thể chuyển hàng đến kịp làm tổn thất đến doanh nghiệp hàng ngàn đô la Mỹ. Vậy nguyên nhân của vấn đề ùn tắc container tại cảng biển là gì và làm thế nào để giải quyết được tình trạng đó? Chúng tôi chọn đề tài này nhằm mục tiêu tìm ra được những nguyên nhân tiềm ẩn của vấn đề và đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, cũng như để phát triển cảng biển của Việt Nam. Nhóm tác giả hi vọng bài nghiên cứu của mình sẽ đóng góp một số giải pháp tích cực nhằm giải quyết thực trạng trước mắt, góp phần làm cho cảng biển Việt Nam ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích không chỉ cho nhà nước, doanh nghiệp mà cả xã hội. Rất mong được các thầy cô và các bạn đọc đóng góp ý kiến. Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn! 2. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Các cảng container ở Việt Nam, đặc biệt là cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn - Các container * Mục tiêu nghiên cứu: Chỉ ra tầm quan trọng của phương thức vận tải bằng container và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của nền kinh tế Nêu lên thực trạng của các cảng, bãi container và những giải pháp giúp lưu chuyển tối đa container. 3. Phương pháp nghiên cứu * Tổng hợp và phân tích tài liệu * Phỏng vấn 5 * Nghiên cứu tại bàn * Điều tra, khảo sát 4.Phạm vi nghiên cứu Cảng container Hải Phòng và Sài Gòn 5. Kết quả nghiên cứu dự kiến Góp phần giúp các doanh nghiệp cũng như các bên có liên quan giải quyết vấn đề ùn tắc container tại cảng biển. Mặt khác giúp các doanh nghiệp sử dụng được tối đa hiệu suất luân chuyển container. Và cuối cùng là giúp cơ quan quản lý cảng biển có thể tận dụng hết công suất cũng như diện tích của cảng biển, góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của cảng biển Việt Nam. 6 Chương 1: Khái quát về container Trong thế kỷ 21, khi các quốc gia ngày càng có xu hướng hội nhập toàn cầu hóa thì việc giao dịch thương mại trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa các nước ngày càng lớn vì thế việc vận chuyển hàng hóa bằng hình thức container hiện nay được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Người ta coi hình thức vận tải container là cuộc cách mạng thứ ba trong ngành hằng hải. Hệ thống vận tải biển, nhất là vận tải container đã phủ mạng toàn cầu, cho phép hàng hóa gửi từ một cảng có thể tới bất kỳ một cảng biển khác trên thế giới trong một chuyến đi. 1.1/ Lịch sử phát triển của container 1.1.1. Khái niệm về container Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm: + Có hình dáng cố định, bền chắc, để được sử dựng nhiều lần. + Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ ở cảng dọc đường. + Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi từ công cụ vận tải này sang công cụ vận tải khác. + Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ hàng ra. + Có dung tích không ít hơn 1m3. (Theo Uỷ ban kỹ thuật của tổ chức ISO (International Standarzing Organization)) Từ định nghĩa này, ta thấy container không phải là loại bao bì hàng hóa thông thường, mặc dù nó có thể thực hiện chức năng của một bao bì vận tải. Container không phải là công cụ vận tải ,cũng như không phải là một bộ phận của công cụ vận tải vì nó không gắn liền với các công cụ vận tải. 7 1.1.2. Phân loại container Trên thực tế, container được chia làm nhiều loại tùy theo các tiêu chuẩn khác nhau. 1.1.2.1. Phân loại theo kích thước: Container loại nhỏ: trọng tải dưới 5 tấn và dung tích dưới 3 3m . Container loại trung bình: trọng tải 5-8 tấn và dung tích nhỏ hơn 10 3m . Container loại lớn: trọng tải hơn 10 tấn và dung tích hơn 10 3m . 1.1.2.2. Phân loại theo vật liệu đóng container: Container được đóng bằng vật liệu nào thì gọi tên vật liệu đó cho container, ví dụ container gỗ dán, container thép, container nhôm… Ký hiệu Chiều cao Chiều rộng Chiều dài Trọng tải tối đa Trọng tải tịnh Dung tích trong foot mm foot mm foot mm tấn tấn m3 1.A 8,0 2.435 8,0 2.435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1.A.A 8,0 2.435 8,0 2.435 40,0 12.190 30 27,0 61,0 1.B 8,0 2.435 8,0 2.435 29,1 9.125 25 23,0 45,5 1.C 8,0 2.435 8,0 2.435 19,1 6.055 20 18,0 30,5 1.D 8,0 2.435 8,0 2.435 9,9 2.990 10 8,7 14,3 1.E 8,0 2.435 8,0 2.435 6,5 1.965 7 6,1 9,1 1.F 8,0 2.435 8,0 2.435 4,5 1.460 5 4,0 7,0 Bảng 1: Tham số kỹ thuật của 7 loại container thuộc xêri 1 theo tiêu chuẩn của ISO 1.1.2.3. Phân loại theo cấu trúc container 8 Container kín Container hở Container khung Container gấp Container phẳng Container có bánh lăn 1.1.2.4. Phân loại theo công dụng của container -Nhóm 1: Container chở hàng bách hóa. Nhóm này bao gồm các loại : container kín có cưa ở một đầu; container kín có cưa ở một đầu và các bên; có cưa ở trên nóc, mở cạnh; mở trên nóc, mở bên cạnh; container có thành thấp; container có lỗ thông hơi… -Nhóm 2: Container chở hàng rời: là loại container dùng để chở hàng rời (ví dụ như thóc hạt, xà phòng bột, các loại hạt nhỏ…).Đôi khi loại container này có miệng trên mái để xếp hàng và có cửa container ở bên cạnh để dỡ hàng ra. Tiện lợi của kiểu container này là tiết kiệm sức lao động khi xếp hàng vào và dỡ hàng ra, nhưng nó cũng có điển bất lợi là trọng lượng vỏ nặng, số cửa và nắp có thể gây khó khăn trong việc giữ an toàn và kín nước cho hàng hóa trong container, vì nếu nắp nhồi hàng vào nhỏ quá thì sẽ gây khó khăn trong việc xếp hàng có thứ tự. -Nhóm 3: Container bảo ôn /nóng/lạnh. Loại container này có sườn, sàn, mái và cửa ốp chất cách nhiệt để hạn chế sự thay đổi nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài container. Nhiều container loại này có thiết bị làm lạnh hoặc làm nóng được đặt ở một đầu hay bên thành của container hay việc làm lạnh dựa vào những chiếc máy được gắn phía trước container hoặc bằng hệ thống làm lạnh trực tiếp của tàu hay bãi container. Nhiều container lại dựa vào sự làm lạnh hỗn hợp (khống chế nhiệt độ). Đây là loại container dùng để chứa các hàng mau 9 hỏng( hàng rau quả…) và các hàng hóa bị ảnh hưởng do sự thay đổi nhiệt độ. Tuy nhiên vì có lớp cách điện và máy làm lạnh nên làm giảm dung tích chứa hàng của container, sự bảo quản máy móc cũng đòi hỏi cao hơn, nếu các thiết bị máy móc được đặt ở trong container. -Nhóm 4: Container thùng chứa dùng để chở hàng hóa nguy hiểm và hàng dạng lỏng ( như dầu ăn, hóa chất lỏng…). Những thùng chứa bằng thép được chế tạo phù hợp với kích thước của ISO dung tích là 20cb.ft hình dáng như một khung sắt hình chữ nhật chứa khoảng 400 galon( 15.410 lít), tùy theo yêu cầu loại container này có thể được lắp thêm thiết bị làm lạnh hay nóng. Đây là loại container được chế tạo để chở những hàng hóa đặc biệt, nó có ưu điểm là làm giảm sức lao động dùng để xếp dỡ hàng hóa và có thể được sử dụng như một kho chứa tạm thời. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như: giá thành ban đầu cao, chi phí bảo dưỡng nhiều. Trước khi cho hàng hóa vào đòi hỏi phải tốn công làm sạch thùng chứa (mỗi lần cho hàng vào là một lần phải làm vệ sinh sạch sẽ thùng chứa). Khó khăn cho vận chuyển, vì hàng dễ bị bay hơi, rò rỉ dọc đường, trọng lượng vỏ lớn. -Nhóm 5: Các container đặc biệt như: Container chở súc vật sống. Những container của ISO được lắp đặt cố định những ngăn chuồng cho súc vật sống và có thể hoặc không thể chuyển đổi thành container phù hợp cho mục đích chuyên chở hàng bách hóa. Loại container này dùng để chuyên chở súc vật sống, do vậy nhược điểm chính của nó là vấn đề làm vệ sinh sạch sẽ khi xếp các lô hàng hóa tiếp theo. Trong nhiều quốc gia thủ tục kiểm dịch các container dùng để chở súc vật rất khắt khe, do vậy container rỗng khi quay trở lại cần chú ý khâu vệ sinh. 1.1.3. Quá trình ra đời và phát triển của container 1.1.3.1. Quá trình ra đời và phát triển của container quốc tế 10 Container hóa là một yếu tố quan trọng của cuộc cách mạng trong logistics, đã góp phần làm thay đổi diện mạo của ngành vận tải trong thế kỷ 20. Malcolm McLean được cho là người đầu tiên phát minh ra container trong những năm 1930 ở New Jersey. McLean đã nhận ra rằng thay vì xếp hay dỡ toa chở hàng thì các toa chở hàng này tự chúng (với một vài thay đổi nhỏ) sẽ là container được vận chuyển. Sự phát triển của container nhìn chung được chia làm bốn giai đoạn:  Giai đoạn 1: tính đến năm 1955: Có đặc trưng là ở một số nước bắt đầu thí nghiệm sử dụng container loại nhỏ vào chuyên chở hàng hóa trong vận tải đường sắt. Trước đại chiến thế giới lần thứ nhất, một số công ty vận tải, đặc biệt là công ty vận tải đường sắt bắt đầu thí nghiệm phương pháp chuyên chở hàng hóa trong container cỡ nhỏ. Container lúc bấy giờ có kết cấu và công dụng không giống như container dùng hiện nay. Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, các nước như : Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Liên Xô tiếp tục mở rộng phạm vi sử dụng container trong chuyên chở hàng hóa. Sự phát triển nhanh chóng của phương thức vận tải này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phương thức vận tải, giữa các cơ quan vận tải với nhau. Đó cũng là nguyên nhân ra đời của tổ chức “ Văn phòng Container quốc tế”( Bureau International Container- BIC) năm 1933, trụ sở tại Paris. Tổ chức này có nhiệm vụ nghiên cứu quá trình áp dụng container trong chuyên chở hàng
Luận văn liên quan