Chúng tôi hiểu rằng tất cảcác quý vị đều tán thành bản Báo cáo Chính
trịcủa Ban trù bị Đại hội do đồng chí Hoàng Quốc Việt trình bày, tán thành
bản dự thảo Chương trình Chính trị, tán thành bản dự thảo Điều lệ. Song
trước khi Đại hội thông qua những văn kiện quan trọng này, theo đềnghịcủa
một sốvị, xin Đại hội cho phép tôi trình bày thêm vềcái tên: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
Ban trù bịMặt trận Dân tộc thống nhất được thành lập từmùa thu năm
1976, gồm đại biểu của 3 tổchức: Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân
chủvà Hoà bình Việt Nam. Ban trù bịchúng tôi đã thảo luận khá nhiều vềcái
tên của Mặt trận mới, chúng tôi còn trao đổi ý kiến với các thành viên trong
các tổchức Mặt trận và các địa phương. Mọi người đều thấy rằng:
• Cái tên Mặt trận Dân tộc Giải phóng có lịch sửvẻvang nhưng không
còn thích hợp, bởi vì dân tộc ta đã được giải phóng hoàn toàn rồi.
• Cái tên Liên minh Các lực lượng Dân tộc Dân chủvà Hoà bình cũng có
lịch sử vẻ vang nhưng cũng không còn thích hợp, bởi vì nước ta đã hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủvà đã giành được hoà bình rồi.
• Cái tên Mặt trận Tổ quốc thì thân thương, gần gũi và còn thích hợp
nhất song hãy tạm đểlại đó, thử đi tìm một tên khác xem có cái tên nào hay
hơn không?
74 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 9282 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác mặt trận của mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng của công tác mặt trận của
MTTQ tỉnh Phú Thọ.”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2
Mục lục
Trang
Chương I :Tổng quan về công tác mặt trận ................................................ 1
1.Giới thiệu về mặt trận tổ quốcViệt Nam. .................................................. 5
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MTTQ Việt Nam ...................... 5
1.1.1 Tên gọi của mặt trận tổ quốc Việt Nam. ...................................... 5
1.1.2 Lịch sử hình thành của mặt trận dân tộc thống nhất ..................... 9
1.2 Vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong hệ thống kinh tế chính trị 17
1.3 Nhiệm vụ của mặt trận. .................................................................... 18
1.3.1 Nguyên tắc làm việc của MT ..................................................... 18
1.3.2 Mối liên hệ giữa MT với các tổ chức thành viên trong hệ thống chính
trị: ....................................................................................................... 19
1.3.3 Các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam. ........................... 21
2.Mặt trận tổ quốc tỉnh Phú Thọ. ............................................................... 22
2.1 Giới thiệu về tỉnh Phú Thọ. .............................................................. 22
2.2 Sự hình thành và vai trò của MTTQ tỉnh Phú Thọ trong thời kì kháng
chiến chống giặc ngoại xâm(1930-1975). .............................................. 25
2.3 Tăng cường công tác mặt trận theo yêu cầu đổi mới , đoàn kết phấn
đấu khác phục khó khăn, góp phần ổn định đời sống phát triển kinh tế xã
hội sau chiến tranh(1975-1985). ............................................................ 31
2.4 Động viên toàn dân đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn thử thách ,
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới của Đảng.(1986-1996). .............. 34
2.4.1 Nghị quyết 8B xác lập vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam trong
công cuộc đổi mới của Đảng(1986-1990) ........................................... 34
2.4.2 Phát huy kết quả 5 năm thực hiện đổi mới, tiếp tục động viên
nhân dân trong tỉnh ổn địng đời sống,phát triển kinh tế - xã hội trong
hoàn cảnh quốc tế mới(1991-1996). ................................................... 37
2.5 Sơ đồ và cơ cấu tổ chức của MTTQ tỉnh Phú Thọ............................ 39
3. Công tác mặt trận .................................................................................. 43
3.1 Lý luận về công tác mặt trận. ........................................................... 43
3.2 Nhiệm vụ và trách nhiệm của công tác mặt trận. .............................. 43
Chương II: Thực trạng của công tác mặt trận tỉnh Phú Thọ. ................. 46
1.Thực trạng. ............................................................................................. 46
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 3
1.1 Tình hình tư tưởng các tầng lớp nhân dân. ....................................... 46
1.2 Tình hình khối đại đoàn kết dân tộc. ............................................... 47
1.3 Kết quả thực hiện trương trình phối hợp thống nhất hành động năm
2007....................................................................................................... 47
1.3.1 Việc đa dạng hoá các hình thức tập hợp,tăng cường tập hợp khối
đại đoàn kết toàn dân. ......................................................................... 47
1.3.2 Kết quả phối hợp hành động thực hiện các phong trào thi đua yêu
nước,các cuộc vận động xã hội. .......................................................... 50
1.3.3 Phát huy quyền làm chủ của nhân dân,tổ chức động viên nhân dân
tham gia xây dựng Đảng,xây dựng chính quyền. ................................ 54
1.3.4 Công tác xây dựng và củng cố Mặt trận. .................................... 55
2. Đánh giá kết quả. .................................................................................. 56
2.1 Đánh giá chung. ............................................................................... 56
2.2 Những điều còn hạn chế................................................................... 57
2.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. .............................................. 60
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác
mặt trận của MTTQ tỉnh Phú Thọ. ........................................................... 62
1. Phương hướng, mực tiêu và một số nhiệm vụ chủ yếu đến năm 2015. .. 62
1.1 Phương hướng: ................................................................................ 62
1.2 Mục tiêu: ......................................................................................... 62
1.3 Nhiệm vụ: ........................................................................................ 63
2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của công tác MTTQ tỉnh
Phú Thọ: ................................................................................................... 63
2.1 Đổi mới nội dung hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân: . 63
2.1.1 Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng: ................... 64
2.1.2 Công tác xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên, tập
hợp đội viên , thành viên : .................................................................. 64
2.1.3 Công tác tổ chức thực hiện các trương trình hoạt động cách mạng
gắn với nhiệm vự chính trị: ................................................................ 65
2.1.4 Công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, pháp huy quyền
làm chủ,ý thức trách nhiệm của đòan viên, hôi viên: .......................... 65
2.2 Đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân
dân: ........................................................................................................ 66
2.2.1 Về công tác tuyên truyền: .......................................................... 66
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 4
2.2.2 Về xây dựng tổ chức vững mạnh, mở rộng thành viên , tập hợp
đoàn viên hội viên: ............................................................................. 66
2.2.3 Về tổ chức thực hiện chương trình hành động cách mạng gắn với
thực hiện nhiệm vụ chính trị: .............................................................. 67
2.2.4 Về công tác tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, phát huy
quyền lam chủ, ý thức trách nhiệm của đoàn viên: ............................. 67
2.3 Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với MTTQ và các đoàn thể nhân
dân: ........................................................................................................ 68
2.4 Đổi mới quan hệ phối hợp giữa MTTQ và các đoàn thể nhân dân với
chính quyền và các cơ quan, ban, ngành: ............................................... 70
2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của MTTQ và các đoàn thể nhân
dân: ........................................................................................................ 71
3. Một số kiến nghị. ................................................................................. 72
4. Kết luận: ............................................................................................... 72
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 5
Chương I :Tổng quan về công tác mặt trận
1.Giới thiệu về mặt trận tổ quốcViệt Nam.
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của MTTQ Việt Nam
1.1.1 Tên gọi của mặt trận tổ quốc Việt Nam.
Chúng tôi hiểu rằng tất cả các quý vị đều tán thành bản Báo cáo Chính
trị của Ban trù bị Đại hội do đồng chí Hoàng Quốc Việt trình bày, tán thành
bản dự thảo Chương trình Chính trị, tán thành bản dự thảo Điều lệ. Song
trước khi Đại hội thông qua những văn kiện quan trọng này, theo đề nghị của
một số vị, xin Đại hội cho phép tôi trình bày thêm về cái tên: Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam.
Ban trù bị Mặt trận Dân tộc thống nhất được thành lập từ mùa thu năm
1976, gồm đại biểu của 3 tổ chức: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân
tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng Dân tộc Dân
chủ và Hoà bình Việt Nam. Ban trù bị chúng tôi đã thảo luận khá nhiều về cái
tên của Mặt trận mới, chúng tôi còn trao đổi ý kiến với các thành viên trong
các tổ chức Mặt trận và các địa phương. Mọi người đều thấy rằng:
• Cái tên Mặt trận Dân tộc Giải phóng có lịch sử vẻ vang nhưng không
còn thích hợp, bởi vì dân tộc ta đã được giải phóng hoàn toàn rồi.
• Cái tên Liên minh Các lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà bình cũng có
lịch sử vẻ vang nhưng cũng không còn thích hợp, bởi vì nước ta đã hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ và đã giành được hoà bình rồi.
• Cái tên Mặt trận Tổ quốc thì thân thương, gần gũi và còn thích hợp
nhất song hãy tạm để lại đó, thử đi tìm một tên khác xem có cái tên nào hay
hơn không?
Có người nói nên lấy tên Mặt trận mới là Mặt trận Dân tộc thống nhất
Việt Nam nhưng lâu nay ta thường coi là cái tên chung, không phải các tên cụ
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 6
thể của Mặt trận nào: cũng như nói Đảng của giai cấp công nhân là một cái
tên chung, còn Đảng Lao động hay Đảng Cộng sản mới là cái tên cụ thể.
Có người nói nên lấy tên là Mặt trận Dân chủ, vì cả thế giới đều đang
hướng về dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa còn cao hơn cả dân chủ tư sản.
Nhưng nếu vậy thì sao ta lại nói "Mặt trận Dân chủ" trống không để chẳng rõ
là dân chủ tư sản hay dân chủ xã hội chủ nghĩa. Huống chi năm 1936-1939 đã
có Mặt trận Dân chủ Đông dương với nội dung và mục tiêu của nó lúc đó thấp
hơn nền dân chủ nhân dân sau này: mà dân chủ nhân dân lại thấp hơn chủ
nghĩa xã hội, nghĩa là chúng ta đã đi quan những giai đoạn thấp của cách
mạng và chúng ta đang ở giai đoạn cao của cách mạng là giai đoạn Cách
mạng xã hội chủ nghĩa
Có người nói nên gọi hẳn là Mặt trận Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bởi vì
Tổ quốc là nói về yêu nước, xã hội chủ nghĩa là nói về thực chất của cuộc
Cách mạng, ngày nay chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa xã hội hoà làm một,
yêu nước tức là yêu chủ nghĩa xã hội. Cái tên ấy và cách giải thích như vậy
rất có ý nghĩa và sát với tình hình thực tế nước ta.
Song có nhiều vị miền Nam trong Ban Trù bị đại hội nói rằng gọi là "
Mặt trận Tổ quốc xã hội chủ nghĩa" thì đúng nhưng cái tên hơi dài, chỉ nên
gọi là " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam" vừa gọn mà cũng vừa đủ nghiã, bởi vì
"Tổ quốc" là nói về yêu nước, " Việt Nam" là nói về xã hội chủ nghĩa, tức là
"Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Đó là Việt Nam xã hội chủ nghĩa chứ
không thể Việt Nam nào khác được.
Mọi người cho là chí lý. Song cũng có người nêu rằng Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thì hay thật, chỉ e kẻ địch có xuyên tạc gì không? Có ý kiến trình
bày lại rằng: Thực ra Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập năm 1955,
cái tên đó do Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đề xướng được mọi người tán
đồng. Lúc ấy Đảng Lao động Việt Nam tức là Đảng Cộng sản Việt Nam bây
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 7
giờ và Hồ Chủ tịch đã thấy rõ Đế quốc Mỹ đang âm mưu phá hoại Hiệp định
Giơ ne vơ về Việt Nam, nhằm hất cẳng Pháp, chiếm lấy miền Nam ta, chia rẽ
lâu dài nước ta. Vì vậy phải có một mặt trận đoàn kết được toàn dân đấu tranh
cho quyền lợi thiêng liêng của Tổ quốc, hai tiếng " Tổ quốc" nhắc nhở mọi
người đoàn kết phấn đấu cho một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh. Đó là Mặt trận của cả nước từ Bắc đến Nam. Song
đế quốc Mỹ và tay sai cố tình phá hoại hiệp định Giơ ne vơ về Việt Nam, gây
ra chiến tranh đặc biệt, rồi chiến tranh cục bộ và sau cùng chúng đưa chiến
tranh lan rộng ra toàn quốc làm trở ngại cho sự hoạt động của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam. Vì vậy trong cao trào đồng khởi ở miền Nam, Mặt trận Dân
tộc Giải phóng ở miền Nam mới ra đời và trong dịp tổng tấn công Tết Mậu
thân năm 1968 có thêm Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hoà
bình Việt Nam. đó là những tổ chức mặt trận phù hợp với điều kiện lịch sử
từng lúc và làm cho Mặt trận Dân tộc thống nhất càng được mở rộng dưới
nhiều hình thức. Nói như thế để chúng ta thấy rằng Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam từ trong quá khứ cũng đã là của Tổ quốc Việt Nam chung của chúng ta.
Còn về địch xuyên tạc ư? Cách mạng chân chính không hề sợ địch xuyên
tạc, mà phải luôn luôn tấn công vào sự xuyên tạc của chúng.
Lần thứ nhất trong lịch sử nước Mỹ, bọn xâm lược bị thất bại ở Việt
Nam. Chúng rất đau buồn nhưng cũng rất ngoan cố. Khi rút khỏi Việt Nam
chúng còn mang theo hơn 10 vạn người di tản và còn gài lại bọn tay sai phá
hoại. Chúng ta đã chứng kiến việc bọn tay sai Mỹ lợi dụng cả nhà thơ Vinh
Sơn ở giữa thành phố Sài gòn để làm nơi chứa vũ khí, nơi in bạc giả, nơi phát
đi những tin đồn nhảm, nơi chứa chấp biết bao những sự xấu xa nhơ bẩn.
Hiện nay bọn CIA Mỹ lại đang tung ra dư luận về cái gọi là "vi phạm
nhân quyền" và cái gọi là " bảo vệ nhân quyền" để xuyên tạc sự thật, dựng lên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 8
những chuyện không có, hòng vu cáo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
lừa dối nhân dân thế giới.
Sự thật là bọn xâm lược Mỹ đã ném bom hàng loạt bằng máy bay B52,
đã rải chất độc hoá học, đã dồn dân, đốt làng, phá lúa, đã tổ chức các trại giam
kiểu chuồng bò, chuồng cọp..v.v..gây nên biết bao tàn phá, chết chóc, đau
thương trên đất nước ta, thì đâu chúng còn được phép nói đến nhân quyền!
Có một vài cây viết gọi là văn chương, có một vài cái miệng gọi là khẩu
khí chính trị ở nước phương Tây nào đó đã phụ hoạ với luận điệu của CIA
Mỹ. Thật đáng tiếc cho họ, tự họ đã làm giảm giá trị rất nhiều về những dòng
chữ, những lời nói của họ lâu nay. Bởi vì họ vô tình hay cố ý đã đồng loã với
CIA Mỹ.
Chúng ta hoàn toàn bác bỏ mọi luận điệu bịa đặt, vu khống bất kỳ từ đâu
đối với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta.
Chính sách của chúng ta là nhân đạo. Chúng ta chỉ muốn mọi người Việt
Nam thương yêu nhau, đoàn kết với nhau, cùng nhau xây dựng đất nước phồn
vinh. Chúng ta chỉ muốn sống hoà bình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên
thế giới.
Xin trở lại cái tên " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam". Có bạn miền Nam, bạn
ấy ở trong vùng mới giải phóng đã nói rằng: Quốc hội thống nhất do toàn dân
bầu ra đã quyết định thủ đô Hà nội, quốc kỳ lá cờ đỏ sao vàng, quyết định ấy
được mọi người từ Bắc đến Nam hoan hô nhiệt liệt thì tại sao lại có ý kiến
muốn tránh né cái tên " Mặt trận Tổ quốc Việt Nam", tại sao lại sợ địch xuyên
tạc!
Đó là câu nói chí lý, chí tình, đáng ghi nhớ.
Thật vậy, hai tiếng Tổ quốc vô cùng thiêng liêng. Người Việt Nam ta
đều chung một Tổ quốc từ Cao Lạng đến Minh Hải, đều chung một mộ tổ
Hùng vương ở Lâm Thao, Vĩnh Phú. Người Việt Nam ở nước ngoài dù xa xôi
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 9
đến đâu cũng hướng về Tổ quốc thân yêu. Bất kỳ một người Việt Nam yêu
nước nàocũng vui mừng trước sự kiện lịch sử mùa xuân 1975, miền Nam
hoàn toàn giải phóng. Tổ quốc Việt Nam độc lập và thống nhất. Ngày nay, ai
cũng mong được góp phần xây dựng Tổ quốc mình đàng hoàng hơn, to đẹp
hơn như lời Bác Hồ đã nói, Hai tiếng Tổ quốc kêu gọi trái tim Việt Nam, thúc
dục mọi khối óc Việt Nam, phải làm cho Tổ quốc giàu mạnh.
Chính vì vậy, chúng tôi đề nghị các quý vị thông qua cái tên mặt trận
mới là
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam!
1.1.2 Lịch sử hình thành của mặt trận dân tộc thống nhất
Kế thừa, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết của dân tộc ta.
Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Cách mạng
là sự nghiệp của quần chúng. Ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã chủ trương
đoàn kết mọi lực lượng dân tộc và dân chủ trong Mặt trận Dân tộc Thống nhất
để cùng nhau chống kẻ thù chung vì độc lập tự do của Tổ quốc.
Giữa lúc cao trào cách mạng đầu tiên do Đảng lãnh đạo mà đỉnh cao là
phong trào Xô viết Nghệ tĩnh đang diễn ra sôi nổi và rầm rộ trong cả nước,
ngày 18.11.1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông dương ra
chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh, hình thức đầu tiên của
Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam.
Từ đó tới nay, ở mỗi thời kỳ khác nhau có những hình thức và tên gọi tổ
chức cụ thể khác nhau phù hợp với nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng
nhưng Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt nam nơi tập hợp các giai tầng trong
xã hội vì những mục tiêu lớn của dân tộc luôn tồn tại và phát triển, Đảng
Cộng sản Việt Nam - người chủ xướng việc hình thành Mặt trận Dân tộc
thống nhất trong thời hiện đại - vừa là thành viên tích cực của Mặt trận vừa
bằng sự sáng tạo, đúng dắn trong đường lối, chính sách, sự gương mẫu phấn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 10
đấu vì lợi ích chung của dân tộc đã được các thành viên của Mặt trận thừa
nhận vai trò lãnh đạo.
Hiện nay, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là hình thức tổ chức của Mặt trận
Dân tộc Thống nhất Việt nam với mục tiêu tập hợp và phát huy sức mạnh của
khối Đại đoàn kết toàn dân phấn đấu cho một nước Việt Nam độc lập, tự do,
hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.Quá trình hình
thành như sau:
a.MẶT TRẬN THỐNG NHẤT PHẢN ĐỂ ĐÔNG DƯƠNG
HỘI PHẢN ĐẾ ĐỒNG MINH (18-11-1930)
Ngay từ Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt được thông qua tại
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ
trì đã vạch ra sự cần thiết phải xây dựng một Mặt trận Dân tộc thống nhất
nhằm đoàn kết các giai tầng trong xã hội, các tổ chức chính trị, các cá nhân
phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh mọi nhân tố của dân tộc phấn đấu
cho sự nghiệp chung giải phóng dân tộc.
Qua phong trào cách mạng phản đế, phản phong sôi nổi trong cả nước
mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh, các tổ chức chính trị với các hệ tư tưởng
khác nhau nhưng gặp nhau ở mục tiêu giải phóng dân tộc lần lượt xuất hiện
với sự tham gia của nhiều tầng lớp, nhiều dân tộc. Quá trình này cũng khẳng
định năng lực cách mạng của các giai tầng trong xã hội, khẳng định vị trí đặc
biệt và hệ tư tưởng của giai cấp công nhân với việc định hướng cho cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc. Quá trình này cũng khẳng định khối liên minh công
nông là cơ sở của Mặt trận Dân tộc thống nhất do Đảng chủ xướng. Trong Án
nghị quyết về vấn đề phản đế tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Đông Dương tháng 10 năm 1930 đã nêu rõ sự cấp thiết phải thành
lập Mặt trận Thống nhất phản đế. Ngày 18/11/1930 Ban Thường vụ Trung
ương Đảng Cộng sản Đông dương đã ra Chỉ thị thành lập Hội Phản đế đồng
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 11
minh hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của
Đảng.
b.PHẢN ĐẾ LIÊN MINH (3-1935)
Tháng 3 năm 1935, Đại hội Đảng lần thứ nhất đã thông qua nghị quyết
về công tác Phản đế liên minh, quyết định thành lập và thông qua điều lệ của
tổ chức nhằm tập hợp tất cả các lực lượng phản đế toàn Đông dương. Điều lệ
của Phản đế liên minh rộng và linh hoạt hơn Điều lệ Hội phản đế đồng minh.
Bất kỳ người hoặc đoàn thể nào thừa nhận nghị quyết, Điều lệ và thường
xuyên nộp hội phí thì được thừa nhận là hội viên.
c.MẶT TRẬN THỐNG NHẤT NHÂN DÂN PHẢN ĐẾ (10-1936)
Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân Phản đế được phổ
biến qua tài liệu chung quanh vấn đề chính sách mới ngày 30/10/1936 khắc
phục những sai lầm trong nhận thức và hành động trong quá trình thực hiện
liên minh thời kỳ trước. Việc tập hợp lực lượng trong Mặt trận được công
khai qua bức thư ngỏ của Đảng Cộng sản Đông Dương gửi cho Chính phủ
Mặt trận nhân dân Pháp bày tỏ sự đồng minh với nhân dân Pháp, kêu gọi ban
hành một số quyền tự do dân chủ cơ bản cho nhân dân Đông Dương và hô
hào "tất cả các đảng phái chính trị, tất cả các tầng lớp nhân dân Đông Dương
tham gia Mặt trận nhân dân Đông Dương".
d.MẶT TRẬN DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG (6-1938)
Sau khi Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền với bản chương trình
hành động trong đó có nêu việc thành lập một Uỷ ban của nghị viện điều tra
tình hình chính trị và kinh tế ở các thuộc địa, cùng với nhiều nước thuộc địa
khác các nhà yêu nước Việt Nam kêu gọi "tiến tới một cuộc Đông dương Đạ