Trong những năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng tài chính đã trở thành một trong những lĩnh vực phát triển sôi động nhất trong nền kinh tế. Thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng với những phương tiện tài chính mới xuất hiện ngày càng nhiều. Thị trường tài chính ngân hàng hoạt động tốt đã tạo ra một nền kinh tế thế giới liên kết với nhau, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, kể từ sau khi ra nhập WTO, có thể nói thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Ngành ngân hàng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển với nhiều chuyển biến trong hoạt động của khối ngân hàng thương mại. Nhiều ngân hàng cổ phần gia tăng quy mô bằng việc nâng vốn điều lệ, phát triển mạng lưới, khối ngân hàng quốc doanh đã và đang hoàn thành công tác cổ phần hóa, một số ngân hàng nước ngoài chính thức tham gia vào thị trường. Kéo theo đó cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng sẽ ngày một gay gắt hơn.
Trước những cơ hội và thách thức của thị trường, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, cùng với sự tin tưởng và ủng hộ của cổ đông ngân hàng, Vietcombank Hà Tĩnh trong những năm gần đây đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận, và chiếm được nhiều niềm tin trong lòng khách hàng.
Trong thời gian được thực tập tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh tôi đã được tìm hiểu một số hoạt động của ngân hàng. Tôi xin được trình bày những giới thiệu chung và sơ lược về quá trình hình thành, phát triển cũng như hoạt động của Vietcombank Hà Tĩnh trong những năm gần đây để có thể thấy rõ được những bước phát triển đáng ghi nhận của Chi nhánh .
Tuy vậy Vietcombank Hà Tĩnh vẫn còn là một chi nhánh nhỏ với các hoạt động còn khá đơn điệu. Các hoạt động liên quan đến đầu tư hoặc là không nhiều hoặc là còn khá sơ sài. Do đó bài viết này của tôi sẽ hướng vào các hoạt động mà chi nhánh thực hiện là chủ yếu. Đó là hoạt động “thẩm định dự án đầu tư” đây cũng là hướng để tôi chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp. Rất mong được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt bài viết cũng như kì thực tập của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Kết cấu bài báo cáo tổng hợp của tôi bao gồm:
Phần I:
Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh.
Phần II:
Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Chi nhánh.
Phần III :
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư tại Vietcombank Hà Tĩnh
44 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư tại VietcomBank Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, lĩnh vực ngân hàng tài chính đã trở thành một trong những lĩnh vực phát triển sôi động nhất trong nền kinh tế. Thị trường tài chính đang thay đổi nhanh chóng với những phương tiện tài chính mới xuất hiện ngày càng nhiều. Thị trường tài chính ngân hàng hoạt động tốt đã tạo ra một nền kinh tế thế giới liên kết với nhau, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia trên thế giới.
Đặc biệt, kể từ sau khi ra nhập WTO, có thể nói thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể. Ngành ngân hàng Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển với nhiều chuyển biến trong hoạt động của khối ngân hàng thương mại. Nhiều ngân hàng cổ phần gia tăng quy mô bằng việc nâng vốn điều lệ, phát triển mạng lưới, khối ngân hàng quốc doanh đã và đang hoàn thành công tác cổ phần hóa, một số ngân hàng nước ngoài chính thức tham gia vào thị trường. Kéo theo đó cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng sẽ ngày một gay gắt hơn.
Trước những cơ hội và thách thức của thị trường, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, cùng với sự tin tưởng và ủng hộ của cổ đông ngân hàng, Vietcombank Hà Tĩnh trong những năm gần đây đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng ghi nhận, và chiếm được nhiều niềm tin trong lòng khách hàng.
Trong thời gian được thực tập tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh tôi đã được tìm hiểu một số hoạt động của ngân hàng. Tôi xin được trình bày những giới thiệu chung và sơ lược về quá trình hình thành, phát triển cũng như hoạt động của Vietcombank Hà Tĩnh trong những năm gần đây để có thể thấy rõ được những bước phát triển đáng ghi nhận của Chi nhánh .
Tuy vậy Vietcombank Hà Tĩnh vẫn còn là một chi nhánh nhỏ với các hoạt động còn khá đơn điệu. Các hoạt động liên quan đến đầu tư hoặc là không nhiều hoặc là còn khá sơ sài. Do đó bài viết này của tôi sẽ hướng vào các hoạt động mà chi nhánh thực hiện là chủ yếu. Đó là hoạt động “thẩm định dự án đầu tư” đây cũng là hướng để tôi chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp. Rất mong được sự giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn để tôi có thể thực hiện tốt bài viết cũng như kì thực tập của tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Kết cấu bài báo cáo tổng hợp của tôi bao gồm:
Phần I:
Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh.
Phần II:
Thực trạng các hoạt động có liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Chi nhánh.
Phần III :
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư và quản lý đầu tư tại Vietcombank Hà Tĩnh
PHẦN I:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ TĨNH.
Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1993, Vietcombank bắt đầu hiện diện ở địa bàn Hà Tĩnh với chức năng là một phòng giao dịch của Vietcombank Vinh. Thị xã Hà Tĩnh những năm đầu tái lập tỉnh còn nghèo nàn, thưa thớt như một thị trấn nhỏ. Thời điểm đó, các sản phẩm ngân hàng còn đơn điệu, hoạt động tín dụng chưa được mở rộng tới mọi thành phần kinh tế. Thế mạnh của Vietcombank lúc đó là cung cấp các dịch vụ thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ trên địa bàn.
Với sự kiên trì, vượt khó của đội ngũ cán bộ như việc nhen nhóm đốm lửa nhỏ, yếu ớt trong những ngày đầu khi cái tên Vietcombank đi vào nhịp sống của thị xã Hà Tĩnh. Ngày 1/6/1994, trước những yêu cầu mới mà thực tiễn đặt ra, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Tĩnh chính thức được thành lập, trở thành thành viên thứ 17 của NHNT Việt Nam và là NHTM thứ ba có mặt ở Hà Tĩnh.
Hòa nhịp phát triển chung của toàn hệ thống. Vietcombank Hà Tĩnh bước vào thời kỳ thực hiện đề án tái cơ cấu mà trọng tâm là nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro, tiếp tục đổi mới công nghệ, đưa nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích để phục vụ khách hàng tốt hơn, sẵn sàng cho quá trình hội nhập. Một chặng đường mới mở ra với Vietcombank Hà Tĩnh cũng là lúc nền kinh tế tỉnh từng bước chuyển mình, đòi hỏi nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ Ngân hàng phải hiện đại. Nắm bắt yêu cầu đó, bên cạnh giải pháp huy động vốn và chủ động tìm kiếm khách hàng, đẩy mạnh đầu tư tín dụng tới mọi thành phần kinh tế, Vietcombank Hà Tĩnh đã mạnh dạn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, cung ứng các dịch vụ đa dạng với nhiều tiện ích. Vietcombank là Ngân hàng đầu tiên triển khai hệ thống Ngân hàng lõi (corebanking), thực hiện giao dịch trực tuyến (Online) trong toàn hệ thống. Hàng loạt các chương trình, đề án công nghệ đã được triển khai sớm, mang lại những cơ hội tốt trong kinh doanh cho các đối tượng khách hàng như chương trình Ngân hàng bán lẻ, mạng thanh toán viễn thông quốc tế, chương trình thanh toán chuyển tiền liên Ngân hàng…
Năm 1999, Vietcombank Hà Tĩnh đã có những con số tăng trưởng đầy ấn tượng: tổng nguồn vốn tăng gấp 12 lần, tổng dư nợ tăng gấp 4 lần so với những năm đầu thành lập.
Năm 2003, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh xuất hiện chiếc máy rút tiền tự động ATM đầu tiên của Vietcombank, mở đường cho việc hình thành thói quen thanh toán hiện đại hưởng ứng chủ trương thúc đẩy văn minh thanh toán không dùng tiền mặt của chính phủ. Qua chiếc “ví điện tử” nhiều tiện ích, dễ sử dụng, Vietcombank Hà Tĩnh đã từng bước cung ứng cho thị trường những sản phẩm “đẳng cấp” như MoneyGram, I-Banking, Home banking, SMS banking…
Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh, Vietcombank Hà Tĩnh là Ngân Hàng có số lượng máy ATM nhiều nhất với 15 máy. Thị phần thẻ ATM chiếm tỷ lệ cao nhất trên địa bàn. Cùng với việc đẩy mạnh tín dụng, phát triển và hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ Ngân Hàng, công tác phát triển mạng lưới hướng tới mở rộng thì trường bán lẻ, từng bước đưa thương hiệuVietcombank đến với mọi người dân cũng được Vietcombank Hà Tĩnh đặc biệt chú trọng mà khởi động là sự ra đời của phòng giao dịch Kỳ Anh, một năm sau đó phòng giao dịch Hồng Lĩnh cũng được thành lập. Như vậy, tại 2 khu kinh tế trọng điểm phía bắc và phía nam tỉnh nhà , Vietcombank đã thiết lập được mạng lưới, từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh thị phần hoạt động của mình.
Đến năm 2008 môi trường hoạt động Ngân Hàng cạnh tranh ngày càng khốc liệt với sự xuất hiện của các Ngân Hàng thương mại ngoài quốc doanh, Vietcombank Hà Tĩnh mở thêm phòng giao dịch Tân Giang đóng tại thành phố Hà Tĩnh để tiếp tục đưa sản phẩm của mình đến ngày càng gần nguời dân.
Tháng 4 – 2009 theo chiến lược đẩy mạnh mở rộng mạng lưới, phòng giao dịch Cẩm Xuyên ra đời. Như vậy chỉ trong vòng 6 năm, đơn vị đã đầu tư thành lập mới được 4 phòng giao dịch, thực hiện phương châm : “Ngân hàng tìm đến khách hàng thay vì ngồi đợi khách hàng đến với mình” . Đây cũng là một trong những điều minh chứng cho sự lớn mạnh, cho tiềm lực của một Ngân Hàng Thương Mại chủ lực trên địa bàn. Theo số liệu thống kê hiện nay tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank Hà Tĩnh là khoảng 1.100 tỷ VNĐ, tổng dư nợ ước đạt gần 1.600 tỷ VNĐ, tổng doanh thu và lợi nhuận của năm sau cao hơn năm trước rất nhiều…
Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban
Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình phát triển, quy mô hoạt động, đặc thù thị trường của khu vực đầu tư, năng lực và trình độ quản lý chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng, bộ máy tổ chức của Vietcombank Hà Tĩnh bao gồm:
1 Giám đốc (GĐ) phụ trách chung
1 phó GĐ phụ trách tài chính và nội bộ
1 phó GĐ phụ trách tín dụng
11 phòng, tổ
Tổ Tổng hợp
Là đầu mối tham mưu và thực hiện các công tác về cân đối vốn, lãi suất, thông tin tuyên truyền và tổng hợp báo cáo qua các thời kỳ.
Nhiệm vụ cụ thể:
chủ trì và phối hợp với các phòng ban liên quan thực hiện có hiệu quả việc cân đối và xử lý các nghiệp vụ về vốn giữa các chi nhánh với Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam và Ngân Hàng Nhà Nước Tỉnh.
Nghiên cứu, theo dõi tình hình biến động lãi suất trên thị trường ( trong nước và của các ngân hàng trên địa bàn ) để tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng khung lãi suất về huy động vốn, cấp tín dụng trong từng thời kỳ.
Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện việc thông tin, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và của chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh trên các phương tiện thông tin đại chúng theo đúng quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua từng thời kỳ.
Lập báo cáo nhanh, báo cáo sơ kết, tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo định kỳ quý, 6 tháng, năm và các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của các cấp, các ngành liên quan.
Thực hiện nhiệm vụ công tác báo cáo thống kê theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam ( trừ các báo cáo thống kê thuộc chức năng, nhiệm vụ của các phòng theo quy định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và của giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh).
Tổng hợp và theo dõi số liệu hoạt động của chi nhánh qua các năm một cách có hệ thống để đáp ứng các yêu cầu công tác đặt ra.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo, phân công , ủy quyền của giám đốc chi nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Hà Tĩnh.
. Phòng kế toán thanh toán
- Tham mưu, đề xuất cho giám đốc trong việc chỉ đạo các hoạt động nghiệp vụ Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác có liên quan đến ngoại tệ.
- Thực hiện các giao dịch thanh toán quốc tế theo các phương thức L/C, nhờ thu, chuyển tiền.
- Kế toán ngoại tệ, thanh toán, chuyển tiền đi và đến điện tử.
- Tư vấn cho khách hàng trong các lĩnh vực thanh toán quốc tế, ngoại thương, mua bán ngoại tệ và các nghiệp vụ khác có liên quan đến nhiệm vụ của phòng.
- Thực hiện đầy đủ các công tác thống kê, báo cáo lên các cấp lãnh đạo Vietcombank, Ngân hàng Nhà nước có liên quan và các cấp có liên quan theo đúng các qui định hiện hành.
- Theo dõi và làm thủ tục thanh toán L/C khi đến hạn, tham gia nhận hàng, giám định chất lượng cùng khách hàng trong trường hợp cần thiết và lập báo cáo tóm tắt trình Tổng giám đốc về tình hình giao nhận và lưu kho hàng hoá.
Tổ kiểm tra nội bộ.
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh theo nghị quyết của hội đồng quản trị, chỉ đạo của Tổng giám đốc và giám đốc chi nhánh.
- Giám sát việc chấp hành các qui định của Ngân hàng nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
- Xây dựng chương trình kiểm tra, kiểm soát nội bộ chi nhánh.
- Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi chi nhánh để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo theo đúng qui định hiện hành. Kiểm tra, xác minh đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, thuộc thẩm quyền giải quyết của chi nhánh theo đúng qui định phân cấp của pháp luật.
Kiểm tra sự chính xác của các báo cáo tài chính, báo cáo cân đối kế toán việc tuân theo nguyên tắc chế độ về chính sách kế toán theo qui định của Nhà nước, ngành Ngân hàng
Phòng kinh doanh dịch vụ.
Thực hiện các nghiệp vụ về tiền gửi tiết kiệm, phát hành các giấy tờ có giá.
Quản lý, theo dõi tài khoản tiền gửi, tiền vay, và bảo lãnh của khách hàng
Thực hiện các nghiệp vụ về kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền, kiều hối…
Thực hiện các nghiệp vụ phát hành thẻ, thanh toán thẻ, séc du lịch…
Tổ chức quỹ nghiệp vụ để thực hiện thu phí tiền mặt của khách hàng theo quy trình nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ.
Phối hợp với phòng kế toán thanh toán thực hiện công tác quản lý, lưu trữ hệ thống chứng từ theo quy định.
Thực hiện chế độ báo cáo , thống kê theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thực hiện công tác khác theo sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Phòng khách hàng.
là đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Tìm hiểu, thăm dò nhu cầu khách hàng trong từng giai đoạn.Giới thiệu về các dịch vụ Ngân hàng của NH đến tận tay khách hàng. Hướng dẫn, giải thích và xử lý các vướng mắc của khách hàng
chức năng nhiệm vụ chính:
Là phòng tham mưu, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tín dụng của Chi Nhánh theo đúng chế độ quy định và sự phân cấp, ủy quyền.
Chủ trì và phối hợp với các phòng liên quan thực hiện công tác huy động vốn, cân đối và xử lý các nghiệp vụ về vốn giữa các Chi nhánh với TW và Ngân hàng Nhà nước.
Tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trích lập, sử dụng quỹ dự phòng rủi ro.
Thực hiện hoạt động bảo lãnh theo quy định.
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, thông tin tín dụng theo chức năng, nhiệm vụ của phòng. Lập báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo quy định kỳ (tháng, quý, năm…) và các báo cáo chuyên đề theo quy định.
Tham mưu, đề xuất các biện pháp để thu hồi, xử lý nợ tồn đọng.
Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo, phân công, ủy quyền của Ban Giám đốc
. Phòng ngân quỹ.
Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về công tác Ngân Quỹ trong cơ quan
Thực hiện việc quản lý kho quỹ (bao gồm cả quỹ ATM, quỹ tại cá phòng nghiệp vụ)
Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác Ngân Quỹ theo quy định.
Chịu trách nhiệm mua sắp các phương tiện, thiết bị, vật tư phục vụ công tác Ngân Quỹ.
Bảo quản các ấn chỉ quan trọng của chi nhánh và các giấy tờ có giá liên quan đến thế chấp, cầm cố.
Tham mưu, đề xuất các biện pháp để đảm bảo an toàn tuyệt đối về kho quỹ trong toàn cơ quan…
Thực hiện một số nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
Phòng hành chính nhân sự
Thực hiện việc mua sắm , quản lý , theo dõi tài sản, công cụ lao động, vật tư phục vụ hoạt động chung của cơ quan ( riêng các thiết bị tin học và máy móc, vật tư phục vụ công tác ngân quỹ do các phòng khác thực hiện).
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch lao động, tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, điều động, nâng lương đối với toàn thể cán bộ, nhân viên trong chi nhánh.
Quản lý hồ sơ cán bộ, nhân viên.
Tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách về tiền lương, tiền thưởng, ăn ca, bảo hiểm xã hội,… đối với người lao động. Theo dõi và lập các báo cáo về lao động, tiền lương theo quy định.
Thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
Tham mưu và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an toàn tài sản, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão tại Chi nhánh.
Thực hiện công tác lễ tân, khánh tiết và đảm bảo vệ sinh chung toàn cơ quan.
Quản lý và bố trí xe ô tô phục vụ công tác của cơ quan.
Phối hợp với các phòng liên quan thực hiện công tác xây dựng cơ bản.
Tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng và ban hành nội quy, quy chế của cơ quan. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành nội quy, quy chế của toàn thể cán bộ, nhân viên và người lao động trong cơ quan.
Thay mặt cơ quan ký các giấy tờ giao dịch hành chính đối với cán bộ, nhân viên như: giấy giới thiệu, giấy đi đường. Giấy nghỉ phép…
Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo của Ban Giám đốc.
. Các phòng giao dịch
- Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi, cho vay…
Có thể nhận thấy mô hình tổ chức bộ máy quản trị của ngân hàng là mô hình trực tuyến chức năng. Theo mô hình này, Trưởng phòng các phòng, tổ của Chi nhánh đóng vai trò tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc hình thành các chủ trương và ra các quyết định, kiểm tra và đôn đốc hoạt động của ngân hàng. Mọi quyết định quản lý đều do Ban Giám đốc công bố sau khi đã tham khảo ý kiến của ban tham mưu. Các quyết định quản lý được truyền xuống theo tuyến dọc.
Sơ đồ mô hình tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh
PHẦN II:
THỰC TRẠNG CÁC HOẠT ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
CỦA NGÂN HÀNG - TMCP NGOẠI THƯƠNG HÀ TĨNH
Thực trạng các hoạt động co liên quan đến hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư của Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Hà Tĩnh.
1./ Công tác huy động vốn:
Năm 2009 có thể coi là một năm khá thành công đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh, khi mà tình hình kinh tế còn đang phức tạp sau khủng hoảng tài chính còn chưa phục hồi hoàn toàn bên cạnh đó trên địa bàn Hà Tĩnh ngày càng suất hiện thêm các Ngân hàng như Ngân hàng đầu tư và phát triển(BIDV), Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Techcombank. Cùng với các Ngân hàng truyền thống trên địa bàn đã tạo nên một sự cạnh tranh khốc liệt. Nhưng Ngân hàng TMCP – Ngoại Thương Hà Tĩnh nhưng những thực hiện tốt kế hoạch được giao mà còn tiếp tục mở rộng thêm phòng giao dịch Tân Giang.
Tính đến 31/12/2009, tổng huy động nguồn vốn từ khách hàng tăng 36,6% (+344 tỷ đồng) so với 31/12/2008. Trong đó vốn huy động VND chiếm tỷ trọng 68% trong tổng nguồn vốn, tăng 30,9% (+206 tỷ đồng) so với 31/12/2008. Huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng 32% trong tổng nguồn vốn, tăng 50,4% (+138 tỷ đồng) so với 31/12/2008.
Bảng 2.1 Số liệu so sánh Tổng nguồn vốn của chi nhánh 2008-2009
§¬n vÞ: TriÖu ®ång
ChØ tiªu
Thùc hiÖn
T¨ng/gi¶m so víi 31/12/2009
31/12/2009
31/12/2008
TuyÖt ®èi
+/-%
1. Huy ®éng vèn
1.284.845
940.864
343.981
36,6%
TiÒn göi Tæ chøc kinh tÕ
343.964
223.362
120.602
54%
TiÒn göi tiÕt kiÖm
927.868
682.545
245.323
35,9%
Sè d giÊy tê cã gi¸
13.013
34.957
-21.944
- 62,8%
VND
873.705
667.447
206.258
30,9%
Ngo¹i tÖ (quy VND)
411.139
273.417
137.722
50,4%
2. Vay vèn trung ¬ng
829.822
478.538
351.284
73,4%
Ng¾n h¹n
715.000
285.000
430.000
150,9%
Trung, dµi h¹n (quy VND)
114.822
193.538
-78.716
- 40,7%
(nguồn: số liệu từ phòng tổng hợp NH-TMCP Ngoại thương Hà Tĩnh)
Nguồn vốn huy động tăng khá là do Chi nhánh đã đưa ra các sản phẩm dịch vụ tiện ích cho khách hàng như: chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, tổ chức kinh tế cả VND và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, trung hạn, triển khai chương trình “gửi tiết kiệm tặng bảo hiểm đối với VND và USD”. Ngoài ra, Chi nhánh còn triển khai chương trình huy động “Tiền gửi đặc biệt - đợt 2/2009” đối với khách hàng là tổ chức kinh tế, triển khai sản phẩm “Tiết kiệm linh hoạt lãi thưởng” cho khách hàng cá nhân. Trong năm 2009, Chi nhánh luôn triển khai chương trình khuyến mãi phát hành thẻ Connect24, tăng cường đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, mở rộng mạng lưới giao dịch và các sản phẩm dịch vụ một cách tốt nhất đến với từng tổ chức kinh tế, từng người dân trên địa bàn nên nguồn vốn luôn tăng so với năm trước. mặt khác, việc mở thêm 2 phòng giao dịch Tân Giang và Cẩm Xuyên cũng đã góp phần làm tăng nguồn vốn huy động.
2.