Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) BộThương mại

Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thời nền kinh tế cũng hoạt động sôi động và khốc liệt hơn. Do đó để đứng vững trong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt này là một điều hoàn toàn không hề đơn giản đối với một đơn vị kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã quen với sự bao cấp của Nhà nước. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã không trụ nổi và đã bị phá sản. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít các doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thị trường mà còn đưa ra được những biện pháp hữu hiệu làm tăng doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, góp phần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng của nước nhà. Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại là một trong các doanh nghiệp đó. Đây là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong những năm qua Công ty đã luôn phát triển và tạo uy tín tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước, và nhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào sự thành công này của Công ty. Doanh thu bán hàng nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty (70%) do đó nhập khẩu là một lĩnh vực thực sự quan trọng của toàn Công ty. Để đánh giá một cách chính xác tình hình và vai trò của hoạt động nhập khẩu của Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu em xin chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại" làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

pdf85 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2351 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) BộThương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Đề Tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) Bộ Thương mại MỤC LỤC Lời nói đầu.................................................................................................... 1 Chương I: Những lý luận cơ sở về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu......... 3 I. Khái quát về hoạt động nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường ................. 3 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu .................... 3 1.1. Khái niệm................................................................................................ 3 1.2. Đặc điểm ................................................................................................. 4 2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu ............................................. 4 3. Các hình thức nhập khẩu ........................................................................... 5 3.1. Nhập khẩu uỷ thác................................................................................... 6 3.2. Nhập khẩu tái xuất................................................................................... 6 3.3. Nhập khẩu đổi hàng................................................................................. 7 3.4. Nhập khẩu tự doanh................................................................................. 8 3.5. Nhập khẩu liên doanh.............................................................................. 9 3.6. Một số hình thức khác ........................................................................... 10 II. Hiệu quảkinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá ........................................... 10 1. Hiệu quả kinh doanh ................................................................................ 10 1.1. Khái niệm, bản chất hiệu quả kinh doanh ............................................. 10 1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh .............................................................. 14 1.2.1. Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân....................................................................................................... 14 1.2.2. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp....................... 15 1.2.3. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối ........................................... 16 1.2.4. Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài............................................... 16 2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu ......................................... 17 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh ...................................... 18 3.1. Sự khan hiếm nguồn lực đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng........................ 18 3.2. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật là điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ..................................................................... 19 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT 3.3. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nhập khẩu ................................. 20 3.4. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động nhập khẩu nói riêng chính là nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động ............................................................................................................ 20 4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu .............................. 21 4.1. Hiệu quả tổng hợp tuyệt đối .................................................................. 21 4.2. Hiệu quả tổng hợp tương đối ................................................................. 21 4.3. Các chỉ tiêu hiệu quả bộ phận................................................................ 22 4.4. Các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh tế - xã hội ..................................... 25 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu .................... 25 5.1. Các nhân tố khách quan......................................................................... 25 5.2. Nhân tố chủ quan................................................................................... 30 Chương II: Hoạt động nhập khẩu và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex)- Bộ Thương mại .............................................................................................................. 32 I. Giới thiệu khái quát về Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex) - Bộ Thương mại ....................................................................... 32 1. Giới thiệu chung về công ty...................................................................... 32 2. Hệ thống tổ chức của Công ty .................................................................. 35 3. Hoạt động của Công ty............................................................................. 38 4. Tình hình nhân sự..................................................................................... 40 5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Prosimex II. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty ................................ 42 1. Khái quát về hoạt động nhập khẩu của Công ty Prosimex ........................ 42 2. Phân tích đánh giá hiệu quả nhập khẩu của Công ty ................................. 45 3. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty .............. 51 3.1. Những kết quả đạt được......................................................................... 51 3.2. Những tồn tại và hạn chế....................................................................... 53 3.3. Nguyên nhân của những tồn tại ............................................................. 54 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu (Prosimex) - Bộ Thương mại .................................................................... 56 I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới....... 56 1. Định hướng chiến lược phát triển của Công ty ......................................... 56 2. Định hướng mở rộng thị trường bạn hàng và các mặt hàng ...................... 57 II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công t sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại .............. 60 1. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nhập khẩu và thị trường xuất bán trong nước ............................................................................................................. 60 1.1. Đối với thị trường nhập khẩu ................................................................ 60 1.2. Đối với thị trường xuất bán trong nước.................................................. 62 2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhập khẩu .. 63 2.1. Giải quyết tốt mối quan hệ với ngân hàng ............................................ 63 2.2. Tăng cường liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu .......... 64 3. Nhóm giải pháp tín dụng thanh toán trong kinh doanh nhập khẩu ........... 64 4. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện kinh doanh nhập khẩu và hợp lý hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu .............................................................................. 65 4.1. Lựa chọn phương án kinh doanh hợp lý................................................. 65 4.2. Hợp lý hoá cơ cấu mặt hàng nhập khẩu ................................................ 66 4.3. Chú trọng nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh ................................ 66 3.3. Quy định chặt chẽ các điều khoản trong hợp đồng................................. 66 5. Nhóm biện pháp về tổ chức cán bộ........................................................... 66 II. Một số kiến nghị đối với nhà nước........................................................... 68 1. Tăng cường và mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế...... 68 2. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động nhập khẩu ...................................... 68 3. Nhà nước nên hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhập khẩu .............. 70 4. Nhà nước nên tổ chức thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp ................ 71 Kết luận....................................................................................................... 72 Tài liệu tham khảo ..................................................................................... 73 LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT LỜI NÓI ĐẦU Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thời nền kinh tế cũng hoạt động sôi động và khốc liệt hơn. Do đó để đứng vững trong nền kinh tế mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt này là một điều hoàn toàn không hề đơn giản đối với một đơn vị kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đã quen với sự bao cấp của Nhà nước. Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp đã không trụ nổi và đã bị phá sản. Nhưng bên cạnh đó vẫn có không ít các doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thị trường mà còn đưa ra được những biện pháp hữu hiệu làm tăng doanh thu hàng năm cho doanh nghiệp, nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, góp phần thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng của nước nhà. Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại là một trong các doanh nghiệp đó. Đây là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong những năm qua Công ty đã luôn phát triển và tạo uy tín tốt với các bạn hàng trong và ngoài nước, và nhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào sự thành công này của Công ty. Doanh thu bán hàng nhập khẩu hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty (70%) do đó nhập khẩu là một lĩnh vực thực sự quan trọng của toàn Công ty. Để đánh giá một cách chính xác tình hình và vai trò của hoạt động nhập khẩu của Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu em xin chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá tại Công ty Sản xuất Kinh doanh xuất nhập khẩu (PROSIMEX) – Bộ Thương mại" làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Thanh Hà, người trực tiếp hướng dẫn em trong quá trình thực tập. Em cũng xin cảm ơn các cô chú trong Công ty Prosimex, những người đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian thực tập tại Công ty. Do hạn chế về khả năng bản thân và thời gian nghiên cứu nên chuyên đề này chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn nữa. Hà nội ngày 31-5-2003 Sinh viên Chu Huy Phương LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT CHƯƠNG I NHỮNG LÝ LUẬN CƠ SỞ VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU. I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. 1.1. Khái niệm. Nhập khẩu là khâu cơ bản của hoạt động ngoại thương. Nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Nhập khẩu không chỉ là hoạt động buôn bán riêng lẻ mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có tổ chức bên trong và bên ngoài. Nhập khẩu là thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay xu hướng liên kết toàn cầu và khu vực làm cho mức độ ảnh hưởng, tác động của từng quốc gia đối với nhau và của từng khu vực kinh tế thế giới ngày một tăng. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, vì vậy nó phức tạp hơn mua bán trong nước: Mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, thường là ngoại tệ mạnh; hàng hoá phải chuyển qua biên giới, cửa khẩu của quốc gia khác; hoạt động buôn bán phải tuân theo những tập quán, thông lệ quốc tế cũng như địa phương. Mục tiêu của hoạt động nhập khẩu là có được hiệu quả cao từ việc nhập khẩu vật tư hàng hoá... phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng và nâng cao đời sống trong nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ các ngành sản xuất ở trong nước, giải quyết sự khan hiếm ở thị trường nội địa. Mặt khác thông qua thị trường nhập khẩu đảm LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT bảo sự phát triển ổn định những ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi nước mà khả năng sản xuất trong nước chưa đảm bảo nguyên liệu cho chúng, tạo những năng lực mới cho sản xuất, khai thác thế mạnh của quốc gia mình, kết hợp hài hoà có hiệu quả nhập khẩu và cán cân thanh toán. 1.2. Đặc điểm. Nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia trên thế giới. Hoạt động buôn bán phát triển theo những tập quán thông lệ quốc tế, giao dịch buôn bán giữa những người có quốc tịch khác nhau. Thương mại quốc tế có quan hệ trực tiếp đến quan hệ chính trị các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu, vì vậy hoạt động nhập khẩu là cơ hội để doanh nghiệp của các nước khác nhau có mối quan hệ làm ăn lâu dài, nhập khẩu là hoạt động lưu thông hàng hoá, dịch vụ giữa các quốc gia. Vì vậy nó thường xuyên bị chi phối bởi các chính sách luật pháp của mỗi quốc gia. Nhà nước quản lý hoạt động nhập khẩu thông qua các công cụ như: Chính sách thuế, hạn ngạch, phụ thu,... và các văn bản pháp luật, các quy định danh mục hàng hoá được phép nhập khẩu. 2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương. Nhập khẩu tác động trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước. Nhập khẩu là một nghiệp vụ của hoạt động ngoại thương. Nó là việc mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất trong nước. Nhập khẩu thể hiện mối liên hệ không thể thiếu giữa các nền kinh tế của các quốc gia với nền kinh tế thế giới. Nhập khẩu để bổ sung các hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu. Nhập khẩu còn để thay thế, nghĩa là nhập khẩu về những hàng hoá mà sản xuất trong nước sẽ không có lợi bằng nhập khẩu. LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT Trong điều kiện kinh tế nước ta, vai trò quan trọng của nhập khẩu được thể hiện ở những khía cạnh sau: - Tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. - Bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định. - Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Ở đây nhập khẩu vừa thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng tiêu dùng, vừa phải đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động. - Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu. Sự tác động này được thể hiện ở chỗ nhập khẩu tạo đầu vào cho sản xuất hàng hoá xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hàng hoá xuất khẩu Việt Nam ra nước ngoài, đặc biệt là các nước nhập khẩu. - Nhập khẩu tạo thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ, làm đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại, mẫu mã, chất lượng, quy cách, cho phép thoả mãn hơn nhu cầu trong nước. Để phát huy vai trò của hoạt động nhập khẩu cần phải: - Mở rộng sự tham gia của các thành phần kinh tế vào các hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. - Coi trọng hiệu quả kinh tế xã hội trong hoạt động nhập khẩu, nghĩa là không chỉ chạy theo mục đích lợi nhuận mà bỏ qua mục đích kinh tế xã hội. - Đảm bảo nguyên tắc ngoại thương và quan hệ kinh tế với nước ngoài. Trong hoạt động cần phải chú ý tạo uy tín và không chỉ với các nước trong khu vực và với các nước khác trên thế gới trên cơ sở tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi. LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT 3. Các hình thức nhập khẩu: 3.1. Nhập khẩu uỷ thác. Nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hoá nhưng không có quyền tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp đã uỷ thác cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch ngoại thương tiến hành nhập khẩu theo yêu cầu của mình. Bên nhận uỷ thác được hưởng phần trăm thù lao do hai bên thoả thuận gọi là phí uỷ thác. Trong hoạt động nhập khẩu này, doanh nghiệp nhận uỷ thác không phải bỏ vốn, không phải xin hạn ngạch, không phải nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng nhập khẩu mà chỉ đứng ra đại diện cho bên uỷ thác để tìm cách giao dịch với bạn hàng nước ngoài khi có tổn thất phát sinh. Khi nhận uỷ thác thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu (nhận uỷ thác) phải lập hai hợp đồng: + Một hợp đồng nua bán hàng hoá với nước ngoại gọi là hợp đồng ngoại thương. + Một hợp đồng giữa hai bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác được gọi là hợp đồng nội thương. Khi tiến hàng nhận uỷ thác thì đại diện các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chỉ được tính kim ngạch xuất nhập khẩu chứ không được tính doanh số, không phải tính thuế giá trị gia tăng (VAT). 3.2. Nhập khẩu tái xuất. Là hoạt động nhập hàng nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu sang nước thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận. Nhưng hàng hoá nhập khẩu về này không được qua xử lý hay chế biến ở nước tái xuất. Như vậy nhập tái xuất luôn thu hút cùng ba nước tham gia là nước nhập khẩu, nước tái xuất và nước xuất khẩu. LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT Hoạt động nhập khẩu tái xuất có những đặc điểm sau đây: + Doanh nghiệp tái xuất phải tính toán chi phí, ghép mối bạn hàng nhập và bạn hàng xuất, đảm bảo sao cho có thể thu được số tiền lớn hơn tổng chi phí đã bỏ ra để tiến hành hoạt động. + Doanh nghiệp nước tái xuất phải lập hai hợp đồng: một hợp đồng xuất khẩu và một hợp đồng nhập khẩu, giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hợp đồng nhập khẩu là cơ sở để thực hiện hợp đồng xuất khẩu; không phải chịu thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng kinh doanh nhưng phải chịu thuế VAT. + Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính kim ngạch xuất nhập khẩu, doanh số tính trên giá trị hàng xuất khẩu. + Hàng hoá không nhất thiết phải chuyển qua nước tái xuất mà có thể được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu (nước thứ ba) còn gọi là phương thức chuyển khẩu nhưng tiền trả phải luôn do người tái xuất thu của người nhập khẩu, chỉ giữ lại phần chênh lệch giữa số tiền xuất khẩu và số tiền nhập khẩu. Ngoài ra nhiều khi người tái xuất còn thu đựoc nhiều lợi tức về tiền hàng do thu nhanh trả chậm. Để đảm bảo thanh toán, hợp đồng tái xuất thường dùng thư tín dụng giáp lưng ( Back to Back L/C). 3.3. Nhập khẩu đổi hàng. Nhập khẩu đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lưu. Nó là hình thức nhập khẩu gắn liền với xuất khẩu, thanh toán ở đây không phải bằng tiền mà bằng hàng hoá. Mục đích ở đây không phải thu lãi từ hoạt động nhập khẩu mà còn nhằm để xuất được hàng hoá, thu lãi từ hoạt động xuất khẩu. Hoạt động nhập khẩu đổi hàng có những đặc điểm sau đây: LuËn v¨n tèt nghiÖp Khoa KT&KDQT + Hoạt động này rất có lợi bởi cùng một hợp đồng mà có thể tiến hành cùng đồng thời hoạt động nhập và xuất, do đó có thể thu lãi từ cả hai hoạt động này. + Hàng hoá xuất nhập tương đương nhau về mặt giá trị, tính quý hiếm, giá cả và điều kiện giao hàng. + Bạn hàng bán cũng là bạn hàng mua. + Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp được tính cả kim ngạch nhập và kim ngạch xuất, doanh số tiêu thụ trên cả hàng hoá xuất và hàng hoá nhập. + Biện pháp để bảo đảm thực hiện hợp đồng có thể là: - Dùng thư tín dụng đối ứng (Recipocal Letter of Credit): Đây là
Luận văn liên quan