Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng

Ngày nay trên thế giới du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người. Nhiều quốc gia phát triển ngành du lịch chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam cũng vậy, tuy là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tầm quan trọng của du lịch đã được đánh giá đúng mức. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay cùng với sự ưu đãi, khuyến khích của nhà nước về phát triển ngành du lịch thì một chiến lược kinh doanh đúng đắn càng trở nên cấp thiết đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Để duy trì và tăng trưởng đòi hỏi các nhà kinh doanh lữ hành luôn phải nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín… nhằm tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của các doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Vi vậy, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng”.

doc75 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời cảm ơn 4 Phần mở đầu 5 1.Lý do chọn đề tài. 5 2.Mục đích. 5 3.Đối tượng nghiên cứu. 5 4.Phạm vi nghiên cứu. 5 5.Phương pháp nghiên cứu 6 6. Nội dung của khoá luận. 6 Chương 1: Một số vấn đề về du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch 7 1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch. 7 1.1.1 Khái niệm về du lịch. 7 1.1.2 Các loại hình du lịch chính. 8 1.1.2.1 Phân loại theo môi trường tài nguyên. 8 1.1.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi. 8 1.1.3. Khái niệm về khách du lịch. 10 1.2. Nhu cầu du lịch. 10 1.2.1 Khái niệm về nhu cầu du lịch. 10 1.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch. 11 1.3 Một số vấn đề về lữ hành và kinh doanh lữ hành. 13 1.3.1 Khái niệm lữ hành. 13 1.3.2 Sự ra đời hoạt động kinh doanh lữ hành. 13 1.3.3 Đặc điểm của kinh doanh lữ hành. 15 1.3.4 Doanh nghiệp lữ hành. 16 1.3.4.1 Định nghĩa 16 1.3.4.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. 16 1.3.4.3 Phân loại doanh nghiệp lữ hành. 16 1.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành. 18 1.4.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế. 18 1.4.2 Hiệu quả kinh doanh lữ hành. 18 1.4.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành. 18 1.4.2.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành. 19 1.4.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lữ hành. 19 1.5 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lữ hành. 22 1.5.1 Doanh thu. 22 1.5.2 Chi phí. 23 1.5.3 Lợi nhuận. 23 1.5.4 Tổng số lượt khách, tổng số ngày khách thực hiện. 24 Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng. 26 2.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng. 26 2.1.1 Quá trình hình thành. 26 2.1.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh lữ hành. 26 2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của công ty. 27 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 28 2.1.4.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty 28 2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận. 30 2.2 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 32 2.2.1 Kết quả kinh doanh. 32 2.2.1.1 Kết quả kinh doanh của công ty 32 2.2.1.2 Doanh thu. 34 2.2.1.3 Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chung. 38 2.2.2 Phân tích cơ cấu khách của công ty. 38 2.2.2.1 Thị trường khách. 38 2.2.2.2 Phân tích cơ cấu khách theo các loại. 40 2.2.3 Phân tích các chương trình du lịch của công ty. 42 2.2.3.1 Đặc điểm tour, các bước xây dựng tour trọn gói. 42 2.2.3.2 Giá tour 44 2.2.3.3 Tổ chức thực hiện tour. 48 2.2.4 Đánh giá về hoạt động Marketing của công ty. 49 2.2.4.1 Về sản phẩm. 50 2.2.4.2 Chính sách phân phối sản phẩm. 52 2.2.4.3 Công tác tuyên truyền quảng cáo. 53 2.2.4.4 Chính sách giá. 55 2.2.5 Đánh giá về đội ngũ lao động. 55 2.2.5.1 Đánh giá về cơ cấu lao động. 55 2.2.5.2 Đánh giá về đội ngũ Hướng dẫn viên. 56 2.2.6 Đánh giá hoạt động điều hành của công ty. 57 Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại Công ty cổ phần Du Lịch Hoa Phượng. 59 3.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty. 59 3.1.1 Thuận lợi. 59 3.1.2 Khó khăn. 61 3.2 Phương hướng mục tiêu sắp tới của doanh nghiệp. 62 3.2.1 Phương hướng đến năm 2010. 62 3.2.2 Mục tiêu. 63 3.3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 64 3.3.1 Mở rộng thị trường và tăng cường quảng cáo. 64 3.3.2 Đa dạng hoá sản phẩm. 67 3.3.3 Chính sách giá. 68 3.3.4 Nâng cao chất lượng lao động. 69 3.3.5 Tăng cường liên kết kinh doanh. 70 3.3.6 Đầu tư mỏ rộng lĩnh vực kinh doanh. 71 3.3.7 Đề nghị với nhà nước và thành phố Hải Phòng. 71 Kết luận 73 PHỤ LỤC 74 Tài liệu tham khảo 75 Lời cảm ơn Trước hết em xin chân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường và đặc biệt là các thầy cô trong khoa quản trị kinh doanh đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tại trường. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy TS Tạ Duy Trinh đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bài khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong công ty cổ phẩn du lịch Hoa Phượng đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện cung cấp cho em thông tin trong thời gian em nhận đề tài khoá luận. Trong thời gian có hạn và lượng kiến thức còn hạn chế nên bài khoá luận không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn giúp cho em hoàn thiện bài viết này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Vũ Thị Lệ Quyên Phần mở đầu Lý do chọn đề tài. Ngày nay trên thế giới du lịch trở thành một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của con người. Nhiều quốc gia phát triển ngành du lịch chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế quốc dân. Ở Việt Nam cũng vậy, tuy là ngành kinh tế còn non trẻ nhưng tầm quan trọng của du lịch đã được đánh giá đúng mức. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới hiện nay cùng với sự ưu đãi, khuyến khích của nhà nước về phát triển ngành du lịch thì một chiến lược kinh doanh đúng đắn càng trở nên cấp thiết đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Để duy trì và tăng trưởng đòi hỏi các nhà kinh doanh lữ hành luôn phải nâng cao chất lượng hàng hoá, giảm chi phí sản xuất, nâng cao uy tín… nhằm tới mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được quan tâm của các doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Vi vậy, sau thời gian thực tập tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng em đã lựa chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng”. Mục đích. Trên cơ sở thực tế của công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng để đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh doanh lữ hành của công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng trong 3 năm 2006, 2007, 2008. Phạm vi nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: hoạt động hướng dẫn, hoạt động điều hành, hoạt động marketing, vấn đề quản lý điều hành của công ty. Phương pháp nghiên cứu Điều tra, thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá, dùng biểu đồ, sơ đồ để biểu đạt. 6. Nội dung của khoá luận. Chương 1: Một số vấn đề về du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch. Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành tại công ty cổ phần du lịch Hoa Phượng. Chương 1: Một số vấn đề về du lịch và kinh doanh lữ hành du lịch 1.1 Một số khái niệm cơ bản về du lịch. 1.1.1 Khái niệm về du lịch. Thực tế hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của loài người. Trong thời kỳ cổ đại Ai Cập và Hy Lạp, hoạt động du lịch còn mang tính tự phát, đó là các cuộc hành hương về đất thánh, các thánh địa, chùa chiền…Đến thế kỷ XVII, khi các cuộc chiến tranh kết thúc, thời kỳ Phục Hưng ở các nước châu Âu bắt đầu, kinh tế xã hội phát triển nhanh, thông tin, bưu điện cũng như giao thông vận tải phát triển và thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ du lịch hiện đại gắn liền với sự ra đời của Hãng du lịch Thomas Cook – người đặt nền móng cho việc phát triển các hãng du lịch ngày nay. Nhưng du lịch chỉ sự thực phổ biến cuối thế kỷ XIX và bùng nổ vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ 2 đem lại những thành quả to lớn về kinh tế xã hội. Nền kinh tế thế giới đã phát triển ở mức độ cao, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, mức sống dân cư trên thế giới được nâng lên nhiều lần, du lịch trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa xã hội của con người và hoạt động du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước và trong đó có cả các nước công nghiệp phát triển. Tháng 6 năm 1999 hội nghị quốc tế tại Ottawa Canada đã định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là một hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên trong khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm”. Theo Luật du lịch Việt Nam:“Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ các định nghĩa trên cho thấy du lịch là một hoạt động liên quan đến con người đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình bằng các cuộc hành trình ngắn ngày hay dài ngày. Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các hoạt động kinh tế, các mối quan hệ, hiện tượng ở nơi họ cư trú tạm thời. 1.1.2 Các loại hình du lịch chính. 1.1.2.1 Phân loại theo môi trường tài nguyên. Du lịch thiên nhiên. Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con người, điểm đến của loại hình du lịch này là những nơi có môi trường tự nhiên trong lành cảnh quan tự nhiên hấp dẫn. Du lịch văn hóa. Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà ở đó con người được hưởng thụ những sản phẩm văn hóa của nhân loại, của một quốc gia, của một vùng, một dân tộc. Hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu ở môi trường nhân văn, hoặc tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn. 1.1.2.2 Phân loại theo mục đích chuyến đi. Du lịch tham quan. Đây là loại hình du lịch nhằm nâng cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là tài nguyên du lịch nhân văn như một di tích… Du lịch giải trí. Mục đích của chuyến đi là thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng để phục hồi sức khỏe. Với mục đích này du khách chủ yếu muốn tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành. Trong chuyến đi du lịch thì nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của khách. Do vậy ngoài thời gian nghỉ ngơi tham quan thì các chương trình vui chơi, giải trí cho du khách là rất cần thiết. Du lịch nghỉ dưỡng. Một trong những chức năng xã hội quan trọng của du lịch là phục hồi sức khỏe. Ngày nay, nhu cầu đi nghỉ càng lớn do sức ép công việc căng thẳng, do môi trường ô nhiễm…Địa chỉ cho các chuyến nghỉ dưỡng là những nơi có khí hậu trong lành như các bãi biển, vùng núi, vùng nông thôn… Du lịch thể thao. Là loại hình du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao tăng cường sức khỏe cho con người hoặc đi tham dự các hoạt động thể thao lớn như thế vận hội. Du lịch khám phá. Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá thế giới xung quanh của con người nhằm nâng cao trí thức cho con người như du lịch tìm hiểu về phong tục tập quán, thiên nhiên, môi trường… Du lịch lễ hội. Ngày nay lễ hội là một yếu tố rất hấp dẫn các du khách. Chính vì vậy việc khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức các lễ hội là một hướng quan trọng của nghành du lịch. Tham gia các lễ hội du khách được hòa mình vào không khí tưng bừng của cộng đồng, biểu dương tinh thần đoàn kết cộng đồng, du khách sẽ thấy vui vẻ sảng khoái. Du lịch tôn giáo. Từ xa xưa du lịch tôn giáo là loại hình du lịch khá phổ biến. Đó là chuyến đi với mục đích tôn giáo của các tu sĩ, thực hiện nghi lễ tôn giáo của các tín đồ tại các giáo đường, dự các lễ hội tôn giáo. Ngày nay du lịch tôn giáo được hiểu là các chuyến đi của du khách chủ yếu để thỏa mãn nhu cầu thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ hay tìm hiểu, nghiên cứu tôn giáo. Du lịch công vụ. Với mục đích chuyến đi của khách là thực hiện nhiệm vụ công tác. Tham gia loại hình này là khách đi dự các hội nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ thương mại…song có kết hợp tham quan du lịch lễ hội, thăm thân… Du lịch thăm hỏi. Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, thăm hỏi bà con, họ hàng bạn bè…Hình thức này thường phổ biến với những nước có nhiều người sống ở nước ngoài. Du lịch nghiên cứu học tập. Loại hình du lịch này ngày càng phổ biến do nhu cầu kết hợp học tập lý luận với thực tiễn. Nhiều nghành học, môn học cần có hiểu biết thực tế như địa lý, địa chất khảo cổ… Để đáp ứng nhu cầu này nhiều nhà cung ứng du lịch đã xây dựng phòng học ngoài trời được thiết kế phù hợp với nội dung học tập. Ngoài các loại hình du lịch được phân loại như trên còn có các loại hình được phân loại tùy theo như phân loại theo phương tiện, theo thời gian hay theo chuyến du lịch, phân loại theo loại hình lưu trú, theo hình thức tổ chức, phân loại theo phương thức hợp đồng… 1.1.3. Khái niệm về khách du lịch. Theo Luật du lịch năm 2006, khách du lịch được hiểu: “ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. ( 9[1] ) Khách du lịch được phân chia thành khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế. Theo Luật du lịch Việt Nam (Điều 34) quy định như sau: “ Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam”. “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”. ( 34[1]) 1.2. Nhu cầu du lịch. 1.2.1 Khái niệm về nhu cầu du lịch. Nhu cầu là cái tất yếu, tự nhiên, nó là thuộc tính tâm lý của con người hay nói cách khác nhu cầu chính là cái gây lên nội lực ở mỗi cá nhân. Nhu cầu là mầm sống là nguyên nhân của mọi hành động. Một nhu cầu nếu được thỏa mãn thì gây ra những tác động tích cực và ngược lại nếu không được thỏa mãn thì nó sẽ phản tác dụng. Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người được hình thành trên cơ sở của nhu cầu sinh lý đó là nhu cầu nghỉ ngơi, nhu cầu tinh thần, nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu giao tiếp. Nhu cầu du lịch là sự mong muốn, khát khao được rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình để đến một nơi khác nhằm thỏa mãn nhu cầu về nghỉ ngơi, tham quan, giải trí, khám phá của mình mà không theo đuổi mục đích kinh tế. Vấn đề ở đây đặt ra là chúng ta phải nắm bắt nhu cầu của khách để từ đó có các biện pháp nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó và tạo được sự hài lòng đối với khách du lịch. 1.2.2 Đặc điểm của nhu cầu du lịch. Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất yếu của con người, du lịch trở thành nhu cầu mang tính toàn cầu. Nhu cầu du lịch được khơi dậy và chịu ảnh hưởng của nền kinh tế. Nhu cầu du lịch của con người phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện như thiên nhiên, chính trị kinh tế xã hội và phụ thuộc vào nhóm xã hội mà mình đang sống. Các nhu cầu chính đáng của khách du lịch cũng được thể hiện theo thứ bậc từ thấp đến cao theo lý thuyết nhu cầu của Maslow. Theo Maslow, cá nhân chỉ phát sinh nhu cầu ở cấp độ cao khi các nhu cầu ở cấp độ thấp được thỏa mãn. Nghĩa là thỏa mãn những nhu cầu sinh lý như ăn uống, đi lại, chỗ ở …con người sẽ mong muốn tiến đến những nhu cầu cao hơn. Đây cũng chính là cơ chế nảy sinh nhu cầu của con người. Nhu cầu thiết yếu. Nhu cầu thiết yếu là nhu cầu cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn của con người. Đối với khách du lịch, những nhu cầu cơ bản như: ăn, uống, ngủ, nghỉ không ngừng đòi hỏi phải thỏa mãn một cách đầy đủ về mặt lượng mà còn đòi hỏi đảm bảo về mặt chất. Nhìn chung ở mức độ nhu cầu này thường có những mong muốn. Thoát khỏi thói quen thường ngày. Thư giãn cả về tinh thần và thể xác. - Tiếp xúc với thiên nhiên đặc biệt là thiên nhiên hoang dã. Tìm kiếm những cảm giác mới lạ. Nhu cầu an toàn. Đối với khách du lịch là người đã rời khỏi nơi ở thường xuyên của mình đến những nơi xa lạ, mới mẻ chưa thể dễ dàng thích nghi được ngay với môi trường xung quanh nên mong muốn được đảm bảo an toàn về tính mạng, thân thể với họ càng cấp thiết hơn. Nhu cầu giao tiếp. Những nhu cầu về sinh lý an toàn được thỏa mãn cũng có nhiều ý nghĩa về cảm giác cơ thể, con người luôn có nhu cầu sống trong một nhu cầu nào đó và được người khác quan tâm đến. Trong du lịch cũng vậy, mỗi cuộc hành trình, các đối tượng trong đoàn không phải khi nào cũng là người quen biết mà phần lớn họ không có quan hệ quen biết. Do vậy trong suốt chuyến đi, khách du lịch phải sống với những người hoàn toàn mới, gặp gỡ những người không cùng dân tộc, ngôn ngữ chính vì thế ai cũng mong muốn có được người bạn đồng hành tin cậy, mở rộng được quan hệ giao lưu và đặc biệt họ rất mong muốn được quan tâm chú ý. Nhu cầu được kính trọng. Đối với khách du lịch thì nhu cầu được kính trọng được thể hiện qua những mong muốn như: Được phục vụ theo đúng hợp đồng. Được người khác tôn trọng. Được đối xử bình đẳng như mọi thành viên khác. Nhu cầu hoàn thiện bản thân. Qua chuyến đi du khách được hiểu biết thêm về thế giới xung quanh mình, qua đó để họ tự đánh giá tự kết luận, hoàn thiện cho bản thân và trân trọng những giá trị tinh thần, mong muốn được làm giàu kiến thức cho bản thân mình. Do đó người làm du lịch phải là nơi cung cấp những giá trị về mặt tinh thần và kiến thức mà họ mong muốn. 1.3 Một số vấn đề về lữ hành và kinh doanh lữ hành. 1.3.1 Khái niệm lữ hành. Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hoạt động lữ hành và để phân biệt chúng với du lịch, chúng ta có thể hiểu theo hai cách sau: Theo nghĩa rộng: lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như các hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Theo cách hiểu này thì hoạt động du lịch có bao gồm yếu tố lữ hành nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch. Theo nghĩa hẹp: lữ hành bao gồm toàn bộ những hoạt động liên quan đến việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch, tức là hoạt động du lịch bao gồm cả những hoạt động lữ hành. Theo Luật du lịch Việt Nam định nghĩa: “Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. ( 10[1] ) 1.3.2 Sự ra đời hoạt động kinh doanh lữ hành. Quan hệ giữa cung và cầu trong du lịch là mối quan hệ mâu thuẫn và phức tạp, nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Do đó, sự tồn tại và phát triển của hoạt động kinh doanh lữ hành là một tất yếu khách quan để giải quyết sự mâu thuẫn này. Thứ nhất, cung du lịch mang tính chất cố định, còn cầu du lịch lại phân tán khắp mọi nơi: các tài nguyên du lịch và các nhà cung cấp sản phẩm du lịch (khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vui chơi giải trí…) không thể mang được những giá trị của sản phẩm của mình để đến tận nơi ở thường xuyên của khách hay không thể mang rao bán khắp nơi đến tay cho khách mà du khách phải tìm đến với các tài nguyên và sản phẩm du lịch. Như vậy, trong du lịch chỉ có dòng chuyển động ngược chiều từ cầu đến với cung, không có dòng chuyển động từ cung đến với cầu như phần lớn các sản phẩm hàng hoá khác. Trong một phạm vi nào đó, người ta có thể nói cung du lịch tương đối thụ động, cầu du lịch phải tìm đến với cung khi cầu không có đủ thông tin về cung. Do vậy, phải xuất hiện một hoạt động trung gian là hoạt động kinh doanh lữ hành. Hoạt động kinh doanh lữ hành nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin về điểm du lịch, cơ sở lưu trú, các dịch vụ khác và làm động tác ghép nối các hàng hoá dịch vụ tạo thành một chương trình du lịch trọn gói phục vụ cho khách. Thứ hai, cầu du lịch mang tính chất tổng hợp còn cung du lịch mang tính chất đơn lẻ. Khi đi du lịch, khách du lịch có nhu cầu về mọi thứ, từ tham quan tài nguyên du lịch tới việc ăn ngủ, đi lại làm visa hộ chiếu…cũng như thưởng thức các giá trị văn hoá tinh thần. Có nghĩa là ngoài những nhu cầu hàng ngày, khách du lịch còn rất nhiều nhu cầu đặc biệt khác. Thứ ba, các cơ sở kinh doanh du lịch gặp khó khăn trong thông tin quảng cáo, khách du lịch thường không có đủ thời gian, thông tin và khả năng tự tổ chức các chuyến du lịch với chất lượng cao phù hợp nhu cầu. Do vậy những thông tin về cung không thể trực tiếp đến với khách du lịch, bản thân khách du lịch lại gặp phải những khó khăn khi đi du lịch như: ngôn ngữ, thủ tục xuất nhập cảnh, phong tục tập quán, sự hiểu biết về điểm du lịch và tâm lý lo ngại…Vì vậy mà giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch có nhiều bức tường chắn ngoài khoả
Luận văn liên quan