Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy

Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng tăng, dẫn đến các nhu cầu về vật chất và tinh thần, trong đó nhu cầu đi du lịch của con người cũng không ngừng tăng lên. Những năm gần đây du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia và trong nền kinh tế thế giới. Ngành du lịch chiếm 10,7% GDP của toàn thế giới năm 2000. Du lịch là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề khác và tạo ra sự tích luỹ ngày càng cao cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa du lịch còn là phương tiện để thực hiện chính sách đối ngoại, cầu nối giữa các vùng miền trong nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới. Du lịch phát triển tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình bằng hữu và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Vì vậy nhiều nước đã coi trọng việc phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy những ngành nghề kinh tế khác. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam với lợi thế nằm trong vùng phát triển du lịch sôi động nhất hiện nay. Đồng thời Đảng ta phấn đấu đưa du lịch nhanh chóng trở thành “ ngành kinh tế mũi nhọn” được xem là những yếu tố quan trọng trong thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Cùng với các giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng và có nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta phát triển và đạt được những kết qủa đáng khích lệ: Năm 2007 nước ta đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế và 17 triệu lượt khách nội địa, đạt 3,7 tỷ USSD. Dự báo năm 2010, nước ta đón 17 triệu lượt khách quốc tế và 25-26 triệu lượt khách nội địa đạt 4-4,5 tỷ USD. Nhưng cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ được cung cấp là những nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch về chất lượng của các loại hình dịch vụ có trong chương trình du lịch. Chính chất lượng là yếu tố hấp dẫn khách và là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh lữ hành là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này. Chính vì những lý do trên mà em đã quyết định chọn nội dung đề tài luận văn của mình là: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty TNHH TM và dịch vụ du lịch Long Huy”. Với mong muốn giúp công ty nghiên cứu thực trạng kinh doanh và tìm ra những giải pháp để công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn.

doc77 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ du lịch Long Huy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................5 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................8 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH....................................................................................................................9 1.1 Lữ hành và doanh nghiệp lữ hành...................................................................9 1.1.1 Lữ hành.........................................................................................................9 1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành..................................................................................9 1.1.2.1 Định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành.........................................................9 1.1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành..............................................................9 1.2 Chương trình du lịch......................................................................................11 1.2.1 Khái niệm về chương trình du lịch.............................................................11 1.2.2 Đặc điểm của chương trình du lịch.............................................................12 1.2.3 Phân loại chương trình du lịch...................................................................13 1.2.3.1 Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh..............................................................13 1.2.3.2 Căn cứ vào mức giá.................................................................................13 1.2.3.3 Căn cứ vào nội dung, mục đích chuyến đi..............................................14 1.2.3.4 Các căn cứ khác.......................................................................................14 1.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty lữ hành....................................14 1.3.1 Khái niệm hiệu quả kinh tế.........................................................................14 1.3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh lữ hành.....................................................15 1.3.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh lữ hành..............................................15 1.3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành....................16 1.3.2.3 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh lữ hành........................20 1.4 Hệ thống đánh giá chỉ tiêu hoạt động kinh doanh lữ hành............................22 1.4.1 Lợi nhuận....................................................................................................23 1.4.2 Năng suất lao động bình quân....................................................................24 1.4.3 Số lượng khách...........................................................................................25 1.4.4 Doanh thu...................................................................................................26 1.4.5 Chi phí........................................................................................................27 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY LONG HUY TRONG MÙA DU LỊCH LỄ HỘI......................................................................29 2.1 Giới thiệu về công ty du lịch Long Huy........................................................29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty du lịch Long Huy.............29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch Long Huy...........................................30 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức của công ty du lịch Long Huy........................................30 2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban......................................................30 2.1.2.3 Nguồn nhân lực trong công ty.................................................................32 2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động của công ty Long Huy..........................................36 2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn.....................................................................37 2.1.4.1 Những thuận lợi.......................................................................................37 2.1.4.2 Những khó khăn......................................................................................38 2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội........................................................................................................39 2.2.1 Tình hình hoạt động của hướng dẫn viên tại công ty.................................39 2.2.2 Phương pháp xác định tiền lương của doanh nghiệp..................................41 2.2.3 Tình hình sử dụng chi phí quảng cáo.........................................................41 2.2.4 Chính sách sản phẩm của công ty...............................................................43 2.2.5 Chính sách giá của công ty.........................................................................44 2.3 Tình hình tài chính của công ty.....................................................................46 2.3.1 Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Long Huy trong năm 2006,2007,2008...................................................................................................46 2.3.2 Kết quả kinh doanh vào mùa lễ hội............................................................49 2.3.3 Đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh.................................................51 2.3.2.1 Chi phí mùa lễ hội/ tổng doanh thu mùa lễ hội.......................................51 2.3.2.2 Doanh thu mùa lễ hội/ tổng doanh thu....................................................52 2.3.2.3 Lợi nhuận mùa lễ hội/ tổng lợi nhuận.....................................................54 2.3.2.4 Lợi nhuận mùa lễ hội/ chi phí mùa lễ hội................................................54 2.3.2.5 Khách du lịch mùa lễ hội/ tổng số khách................................................55 2.4 Đánh giá hiện trạng kinh doanh vào mùa du lịch lễ hội tại công ty du lịch LongHuy..............................................................................................................56 2.5 Các yếu tố tác động đến quản trị kinh doanh lữ hành của công ty du lịch Long Huy.............................................................................................................57 2.5.1 Mối quan hệ với nhà cung cấp dịch vụ.......................................................57 2.5.2 Tình hình các đối thủ cạnh tranh................................................................59 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG MÙA DU LỊCH LỄ HỘI TẠI CÔNG TY DU LỊCH LONG HUY....................................................................................................................60 3.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội...............................................................................60 3.1.1 Phương hướng kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong thời gian sắp tới..................................................................................................................60 3.1.2 Mục tiêu hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội........................................................................................................61 3.2 Một số biện pháp nhằm tăng hiệu quả kinh doanh tại công ty du lịch Long Huy......................................................................................................................63 3.2.1 Giải pháp về nhân sự..................................................................................64 3.2.2 Tìm hiểu nghiên cứu thị trường..................................................................66 3.2.3 Giải pháp về chính sách sản phẩm.............................................................67 3.2.4 Giải pháp về chính sách giá................................................ .......................68 3.2.5 Quảng cáo...................................................................................................69 3.2.6 Chính sách quan đối tác.............................................................................70 3.2.7 Giải pháp về chi phí quản lý.......................................................................71 3.2.8 Lập kế hoạch, mục tiêu cụ thể....................................................................72 3.2.8.1 Vượt chỉ tiêu, han mức đề ra mỗi tuần....................................................72 3.2.8.2 Gia tăng sự nhận thức của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ.................72 3.3 Một số kiến nghị............................................................................................73 3.3.1 Kiến nghị với nhà nước..............................................................................73 3.3.2 Kiến nghị với thành phố Hải Phòng...........................................................73 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong thời đại ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển thì thu nhập của người dân ngày càng tăng, dẫn đến các nhu cầu về vật chất và tinh thần, trong đó nhu cầu đi du lịch của con người cũng không ngừng tăng lên. Những năm gần đây du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm vị trí quan trọng ở nhiều quốc gia và trong nền kinh tế thế giới. Ngành du lịch chiếm 10,7% GDP của toàn thế giới năm 2000. Du lịch là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành nghề khác và tạo ra sự tích luỹ ngày càng cao cho nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa du lịch còn là phương tiện để thực hiện chính sách đối ngoại, cầu nối giữa các vùng miền trong nước và giữa nước ta với các nước trên thế giới. Du lịch phát triển tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình bằng hữu và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Vì vậy nhiều nước đã coi trọng việc phát triển du lịch, qua đó thúc đẩy những ngành nghề kinh tế khác. Cùng với sự phát triển của du lịch thế giới, ngành du lịch Việt Nam cũng đang phát triển mạnh mẽ và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội. Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam với lợi thế nằm trong vùng phát triển du lịch sôi động nhất hiện nay. Đồng thời Đảng ta phấn đấu đưa du lịch nhanh chóng trở thành “ ngành kinh tế mũi nhọn” được xem là những yếu tố quan trọng trong thúc đẩy du lịch phát triển mạnh mẽ. Cùng với các giá trị về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn đa dạng và có nền chính trị ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch nước ta phát triển và đạt được những kết qủa đáng khích lệ: Năm 2007 nước ta đón 4,1 triệu lượt khách quốc tế và 17 triệu lượt khách nội địa, đạt 3,7 tỷ USSD. Dự báo năm 2010, nước ta đón 17 triệu lượt khách quốc tế và 25-26 triệu lượt khách nội địa đạt 4-4,5 tỷ USD. Nhưng cùng với sự phát triển đa dạng của các loại hình dịch vụ được cung cấp là những nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách du lịch về chất lượng của các loại hình dịch vụ có trong chương trình du lịch. Chính chất lượng là yếu tố hấp dẫn khách và là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh lữ hành là nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này. Chính vì những lý do trên mà em đã quyết định chọn nội dung đề tài luận văn của mình là: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty TNHH TM và dịch vụ du lịch Long Huy”. Với mong muốn giúp công ty nghiên cứu thực trạng kinh doanh và tìm ra những giải pháp để công ty kinh doanh ngày càng có hiệu quả hơn. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài. Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh của công ty du lịch, tiến hành khảo sát thực trạng quá trình hoạt động kinh doanh để đánh giá ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong mùa du lịch lễ hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài. - Đối tượng nghiên cứu đề tài: công ty TNHH TM và DV du lịch Long Huy. - Phạm vi nghiên cứu đề tài: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong 3 năm 2006, 2007, 2008 và trong những năm sắp tới. 4. Phương pháp nghiên cứu đề tài. - Phương pháp phân tích tổng hợp. - Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp điều tra thực địa. 5. Kết cấu đề tài. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của khoá luận được chia làm 3 chương: - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về doanh nghiệp lữ hành. - Chương 2: Thực trạng kinh doanh của công ty du lịch Long Huy trong mùa du lịch lễ hội. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong mùa du lịch lễ hội tại công ty Long Huy. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học dân lập Hải Phòng, các thầy cô trong bộ môn Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ em trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cô giáo- Thạc sĩ Nguyễn Thị Tình đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chỉ bảo tận tình em trong thời gian làm luận văn. Đồng thời em cũng gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên trong công ty TNHH TM và dịch vụ du lịch Long Huy đã cung cấp những thông tin, số liệu quan trọng để em hoàn thành luận văn này. Tuy em đã rất cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Kim Liên CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH Lữ hành và doanh nghiệp lữ hành. 1.1.1 Lữ hành Theo luật du lịch Việt Nam năm 2005 định nghĩa về lữ hành như sau: " Lữ hành và việc xây dựng, bán, tổ chức, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch". 1.1.2 Doanh nghiệp lữ hành 1.1.2.1 Định nghĩa về doanh nghiệp lữ hành - Doanh nghiệp lữ hành và đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được thành lập nhằm mục đích sinh lợi bằng việc giao dịch, kí kết các hợp đồng du lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch ( Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị Định 09/CP của Chính Phủ về tổ chức và quản lý các doanh nghiệp du lịch TCDL số 715/TCDL ngày 9/7/1994) - Tại điều 43 luật du lịch Việt Nam doanh nghiệp lữ hành được chia thành 2 loại: + Doanh nghiệp lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán, và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa cho khách nội địa. + Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch cho khách quốc tế vào thănm Việt Nam, cho khách là người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi tham quan nước ngoài và cho khách du lịch nội địa. 1.1.2.2 Vai trò của doanh nghiệp lữ hành. Các doanh nghiệp lữ hành thực hiện hoật động sau đây nhằm thực hiện quan hệ cung- cầu du lịch: - Tổ chức các hoạt động trung gian bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lí du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của nhà cung cấp du lịch. Trên cơ sở đó rút ngắn hoặc xoá bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với cơ sở kinh doanh du lịch - Tổ chức các chương trình du lịch tron gói. Các chương trình này nahừm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí......thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xoá bỏ tất cả những khó khăn, lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch. - Các công ty lữ hành lớn với cơ sở vật chất kĩ thuật phong phú từ các công ty hàng không, tới các chuỗi khách sạn, hệ thống ngân hàng....... đảm bảo phục vụ tất cả các nhu cầu du lịch của khách từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Những tập đoàn lữ hành, du lịch mang tính chất toàn cầu sẽ góp phần quyết định tới xu hướng tiêu dùng du lịch trên thị trường hiện tại và tương lai. Sơ đồ 1.1 Vai trò của các doanh nghiệp lữ hành trong quan hệ cung- cầu du lịch * Lợi ích của khách du lịch khi sử dụng dịch vụ của công ty lữ hành: - Khi mua chương trình du lịch trọn gói, khách du lịch sẽ tiết kiệm dược cả thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm thông tin, tổ chức, sắp xếp, bố trí cho chuyến du lịch của họ. - Khách du lịch sẽ được thừa hưởng những tri thức, kinh nghiệm của chuyên gia tổ chức du lịch tại các công ty lữ hành, các chương trình vừa phong phú, hấp dẫn vừa tạo điều kiện cho khách du lịch thưởng thức một cách khoa học nhất. - Một lợi thế khác là mức giá thấp của chương trình du lịch. Các công ty lữ hành có khả năng giảm giá hơn rất nhiều so với mức giá công bố của nhà cung cấp dịch vụ du lịch, điều này đảm bảo cho các chương trình du lịch luôn có mức giá thấp hơn đối với khách. - Một lợi ích không kém phần quan trọng là các công ty lữ hành giúp cho khách cảm nhận được phần nào sản phẩm trước khi họ mua và tựhc sự tiêu dùng nó. Các ấn phẩm quảng cáo và ngay cả những lời hướng dẫn của các nhân viên bán sẽ là ấn tượng ban đầu về sản phẩm du lịch. Khách du lịch vừa có quyền lựa chon vừa cảm thấy yên tâm và hài lòng với quyết định của chính bản thân họ * Lợi ích của nhà cung cấp khi bán sản phẩm thông qua công ty lữ hành: - Công ty lữ hành cung cấp những nguồn khách lớn, ổn định và có kế hoạch. Mặt khác trên cơ sở các hợp đồng đã kí giữa 2 bên các nhà cung cấp đã chuyển bớt một phần rủi ro có thể xảy ra tới công ty lữ hành. - Các nhà cung cấp thu được nhiều lợi ích từ hoạt động quảng cáo, khuếch trương của các công ty lữ hành. 1.2 Chương trình du lịch: 1.2.1 Khái niệm chương trình du lịch. - Theo nghi định số 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt Nam ban hành ngày 5/6/2001 định nghĩa: "Chương trình du lịch là lịch trình được định trước của chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian của chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lưu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chương trình. - Theo luật du lịch Việt Nam có hiệu lực ngày 1/1/2006 tại mục 13 điều 4 giải thích từ ngữ: "Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi". - Theo TS Nguyễn Văn Mạnh và TS Phạm Hồng Chương- Bộ môn du lịch trường ĐH Kinh tế quốc dân đưa ra định ngiã chương trình du lịch như sau: " Chương trình du lịch là tập hợp các dịch vụ, hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết với nhau để thoả mãn ít nhất hai nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách". 1.2.2 Đặc điểm của chương trình du lịch. - Tính tổng hợp: Chương trình du lịch là một sản phẩm dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều loại dịch vụ khác nhau do nhiều nhà cung cấp dịch vụ khác nhau cung ứng. Các yếu tố cấu thành phổ biến bao gồm: Lộ trình hoặc hành trình, thời gian, các điều kiện đi lại, ăn, ở và các hạot động diễn ra trong suốt tuyến hành trình mà khách du lịch tham gia. - Tính kế hoạch: Các doanh nghiệp phải dự kiến trước địa điểm đến, thưòi gian xuất phát, thời gian dừng chân, nghỉ ngơi tại điểm đến và bao gồm cả các dịch vụ mà khách được hưởng thụ tại mỗi nơi đến. - Tính linh hoạt: Chương trình du lịch có tính linh hoạt cao. Khi doanh nghiệp lữ hành thiết kế sẵn chương trình du lịch để chào bán thì vẫn có thể thay đổi theo yêu cầu của khách hàng. - Tính đa dạng: Căn cứ vào cách thức thiết kế, xây dựng và tổ chức chương trình du lịch, sự phân phối các yếu tố cấu thành, phạm vi không gian và thời gian........sẽ có nhiều chương trình du lịch khác nhau. Chính sự kết hợp nhiều yếu tố, nhu cầu của khách hàng, khả năng đáp ứng của doanh ng