1.Tính cấp thiết của đềtài
Kinh tếthếgiới không ngừng phát triển, nhu cầu may mặc là một trong những
ngành phát triển có tính chất toàn cầu. Riêng đối với Việt Nam, ngành dệt may là
ngành mũi nhọn vềxuất khẩu thu ngoại tệcho nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của
ngành năm 2004 đạt 4.2 tỷUSD, kim ngạch xuất khẩu dựkiến năm 2005 đạt từ5.0 đến
5.2 tỷUSD. Ngoài ra ngành còn giải quyết công ăn việc làm cho một đất nước có hơn
40 triệu lao động, mà nhiều người trong số đó thiếu hoặc không có việc làm.
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập AFTA đã bắt đầu, và Việt Nam đang
ráo riết kết thúc vòng đàm phán WTO chuẩn bịcho hội nhập, các doanh nghiệp ngành
dệt may phải cạnh tranh gay gắt với những đối thủtrên thịtrường thếgiới. Các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đang chịu áp lực nặng nề.
Là một đơn vịkinh doanh trong ngành dệt may, Công ty cổphần dệt may Sài
Gòn cũng đang đối mặt những khó khăn tương tự. Công ty đang giải quyết việc làm
cho hơn gần 1500 nhân viên, đóng góp vào sựphát triển chung của ngành dệt may của
thành phốHồChí Minh.
Cảm nhận được nguy cơthua thiệt trong cạnh tranh, nhất là khi hàng may mặc
của Trung Quốc đang tràn ngập thịtrường, chúng tôi nhận thấy việc nâng cao năng lực
cạnh tranh trong hội nhập cho các doanh nghiệp của ngành nói chung, cũng nhưCông
ty cổphần dệt may Sài Gòn nói riêng là cần thiết. Với suy nghĩ đó, chúng tôi thực hiện
đềtài “Một sốgiải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần dệt
may Sài Gòn đến năm 2010”. Với đềtài, chúng tôi cốgắng tìm ra các giải pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổphần dệt may Sài Gòn, giúp
công ty thực hiện cạnh tranh thành công.
2.Mục đích nghiên cứu
Đềtài vận dụng các lý thuyết vềnăng lực cạnh tranh, và các chiến lược cạnh
tranh đểlàm nổi bật lên các yếu tốcần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời
đềtài phân tích tình hình thực tếcủa Công ty cổphần dệt may Sài Gòn và tình hình thị
trường, từ đó xây dựng những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vềtình hình thịtrường trong và ngoài nước, và những tác động của
nó đối với Công ty CP dệt may Sài Gòn
Nghiên cứu tình hình nội bộCông ty CP dệt may Sài Gòn trên tất cảcác nguồn
lực.
Phạm vi vềkhông gian: chỉnghiên cứu Công ty CP dệt may Sài Gòn
Phạm vi vềnội dung: chỉ đi sâu phân tích thực trạng của Công ty cổphần dệt
may Sài Gòn và các nhân tốliên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh.
4.Ý nghĩa của đềtài
Vềmặt khoa học: tính toán, cung cấp những sốliệu và thông tin cần thiết vềnăng
lực cạnh tranh của Công ty CP dệt may Sài Gòn. Đánh giá đúng thực trạng của công ty,
chỉra những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại, góp phần tạo ra những giải pháp giúp cho
Công ty CP dệt may Sài Gòn phát triển ổn định và bền vững.
Những đóng góp vềmặt xã hội: giúp công ty kinh doanh đạt hiệu quả, có lợi nhuận,
phát triển mởrộng, từ đó tăng thu nhập cho nhân viên cũng nhưgiải quyết việc làm
cho các lao động nhàn rỗi.
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần dệt may Sài Gòn đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MUÏC LUÏC
LÔØI MÔÛ ÑAÀU
CHÖÔNG 1 CÔ SÔÛ LYÙ LUAÄN VEÀ CAÏNH TRANH VAØ CHIEÁN LÖÔÏC CAÏNH
TRANH
1.1 Cô sôû lyù luaän veà caïnh tranh ................................................................. trang 3
1.1.1 Khaùi nieäm veà thò tröôøng vaø caïnh tranh ...................................................3
1.1.2 Caïnh tranh trong neàn kinh teá thò tröôøng ..................................................4
1.2. Naêng löïc caïnh tranh cuûa moät doanh nghieäp..................................................5
1.2.1 Khaùi nieäm veà naêng löïc caïnh tranh ..........................................................5
1.2.2 Nhöõng tieâu chí xaùc ñònh naêng löïc caïnh tranh ..........................................5
1.2.3 Lôïi theá caïnh tranh ....................................................................................6
1.2.4 Nhöõng yeáu toá xaùc ñònh lôïi theá caïnh tranh................................................7
1.2.5 Söï caàn thieát phaûi naâng cao naêng löïc caïnh tranh ......................................7
1.3 Chieán löôïc caïnh tranh cuûa doanh nghieäp .....................................................7
1.3.1 Khaùi nieäm veà chieán löôïc caïnh tranh .......................................................7
1.3.2 Quaù trình xaây döïng chieán löôïc caïnh tranh ..............................................8
1.3.3 Caùc nhaân toá aûnh höôûng ñeán chieán löôïc caïnh tranh .................................9
1.3.4 Caùc chieán löôïc caïnh tranh......................................................................11
CHÖÔNG 2 THÖÏC TRAÏNG VEÀ NAÊNG LÖÏC CAÏNH TRANH
HIEÄN TAÏI CUÛA COÂNG TY COÅ PHAÀN DEÄT MAY SAØI GOØN
2.1 Giôùi thieäu chung veà Coâng ty coå phaàn deät may Saøi Goøn ............................17
2.1.1 Quaù trình hình thaønh vaø phaùt trieån cuûa coâng ty ....................................17
2.1.2 Cô caáu toå chöùc ......................................................................................19
2.1.3 Caùc maët haøng saûn xuaát chuû yeáu ...........................................................21
2.1.4 Thò tröôøng hoaït ñoäng kinh doanh ..........................................................22
2.1.5 Caùc nguoàn löïc .......................................................................................25
2.1.6 Hoaït ñoäng marketing cuûa coâng ty ........................................................26
2.1.7 Hình aûnh thöông hieäu ...........................................................................29
2.2. Thöïc traïng naêng löïc caïnh tranh cuûa coâng ty ..............................................30
2.2.1 Nhaø cung caáp .......................................................................................30
2.2.2 Ñoái thuû caïnh tranh ................................................................................31
2.2.3 Khaùch haøng ............................................................................................33
2.3 Ñaùnh giaù thöïc traïng naêng löïc caïnh tranh cuûa coâng ty ...............................33
2.3.1 Naêng löïc hoaït ñoäng kinh doanh ............................................................33
2.3.2 Naêng löïc toå chöùc quaûn lyù ......................................................................34
2.3.3 Naêng löïc lao ñoäng, vaät tö, taøi chính ......................................................35
2.3.4 Naêng löïc thò tröôøng................................................................................35
2.3.5 Naêng löïc coâng ngheä...............................................................................36
CHÖÔNG 3 MOÄT SOÁ GIAÛI PHAÙP NAÂNG CAO NAÊNG LÖÏC CAÏNH TRANH
CUÛA COÂNG TY COÅ PHAÀN DEÄT MAY SAØI GOØN ÑEÁN NAÊM 2010
3.1 Cô sôû xaây döïng giaûi phaùp ...........................................................................37
3.1.1 Quan ñieåm chung khi xaây döïng giaûi phaùp ............................................37
3.1.2 Quan ñieåm phaùt trieån cuûa Coâng ty coå phaàn deät may Saøi Goøn ..............37
3.1.3 Muïc tieâu phaùt trieån cuûa ngaønh deät may Vieät Nam ñeán 2010................37
3.1.4 Chæ tieâu saûn xuaát, xuaát khaåu cuûa coâng ty ñeán 2010 .............................38
3.2 Phaân tích caùc yeáu toá beân trong vaø beân ngoaøi cuûa coâng ty .........................39
3.2.1 Nhaän daïng caùc cô hoäi vaø thaùch thöùc cuûa coâng ty .................................39
3.2.2 Nhaän daïng nhöõng ñieåm maïnh vaø ñieåm yeáu cuûa coâng ty ......................40
3.3 Moät soá giaûi phaùp naâng cao naêng löïc caïnh tranh cuûa coâng ty .....................41
3.3.1 Nhoùm giaûi phaùp môû roäng vaø phaùt trieån thò tröôøng ...............................41
3.3.2 Nhoùm giaûi phaùp veà voán ........................................................................51
3.3.3 Nhoùm giaûi phaùp veà quaûn lyù saûn xuaát kinh doanh .................................52
3.3.4 Nhoùm giaûi phaùp veà marketing...............................................................52
3.3.5 Nhoùm giaûi phaùp veà coâng ngheä ..............................................................54
3.3.6 Nhoùm giaûi phaùp veà nhaân löïc .................................................................54
3.4 Nhöõng kieán nghò vôùi Chính Phuû ..................................................................55
Keát luaän ............................................................................................................57
Taøi lieäu tham khaûo
LỜI MỞ ĐẦU
[ \
1.Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế thế giới không ngừng phát triển, nhu cầu may mặc là một trong những
ngành phát triển có tính chất toàn cầu. Riêng đối với Việt Nam, ngành dệt may là
ngành mũi nhọn về xuất khẩu thu ngoại tệ cho nền kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu của
ngành năm 2004 đạt 4.2 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu dự kiến năm 2005 đạt từ 5.0 đến
5.2 tỷ USD. Ngoài ra ngành còn giải quyết công ăn việc làm cho một đất nước có hơn
40 triệu lao động, mà nhiều người trong số đó thiếu hoặc không có việc làm.
Trong điều kiện hiện nay, khi hội nhập AFTA đã bắt đầu, và Việt Nam đang
ráo riết kết thúc vòng đàm phán WTO chuẩn bị cho hội nhập, các doanh nghiệp ngành
dệt may phải cạnh tranh gay gắt với những đối thủ trên thị trường thế giới. Các doanh
nghiệp dệt may Việt Nam đang chịu áp lực nặng nề.
Là một đơn vị kinh doanh trong ngành dệt may, Công ty cổ phần dệt may Sài
Gòn cũng đang đối mặt những khó khăn tương tự. Công ty đang giải quyết việc làm
cho hơn gần 1500 nhân viên, đóng góp vào sự phát triển chung của ngành dệt may của
thành phố Hồ Chí Minh.
Cảm nhận được nguy cơ thua thiệt trong cạnh tranh, nhất là khi hàng may mặc
của Trung Quốc đang tràn ngập thị trường, chúng tôi nhận thấy việc nâng cao năng lực
cạnh tranh trong hội nhập cho các doanh nghiệp của ngành nói chung, cũng như Công
ty cổ phần dệt may Sài Gòn nói riêng là cần thiết. Với suy nghĩ đó, chúng tôi thực hiện
đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt
may Sài Gòn đến năm 2010”. Với đề tài, chúng tôi cố gắng tìm ra các giải pháp hữu
hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn, giúp
công ty thực hiện cạnh tranh thành công.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề tài vận dụng các lý thuyết về năng lực cạnh tranh, và các chiến lược cạnh
tranh để làm nổi bật lên các yếu tố cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh. Đồng thời
đề tài phân tích tình hình thực tế của Công ty cổ phần dệt may Sài Gòn và tình hình thị
trường, từ đó xây dựng những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh.
3.Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình thị trường trong và ngoài nước, và những tác động của
nó đối với Công ty CP dệt may Sài Gòn
Nghiên cứu tình hình nội bộ Công ty CP dệt may Sài Gòn trên tất cả các nguồn
lực.
Phạm vi về không gian: chỉ nghiên cứu Công ty CP dệt may Sài Gòn
Phạm vi về nội dung: chỉ đi sâu phân tích thực trạng của Công ty cổ phần dệt
may Sài Gòn và các nhân tố liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh.
4.Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học: tính toán, cung cấp những số liệu và thông tin cần thiết về năng
lực cạnh tranh của Công ty CP dệt may Sài Gòn. Đánh giá đúng thực trạng của công ty,
chỉ ra những tồn tại, nguyên nhân của tồn tại, góp phần tạo ra những giải pháp giúp cho
Công ty CP dệt may Sài Gòn phát triển ổn định và bền vững.
Những đóng góp về mặt xã hội: giúp công ty kinh doanh đạt hiệu quả, có lợi nhuận,
phát triển mở rộng, từ đó tăng thu nhập cho nhân viên cũng như giải quyết việc làm
cho các lao động nhàn rỗi.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
[ \
1.1 Cơ sở lý luận về cạnh tranh
1.1.1 Khái niệm về thị trường và cạnh tranh
Thị trường ra đời đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa
và hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi,
mua bán hàng hóa. Hay nói cách khác, thị trường phản ánh các mối quan hệ kinh tế
trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hóa như mối quan hệ giữa người mua và
người bán, giữa người bán với nhau và giữa những người mua với nhau.
Theo quan điểm của Paul A.Samuelson, thị trường là một quá trình trong đó
người mua và người bán cùng một thứ hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác định
số lượng và giá cả hàng hóa [18]. Theo quan điểm của R.S.Pinkdyck, thị trường là tập
hợp những người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau, dẫn đến khả năng trao
đổi [20]. Cho dù khái niệm thị trường được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau, cuối
cùng thị trường cũng chính là mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu
cung cầu về một loại hàng hóa dịch vụ nào đó.
Đối với các doanh nghiệp, sự tồn tại và phát triển của mình gắn liền với thị
trường. Các doanh nghiệp phải hiểu rõ nhu cầu của thị trường, từ đó sản xuất nhằm
thỏa mãn những nhu cầu này, giúp doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường.
Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia cùng sản
xuất một loại hàng hóa, dịch vụ trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách
hàng, nhằm tạo ra những điều kiện có lợi nhất trong việc sản xuất tiêu thụ hàng hóa
dịch vụ với lợi nhuận cao nhất. Do vậy cạnh tranh từ rất lâu đã được coi là động lực
của sự tăng trưởng và phát triển. Nói đơn giản như P. A. Samuelson trong Bộ Kinh Tế
Học về cạnh tranh: “Cạnh tranh đó là sự kình địch giữa các doanh nghiệp với nhau để
giành khách hàng hoặc thị trường” [18].
Tuy nhiên cạnh tranh trong thị trường không phải là diệt trừ đối thủ của mình mà
chính là phải mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn và mới lạ hơn để
khách hàng lựa chọn mình chứ không phải đối thủ cạnh tranh của mình. Trong cuộc
tranh tài giữa các doanh nghiệp để phục vụ khách hàng mỗi ngày tốt hơn, doanh nghiệp
nào hài lòng với vị thế trên thị trường sẽ rơi vào tình trạng tụt hậu và sẽ bị đào thải với
một vận tốc nhanh không thể ngờ trong một thị trường thế giới càng ngày càng nhiều
biến động.[22]
1.1.2 Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường. Hoạt
động của nó không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Có thể nói cạnh tranh là
động lực phát triển của nền kinh tế.
Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển. Thông qua cạnh
tranh, kích thích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới vào sản xuất để tạo ra được những sản phẩm tốt hơn, giá cả rẻ hơn, dịch vụ
tốt hơn. Cũng thông qua cạnh tranh, thị trường sẽ loại bỏ những doanh nghiệp kinh
doanh kém hiệu quả. Để không bị đào thải, buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới,
nâng cao sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh của mình. Nhờ vậy, hàng hóa trên thị
trường luôn phong phú, đa dạng với chất lượng ngày càng tốt hơn.
Trong điều kiện cơ chế thị trường, doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển,
doanh nghiệp đó phải bán được sản phẩm của mình để thu về lợi nhuận. Vì thế, các
doanh nghiệp phải không ngừng nổ lực cải tiến nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
khách hàng thông qua nhiều biện pháp như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ,
định giá sản phẩm hợp lý, đổi mới phương thức bán hàng, tăng cường quảng bá sản
phẩm…Trong quá trình cạnh tranh, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
khách hàng với mức giá hợp lý, sẽ tiêu thụ được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi
nhuận và sẽ trở thành người chiến thắng trong cuộc cạnh tranh.
Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực. Đó là sự
cạnh tranh không bình đẳng, tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, thiệt hại quyền lợi của
người tiêu dùng, hay như cạnh tranh không lành mạnh dẫn đến việc khủng hoảng thừa,
thất nghiệp…
1.2 Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” dù đã được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn còn
nhiều quan điểm khác nhau về nó. Do đó cách thức đo lường năng lực cạnh tranh của
một doanh nghiệp vẫn chưa được xác định nghiêm ngặt và phổ biến. Ví dụ như theo lý
thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xem xét
qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất.
Còn theo quan điểm tổng hợp của Van Duren, Martin và Westgren thì năng lực
cạnh tranh là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần trên các thị trường trong
và ngoài nước. Các chỉ số đánh giá là năng suất lao động, công nghệ, tổng năng suất
các yếu tố sản xuất, chi phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), chất lượng và tính
khác biệt của sản phẩm, chi phí đầu vào… Ngoài ra, theo lý thuyết tổ chức công nghiệp
xem xét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá
ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không có trợ cấp, đảm bảo đứng vững
trước các đối thủ khác hay sản phẩm thay thế. [7].
Theo quan điểm quản trị chiến lược của Michael Porter, năng lực cạnh tranh là
khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, để tạo ra giá trị
gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao, nhằm tăng
nhanh lợi nhuận.[17]
Từ các quan điểm trên, năng lực cạnh tranh có thể đúc kết là khả năng khai thác,
huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh
trước các đối thủ, nhằm xác lập vị thế của mình trên thị trường và đạt lợi nhuận cao.
1.2.2 Những tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh
Khi xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, có rất nhiều tiêu chí được
sử dụng và chưa hoàn toàn thống nhất với nhau. Theo Goldsmith và Clutterbuck có 3
chỉ tiêu đo lường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: tăng trưởng vốn tài sản,
doanh số và lợi nhuận trong 10 năm; sự nổi tiếng trong ngành như một công ty dẫn
đầu; sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Hay như Peters và Waterman đã sử
dụng các tiêu chí để xác định năng lực cạnh tranh như: 3 tiêu chí dùng đo lường mức
độ tăng trưởng và tài sản dài hạn được tạo ra trong vòng 20 năm; 3 tiêu chí khác đo
lường khả năng hoàn vốn và tiêu thụ; và tiêu chí cuối cùng đánh giá lịch sử đổi mới
của công ty [14]. Ngoài ra, theo M.J.Baker và S.J.Hart, có 4 tiêu chí để xác định năng
lực cạnh tranh: tỷ suất lợi nhuận, thị phần, tăng trưởng xuất khẩu và quy mô.
Từ những tiêu chí trên, chúng tôi nhận thấy rằng có hai tiêu chí quan trọng cần
nhấn mạnh, đó là: ý thức cạnh tranh của doanh nghiệp và năng suất lao động. Chỉ khi
doanh nghiệp ý thức được cạnh tranh, doanh nghiệp mới chủ động nâng cao năng lực
cạnh tranh của mình bằng nhiều biện pháp, và khi đó sẽ thỏa mãn các chỉ tiêu khác.
Còn đối với chỉ tiêu năng suất, đó là sự tổng hợp các yếu tố công nghệ sản xuất, nhân
lực…kể cả yếu tố quản lý. Chính vì vậy, năng suất lao động thấp không thể có năng lực
cạnh tranh cao được.
1.2.3 Lợi thế cạnh tranh
Trong mô hình viên kim cương của mình, Michael Porter đã đưa ra 4 điều kiện
tạo nên lợi thế cạnh tranh của DN: các điều kiện về nhân tố sản xuất; các điều kiện về
cầu; các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan; cấu trúc, chiến lược và cạnh tranh của
DN. Ngoài ra, theo ông, các hoạt động của Chính Phủ như tài trợ, thuế, giáo dục, hối
đoái, chi tiêu Chính Phủ…đều có thể tác động đến các nhân tố trong mô hình viên kim
cương.
Có thể thấy rằng, lợi thế cạnh tranh là cái làm cho DN khác với đối thủ, nổi bật
hơn mà các đối thủ cạnh tranh không làm được, hay bản thân DN thực hiện cách nổi
trội hơn. Lợi thế cạnh tranh có thể mất dần theo thời gian do sự bắt chước của các đối
thủ. Vì vậy, để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình, các DN cần có chiến lược cạnh
tranh hiệu quả.
1.2.4 Những yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh
Các yếu tố xác định lợi thế cạnh tranh bao gồm các yếu tố như:
- Khả năng tài chính trong việc tạo vốn, quản lý chi phí…
- Khả năng về công nghệ mới, phát triển sản phẩm, dịch vụ…
- Khả năng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phân phối…
- Khả năng về liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác…
- Khả năng thích nghi của doanh nghiệp với sự thay đổi của ngành, của thị trường…
1.2.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường với đặc trưng cơ bản là cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh sẽ quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp. Trong bối cảnh hội nhập kinh
tế thế giới, cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, năng lực cạnh
tranh càng mang tính quyết định hơn bao giờ hết. Để có thể tồn tại và phát triển trong
môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt, mỗi doanh nghiệp cần tìm biện pháp thích
hợp nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm vươn lên trên các đối thủ. Nổ lực của mỗi
doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao năng lực của ngành, của quốc gia.
1.3 Chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1 Khái niệm về chiến lược cạnh tranh
Chiến lược cạnh tranh có thể được hiểu như là sự kết hợp của các kết quả cuối
cùng (mục tiêu) mà doanh nghiệp đang tìm kiếm với các phương tiện (các chính sách)
thích ứng nhờ đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình. Như vậy, chiến lược cạnh
tranh của doanh nghiệp gồm 2 yếu tố: mục tiêu và phương tiện để đạt được mục tiêu
đó.[17]
Hình 1.1 Bánh xe chiến lược cạnh tranh
1.3.2 Quá trình xây dựng chiến lược cạnh tranh
Sau khi xác định được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp phân tích các nguồn lực
của mình để xây dựng và lựa chọn chiến lược phù hợp nhất. Chiến lược cạnh tranh của
doanh nghiệp được xây dựng thông qua các bước như sau:
¾ Bước 1: Xem xét đánh giá chiến lược hiện tại: gồm các điểm như vị trí của
công ty trong ngành, xu hướng phát triển của ngành…
¾ Bước 2: Phân tích môi trường, các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến
lược.
- Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô: yếu tố kinh tế, yếu tố chính phủ và
chính trị, yếu tố công nghệ và kỹ thuật, yếu tố tự nhiên, yếu tố xã hội và mối quan hệ
giữa các yếu tố đó.
- Các yếu tố thuộc môi trường vi mô: đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà
cung cấp, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế.
¾ Bước 3: Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp thông qua các
yếu tố như: vốn, công nghệ, nghiên cứu phát triển (R&D), hệ thống quản lý, marketing,
hệ thống tài chính, hệ thống thông tin.
¾ Bước 4: Xác định mục tiêu cạnh tranh nhằm hướng hành động cần đạt tới trong
tương lai. Từ đó, phân tích và lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp nhất.
Các chiến lược cạnh tranh cần được xây dựng cụ thể cho từng giai đoạn, và cần
phân bổ nguồn lực phù hợp. Trong quá trình thực hiện chiến lược cạnh tranh, DN phải
thường xuyên đánh giá lại môi trường, xem sự biến đổi của nó để có những điều chỉnh
thích hợp.
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh
Hình 1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh
Ñieåm maïnh vaø ñieåm yeáu
cuûa doanh nghieäp
Cô hoäi vaø nguy cô
(khaùch haøng, ñoái