Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng,
đó là một tín hiệu tốt cho Việt Nam, nó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và
nhà nước ta. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều điều đáng quan tâm. Kim ngạch
xuất khẩu của ta không ngừng gia tăng nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năng lực
cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều yếu kem. Đã đến lúc
chúng ta phải có các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam.
Đối với cà phê Việt Nam, tuy diện tích, năng suất và sản lượng không ngừng tăng
lên nhưng chi phí sản xuất trên một đơn vịsản phẩm vẫn cao, chất lượng cà phê còn
thấp, nên giá bán sản phẩm bịgiảm, dẫn đến sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên
thịtrường thếgiới chưa cao. Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và đưa ra các giải
pháp đểnâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam trong giai đoạn hiên
nay là rất cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại VụXuât Nhập
Khẩu-Bộ Công Thương em lựa chon đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải
pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt
Nam”.
-Mục đích nghiên cứu đềtài : Trên cơsởphân tích vềkhảnăng cạnh tranh của mặt
hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của mặt hàng này trong điều kiện hiện nay.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mặt hàng cà phê, cụthểlà nghiên cứu sức cạnh
tranh của cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.
33 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Một số giải pháp nhằm nâng
cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam.”
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam không ngừng tăng,
đó là một tín hiệu tốt cho Việt Nam, nó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và
nhà nước ta. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có nhiều điều đáng quan tâm. Kim ngạch
xuất khẩu của ta không ngừng gia tăng nhưng còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năng lực
cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn nhiều yếu kem. Đã đến lúc
chúng ta phải có các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các mặt hàng xuất
khẩu của Việt Nam.
Đối với cà phê Việt Nam, tuy diện tích, năng suất và sản lượng không ngừng tăng
lên nhưng chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm vẫn cao, chất lượng cà phê còn
thấp, nên giá bán sản phẩm bị giảm, dẫn đến sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên
thị trường thế giới chưa cao. Việc nghiên cứu hoạt động xuất khẩu và đưa ra các giải
pháp để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê Việt Nam trong giai đoạn hiên
nay là rất cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại Vụ Xuât Nhập
Khẩu-Bộ Công Thương em lựa chon đề tài làm chuyên đề tốt nghiệp: “Một số giải
pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt
Nam”.
-Mục đích nghiên cứu đề tài : Trên cơ sở phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt
hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao sức
cạnh tranh của mặt hàng này trong điều kiện hiện nay.
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mặt hàng cà phê, cụ thể là nghiên cứu sức cạnh
tranh của cà phê xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây.
3
- Phương pháp nghiên cứu: Chuyên đề có sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như: Phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương
pháp dự báo và các phương pháp khác.
Ngoài lời mở đầu và kêt luận, chuyên đề được chia làm 2 chương:
Chương 1. Phân tích về khả năng cạnh tranh của mặt hàng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam
Chương 2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng cà phê
xuất khẩu của Việt Nam.
Trong thời gian thực tập làm chuyên đề em đã được nhận được sự hướng dẫn tận
tình của cô giáo Nguyễn Thị Thu Hiền - Bộ môn kinh tế căn bản trường Đại học
Thương Mại và cô Hồ Sơn Nga- Vụ xuất nhập khẩu- Bộ Công Thương cùng các cô chú
khác trong vụ đã giúp đỡ em để em hoàn thành được bản chuyên đề này. Em xin cảm
ơn mọi người, nếu không có sự hướng dẫn của cô giáo và sự giúp đỡ của các cô chú
trong vụ xuất nhập khẩu chắc chắn em không thể hoàn thành tốt được bản chuyên đề
của mình.
Mặc dù có sự nỗ lực cố gắng của bản thân, song do trình độ, thời gian, kinh nghiệm
còn hạn chế và nguồn tài liệu còn hạn hẹp nên chuyên đề không trách khỏi sự sơ sài,
sai sót. Em rất mong nhân được sự đóng góp ý kiến của thầy, cô để chuyên đề được
hoàn thiện hơn và em có điều kiện hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề mình nghiên cứu.
Em xin cảm ơn.
4
Chương 1. PHÂN TÍCH VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA
MẶT HÀNG CÀ PHÊ XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM.
1.1. Tổng quan về nghành cà phê của Việt Nam.
1.1.1. Vị trí, vai trò của ngành cà phê trong nền kinh tế.
Trên thế giới hiện có khoảng 75 nước trồng cà phê và chủ yếu tập trung ở Nam Mỹ,
Châu Phi và Châu Á. Khoảng 10 triệu lao động tham gia sản xuất cà phê. Tổng diện
tích cà phê thế giới khoảng 10 triệu ha, sản lượng hàng năm trên dưới 6 triệu tấn, đem
lại thu nhập cho khoảng 100 triệu người. Nếu kể cả những người trồng và người liên
quan đến tiêu thụ cà phê thì trên toàn thế giới có khoảng 20-25 triệu người sống nhờ
cây cà phê. Tại nhiều nước, cà phê chiếm hơn 80% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đối với
trên 17 quốc gia trồng cà phê chính, mặt hàng này đóng góp 25% kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.
Các nươc xuất khẩu cà phê chính hiện nay là Brazil, Colombia, Việt Nam,
Indonesia và Guatemala. Trong khi đó, các nước phát triển như Mỹ, các nước EU,
Nhật Bản và mộ số nước công nghiệp mới như Singaporo và Malaysia là những nước
nhập khẩu chủ yếu.
Những năm trước thập kỷ 60, thị trường cà phê thế giới là thị trường thường xuyên
biến động do sự bất ổn cả phía cung và phía cầu. Sau thập kỷ 60, khi nền kinh tế các
nước phát triển dần đi vào ổn định. Lượng xuất khẩu cà phê thế giới phụ thuộc vào một
số nước có thị phần lớn như Brazil và gần đây là Việt Nam. Bên canh đó, những cố
gắng hợp tác của các nước xuất khẩu cà phê nhằm điều chỉnh lượng cung ứng không
đạt kết quả mong muốn đã làm giá cà phê ghế giới liên tục dao động, bất lợi cho các
nước này. Năm 1994 và 1995, khi sản lượng cà phê Brazil giảm đột ngột do tác động
sương muối đã làm giá cà phê thế giới tăng mạnh. Những nước xuất khẩu cà phê khác
5
được lợi, kim ngạnh xuất khẩu tăng. Tại Việt Nam, do lợi nhuận từ trồng cà phê cao,
người dân đã tăng diện tích trồng bằng nhiều cách khác nhau như phá bỏ các loại cây
trồng khác, phá rừng v.v… để trồng cà phê. Trong nửa cuối thập kỷ 90, diện tích cà
phê của Việt Nam tăng trung bình 23,9%/năm, sản lượng tăng trên 20%/năm; và năm
1994,1995,1996 sản lượng tăng nhanh nhất với mức độ tăng lần lượt là 48,5%, 45,8%
và 33%. Cà phê trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng thứ hai (sau gạo)
của Việt Nam, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu lần đầu vựơt 1 tỷ USD, năm 2007 kim
ngạch đã vượt mức 1,5 tỷ USD.
Nghề trồng cà phê ở Việt Nam là một nguồn thu nhập cho một nhóm đông dân cư ở
nông thôn, trung du và miền núi. Cà phê đã tạo việc làm cho hơn 600.000 nông dân và
số người có cuộc sống liên quan tới cà phê trên 1 triệu người.
Năm 2007 là năm đặc biệt thành công đối với ngành cà phê của nước ta với lượng
cà phê xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn và kim ngạch đạt 1,88 tỷ USD, tăng 23,32% về
lượng và tăng 54,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2006 (mức kỷ lục về lượng và trị
giá). Tuy nhiên, sản xuất cà phê của Việt Nam vẫn ở trong quy mô nhỏ lẻ, các doanh
nghiệp chưa chú trọng đến kỹ thuật mà chỉ quan tâm tới khâu chế biến và tiêu thụ.
Hiện nay, nước ta có gần 490 nghìn hécta đất trồng cà phê (trong đó Tây Nguyên
chiếm tới 90% diện tích đất trồng với 439 nghìn hécta) với năng suất gần 1,7 tấn/ha,
sản lượng bình quân mỗi năm gần 1 triệu tấn. Sản phẩm chủ yếu là cà phê nhân xuất
khẩu, cà phê rang xay và cà phê hoà tan. Cà phê xuất khẩu chiếm tới 90% cà phê của
cả của nước. Với lợi thế về khí hậu, chất lượng giống và chi phí vận chuyển, song có
đến 95% sản lượng cà phê là sản xuất ở quy mô nhỏ, trên 80% số nông trại có diện tích
dưới 2 hécta, hộ lớn nhất cũng chỉ đạt 5 hécta và hộ thấp nhất chỉ là 2 -3 sào/hộ, đó là
nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trang chất lượng cà phê không đồng đều khiến cho
giá xuất khẩu cà phê nước ta thấp hơn 10% so với giá các sản phẩm cùng loại trên thế
giới.
6
Sản xuất cà phê của Việt Nam hiện nay với hai chủng loại cà phê Robusta (cà phê
vối) chiếm tới 90% sản lương (65% diện tích) cà phê của cả nước và cà phê Arabica
(cà phê chè), năng suất thấp hơn nhưng chất lượng thơm ngon. Cà phê của Việt Nam
được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên (chiêm tới 90% diện tích trồng cà phê của
cả nước) và một số ít được trồng ở các tỉnh phía Bắc.
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của Việt Nam ( Triệu USD)
Năm
Cà phê Gạo Điều Hồ Tiêu Chè Tổng
Kim
ngạch cả
nước
% Tổng
Kim
ngạch
2003 504,8 2,50 720,5 284,5 104,9 59,8 20.176,0
2004 641,0 2,42 950,4 436,0 152,4 95,6 26.503,3
2005 735,5 2,27 1.407,2 480,7 150,5 97,0 32.442,0
2006 1.217,2 3,06 1.275,9 503,8 190,4 110,4 39.826,2
2007 1.880,3 3,87 1.490,0 653,9 271,0 130,8 48.561,4
3 tháng
2008
682,5 5,19 445,3 144,6 54,4 26,6 13.160,8
Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
7
1.1.2. Tình hình phát triển của ngành cà phê trong những năm gần đây.
Cà phê được coi là cây trồng mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế nông
nghiệp của các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn
đầu tư hàng chục tỷ đồng mua sắm trang thiết bị chế biến hiện đại, nhằm từng bước
nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu. Tuy nhiên, đó mới chỉ là điều kiện cần.
Một số cán bộ đại diện cho các công ty sản xuất, kinh doanh cà phê ở Đắk Lắk cho
rằng: Đầu tư công nghệ chế biến là điều cần thiết, nhưng người nông dân trực tiếp sản
xuất mới đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng cà phê.Họ là người
trực tiếp làm ra sản phẩm từ khâu thu hoạch đến bảo quản, chế biến. Thế nhưng, chính
những hạn chế trong nhận thức cộng với trình độ canh tác lạc hậu, thói quen chăm sóc,
thu hái bừa bãi, không theo quy trình của nông dân đang là rào cản khiến chất lượng
càphê Việt Nam luôn bị đánh giá thấp. Tư tưởng “ăn xổi ở thì” đã khiến người sản xuất
vô tình đánh mất lợi nhuận của chính mình.Họ không hề quan tâm đến chất lượng sản
phẩm ra sao mà chỉ chú tâm đến việc giá cả thị trường dao động thế nào. Thậm chí
nhiều người còn cho rằng: “ Việc đó đã có các đơn vị xuất khẩu lo, miễn sao bán được
giá là vui rồi”.
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm nghiệm cà phê (CAFECONTROL), chất
lượng cà phê do người nông dân sản xuất ra rất thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu. Tỷ lệ
hạt đen, hạt mốc quá cao, đó là chưa kể có nhiều mùi lạ xuất hiện do phơi sấy không
đảm bảo, mùi hóa chất sản sinh trong quá trình chế biến. Thực trạng thu hoạch cà phê
cũng là điều đáng lo ngại, khi tình trạng “vơ tuôt” quả xanh, quả chín vẫn diễn ra phổ
biến; thậm chí tỷ lệ quả xanh khi thu hái còn chiếm tới 50-70%.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do người nông dân thường thu hoạch sớm
(trước Tết Nguyên đán), điều này đã làm dịch chuyển lịch thời vụ về gần mùa mưa,
khiến hạt càphê bị đen, mốc, sản lượng giảm, mất đi hương vị đích thực. Chính vì vậy,
8
nhiều nhà nhập khẩu e ngại khi mua cà phê Việt Nam, mặc dù vẫn công nhận hương vị
thuộc loại hàng đầu thế giới. Đã đến lúc người nông dân phải thực sự thấy rõ việc nâng
cao chất lượng sản phẩm là yêu cầu cấp bách, không thể phó mặc cho doanh nghiệp
hoặc trông chờ vào sự ăn may như lâu nay. Tuy nhiên, để khuyến khích nông dân thay
đổi phương thức sản xuất, từ bỏ cách làm ăn cũ, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có
những bước đi đồng hành trong việc đề ra chính sách thu mua hợp lý, không nên đánh
đồng mọi sản phẩm bằng nhau về giá cả. Đồng thời mạnh dạn đặt ra những điều kiện
ràng buộc về chất lượng sản phẩm đối với người bán, gắn việc xuất khẩu với đầu tư
phát triển vùng nguyên liệu và chế biến ở cơ sở.
Nếu để tình hình sản xuất cà phê như hiện nay, người sản xuất rất khó thực hiện
được yêu cầu kỹ thuật từ thu hái đến bảo quản. Cây cà phê không chỉ là lợi thế của Tây
Nguyên mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chính vì thế, bên cạnh
những chính sách vĩ mô, chúng ta cần bắt đầu từ việc nhỏ nhất: Thay đổi nhận thức của
nông dân, bởi chỉ có họ mới quyết định được chất lượng càphê xuất khẩu ngay từ
những bước đi đầu tiên
1.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu cà phê Việt Nam.
1.2.1. Kim ngạch xuất khẩu.
Về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu: Tỷ lệ cà phê xuất khẩu chiếm 90% sản
lượng cà phê gieo trồng của cả nước. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn chiếm tỷ lệ
rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (hàng năm chỉ chiếm dưới
10%). Mặt khác, cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phê Rubusta (cà phê
vối), sản lượng xuất khẩu tăng với tốc độ cao. So với lượng cà phê vối trên thị trường
thế giới, Việt Nam chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, trở thành nước đứng đầu về sản xuất
và xuất khẩu loại cà phê này.
9
Kim nghạch xuất khẩu cà phê.
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
2000
2003 2004 2005 2006 2007 3 thang
2008
Khối lượng
(Nghìn tấn)
Trị giá
(Triệu USD)
Nguồn : Vụ xuất nhập khẩu -Bộ Công Thương
1.2.2. Thị trường xuất khẩu.
Về thị trường xuất khẩu: Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều
nước trên thế giới như Đức, Mỹ, Anh, Bỉ, Tây Ba Nha, Italia, Nhật Bản.
Thị trường nhập khẩu cà phê chính của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Đặc
biệt là một số nước sản xuất cà phê ở Châu Mỹ La tinh cũng mua cà phê Việt Nam
như: Ecuador: 18.492 tấn, Mỹ: 87.932 tấn. Tiếp theo là Ý, Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Anh, Bỉ và Pháp. Đó là 10 nước hàng đầu trong vụ cà phê 2005/06. Trong nội
khối các nước ASEAN, Philippines nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng 16.547
tấn; Malaysia 12.367 tấn; Singapore 5.690 tấn và Indonesia 806 tấn. Với thị trường
10
Trung Quốc, số lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam vẫn duy trì ổn định ở mức 12.865
tấn. .
Với thị trường Nga và Đông Âu, Nga nhập của Việt Nam 14.175 tấn; Romania
7567 tấn; Bulgaria 5343 tấn; Slovenya 3417 tấn; Estonia 3.199 tấn; Cộng hoà Czech
3064 tấn; Gruzia 1875 tấn; Hungary 1787 tấn; Yugoslavia 1684,6 tấn; Slovakia 326,4
tấn; Ucraina 153 tấn; Latvia 216,5 tấn; Armenia 38, 4 tấn. Đây là dấu hiệu đáng mừng
cho ngành cà phê xuất khẩu Việt Nam.
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang hơn 40 nước trên thế giới. Chỉ tính riêng hai
thị trường lớn nhất là Đức và Mỹ đã chiếm tới hơn 25% kim nghạch xuất khẩu, bảy thị
trường lớn chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam (năm 2007)
Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2007
Đức
15%
Mỹ
11%
Tây Ban Nha
8%
Ý
8%
Nhật Bản
4%Bỉ4%
Anh
3%
Các nước khác
47%
Đức
Mỹ
Tây Ban Nha
Ý
Nhật Bản
Bỉ
Anh
Các nước khác
Nguồn Vụ xuất nhập khẩu - Bộ công thương
11
1.2.3. Chủng loại cà phê xuất khẩu.
Chủng loại cà phê xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hiện nay là cà phê Robusta với
giá trị thương phẩm không cao. Trong khi đó thế giới lại ưa chuộng loại cà phê Arabica
có hương vị thơm ngon hơn.
Chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam chưa phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của
thị trường thế giới. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về cà phê Arabica
chiếm 70-80% nhu cầu cà phê hàng năm), trong khi đó 65% diện tích, chiếm hơn 90 %
sản lựơng cà phê ở Việt Nam lại là cà phê Rubusta. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam
chủ yếu là cà phê Robusta (hơn 90%) với giá trị thương phẩm không cao. Việt Nam là
nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới (hơn 10% lượng cà phê xuất khẩu của thê
giới), với cà phê vối thì nước ta là nước xuất khẩu lớn nhất thê giới với hơn 40% sản
lượng xuất khẩu của toàn thế giới. Vì vậy, trong thời gian tới chuyển đổi cơ cấu cà phê
là vấn đề bức xúc cho việc sản xuất cà phê và xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Số liệu Các loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam niên vụ 2005/06
S
TT
Loại cà phê Khối lượng (tấn) Trị giá (USD)
1 Nhân sống 785,146,773 837,771,354
2 Hoà tan 869,705 2,770,341
3 Khác 8,890 92,996
Tổng 786,025,368 840,634,691
12
Nguồn : Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương
1.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động xuất khẩu cà phê.
Hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố như : nguồn
cung cà phê, thị trường, cầu cà phê thế giới.
Hiện nay Việt Nam có gần 490 nghìn ha cà phê được phân bố chủ yếu ở các tỉnh
Tây Nguyên (hơn 90% diện tích). Đã là một điều kiện thuận lợi cho chúng ta có thể
đảm bảo nguồn cung cà phê cho hoạt động xuất khẩu. Cũng như nhiều loại cây trồng
khác thì việc sản xuất cà phê cũng phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, gặp năm thời
tiết không thuận lợi thì không thể đảm bảo đủ lượng cà phê xuất khẩu, khó duy trì mức
sản lượng xuất khẩu ổn định. Tuy nhiên năm được mùa thì cà phê xuất khẩu lại phải
đối mặt với một thực trạng là giá cà phê xuống thấp do cung lớn hơn cầu.
Khi gia nhập WTO Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển. Được hưởng sự bình đẳng
như các nước xuất khẩu khác, các rào cản xuất khẩu được gỡ bỏ, cơ hội thị trường mở
rộng, có điều kiện tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Tuy nhiên các doanh nghiệp
sản xuất và xuất khẩu cà phê của ta cũng cần phải nhận thức được những khó khăn.
Trước hết là về chính sách thuế. Việt Nam không nằm trong số những nước được
ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hoà tan khi tham gia vào các thị
trường truyền thống như Mỹ, Nhật Bản, và EU... Các nước này áp dụng thuế nhập
khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở châu Mỹ. Trong
khi đó mức thuế này hiện áp dụng đối với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Bên cạnh đó,
nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp
chế biến cà phê trong nước. Đây là những rào cản rất lớn đối với các doanh nghiệp Việt
Nam khi thâm nhập trực tiếp vào các thị trường này và buộc phải xuất khẩu qua các
công ty trung gian ở các nước được hưởng mức thuế quan ưu đãi hơn.
13
Thứ hai là về chiến lược phát triển ngành cà phê trong tổng thể ngành nông nghiệp
Việt Nam. Hiện nay, các mục tiêu đề ra đối với ngành cà phê Việt Nam trong những
năm tới chưa được đặt chung trong bối cảnh phát triển chung của ngành nông nghiệp
cũng như ngành kinh tế Việt Nam. Vì vậy, ngành cà phê phát triển thiếu tính nhất quán
và thống nhất chung với tổng thể ngành nông nghiệp Việt Nam. Hậu quả là không nhận
được sự hỗ trợ tích cực từ chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp cả nước.
Thứ ba là các chính sách do các cơ quan chức năng ban hành còn thiếu tính linh
hoạt. Mặc dù hiện nay có nhiều điều khoản ưu đãi đối với tất cả các tác nhân tham gia
kênh sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê như lãi suất thấp, khoanh nợ, giãn nợ...
nhưng tất cả các yếu tố để tiếp cận với chính sách này đều chưa tốt. Đầu tiên là những
quy định về vốn vay hiện nay chủ yếu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp hơn là khả
năng sinh lợi của dự án vay. Việc quy định lượng tiền vay không vượt quá một tỷ lệ %
nhất định của giá trị tài sản cũng gây nhiều khó khăn cho người có nhu cầu vay vốn.
Thiếu tài sản thế chấp là cản trở lớn nhất đối với những người trồng cà phê nghèo và
các doanh nghiệp qui mô nhỏ. Tiếp theo là các thủ tục hành chính của các ngân hàng
chưa thông thoáng, gây nhiều khó khăn cho người vay.
Một điều nữa là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn nhanh nhưng chưa tương
xứng, mặc dù trong 10 năm qua, nguồn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng như giao thông,
truyền thông, thuỷ lợi, điện… đã có những chuyển biến đáng kể. Ví dụ như đường giao
thông kém sẽ làm tăng chi phí vận chuyển, giảm giá thu mua tại các điểm thu mua cà
phê khác nhau, đặc biệt là tại các vùng sâu, vùng xa, đường càng xấu thì giá càng thấp.
Chi phí sử dụng mạng Internet hiện nay ở nước ta vẫn còn cao hơn các nước trong khu
vực.
Hệ thống kiểm tra, giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm còn yếu kém và lạc
hậu. Các nước có mức tiêu thụ cà phê lớn coi trọng vấn đề kiểm tra và giám sát chất
14
lượng, xuất xứ và thương hiệu của hàng hoá, trong khi ở Việt Nam hoạt động này chưa
được chú trọng đối với ngành cà phê từ sản xuất đến xuất khẩu. Hiện tượng bán hàng
giả dưới tên các thương hiệu cà phê nổi tiếng có xu hướng tăng lên trong thời gian gần
đây. Điều này tạo nên những bất lợi đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh
nghiệp nhỏ do chi phí để bảo vệ thương hiệu hàng hoá vượt quá sức của họ.
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chỉ thực sự thực hiện các giao dịch kinh tế
quốc tế trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Do đó, nhiều chủ doanh nghiệp thiếu
những kỹ năng cơ bản khai thác, xử lý tin tức và đàm phán thương mại. Hơn nữa, sự
phát triển rầm rộ của các doanh nghiệp tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê chủ yếu
trong giai đoạn giá cà phê thế giới cao nên những kỹ năng này chưa được chú trọng
đúng mức.
1.3. Đánh giá về khả năng canh tranh của sản phẩm cà phê của Việt Nam.
Khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên 4
yếu tố chính. Thứ nhất là giá lao động rẻ. Thứ hai là năng suất cao dựa trên sử dụng
nhiều phân bón và nước tưới. Thứ ba là lợi thế về khoảng cách vận chuyển. Các vùng
sản xuất chính cà phê Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu do Việt Nam có chiều
ngang hẹp. Thứ tư là hệ thống chính sách của nhà nước đối với ngành cà phê thông
thoáng, tạo môi trường bình đẳng ch