Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất nước. Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng ODA. Bởi vậy quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất nước là một yêu cầu tất yếu. Là một sinh viên chuyên nghành Kinh tế đầu tư – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, em thấy việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam” là rất thiết thực và bổ ích vì nó có thể giúp em có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA. Thông qua kiến thức đã tiếp thu trên lớp cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo bộ môn và việc tham khảo một số tài liệu, em xin được trình bày nội dung đề tài này.

doc36 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2629 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, vốn đầu tư cho phát triển là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia. Đối với Việt Nam, mục tiêu đặt ra là thực hiện thành công quá trình CNH-HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Do đó việc thu hút vốn đầu tư trở thành chiến lược quan trọng của đất nước. Nguồn vốn ODA được chính phủ Việt Nam đánh giá là một trong những nguồn vốn quan trọng của Ngân sách Nhà nước được sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Nguồn vốn này đã phần nào đáp ứng nhu cầu bức thiết về vốn trong công cuộc CNH-HĐH đất nước, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên ODA không chỉ là một khoản cho vay, mà đi kèm với nó là các điều kiện ràng buộc về chính trị, kinh tế. Sẽ là gánh nặng nợ nần cho các thế hệ sau hoặc phải chịu sự chi phối của nước ngoài nếu chúng ta không biết cách quản lý và sử dụng ODA. Bởi vậy quản lý và sử dụng ODA sao cho có hiệu quả, phù hợp với mục tiêu và định hướng phát triển đất nước là một yêu cầu tất yếu. Là một sinh viên chuyên nghành Kinh tế đầu tư – Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, em thấy việc nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) ở Việt Nam” là rất thiết thực và bổ ích vì nó có thể giúp em có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn về ODA. Thông qua kiến thức đã tiếp thu trên lớp cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo, cô giáo bộ môn và việc tham khảo một số tài liệu, em xin được trình bày nội dung đề tài này. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ODA 1.1. NGUỒN VỐN ODA 1.1.1. Khái niệm ODA Hiện nay trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng nói chung những quan điểm ấy đều dẫn đến một bản chất . Theo cách hiêu chung nhất thì ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với những điều kiện ưu đãi của các cơ quan tài chính thuộc các tổ chức Quốc tế các nước, các tổ chức Phi chính phủ nhằm hỗ trợ cho sự phát triển và thịnh vượng của các nước khác (không tính đến các khoản viện trợ cho mục đích thuần túy quân sự). Các điều kiện ưu đãi có thể là: lãi suất thấp (dưới 3%/1 năm), thời gian ân hạn dài hoặc thời gian trả nợ dài (30-40 năm). Nghị định 87-CP của chính phủ Việt Nam quy định về nguồn vốn ODA là sự hợp tác phát triển giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với một hay nhiều Quốc gia, tổ chức Quốc tế. Hình thức của sự hợp tác có thể là hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ theo chương trình, hỗ trợ theo kỹ thuật hoặc theo dự án. 1.1.2. Đặc điểm của ODA Thứ nhất, vốn ODA mang tính ưu đãi. Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn) dài, có thời gian ân hạn dài. Chẳng hạn vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả lsf 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm. Thông thường, trong ODA có thành tố viện trợ không hoàn lại ít (cho không), đây cũng chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Thành tố cho không được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh lãi suất viện trợ với mức lãi suất tín dụng thương mại. Sự ưu đãi ở đấy là so sánh với tập quán thương mại quốc tế. Thứ hai, vốn ODA mang tính ràng buộc. ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viên trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Ví dụ, Nhật Bản quy định vốn ODA của Nhật đều được thực hiền bằng đồng yên Nhật. Vốn ODA mang yếu tố chính trị: các nước viện trợ nói chung đều không quên dành được lợi ích cho mình vừa gây ảnh hưởng chính trị vừa thực hiện xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tư vấn vào nước tiếp nhận viện trợ. Chẳng hạn, Bỉ, Đức và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa dịch vụ của nước mình. Canada yêu cầu 65%. Kể từ khi ra đời cho đến nay, viện trợ luôn chứa đựng hai mục tiêu cùng tồn tại song song. Mục tiêu thứ nhất là thúc đẩy tăng trưởng bền vững và giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Mục tiêu thứ hai là tăng cường vị thế chính trị của các nước tài trợ. Các nước phát triển sử dụng ODA như một công cujchinhs trị, xác định vị thế và ảnh hưởng của mình tại các nước và khu vực tiếp nhận ODA.Ví dụ, Nhật Bản hiện là nhà tài trợ hàng đầu thế giới và cũng là nhà tài trợ đã sử dụng ODA như một công cụ đa năng về chính trị và kinh tế. ODA của Nhật không chỉ mang lại lợi ích cho nước nhận mà còn mang lại lợi ích cho chính họ. Trong những năm cuối thập kỷ 90, khi phải đối phó với những suy thoái nặng nề trong khu vực, Nhật Bản đã quyết định trợ giúp tài chính rất lớn cho các nước Đông Nam Á là nơi chiếm tỷ trọng tương đối lớn về mậu dịch và đầu tư của Nhạt Bản. Nhật đã giành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồng yên, và giành 15 tỷ cho mậu dịch và đẩu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Các khoản cho vay tính bằng đồng yên và gắn với những dự án có các công ty Nhật tham gia. Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ.Vấn đề ở chỗ là vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu trong khi việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu thu ngoại tệ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạn kinh tế và khả năng xuất khẩu. 1.1.3. Điều kiện để nhận được ODA Vốn ODA chỉ giành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Có hai điều kiện cơ bản nhất để các nước đang và chậm phát triển có thể nhận được ODA là: Điều kiện thứ nhất, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp. Nước có GDP bình quân đầu người càng thấp thì thường được tỷ lệ viện trợ không hoàn lại của ODA càng lớn và khả năng vay với lãi suất thấp và thời gian ưu đãi càng lớn. Điều kiện thứ hai, mục tiêu sử dụng vốn ODA của các nước này phải phù hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA. Thông thường các nước cung cấp ODA đều có những chính sách và ưu tiên riêng của mình, tập trung vào một số lĩnh vực mà họ quan taamhay có khả năng kỹ thuật và tư vấn. Đồng thời, đối tượng ưu tiên của các nước cung cấp ODA cũng có thể thay đổi theo từng giai đoạn cụ thể. Vì vậy, nắm bắt được xu hướng ưu tiên và tiềm năng của các nước, các tổ chức cung cấp ODA là rất cần thiết. 1.2. VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1.2.1. Viện trợ tài chính ở các nước đang phát triển có cơ chế quản lý tốt sẽ giúp tăng trưởng nhanh hơn, giảm tình trạng nghèo đói và đạt được các chỉ tiêu xã hội. Trên thực tế, một số nước nhận nhiều viện trợ mà thu nhập giảm trong khi một số nước nhận ít viện trợ mà thu nhập lại tăng. Nhưng nếu chỉ xét đến sự phân biệt giữa các nước có cơ chế quản lý tốt và cơ chế quản lý tồi thì đối với các nước có cơ chế quản lý tồi, dù số tiền viện trợ là bao nhiêu thì tăng trưởng vẫn thấp, thậm chí còn âm. Đối với các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ tăng lên 1% GDP thì tốc độ tăng trưởng tăng lên 0,5%. Ngoài ra, viện trợ còn góp phần làm giảm đói nghèo. Theo các chuyên gia về ODA, bình quân ở các nước đang phát triển, thu nhập đầu người tăng 1% đã dẫn đến tỷ lệ đói nghèo giảm xuống 2%. Nói cách khác, ở các nước có cơ chế quản lý tốt, khi viện trợ tăng lên 1% GDP thực tế thì sẽ giảm 1% tỷ lệ đói nghèo. Và ở các nước có cơ chế quản lý tốt, tăng 10 tỷ USD viện trợ mỗi năm sẽ cứu được 25 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói. Viện trợ tác động đến tăng trưởng, từ đó tác động đến mục đích nâng cao mức sống. Tăng trưởng không loại bỏ đói nghèo nhưng rõ ràng tăng trưởng có tác động lớn đến cải thiện các chỉ tiêu xã hội. Nếu một nước có cơ chế quản lý tốt thì khi viện trợ tăng lên 1% GDP sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em xuống 0,9%. Điều đó có nghĩa là các chỉ tiêu xã hội có quan hệ chặt chẽ với thu nhập bình quân đầu người, hay nói cách khác nó có quan hệ chặt chẽ với viện trợ. 1.2.2. Viện trợ thúc đẩy đầu tư Các nước đang phát triển là những nước rất cần vốn cho đầu tư phát triển, và viện trợ ODA chính là một hình thức bổ sung cho nguồn vốn trong nước. Trong điều kiện nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp thì nguồn vốn nước ngoài có tầm quan trọng đặc biệt. Nguồn vốn ODA thường được các nước đang phát triển đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đường giao thong, phát triển ngành năng lượng,… Vì đây là những ngành cần phải đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên tư nhân không có khả năng đầu tư. Viện trợ còn thúc đẩy thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và phát triển nguồn nhân lực. Nhờ có viện trợ mà nước nhận tài trợ với cơ chế quản lý tốt sẽ tạo ra được cơ sở kinh tế hạ tầng vững chắc, giao thong thuận tiện, hệ thống pháp luật ổn định. Viện trợ là sự chuẩn bị cho vốn đầu tư trực tiếp được thu hút vào, là điều kiện cho FDI được sử dụng một cách hiệu quả. Mặt khác viện trợ còn giúp những nước đang phát triển tiếp thu nhưng thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến, kỹ năng chuyên môn cao. Đây chính là lợi ích căn bản, lâu dài của các quốc gia nhận tài trợ. Viện trợ thúc đẩy đầu tư tư nhân. Ở những nước có cơ chế quản lý tốt thì viện trợ nước ngoài khkoong thay thế cho đầu tư tư nhân mà đóng vai trò như là nam châm hút đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1 USD viện trợ.Đối với các nước quản lý tốt thì viện trợ góp phần củng cố niềm tin cho khu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng. Viện trợ tăng với quy mô 1% GDP sẽ lam tăng đầu tư tư nhân lên 1,9% GDP. 1.2.3. Viện trợ giúp các nước đang phát triển cải thiện thể chế và chính sách kinh tế. Cải thiện thể chế và chính sách kinh tế ở các nước đang phát triển là chìa khóa để tạo bước nhảy vọt về lượn trong thúc đẩy tăng trưởng, tức là góp phần làm giảm đói nghèo. Mặt khác, viện trợ có thể nuôi dưỡng cải cách. Khi các nước mong muốn cải cách thì viện trợ nước ngoài có thể đóng góp những nỗ lực cần thiết như hỗ trợ thử nghiệm cải cách, trình diễn thí điểm, tạo đà và phổ biến các bài học kinh nghiệm. Những nước mà ở đó chính phủ thực hiện những chính sách vững chắc phân bổ hợp lý các khoản chi tiêu và cung cấp dịch vụ có hiệu quả cao thì hiệu quả chung của viện trợ là lớn. Ngược lại, ở những nước mà chính phủ và nhà tài trợ không đòng nhất quan điểm trong việc chi tiêu, hiệu quả lại thấp thì các nhà tài trợ cho rằng cách tốt nhất là giảm viện trợ và tăng cường hỗ trợ cho việc hoạch định chính sách và xây dựng thể chế cho đến khi các nhà tài trợ thấy rằng giá trị thực của các dự án la ở chỗ thể chế và chính sách được củng cố, cải thiện việc cung cấp dịch vụ xã hội. Việc tạo ra được kiến thức với sự trợ giúp của viện trợ sẽ dẫn tới sự cải thiện trong một số ngành cụ thể trong khi một phần tài chính của viện trợ sẽ mở rộng các dịch vụ công cộng nói chung. Cơ chế quản lý tốt, ổn định kinh tế vĩ mô, Nhà nước pháp quyền và hạn chế tham nhũng sẽ dẫn đến tăng trưởng và giảm đói nghèo. Qua các nghiên cứu của các chuyên gia có thể thấy khó có thể nhận ra mối quan hệ giữa viện trợ mà các nước nhận được với trình độ chính sách của họ. Tuy không có mối quan hệ về lượng giữa viện trợ và chất lượng chính sách của nước nhận viện trợ nhưng trong một số trường hợp viện trợ vẫn có thể góp phần cải cách, thông qua các điều kiện đặt ra hoặc thông qua việc phổ biến ý tưởng mới. Tóm lai, viện trợ đã và đang có hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn vốn ODA chỉ phát huy hết vai trò của nó khi có một cơ chế quản lý tốt, một thể chế lành mạnh và một môi trường chính trị hoàn thiện. Nếu không chẳng những ODA phông phát huy vai trò của nó mà còn đem lại gánh nặng nợ nần cho đất nước. Việt Nam là một nước đang phát triển, hiện đang mong muốn nhận được nhiều nguồn ODA và quản lý sử dụng ODA thật hiệu quả phục vụ cho phát triển đất nước. Việt Nam cần nhận thức rõ được vai trò của ODA, các điều kiện để ODA phát huy vai trò của nó để từng bước hoàn thiện công tác thu hút, quản lý và sử dụng ODA. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN VỐN ODA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA 2.1.1. Cơ chế chính sách và khuôn khổ thể chế 2.1.1.1. Cơ chế chính sách. Từ sau năm 1986, Việt Nam bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường. Là một nước nông nghiệp lạc hậu với thu nhập đầu người thấp, tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế, để đạt được mục tiêu đề ra về phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu vốn của nước ta rất lớn, đặc biệt là các nguồn vốn từ nước ngoài trong đó có nguồn vốn ODA.Văn kiện đại hội Đảng 8 đã chỉ rõ: “ Tranh thủ thu hút nguồn tài trợ phát triển chính thức đa phương và song phương, tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và quản lý, đồng thời dành một phần vốn tín dụng đầu tư cho các ngành nông- lâm ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, ưu tiên dành viện trợ không hoàn lại cho những vùng chậm phát triển, các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không được gây thêm gánh nặng nợ nần không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả và có kiểm tra, quản lý chặt chẽ chống lãng phí tiêu cực". Nhờ thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, kể từ năm 1993 Việt Nam đã chính thức lập quan hệ ngoại giao và tiếp nhận được nhiều nguồn ODA từ các quốc gia, các tổ chức Quốc tế trên thế giới. Khối lượng ODA vào Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Trong giai đoạn 1996-2000 mục tiêu đặt ra về vận động nguồn vốn ODA cam kết là trên 10 tỷ USD Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng ODA, để có thể khai thác triệt để thế mạnh của ODA cũng như hạn chế những tác động xấu do ODA mang laị, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra hệ thống các quan điểm về quản lý và sử dụng ODA. Hệ thống các quan điểm của Đảng và nhà nước về quản lý và sử dụng ODA. Quan điểm 1: ODA là một nguồn ngân sách. Việc điều phối quản lý và sử dụng ODA cho có hiệu quả thuộc quyền hạn của Chính phủ và phải phù hợp với các thủ tục quản lý ngân sách hiện hành. Quan điểm 2: Tranh thủ các nguồn vốn ODA không gắn với các ràng buộc về chính trị, phù hợp với chủ trương đa phương hoá đa dạng hoá, quan hệ kinh tế đối ngoại ở Việt Nam. Quan điểm 3: Phối hợp sử dụng ODA cùng với nguồn vốn FDI và các nguồn vốn trong nước khác. Quan điểm 4: Ưu tiên sử dụng ODA để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực và tăng cường thể chế. Quan điểm 5: Đầu tư vốn ODA để phát triển hạ tầng kinh tế có trọng tâm trọng điểm. Quan điểm 6: Ưu tiên bố trí viện trợ không hoàn lại cho các dự án văn hóa xã hội ở miền núi, vùng sâu vùng xa trên cơ sở định hướng chung và các quan điểm, mục tiêu của việc thu hút và quản lý sử dụng ODA. Tại hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ năm 1996, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra ba định hướng ưu tiên trong giai đoạn 1996-2000 nhằm kêu gọi sự chú ý của các nhà tài trợ như sau: - Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. - Đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thể chế - Chuyển giao công nghệ. Với ba hướng ưu tiên nói trên, nguồn ODA đã và sẽ sử dụng để trợ giúp thực hiện 11 chương trình phát triển kinh tế xã hội đề ra trong kế hoạch 5 năm 1996-2000, tập trung vào một số lĩnh vực như sau: Phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn: Đây là một lĩnh vực ưu tiên đầu tư chính của Việt Nam. Các lĩnh vực ưu tiên để phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, giải quyết các vấn đề đời sống xã hội, việc làm, xoá đói giảm nghèo... và xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn. • Trong lĩnh vực công nghiệp: Việt Nam là một nước kém phát triển, đặc biệt là về công nghiệp. Việt Nam dự kiến dành một phần ODA để xây dựng các nguồn điện lớn, khôi phục và phát triển các trạm và hệ thống đường dây phân phối, nhất là ở các thành phố, thị xã, thị trấn. • Trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở: ODA đặc biệt được ưu tiên cho phát triển hạ tầng cơ sở, trước hết cho khôi phục và nâng cấp các tuyến trục đường quốc gia như quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc lộ 10... Phát triển giao thông nông thôn cũng được ưu tiên nhất là cho các tỉnh biên giới, miền núi, các tuyến đường đến các huyện xa xôi hẻo lánh. • Ưu tiên phát triển nhân lực và thể chế sẽ được thể hiện ở việc ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo, bao gồm cả giáo dục phổ thông, dạy nghề và đại học, đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ giáo viên và cải cách chương trình đại học, tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học. • Trong lĩnh vực văn hoá xã hội: Sẽ sử dụng ODA từ nhiều nguồn để trợ giúp thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình, chương trình tiêm chủng mở rộng... 2.1.1.2. Khuôn khổ thể chế. 2.1.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1993 Trước 1993 Việt Nam chưa nối lại quan hệ với các tổ chức Quốc tế do Mỹ cấm vận và do quan niệm sai lầm cho rằng ODA là khoản cho không nên khối lượng ODA đến Việt Nam không lớn, hệ thống quản lý ODA chủ yếu là không có hiệu quả. Trong thời kỳ này, Văn phòng Chính phủ là cơ quan đầu mối quản lý ODA phối hợp với một số cơ quan khác như Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính Bộ Ngoại giao và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhưng chức năng và nhiệm vụ của các cơ quan liên quan này chưa được xác định rõ ràng. Trong suốt thời gian này không có quy chế rõ ràng về đấu thầu, mua sắm và giải ngân. Các dự án ODA chủ yếu được thực hiện theo quy chế của từng nhà tài trợ cụ thể. 2.1.1.2.2. Giai đoạn sau năm 1993 Nếu như trước đây, mọi công việc trong lĩnh vực này áp dụng theo NĐ20/CP (Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng từ nguồn vốn ODA) và NĐ58/ CP ban hành quy chế vay và trả nợ nước ngoài thì hiện nay chủ yếu áp dụng NĐ52/ CP và NĐ12/ CP(Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng) và nghị định 17/2001/NĐ-CP(Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức). Về phía quốc tế, Liên hiệp quốc đã đặt vấn đề dành 0,7% GDP cho ODA đối với các nước phát triển. Như vậy nguồn ODA sẽ trở thành một số vốn khá lớn phải huy động và mục tiêu này rất khó đạt.Với Việt Nam càng khó khăn hơn vì hàng năm, chúng ta còn phải cân đối trong tổng số chi từ 3%-5% từ GDP để trả nợ nước ngoài. Sau 1993, Việt Nam đã chính thức nối lại quan hệ với nhiều tổ chức và Quốc gia trên thế giới đánh dấu một giai đoạn mới trong tài trợ phát triển chính thức đối với Việt Nam. Khối lượng ODA đến Việt Nam đã tăng nhanh lên nhanh chóng. Nhận thức đúng đắn về vai trò của ODA trong phát triển kinh tế xã hội, Chính phủ đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách để quản lý và sử dụng ODA có hiệu quả. Nhiều văn bản pháp quy đã ra đời nhằm đưa ra những hướng dẫn về quy trình, thủ tục thực hiện và quản lý ODA làm rõ trách nhiệm của từng cơ quan trong việc quản lý và sử dụng ODA. Nghị định 20/ CP tháng 3/1994 là lần đầu tiên Chính phủ Việt Nam đã thể chế hóa việc vận động thu hút và sử dụng ODA. Trong quá trình thực hiện Nghị định 20/CP đã tỏ ra còn nhiều mặt phải hoàn thiện như nâng cao trách nhiệm của từng bộ, tỉnh, thành phố, xác định rõ hơn nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý nhà nước, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi hơn để lập quan hệ hợp tác lâu dài với các nhà tài trợ. Phù hợp với phương hướng trên, ngày 5/8/1997 Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 87/CP thay thế Nghị định 20/CP về quy chế quản lý và sử dụng ODA. Trong nghị định 87/CP có ba nội dung cốt lõi được xác định rõ ràng đó là: • Chính phủ thống nhất quản lý ODA trên cơ sở chủ trương chính sách đối với nguồn hỗ trợ phát triển chính thức thông qua quy hoạch về thu hút và sử dụng ODA, danh mục các chương trình và dự án ưu tiên sử dụng ODA. • Phân cấp cho các bộ, các tỉnh, thành phố phê duyệt một số loại dự án ODA tuỳ thuộc vào nội dung và quy mô của dự án. • Phân định rõ ràng
Luận văn liên quan