Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm và “Nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông nghiệp”. (1) Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế đó là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan trọng hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Việt Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2005 “Trong GDP tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 20,9%”(2), chiếm đến 80% dân số sống, lao động, làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên đây là một vấn đề đang được các ngành, các cấp quan tâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao “Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao với thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vẫn còn lúng túng” (3), sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế của huyện Bảo Yên trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng cơ bản nền kinh tế của huyện còn mang nặng dấu ấn một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm. Theo số liệu nguồn Niên giám (1). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Tác giả TS. Đinh Phi Hổ, NXB Thống kê - 2003, tr 3. (2). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 145. (3). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 164. thống kê huyện Bảo Yên năm 2006, trong lĩnh vực Ngành Nông nghiệp : Ngành trồng trọt chiếm 64,99%, ngành chăn nuôi chiếm 34,89%. Trong nội bộ Ngành trồng trọt : tỷ trọng cây lương thực còn chiếm tới 49,8%, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm 7,2%, cây công nghiệp dài ngày (chè, quế) chiếm 20,8%, cây ăn quả chiếm 16,2%, các loại cây thực phẩm chiếm 6 %. Để khai thác một cách triệt để lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện thì chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp là một vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất. Em đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài : “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai”. Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Bảo Yên - Lào Cai nói riêng. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở huyện Bảo Yên, đánh giá những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong những năm tiếp theo. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Bảo Yên và nguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo. Vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển đổi của nội dung này trong 3 năm (2004- 2006) và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong giai đoạn 2007 - 2010. Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài tập trung vào các phương pháp nghiên cứu : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích hệ thống, thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết quả đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan trung ương và địa phương. Kết cấu đề tài : - Đặt vấn đề. - Chương I : Một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Chương II : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. - Chương III : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai.

docx54 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2283 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia đều được lấy kinh tế làm thước đo tiêu chuẩn với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội phồn vinh. Trong cơ cấu kinh tế, nông nghiệp là một ngành quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế không chỉ đối với nước ta mà với nhiều nước trên thế giới. Muốn phát triển kinh tế thì nông nghiệp là một trong những lĩnh vực cần đặc biệt quan tâm và “Nhận thức đúng vai trò của nó trong chiến lược phát triển kinh tế và thực hiện đồng bộ hàng loạt những vấn đề liên quan đến nông nghiệp”. (1) Một trong những vấn đề nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế đó là sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng là vấn đề quan trọng hiện nay của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mấu chốt là tìm các giải pháp có hiệu quả khả thi đưa vào thực tiễn để chuyển dịch cơ cấu đạt kết quả nhanh và có tính bền vững cao nhằm tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Việt Nam là một nước nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Năm 2005 “Trong GDP tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản còn 20,9%”(2), chiếm đến 80% dân số sống, lao động, làm việc trong ngành sản xuất nông nghiệp. Nên đây là một vấn đề đang được các ngành, các cấp quan tâm, coi đó là một giải pháp quan trọng, cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa nhằm từng bước công nghiệp hoá - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao “Trong nông nghiệp, sản xuất chưa gắn kết chặt chẽ và có hiệu quả cao với thị trường; việc đưa tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất còn chậm; công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn vẫn còn lúng túng” (3), sản xuất chủ yếu vẫn tập trung vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi và dịch vụ trong nông nghiệp vẫn chưa được chú trọng. Như vậy để nhanh chóng làm thay đổi bộ mặt của kinh tế nông nghiệp đòi hỏi cấp bách phải có các giải pháp chủ yếu nhằm khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một yêu cầu quan trọng và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Hòa cùng công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế của huyện Bảo Yên trong những năm qua mặc dù đã có nhiều chuyển biến, nhưng cơ bản nền kinh tế của huyện còn mang nặng dấu ấn một nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, manh mún mang tính chất cá thể nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm. Theo số liệu nguồn Niên giám (1). Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Tác giả TS. Đinh Phi Hổ, NXB Thống kê - 2003, tr 3. (2). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 145. (3). Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, tr 164. thống kê huyện Bảo Yên năm 2006, trong lĩnh vực Ngành Nông nghiệp : Ngành trồng trọt chiếm 64,99%, ngành chăn nuôi chiếm 34,89%. Trong nội bộ Ngành trồng trọt : tỷ trọng cây lương thực còn chiếm tới 49,8%, cây công nghiệp ngắn ngày (đậu, lạc) chiếm 7,2%, cây công nghiệp dài ngày (chè, quế) chiếm 20,8%, cây ăn quả chiếm 16,2%, các loại cây thực phẩm chiếm 6 %. Để khai thác một cách triệt để lợi thế của huyện, nhanh chóng thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn, từng bước hình thành các vùng chuyên canh và nguyên liệu phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng kinh tế trên địa bàn huyện thì chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp là một vấn đề quan trọng mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những yêu cầu trên nhằm giúp kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tìm ra những giải pháp, bước đi trong những năm tới đạt hiệu quả cao nhất. Em đã chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài : “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai”. Đây là một vấn đề có ý nghĩa trong việc nghiên cứu khoa học và giải quyết những vấn đề thực tiễn cấp bách đang được đặt ra trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở nước ta nói chung và ở huyện Bảo Yên - Lào Cai nói riêng. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phân tích đánh giá về thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở huyện Bảo Yên, đánh giá những mặt đã đạt được, những hạn chế và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Trên cơ sở đó đưa ra những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong những năm tiếp theo. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn rất đa dạng, nhưng xuất phát từ tình hình cụ thể của huyện Bảo Yên và nguồn tài liệu để nghiên cứu tham khảo. Vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và sự chuyển đổi của nội dung này trong 3 năm (2004- 2006) và những giải pháp chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Bảo Yên trong giai đoạn 2007 - 2010. Để hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu trên đề tài tập trung vào các phương pháp nghiên cứu : phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; phân tích hệ thống, thống kê kinh tế; tổng hợp, kế thừa những kết quả đã nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chuyên đề ở các cơ quan trung ương và địa phương. Kết cấu đề tài : - Đặt vấn đề. - Chương I : Một số vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp. - Chương II : Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. - Chương III : Một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai. Với những kiến thức đã được trang bị, em trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của PGS-TS Lê Thị Anh Vân, giảng viên trực tiếp hướng dẫn viết đề tài, các thầy cô Khoa Khoa học quản lý trường Đại học Kinh tế quốc dân, các đồng chí lãnh đạo Huyện uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân huyện Bảo Yên, Văn phòng HĐND - UBND huyện, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê và một số phòng ban cơ quan chuyên môn khác trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện và cung cấp tài liệu giúp đỡ để hoàn thành đề tài. CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP. I. Cơ cấu kinh tế. 1. Khái niệm cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các bộ phận kinh tế trong những điều kiện về thời gian và không gian nhất định của nền kinh tế. 2. Phân loại cơ cấu kinh tế. Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, nội dung của cơ cấu kinh tế nông nghiệp(KTNN) bao gồm : cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kỹ thuật. Sự phân công lao động theo ngành là cơ sở hình thành cơ cấu ngành, sự phân công lao động phát triển ở trình độ cao, càng tỷ mỷ thì sự phân công chia ngành càng đa dạng và sâu sắc. Trong lịch sử phát triển xã hội loài người trong thời gian dài kinh tế nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi chưa phát triển, những nước kém phát triển tỷ trọng trong trồng trọt trong nông nghiệp chiếm rất cao, đại bộ phận nông dân chủ yếu tham gia lao động trồng trọt chỉ có số ít là kết hợp và chăn nuôi. Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa học - kỹ thuật đặc biệt sự phát triển của nông nghiệp hiện đại, cơ cấu KTNN được cải biến nhanh chóng theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH.) 2.1. Cơ cấu kinh tế theo ngành. Hiện nay trong nông nghiệp không chỉ bao gồm ngành trồng trọt và chăn nuôi nó còn gồm cả ngành lâm nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Do vậy trong cơ cấu ngành còn phải xét tới sự chuyển dịch của ngành lâm nghiệp và ngành dịch vụ. Cơ cấu ngành của KTNN bao gồm các nhóm ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp và lâm nghiệp. Trong mỗi nhóm ngành lại được chia thành những ngành hẹp hơn. Trong trồng trọt lại chia thành cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả, cây dược liệu… Trong lĩnh vực chăn nuôi được phân chia thành : đại gia súc, tiểu gia súc, gia cầm… Kinh nghiệm trong nước và thế giới cho thấy chuyển dịch cơ cấu KTNN mang tính qui luật: từ trồng trọt mở ra lâm nghiệp, ngư nghiệp, chăn nuôi, sản xuất hàng hóa. Trong một thời gian khu vực kinh tế nước ta chậm chuyển biến, nông nghiệp chiếm vị trí chủ yếu, cơ cấu chậm chuyển dịch nguyên nhân chủ yếu là lực lượng sản xuất kém phát triển, năng suất lao động thấp, phân công lao động chưa cụ thể sâu sắc nên tình trạng thiếu lương thực kéo dài. Từ 1990 trở lại đây sản xuất lương thực đạt được thành tựu to lớn, đưa giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào gieo trồng đã tạo thành sản phẩm hàng hoá để xuất khẩu; do vậy làm cho cơ cấu KTNN chuyển dịch nhanh chóng theo hướng có hiệu quả. Những nước có trình độ kém phát triển nông nghiệp chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế thì sự phát triển của lực lượng sản xuất đặc biệt là tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào làm cho cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh chóng theo hướng CNH, HĐH. 2.2. Cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế Trong suốt thời kỳ bao cấp ở nước ta trước đây, cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp chuyển biến chậm, chỉ tồn tại hai loại hình kinh tế : kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể. Đến đại hội VI của Đảng với nội dung chuyển nền kinh tế nước ta sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế phát triển đa dạng và nhiều thành phần. Đáng chú ý trong quá trình chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nổi lên các xu thế sau : đó là sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong đó : kinh tế hộ nổi lên thành kinh tế độc lập, tự chủ, đây là thành phần kinh tế năng động nhất, tạo ra sản phẩm hàng hóa phong phú đa dạng cho xã hội. Trong quá trình phát triển kinh tế hộ chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa nhỏ tiến tới hình thành các trang trại, nông trại (sản xuất hàng hóa lớn). Thành phần kinh tế quốc doanh có xu hướng giảm mạnh. Nhà nước đang có biện pháp sắp xếp, rà soát lại, hoặc chuyển sang các chức năng khác cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Thành phần kinh tế tập thể (kinh tế HTX) cũng chuyển đổi chức năng của mình sang các hợp tác xã (HTX) kiểu mới làm chức năng hướng dẫn sản xuất và công tác dịch vụ phục vụ cho nguyện vọng của các hộ nông dân mà trước đây chức năng của HTX là trực tiếp điều hành sản xuất. Như vậy sự phát triển đa dạng của các thành phần kinh tế cùng với việc chuyển đổi chức năng của nó làm cơ cấu thành phần kinh tế trong nông nghiệp có những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế. 2.3. Cơ cấu kinh tế theo vùng. Sự phân công lao động theo ngành kéo theo sự phân công lao động theo lãnh thổ đó là hai mặt của một quá trình gắn bó hữu cơ với nhau. Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành trong sản xuất nông nghiệp theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng to lớn. Ở đây, xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ đi vào chuyên môn hóa và tập trung hóa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung có hiệu quả cao với các vùng chuyên môn hóa khác, gắn cơ cấu của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cả nước. Trong từng vùng lãnh thổ coi trọng chuyên môn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp đa dạng. Để hình thành cơ cấu vùng lãnh thổ hợp lý thì cần bố trí các ngành trên vùng hợp lý, để khai thác đầy đủ tiềm năng của từng vùng. Đặc biệt cần bố trí các ngành chuyên môn hóa dựa trên những lợi thế so sánh từng vùng đó là những vùng có đất đai tốt, khí hậu phù hợp, đường giao thông thuận lợi và các khu công nghiệp có sẵn. II. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ. 1. Khái niệm: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là giành một phần tài nguyên của một bộ phận kinh tế này cho một bộ phận kinh tế khác theo hướng có lợi hơn, đáp ứng nhu cầu sản phẩm xã hội và tăng thu nhập của người lao động. 1. 1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lực lượng sản xuất phát triển gắn liền với phân công lao động xã hội, chi phối sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế. Khi nền kinh tế tự cấp tự túc thì lực lượng sản xuất trì trệ kém phát triển dẫn đến cơ cấu KTNN chậm chuyển biến. Chuyển nền kinh tế thuần nông sang sản xuất hàng hóa thì lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội mới phát triển ở trình độ cao. Mặt khác sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội là xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển xã hội. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN cũng là một tất yếu khách quan. Trong điều kiện nước ta hiện nay, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, nguồn lao động trẻ dồi dào nhưng vẫn ở dạng tiềm năng chưa được huy động và khai thác đầy đủ, hợp lý. Bởi vậy rất cần thiết để chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu phải dựa trên cơ sở tiềm năng sẵn có hình thành cơ cấu mới nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đó tạo ra một tỷ suất hàng hóa lớn hơn, hiệu quả kinh tế ngày càng cao, bền vững góp phần đắc lực vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước. Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển và tác động mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trên địa bàn cả nước. Theo cơ chế đó mọi thành phần kinh tế, mọi khu vực sản xuất kinh doanh tiến hành sản xuất phải nắm vững và bám sát thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa phát triển các yếu tố sản xuất như : tài nguyên, sức lao động, công nghệ, các sản phẩm dịch vụ tạo ra và ngay cả chất xám đều được coi là đối tượng mua bán, là hàng hóa và cơ cấu KTNN trong cơ chế thị trường cũng phải đảm bảo và tuân thủ các mối quan hệ đó. Trong nền kinh tế thị trường giá cả điều tiết hành vi của người sản xuất từ đó tạo ra một thiết chế làm nảy sinh mối quan hệ tỷ lệ nhất định trong cơ cấu kinh tế, vấn đề đặt ra là bằng nhận thực và hành động các cơ quan hoạch định chính sách, của các nhà quản lý có giải pháp điều chỉnh thông qua hệ thống các chính sách kinh tế định hướng cho sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế hiệu quả cao nhất. Những vấn đề có một cơ cấu kinh tế hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường thì cơ cấu đó phải thoả mãn được những yêu cầu của thị trường đặt ra. Như vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN phải xuất phát từ những căn cứ mà thị trường đòi hỏi và phải thỏa mãn tốt mọi nhu cầu thị trường. 1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các mối quan hệ tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các ngành sản xuất nông nghiệp trong những điều kiện về thời gian và không gian nhất định của nền kinh tế. Cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu KTNN nói riêng không phải là bất biến mà sẽ vận động phát triển và chuyển hoá từ cơ cấu cũ sang cơ cấu kinh tế mới. Sự chuyển dịch đó đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những bậc thang nhất định của sự phát triển. Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đã tích luỹ đến độ nhất định tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chất. Đó là quá trình chuyển hóa dần từ cơ cấu kinh tế cũ thành cơ cấu kinh tế mới phù hợp và có hiệu quả hơn. Tất nhiên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa quan trọng. Do vậy chuyển dịch cơ cấu KTNN đến trạng thái phát triển tối ưu đạt được hiệu quả, thông qua các tác động điều khiển có ý thức, định hướng của con người, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn các qui luật khách quan. 2. Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh, của nền kinh tế. 2.1 Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của tỉnh Lào Cai(1). Trong thời gian qua sản xuất nông lâm nghịêp chuyển dich theo hướng tích cực. Góp phần xoá đói giảm nghèo đạt được nhiều kết quả. Giá trị sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp đạt 1.176 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 9,51%. Từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng ngành trồng trọt giảm từ 72,9% xuống còn 70,2%; chăn nuôi và dịch vụ tăng từ 27,1% lên 29,9%. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích canh tác tăng từ 8 triệu đồng lên 14 triệu đồng. Thành tựu vượt trội về nông nghiệp là tăng mạnh về năng xuất và sản lượng cây lương thực. Việc qui hoạch sản xuất hàng hoá được quan tâm đã và đang hình thành các vùng chuyên canh lúa, ngô, đạu tương, rau, quả hàng hoá. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất được đẩy mạnh. Trên 85% diện tích được cấy giống lúa năng xuất cao. Nhiều cây con có năng xuất, chất lượng và giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất , thử nghiệm và từng bước sản xuất đại trà như giống hoa cao cấp, cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu. Chăn nuôi phát triển theo hướng hàng hoá, nhất là chăn nuôi đại gia súc, bình quân hàng năm đàn trâu tăng 4,5%, đàn bò 5,3%, đàn lợn 6,5%, đàn gia cầm 5,5%. Công tác tuyển trọn giống được chú trọng như sinh hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn, phục tráng con giống địa phương có tính vượt trội như bò vàng Xi Ma Cai, trâu Bảo Yên. Thuỷ sản có bước phát triển mới, chuyển một số diện tích sản xuất lương thực kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.152 ha tăng 24% so với năm 2000; Giá trị thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 13,1%. Một số giống thuỷ sản mới được đưa vào sản xuất như tôm càng xanh, cá rô phi đơn tính, chép lai ba mầu... đang hình thành; phát triển cá mô hình nuôi cá hồi, cá tầm nước lạnh ở vùng cao. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được quan tâm, kinh tế lâm nghiệp phát triển mang tính toàn diện. Phát triển rừng phòng hộ gắn với kinh tế, môi trường sinh thái và du lịch, hình thành vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến: Bảo tồn và phát triển thêm nhiều loại cây quý hiếm. Một số cây trồng vừa có chức năng phòng hộ vừa có giá trị kinh tế được đưa vào sản xuất như măng bát độ, dổi tàu, lát Mê Xi Cô... Từng bước xã hội hoá nghề rừng với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Tỷ lệ tán che phủ rừng tăng từ 37,2% năm 2000 lên 44,3%. Kinh tế trang trại phát triển ở quy mô vừa và nhỏ, toàn tỉnh có 200 trang trại, chủ yếu tập trung ở huyện Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên. Có 169 hợp tác xã với gần 9000 xã viên và 13.780 lao động. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi, củng cố đã và đang thích ứng với cơ chế mới, sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, nông thôn được cải thiện, thu nhập hộ gia đình tăng 2,2 lần. Hoạt động dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở khu vực nông thôn có bước phát triển, một số ngành nghề chuyền thống được khôi phục. Bước đầu được thực hiện cơ giới hoá trong một số khâu sản xuất và bảo quản sau thu hoạch. Cơ cấu thu nhập khu vực nông thôn có sự thay đổi tích cực, sản xuất nông nghiệp chiếm 88, 54%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp 1,45% và dịch vụ 10%. Hàng năm dành 60% - 70% vốn đầu tư phát triển cho vùng nông thôn (đạt 2.500 tỷ đồng). Đến năm 2003 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Đến năm 2005 có 75% số xã có điện lưới quốc gia, 62% số hộ dân được sử dụng điện, 70% số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh, 12.584 hộ được hỗ trợ tấm lợp, sắp xếp ổn định dân cư 6.970 hộ, số hộ có nhà xây kiên cố và bán kiên cố nông thôn tăng 5%. Thu nhập bình quân hộ gia đình nông thôn tăng từ 6,6 triệu đồng lên 13,5 triệu đồng. Có 18.700 hộ sản xuất kinh doanh giỏi, 30.600 hộ giầu và khá, tỷ lệ hội đói nghèo còn 41,01%... Mục tiêu trong thời gian tới là chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nội ngành nông lâm nghiệp theo hướng nâng cao tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ. Đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc, thuỷ sản và phát triển rừng kinh tế. Đầu tư khai thác có hiệu quả lợi thế về công nghiệp, du lịch và kinh tế cửa khẩu để tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.2. Vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đối với sự phát triển của nền kinh tế. “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không những gắn liền với các yếu tố kinh tế, xã hội mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên. Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có : trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thuỷ sản có vị tr
Luận văn liên quan