Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội
Một đất nước có phát triển hay không được đánh giá chủ yếu dựa vào sự phát triển kinh tế của đất nước đó. Trước đây, khi nước ta áp dụng cơ chế quản lý nền kinh tế tập trung, cỏc doanh nghiệp sản xuất, phõn phối theo cỏc chỉ tiờu của Nhà nước đặt ra. Hầu hết các kết quả kinh doanh năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thực tế thỡ nền kinh tế khụng hề phỏt triển. Cỏc doanh nghiệp hoạt động mà không cần phải suy nghĩ nhiều đến việc có hiệu quả hay không, vỡ lỗ đó cú Nhà nước bù, hiện tượng quan liêu, cửa quyền diễn ra thường xuyên ở khâu phân phối. Từ sau Đại Hội Đảng VI, quyết định chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, doanh nghiệp tự mỡnh phải tỡm cỏch giải quyết ba vấn đề của kinh doanh là: Sản xuất cái gỡ? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Trong nền kinh tế thị trường Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế cùng phát triển làm cho nền kinh tế trở nên sôi động, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tiờu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của nhưng lại trở nên quan trọng nhất trong cả quá trỡnh kinh doanh, nú quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Lúc này, tiêu thụ không cũn được hiểu đơn thuần chỉ là việc bán hàng hay trao đổi quyền sở hữu sản phẩm nữa, mà tiêu thụ được hiểu là một quá trỡnh từ việc nghiờn cứu thị trường, tỡm kiếm khỏch hàng đến các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng khác. Doanh nghiệp nào không thực hiện tốt các khâu trong quá trỡnh này thỡ nguy cơ đánh mất thị trường, khách hàng và thất bại trong kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Hiện nay, Việt Nam đó trở thành thành viờn chớnh thức của WTO, việc mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới đang được chúng ta thực hiện từng bước. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước nhưng cũng không ít những khó khăn mà chúng ta phải đương đầu. Sự cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm, hàng hoá của nước ngoài trên chính thị trường trong nước ngày càng trở nên khốc liệt. Nguy cơ các doanh nghiệp trong nước bị thua ngay trên sân nhà rất cú thể xảy ra. Bởi việc cỏc doanh nghiệp tỡm kiếm cỏc bạn hàng để xuất khẩu hàng hoá là không đơn giản, vỡ hàng hoỏ của ta hầu hết là chưa có thương hiệu trên thương trường, nên việc ký kết các hợp đồng, đơn đặt hàng chủ yếu vẫn là gia công thuê nên giá trị đạt được không cao. Trong khi đó các doanh nghiệp bỏ lại thị trường trong nước cho các doanh nghiệp nước ngoài khai thác. Hiện tượng “tham bát bỏ mâm” đang diễn ra ở các doanh nghiệp Việt Nam. Cũng như các công ty khác, Công ty Dệt May Hà Nội (Hanosimex) đó cú nhiều biện phỏp nhằm tăng cường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm để tồn tại và đứng vững trên thị trường. Cho đến nay, Công ty cũng đó khẳng định được vị trí của mỡnh trờn thị trường. Hanosimex là một công ty lớn thuộc Tổng Công ty Dệt May Hà Nội, đó cú mặt trờn thị trường một thời gian khá lâu, nên Công ty cũng đó cú những ảnh hưởng, vị trí nhất định trong người tiêu dùng trong nước. Song để không ngừng nâng cao thế mạnh trên khu vực thị trường này, đũi hỏi Cụng ty cần chỳ trọng hơn nữa đến công tỏc tiờu thụ sản phẩm. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Dệt May Hà Nội, cùng với sự tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ của các cô chú phũng kế hoạch thị trường, cùng thầy giáo hướng dẫn tôi đó mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội”. Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim trên thị trường nội địa của doanh nghiệp dệt may. Chương II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội. Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm dệt kim trên thị trường nội địa của Công ty Dệt May Hà Nội.