Sựra đời của các Khu Công nghiệp tập trung là xu thếtất yếu của nền
kinh tếhiện đại. Với hiệu quảcủa mô hình phát triển công nghiệp theo các
khu công nghiệp tập trung, đến nay cảnước ta đã có khoảng 150 KCNTT.
Việc hình thành các KCNTT chính là một trong các giải pháp quan trọng đẩy
nhanh khảnăng CNH-HĐH ởnước ta, là địa điểm quan trọng trong việc thu
hút nguồn vốn đầu tưtrong nước và đầu tưtrực tiếp nước ngoài tạo(FDI) điều
kiện lớn đểtiếp thu công nghệ, chuy ển dịch cơcấu kinh tếvà phân công lại
lao động phù hợp với xu thếhội nhập kinh tếquốc tếthúc đẩy tăng trưởng
công nghiệp góp phần phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô và nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng thúc đẩy
việc hình thành các khu đô thịmới, phát triển các ngành công nghiệp phụtrợ
và dịch vụ tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát triển
nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạtầng kỹthuật kinh tếkỹthuật, đảm bảo
trật tựan toàn xã hội.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, các KCN của Hà Nội đã chứng
tỏ được vai trò của KCN thủ đô, đạt được những kết quảquan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế. Chỉ với diện tích hơn 921km
2
, nhưng Hà Nội đã
xây dựng được 5KCNTT với tổng diện tích 543,11ha, thu hút được nhiều các
dựán có công nghệcao và quy mô của các tập đoàn kinh tếhàng đầu thếgiới
như: Canon, Toto, Daewoo- Hanel, Panasonic, Sumitomo Bakelite, Yamaha,
93 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển các khu công nghiệp tập trung trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN CÁC KCNTT TRÊN ĐỊA BÀN
HÀ NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
VỀ KINH TẾ.”
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 2
MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
Danh mục từ viết tắt .......................................................................................................... 5
Danh mục bảng biểu .......................................................................................................... 6
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TẬP
TRUNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ. .................................................... 10
1.1 Khái quát về Khu công nghiệp tập trung. ........................................................... 10
1.1.1 Khái niệm .................................................................................................. 10
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của KCNTT .................................................................... 11
1.1.2.1 Đặc điểm KCN .................................................................................... 11
1.1.2.2 Vai trò của KCN ................................................................................. 13
1.1.3 Phân loại KCNTT ...................................................................................... 18
1.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững về
kinh tế ......................................................................................................................... 19
1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững ............................................................... 19
1.2.2 Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp tập trung theo hướng bền vững
về kinh tế. ................................................................................................................ 21
1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững về kinh tế của các khu
công nghiệp tập trung. ............................................................................................. 28
1.2.3.1 Điều kiện tự nhiên, địa lý, quy mô đất xây dựng. ................................. 28
1.2.3.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế của vùng ............................................................ 29
1.2.3.3 Các trung tâm kinh tế và đô thị. ........................................................... 29
1.2.3.4 Cơ chế chính sách. .............................................................................. 30
1.2.3.5 Môi trường chính trị, pháp luật. ........................................................... 30
1.2.3.6 Chất lượng cơ sở hạ tầng KCN. ........................................................... 31
1.2.3.7 Chất lượng các dịch vụ ........................................................................ 31
1.2.3.8 Khả năng vốn đầu tư ........................................................................... 32
1.2.3.9 Năng lực của các ngành công nghiệp phụ trợ. ...................................... 32
1.2.3.10 Nguồn lao động ................................................................................... 32
1.2.3.11 Khả năng thị trường trong nước. .......................................................... 33
1.2.3.12 Tổ chức quản lý điều hành các KCN. .................................................. 33
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 3
1.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khai thác sử dụng KCN. .............................. 34
1.2.4.1 Tỷ lệ diện tích đất công nghiệp trên diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ lấp đầy.34
1.2.4.2 Số dự án đầu tư. .................................................................................. 35
1.2.4.3 Tổng số vốn đầu tư. ............................................................................. 35
1.2.4.4 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một diện tích đất công nghiệp ............................ 36
1.2.4.5 Tổng số lao động. ................................................................................ 36
1.2.4.6 Tỷ lệ vốn đầu tư trên một công nhân ................................................... 36
1.2.4.7 Tỷ lệ % đóng góp GDP ....................................................................... 37
1.2.4.8 Hiệu quả sản xuất kinh doanh trên diện tích đất công nghiệp. .............. 37
1.2.4.9 Giá trị sản xuất bình quân của công nhân. ........................................... 37
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ CỦA CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÀ NỘI. ............................................................... 39
2.1 Giới thiệu về Hà Nội ......................................................................................... 39
2.1.1 Đặc điểm kinh tế, văn hoá, xã hội của Hà Nội. .......................................... 39
2.1.2 Giới thiệu về Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội ........... 44
2.1.3 Tình hình phát triển công nghiệp của Hà Nội. ............................................. 45
2.2 Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT Hà Nội. .................. 47
2.2.1 KCN Nội Bài ............................................................................................. 48
2.2.2 KCN Sài Đồng B. ....................................................................................... 50
2.2.3 KCN Nam Thăng Long .............................................................................. 52
2.2.4 KCN Hà Nội – Đài Tư ............................................................................... 54
2.2.5 KCN Thăng Long. ...................................................................................... 55
2.3 Đánh giá chung sự phát triển bền vững của các KCNTT Hà Nội về kinh tế. ..... 59
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được. .................................................................... 61
2.3.1.1 Tỷ lệ lấp đầy của các KCN Hà Nội khá cao ......................................... 61
2.3.1.2 Tình hình thu hút đầu tư : .................................................................... 61
2.3.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. ......................... 62
2.3.1.4 Giải quyết việc làm và kéo theo sự phát triển của các dịch vụ xung
quanh KCN. ......................................................................................................... 65
2.3.2 Hạn chế. ..................................................................................................... 65
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế trên ......................................................... 69
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCNTT TRÊN ĐỊA BÀN HÀ
NỘI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ ........................................................... 71
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 4
3.1 Định hướng phát triển công nghiệp và phân bố công nghiệp của Hà Nội trong thời
gian tới. ....................................................................................................................... 71
3.1.1 Định hướng phát triển công nghiệp và các KCNTT .................................... 71
3.1.2 Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển vào các KCN Hà Nội từ nay đến
năm 2010. ................................................................................................................ 73
3.2 Một số giải pháp phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT trên địa bàn Hà
Nội. .......................................................................................................................... 74
3.2.1 Huy động vốn đầu tư vào các KCN ............................................................ 74
3.2.2 Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp ...................... 76
3.2.3 Về nguồn nhân lực. .................................................................................... 78
3.2.4 Về quy hoạch các KCN. ............................................................................. 79
3.2.5 Về chính sách tăng cường nội địa hoá. ........................................................ 80
3.2.6 Tăng cường quản lý nhà nước của BQL các KCN&CX Hà Nội ................. 82
3.2.7 Về công tác đền bù, giải phóng mở rộng các KCN ..................................... 83
3.2.8 Các chính sách marketing và công tác xúc tiến đầu tư. ............................... 85
3.3 Một số kiến nghị hỗ trợ các KCN phát triển bền vững về mặt kinh tế ................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 93
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 5
Danh mục từ viết tắt
KCN : Khu công nghiệp
KCNTT : Khu công nghiệp tập trung
KCNC : Khu công nghệ cao
KCX : Khu chế xuất
KKT : Khu kinh tế
CCN : Cụm công nghiệp
BQL các KCN&CX : Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 6
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội tính theo giá thực tế
Bảng 2: Tình hình triển khai các khu công nghiệp
Bảng 3: Số liệu đầu tư của các doanh nghiệp vào các KCN
Bảng 4: Tỷ lệ vốn đầu tư của các KCN
Bảng 5: Số dự án được cấp và điều chỉnh qua các năm
Bảng 6: Giá trị sản xuất của các KCN
Bảng 7: Danh mục dự án kêu gọi đầu tư phát triển vào các KCN Hà Nội
từ nay đến năm 2010
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 7
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Sự ra đời của các Khu Công nghiệp tập trung là xu thế tất yếu của nền
kinh tế hiện đại. Với hiệu quả của mô hình phát triển công nghiệp theo các
khu công nghiệp tập trung, đến nay cả nước ta đã có khoảng 150 KCNTT.
Việc hình thành các KCNTT chính là một trong các giải pháp quan trọng đẩy
nhanh khả năng CNH-HĐH ở nước ta, là địa điểm quan trọng trong việc thu
hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo(FDI) điều
kiện lớn để tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại
lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy tăng trưởng
công nghiệp góp phần phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô và nâng cao năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế. Việc phát triển các khu công nghiệp cũng thúc đẩy
việc hình thành các khu đô thị mới, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ
và dịch vụ tạo việc làm cho người lao động, góp phần đào tạo phát triển
nguồn nhân lực, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật kinh tế kỹ thuật, đảm bảo
trật tự an toàn xã hội.
Sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, các KCN của Hà Nội đã chứng
tỏ được vai trò của KCN thủ đô, đạt được những kết quả quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế. Chỉ với diện tích hơn 921km2, nhưng Hà Nội đã
xây dựng được 5KCNTT với tổng diện tích 543,11ha, thu hút được nhiều các
dự án có công nghệ cao và quy mô của các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới
như: Canon, Toto, Daewoo- Hanel, Panasonic, Sumitomo Bakelite, Yamaha,
…Riêng hai dự án của Canon và Orion-hanel đã có tổng vốn đầu tư lên đến
gần 500triệu USD. Các KCN của Hà Nội ra đời góp phần hình thành các khu
đô thị, tăng cường tiếp thu công nghệ tiên tiến, giải quyết việc làm, đóng góp
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 8
vào tăng thu ngân sách…góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của Hà
Nội nói riêng và của cả nước nói chung.
Tuy nhiên, Hà Nội nói riêng và cả nước ta nói chung vần còn những tồn
tại trong quá trình phát triển bền vững các KCN. Phát triển các KCN cần phải
tính đến sự phát triển bền vững về tất cả các mặt kinh tế, xã hội và môi
trường. Đặc biệt, hoạt động của các KCN thường là 50 năm, một khoảng thời
gian dài như vậy nếu không phát triển theo hướng bền vững thì không những
không thể có những đóng góp cho địa phương mà thậm chí còn có thể gây nên
những trở ngại cho sự phát triển chung của xã hội.
Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này mà tôi đã rất quan tâm đến vấn
đề phát triển bền vững KCN của Hà Nội. Tuy nhiên, do thời gian và khả năng
bản thân có hạn, nên tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu về mặt kinh tế cho chuyên
đề thực tập của mình: “Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa
bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế”
2. Phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
• Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề: các KCN trên địa bàn Hà Nội
• Đối tượng nghiên cứu là: tìm hiểu thực trạng và đưa ra một số giải pháp
cho sự phát triển bền vững về mặt kinh tế
• Phương pháp nghiên cứu: phương pháp được sử dụng để nghiên cứu
chuyên đề là phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích số
liệu và phương pháp so sánh.
3. Kết cấu của chuyên đề:
Chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương 1 :Cơ sở lý luận phát triển các KCNTT theo hướng bền vững
về kinh tế.
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 9
- Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững về kinh tế của các KCNTT
trên địa bàn Hà Nội
- Chương 3: Một số giải pháp phát triển bền vững về kinh tế của các
KCNTT trên địa bàn Hà Nội
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của GS.TS
Đàm Văn Nhuệ, và sự giúp đỡ trong quá trình thực tập của Ban quản lý các
khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 4/2008
SVTH: Nguyễn Trúc Quỳnh
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TẬP TRUNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG VỀ KINH TẾ.
1.1 Khái quát về Khu công nghiệp tập trung.
1.1.1 Khái niệm
Sự ra đời của KCN thế giới là bắt đầu từ thế kỷ 18, khi các nước phát tư
bản giàu có quan tâm mở rộng thương mại quốc tế, áp dụng các loại thuế
quan khắt khe đối với những sản phẩm hàng hóa vào lãnh thổ của mình. Đặc
biệt vào nửa cuối thế kỷ XX, các KCN trên thế giới phát triển mạnh mẽ khi
các nước chủ nghĩa tư bản đang ở trong thời cạnh tranh tìm kiếm thị trường
và tranh giành phân lại thị trường thế giới.
Lúc này trình độ phát triển của các nước tư bản đã ở trình độ cao, vốn có
hiện tượng thừa và giá nhân công cao, khan hiếm về nguồn tài nguyên nên chi
phí sản xuất cao, lợi nhuận ngày càng giảm.
Trong khi đó thì ở các nước đang phát triển lại rơi vào tình trạng thiếu
vốn để phát triển kinh tế, trình độ khoa học công nghệ thấp, thiếu lao động có
tay nghề cao, thất nghiệp gia tăng, nền kinh tế chậm phát triển. Nguồn vốn
trong nước và nguồn vốn viện trợ thì có hạn, không đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế.
Do đó, có điểm gặp nhau về nhu cầu phát triển kinh tế giữa các nước
phát triển và các nước đang phát triển, tạo nên nhu cầu dịch chuyển vốn và
công nghệ giữa các nước này với nhau. Các doanh nghiệp ở các nước phát
triển tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, tận dung
lợi thế so sánh ở các nước kém phát triển hơn, có thị trường mới, nguồn
nguyên liệu mới. Còn với các nước đang phát triển, với nguồn vốn đầu tư này
đã có thể đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của mình, có được vốn đầu tư, có
được công nghệ, tiến hành nhanh hơn quá trình công nghiệp hoá.
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 11
Thời gian đầu, do thiếu vốn, các cơ sở công nghiệp của các nước đang
phát triển phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, phân bố phân tán, khả năng xử lý ô
nhiễm và bảo vệ môi trường kém. Dân số tăng, đất đai ngày càng hạn chế,
thêm vào nữa là Chính phủ cần chi tiêu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để đáp
ứng nhu cầu xây dựng phát triển cuả các doanh nghiệp đi đầu tư, làm sao có
được cơ sở hạ tầng hiện đại để phát triển công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi
trường, xử lý tốt chất thải công nghiệp, tập trung quản lý, tiết kiệm đất đai, chi
phí. Đảm bảo được các yêu cầu trên, KCN ra đời như một tất yếu khách quan.
Có nhiều khái niệm về KCN trên thế giới, tuy nhiên theo Nghị Định của
Chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về KCN,
KCX và KKT thì khái niệm về KCN được hiểu như sau:
Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện
các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu công nghiệp theo quy định của Chính phủ..
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể.
1.1.2 Đặc điểm, vai trò của KCNTT
1.1.2.1 Đặc điểm KCN
Việc thành lập các KCN có tác động nhiều mặt đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước như tổ chức cơ cấu lại kinh tế của vùng lãnh thổ, bố
trí dân cư, bảo vệ môi trường, nâng cao mức sống nhân dân, phát triển cơ sở
hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho khu vực. Khu công nghiệp tập trung có những
đặc điểm cơ bản sau đây:
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 12
- Là khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp công nghiệp trong
một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng chung kết cấu hạ tầng như hệ
thống cung cấp điện, nước; chung hệ thống xử lý nước thải, khí thải và các
loại chất thải khác; chung giá thành sử dụng cơ sở hạ tầng và các dịch vụ
liên quan. Đầu ra của các doanh nghiệp còn có thể gắn bó với nhau như sản
phẩm của nhà máy này còn là linh kiện phụ tùng cho sản phẩm của nhà máy
kia, hoặc là nguyên liệu cho nhà máy kia…Vì vậy, các xí nghiệp này tiết
kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành của sản phẩm, cũng chính là tiết
kiệm được chi phí cho xã hội.
- Các doanh nghiệp trong KCN được hưởng quy chế riêng và ưu đãi
riêng theo quy định của Chính phủ và cơ quan địa phương sở tại, có chính
sách kinh tế đặc thù, ưu đãi nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi
trường đầu tư thuận lợi hấp dẫn cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng
những phạm vi đất đai nhất định trong khu công nghiệp để thành lập các nhà
máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh tế, dịch vụ với những ưu đãi về thủ tục xin
phép và thuê đất, miễn hoặc giảm thuế.
- Nguồn vốn xây dựng cơ sở hạ tầng chủ yếu là thu hút từ nước ngoài
hay các tổ chức, cá nhân trong nước. Ở các nước khác, Chính phủ thường bỏ
vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhưng ở Việt Nam thì nhà nước không
có đủ vốn, vì thế việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN được kêu gọi đầu
tư từ vốn trong và ngoài nước.
- Việc hình thành các KCN tạo nên sự liên kết với các cơ sở kinh tế
trong nước, có tác dụng lan toả trước hết là khu vực xung quanh KCN.
- Sản phẩm của các nhà máy, doanh nghiệp trong KCN chủ yếu dành
cho xuất khẩu, hướng ra thị trường thế giới. Tuy nhiên để tăng thu ngoại tệ
bằng cách giảm tối đa việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và hàng hoá
Một số giải pháp phát triển các KCNTT trên địa bàn Hà Nội theo hướng bền vững về kinh tế 13
tiêu dùng, các nhà sản xuất trong KCN cũng rất quan tâm đến việc sản xuất
hàng hoá có chất lượng cao nhằm thay thế hàng nhập khẩu.
- Mọi hoạt động kinh tế trong KCN trực tiếp chịu sự chi phối của cơ chế
thị trường và diễn biến của thị trường quốc tế. Do đó, cơ chế quản lý kinh tế
trong KCN lấy điều tiết của thị trường làm chính.
- KCN là mô hình tổng hợp phát triển kinh tế với nhiều t