Đề tài Một số giải pháp phát triển thị trường nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ đến năm 2010
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài: Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng châu thổ hạ lưu của sông Mekong, bao gồm 13 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau) nằmở phía Tây Nam của Việt Nam, trong đó có 9 tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của sông Mê-kông là Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh, Sóc Trăng. Đây là một thị trường rộng lớn với dân số khoảng 16,96 triệu người (đến năm 2003), trong đó 80,22% dân số sống ở nông thôn. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, ĐBSCL là vùng có lợi thế sản xuất nông nghiệp với đa dạng loại nông sản, đa dạng mùa vụ. Đây là vùng sản xuất tập trung lớn nhất cả nước với 3 thế mạnh chủ lực là lúa gạo, thuỷ sản và trái cây; là vùng có những đóng góp tích cực nhất trong việc cung cấp hàng nông sản cho thị trường trong nước. Đồng thời ĐBSCL cũng là một thị trường tiềm năng tiêu thụ nhiều loại hàng hoá và sản phẩm công nghiệp. Trong những năm qua, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương mại – dịch vụ của khu vực đã có những bước phát triển khá. Kim ngạch xuất khẩu, tổng mức lưu chuyển hàng hoá, doanh thu, dịch vụ, thu nhập và đời sống dân cư trong vùng cũng tăng lên qua mỗi năm. Tuy nhiên, so với những khu vực kháctrong cả nước thì tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu củavùng vẫn còn chậm, sản xuất còn mang nặng tính độc canh; nhiều tiềm năng to lớn của các tỉnh chưa được khai thác hết hoặc mức độ khai thác còn hạn chế, hiệu quả khai thác các nguồn tài nguyên chưa cao. Đặc biệt sức phát triển của thị trường, nhất là thị trường nông thôn còn yếu, sức cạnh tranh của hàng hoá còn thấp và việc tiêu thụ nông sản hàng hoá do nông dân tạo ra còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường nông thôn ĐBSCL đang là thị trường tiềm năng tiêu thụ nhiều loại hàng hóa nội địa và cả nhập khẩu. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình thấp, trũng, nhiều sông ngòi, kênh rạch và thường bị ngập lụt vào mùa mưa nên các điều kiện phát triển thị trường, phục vụ hoạt động thương mại như hệ thống đường giao thông, chợ, kho tàng, thông tin ở khu vực này còn rất yếu kém. Tình hình trên đang đặt ra những yêu cầu khẩn trương và gay gắt về việc phát triển thị trường, đặc biệt là thị trường nông thôn ĐBSCL nhằm khai thác tối đa tiềm năng của vùng, đưa nông thôn ĐBSCL trở thành vùng sản xuất hàng hoá lớn, đồng thời nâng cao mức thu nhập cho nông dân. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài này là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước: Liên quan đến thị trường và phát triển thương mại ĐBSCL đã có nhiều đề tài và dự án nghiên cứu ở trong nước, chẳng hạn: - Đề tài "Những giải pháp đầu ra cho trái cây tươi của ĐBSCL" do GS.TS. Võ Thanh Thu - Đại học Kinh tế Tp.HCM làm chủ nhiệm (tháng 9/2001) nghiên cứu những nhân tố tác động đến khả năng tiêu thụ trái cây tươi và đề nghị một số giải pháp kinh tế - xã hội đẩy mạnh tiêu thụ trái cây tươi của ĐBSCL. Trong đề tài này có đề cập đến một số vấn đề có liên quan đến việc tăng khả năng tiêu thụ trái cây ĐBSCL. – Hội thảo Chợ trái cây đầu mối tổ chức tại Cần Thơ (ngày 8/12/2001) có một số bài tham luận vềkinh nghiệm của một số nước, đặc biệt là Thái Lan, trong việc xây dựng chợ nông sản nói chung và chợ trái cây nói riêng nhằm tăng tốc độ lưu thông hàng hóa trái cây. – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu những giải pháp phát triển chủ yếu nhằm phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển thị trường xuất khẩu nông sản trong thời gian tới” của TS. Nguyễn Đình Long (Viện Kinh tế Nông nghiệp – Bộ NN&PTNT) thực hiện tháng 2/2001 có bàn về một số giải pháp phát triển thị trường một số loại nông sản chủ yếu như gạo, cà phê, cao su, chè, điều. – Đề tài “Một số giải pháp pháttriển thương mại khu vực Tây Nam bộ thời kỳ đến năm 2010” của Vụ Kế hoạch – Thống kê, Bo Thương mại do CN. Khúc Mạnh Hà làm chủ nhiệm, nghiên cứu về hoạt động thương mại – dịch vụ của toàn vùng Tây Nam bộ, trong đó tác giả đánh giá thực trạng hoạt động thương mại của toàn khu vực Tây Nam bộ trên cơ sở xem xét những tác động của các nhân tố chính trị, kinh tế, môi trường đến sự phát triển thương mại Tây Nam bộ. Từ đó đưa ra những giải pháp chủ yếu phát triển thương mại khu vực Tây Nam bộ đến năm 2010. – Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của tự do hóa thương mại và các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ một số sảnphẩm công, nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam đến 2010" do Bộ Thương mại thực hiện (năm 2001) nêu lên những ảnh hưởng của tự do hóa thương mại đối với việc tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của Việt Nam. Đây cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị để xây dựng những giải pháp phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL. – Đề tài nhánh của Bộ Khoa học và công nghệ “Luận cứ khoa học cho giải pháp tổng thể về phát triển thương mại – dịch vụ ĐBSCL trong điều kiện sống chung với lũ” do nhóm tác giả trường Đại học Kinh tế Tp.HCM thực hiện (TS. Nguyễn Đông Phong làm chủ nhiệm) có đề cập đến phát triển dịch vụ thương mại cho riêng vùng lũ ĐBSCL. Tuy nhiên, các đề tài trên cũng như nội dung những cuộc hội thảo quốc tế và khu vực chưa có đề tài nào đề cập một cách chi tiết và đầy đủ về phát triển thương mại thị trường nông thôn ĐBSCL. Đề tài của Vụ Kế hoạch - Thống kê nghiên cứu về thương mại – dịch vụ trên diện rộng (toàn bộ thị trường ĐBSCL). Mặc dù các tác giả có đề cập đến nông nghiệp của khu vực Tây Nam bộ và khẳng định rằng “nông nghiệp là ngành sản xuất chủ yếu của khu vực Tây Nam bộ” với những dẫn chứng về tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấuGDP là cao nhất, song đề tài này không nghiên cứu chuyên sâu về thị trường nông thôn ĐBSCL và những tác động tích cực cũng như hạn chế của thị trường nông thôn ĐBSCL. Trong khi đó thị trường nông thôn ĐBSCL lại gắn liền với sản xuất và tiêu thụ hàng hoá nông sản. Tóm lại, các nghiên cứu trong và ngoài nước chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn để đưa ra những giải pháp cụ thể về phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL. Vì vậy những điểm mớitrong đề tài so với các nghiên cứu trước là: - Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về những tác động chủ quan, khách quan đến sự pháttriển của thị trường nông thôn ĐBSCL bao gồm những tác động đến các chủ thể tham gia thị trường và các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường nông thôn ĐBSCL. - Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường nông thôn của một số nước trong khu vực có điều kiện tương tự như ĐBSCL, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL. Đây là vấn đề bức xúc hiện đang được Chính phủ và các tỉnh ĐBSCL quan tâm chú ý. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Xác định rõ những đặc trưng của thị trường nông thôn ĐBSCL; tiềm năng, lợi thế và hạn chế đối với sự phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL. - Phân tích thực trạng phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL, đánh giá những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tạo điều kiện đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển sản xuất hàng hoá; đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ở khu vực này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thương mại hàng hoá và hoạt động thương mại ở thị trường nông thôn vùng ĐBSCL. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: chỉ tập trung vào thương mại và thị trường hàng hoá ở địa bàn nông thôn khu vực ĐBSCLtrong mối liên hệ với thị trường đô thị trong và ngoài vùng, trong thời gian từ 1996 – 2004 và các giải pháp phát triển thị trường này đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là: - Phương pháp khảo sát thực tế một số thị trường điển hình. - Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp dựa vào việc thu thập các tài liệu, số liệu trên các kênh thông tin. - Phương pháp chuyên gia. 6. Kết cấu của đề tài: Đề tài gồm 154 trang (không kể phần mục lục, mở đầu và kết luận), và được trình bày trong 3 chương: Chương 1 –Vị trí, vai trò, đặc điểm thị trường nông thôn ĐBSCL Chương 2 -Đánh giá thực trạng phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL giai đoạn 1996 - 2004 Chương 3 –Các giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường nông thôn ĐBSCL thời kỳ đến năm 2010.