Đề tài Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 cấp Bộ

Đại hội IX của Đảng đã xác định chiến l-ợc phát triển kinh tế xã hội ở n-ớc ta thời kỳ 2001 - 2010, trong đó, mục tiêu phát triển kinh tế là đ-a GDP năm 2010 ít nhất lên gấp đôi năm 2000, xuất khẩu tăng gấp trên 2 lần nhịp độ tăng GDP. Triển khai thực hiện Nghị quyết đại hội IX của Đảng, Bộ Th-ơng mại đã xây dựng Chiến l-ợc phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 ở n-ớc ta và đã đ-ợc Thủ t-ớng Chính phủ phê duyệt với mục tiêu bao trùm là nỗ lực gia tăng xuất khẩu để thúc đẩy tăng tr-ởng GDP, phấn đấu tăng tr-ởng xuất khẩu 14 - 16%/năm thời kỳ đến năm 2010. Để đạt đ-ợc mục tiêu tăng tr-ởng xuất khẩu nh-đã xác định, cần mở rộng thị tr-ờng và mặt hàng xuất khẩu, giảm mạnh xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷtrọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá, sản phẩm có hàm l-ợng chất xám và công nghệ cao. Cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Trong những năm qua, khối l-ợng và kim ngạch xuất khẩu cao su tự nhiên đã tăng lên nh-ng ch-a thật ổn định. Thị tr-ờng xuất khẩu cao su tự nhiên đ-ợc mở rộng. Đồng thời với việc duy trì các thị tr-ờng truyền thống nh-Trung Quốc, Singapore, Đài Loan,.Việt Nam cũng đã phát triển thêm các thị tr-ờng mới ở các khu vực châu Âu, Bắc Mỹ. Năm 2004, ngành cao su Việt Nam phát triển v-ợt bậc, v-ơn tới vị trí thứ 4 chỉ sau Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia về giá trị xuất khẩu. Ngành công nghiệp chế biến cao su cũng đ-ợc xác định là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nên Nhà n-ớc đã có quy hoạch chung phát triển diện tích trồng cây cao su và đã có nhiều cố gắng đầu t-cho khâu chế biến nguyên liệu phục vụ xuất khẩu cũng nh-cho sản xuất trong n-ớc. Những năm gần đây, thị tr-ờng cao su tự nhiên thế giới phát triển rất đa dạng và đặc biệt là thị tr-ờng thế giới có nhiều biến động về nhu cầu nhập khẩu và giá cả. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành cao su Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập: chất l-ợng và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ch-a phù hợp với yêu cầu của thị tr-ờng thế giới, giá xuất khẩu thấp, ch-a tạo lập đ-ợc thị tr-ờng ổn định. Mặt khác, cơ cấu thị tr-ờng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam còn ch-a hợp lý, còn lệ thuộc quá lớn vào các thị tr-ờng châu á. Các khu vực thị tr-ờng khác có sức mua lớn, giá bán cao và ổn định hơn nh-EU, Bắc Mỹ ch-a chiếm đ-ợc tỷ trọng cao. Công nghệ và trang thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý kinh doanh còn hạn chế. Chính sách hỗ trợ của Nhà n-ớc đối với phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên còn nhiều bất cập. Việc định h-ớng phát triển, phân công và phối hợp giữa trồng và khai thác mủ cao su, công nghiệp chế biến mủ và công nghiệp 10 sản xuất sản phẩm còn nhiều hạn chế.Những tồn tại trên đây đã gây tác động không tốt tới phát triển sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhên theo h-ớng bền vững. Để khắc phục những hạn chế đối với sự phát triển của sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên và nhằm nâng cao hiệuquả sản xuất và xuất khẩu, cần phải nghiên cứu, phân tích những yếu tốtác động, đặc điểm và xu h-ớng phát triển thị tr-ờng cao su tự nhiên thế giới, dự báo nhu cầuvà triển vọng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam. Đồng thời còn phảitìm ra những giải pháp nhằm phát triển bền vững và nâng cao hiệu quả sản xuất vàxuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam. Vì những lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với tên gọi: “Một sốgiải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010”là thực sự cần thiết và cấp bách.

pdf165 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2496 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2010 cấp Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan