Đề tài Một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ

Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, các điều kiện tự nhiên và xã hội có tác động trực tiếp và sâu sắc. Các điều kiện này khác nhau ở các vùng tạo ra sự phát triển văn hoá giữa các vùng có nhiều điểm không tương đồng và tạo nên một khái niệm đặc trưng cần nghiên cứu: vùng văn hoá - không gian văn hoá. Không gian văn hoá là khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không đồng nhất với khái niệm lãnh thổ. Nó bao quát tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại, nghĩa là được xem xét qua một chiều dài thời gian. Khái niệm không gian văn hoá rộng hơn khái niệm không gian lãnh thổ. Như vậy, không gian văn hoá là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tích luỹ của bề dày thời gian lịch sử. Nó thường là khái niệm mang tính tương đối, không tách bạch như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hoá của hai dân tộc cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh. Chẳng hạn, không gian văn hoá Việt Nam có liên hệ mật thiết nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó không chỉ giới hạn trong giới hạn lãnh thổ mà có ảnh hưởng qua lại đến văn hoá các dân tộc, lãnh thổ lân cận như Trung Hoa, Lào, Campuchia. với các miền giáp ranh tương ứng. Trong phạm vi hẹp, không gian gốc văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt. Vùng được hình dung như một tam giác với cạnh đáy ở sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc Bộ - Đây cũng là cái nôi của nông nghiệp lúa nước, nghệ thuật đúc đồng rất phát triển từ xa xưa.

doc31 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5692 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại học quốc gia Hà Nội Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn khoa văn học ------ Tiểu Luận Về một số khái niệm và vùng văn hoá châu thổ bắc bộ Sinh viên thực hiện : Nhóm 2 Lớp : K49- Văn học Hà Nội, 03 - 2005 Định vị vùng văn hoá Phần các khái niệm cơ bản, liên quan A. Các khái niệm định hình vùng. 1. Không gian văn hoá. Trong các nhân tố thúc đẩy sự phát triển của văn hoá, các điều kiện tự nhiên và xã hội có tác động trực tiếp và sâu sắc. Các điều kiện này khác nhau ở các vùng tạo ra sự phát triển văn hoá giữa các vùng có nhiều điểm không tương đồng và tạo nên một khái niệm đặc trưng cần nghiên cứu: vùng văn hoá - không gian văn hoá. Không gian văn hoá là khái niệm liên quan chặt chẽ nhưng không đồng nhất với khái niệm lãnh thổ. Nó bao quát tất cả những vùng lãnh thổ mà ở đó dân tộc đã tồn tại qua các thời đại, nghĩa là được xem xét qua một chiều dài thời gian. Khái niệm không gian văn hoá rộng hơn khái niệm không gian lãnh thổ. Như vậy, không gian văn hoá là khái niệm chỉ những vùng lãnh thổ qua sự tích luỹ của bề dày thời gian lịch sử. Nó thường là khái niệm mang tính tương đối, không tách bạch như không gian lãnh thổ, thậm chí không gian văn hoá của hai dân tộc cạnh nhau thường có phần chồng lên nhau có miền giáp ranh. Chẳng hạn, không gian văn hoá Việt Nam có liên hệ mật thiết nhưng không đồng nhất với không gian lãnh thổ. Nó không chỉ giới hạn trong giới hạn lãnh thổ mà có ảnh hưởng qua lại đến văn hoá các dân tộc, lãnh thổ lân cận như Trung Hoa, Lào, Campuchia... với các miền giáp ranh tương ứng. Trong phạm vi hẹp, không gian gốc văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Bách Việt. Vùng được hình dung như một tam giác với cạnh đáy ở sông Dương Tử, đỉnh là vùng Bắc Bộ - Đây cũng là cái nôi của nông nghiệp lúa nước, nghệ thuật đúc đồng rất phát triển từ xa xưa. Trong phạm vi rộng hơn không gian văn hoá Việt Nam nằm trong khu vực cư trú của người Inđônêxia lục địa. Có thể hình dung như một giam giác có cạnh đáy ở sông Dương Tử đỉnh là vùng đồng bằng sông Mê Kông. Xét từ nguồn cội, không gian văn hoá Việt Nam vốn được hình thành trên nền của không gian văn hoá khu vực Đông Nam á. Nó được hình dung như một hình tròn bao qút toàn bộ Đông Nam á lục địa và phần hải đảo. Đây là địa bàn cư trú của người Indonexia cổ đại. Do đó, các mối liên hệ được hình thành chặt chẽ từ xa xưa tạo sự thống nhất cao độ cho vùng văn hoá toàn Đông Nam á. Việt Nam thuộc góc tận cùng của vùng văn hoá Đông Nam á, hội tụ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực, trở thành một “Đông Nam á thu nhỏ”. 2. Lãnh thổ văn hoá. Là khái niệm có liên quan nhưng hẹp hơn khái niệm không gian văn hoá. Khái niệm này mang tính văn hoá chính trị và thường dùng để chỉ chủ quyền lãnh thổ của một dân tộc, nó được phân định khá rõ với biên giới rõ ràng dựa trên sự chứng minh lịch sử, cư trú - văn hoá các dân tộc. Đề cập tới lãnh thổ văn hoá do đó luôn đặt trong sự phân định rạch ròi với lãnh thổ khác. Lãnh thổ văn hoá gắn bó hữu cơ với lãnh thổ địa chính hành chính do đó “thống nhất lãnh thổ”, “toàn vẹn lãnh thổ” đồng thời mang ý nghĩa văn hoá. Đây cũng là công việc đất nước ta nỗ lực thực hiện sau ngày giành độc lập (1975) hoàn toàn trong cả nước. 3. Vùng văn hoá. Khái niệm này đặc trưng cho bản sắc riêng của từng vùng dưới sự thống nhất do cùng cội nguồn tạo ra bản sắc chung. Nó làm nên tính đa dạng cho bức tranh văn hoá dân tộc. Vùng văn hoá do đó chỉ sự khác nhau của đặc trưng văn hoá tộc người theo không gian địa lí trên một lãnh thổ. Những nhóm tộc người khác nhau ở những chỗ khác nhau tạo nên sự phân hoá vùng văn hoá. Từ xa xưa, ông cha đã ý thức về việc phân biệt văn hoá vùng miền và ngày càng được chú trọng một cách ý thức trong giới nghiên cứu ngày nay. Tuy nhiên hiện còn nhiều ý kiến không đồng nhất theo từng khuynh hướng, từng tác giả. Trong số này, quan điểm phân chia vùng văn hoá của nhà nghiên cứu Trần Quốc Vượng có nhiều cơ sở rất hợp lí. Theo đó, về tổng quát lãnh thổ Việt Nam chia làm 6 vùng văn hoá: 1. Vùng văn hoá Tây Bắc. Là khu vực bao gồm hệ thống núi non trùng điệp bên hữu ngạn sông Hồng (lưu vực sông Đà)k éo dài tới bắc Thanh Nghệ. ở đây có trên 20 tộc người cư trú, trong đó, các tộc Thái, Mường có thể xem là đại diện. Biểu tượng cho vùng văn hoá này là hệ thống mương phai ngăn suối dẫn nước vào đồn; là nth trang trí tinh tế trên chiếc khăn piêu Thái, chiếc cạp váy Mường, bộ trang phục nữ H’mông; là âm nhạc với các loại nhạc cụ hơi (khèn, sáo...) và những điệu múa xoè. 2. Vùng văn hoá Việt Bắc Là khu vực bao gồm hệ thống núi non hiểm trở bên tả ngạn sông Hồng. Cư dân vùng này chủ yếu là người Tày, Nùng với trang phục tương đối giản dị, với lễ hội lòng tồng (xuống đồng) nổi tiếng; với hệ thống chữ Nôm Tày được xây dựng trong giai đoạn cận đại. 3. Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ Có hình một tam giác bao gồm vùng db châu thổ sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã với cư dân Việt (kinh) sống quần tự thành làng xã. Đây là vùng đất đai trù phú, bởi vậy nó từng là cái nôi của văn hoá Đông sơn thời thượng cổ, văn hoá Đại Việt thời trung cổ.. với những thành tựu rất phong phú về mọi mặt. Nó cũng là cội nguồn của văn hoá Việt ở nam Trung Bộ và Nam Bộ sau này. 4. Vùng văn hoá Trung Bộ Vùng văn hoá Trung bộ ở trên một dải đất hẹp chạy dài theo ven biển từ quảng Bình tới Bình thuận. Do khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn, nên con người ở đây đặc biệt cần cù, hiếu học. Họ thạo nghề đi biển, bữa ăn của con người cũng giàu chất biển; dân vùng này thích ăn cay (để bù cho cá lạnh). Trước khi người Việt tới sinh sống, trong một thời gian dài nơi đây từng là địa bàn cư trú của người Chăm với một nền văn hoá đặc sắc, đến nay còn để lại sừng sững những tháp Chàm. 5. Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên Vùng văn hoá Trường Sơn - Tây Nguyên nằm trên sườn đông của dải Trường Sơn, bắt đầu từ vùng núi Bình-Trị -thiên với trung tâm là bốn tỉnh Gia Lai, Kontum, Đắc Lắc, Lâm Đồng. ở đây có trên 20 tộc người nói các ngôn ngữ Mô-Khmer và Nam Đảo cư trú. Đây là vùng văn hoá đặc sắc với những trường ca (khan, H’ămon), những lễ hội đâm trâu, với loại nhạc cụ không thể thiếu được là những dàn cồng chiêng phát ra những phức hợp âm thanh hùng vĩ đặc thù cho núi rừng Tây Nguyên 6. Vùng Văn hoá Nam Bộ. Vùng Văn hoá Nam Bộ nằm trong lưu vực sông Đông Nai và hệ thống sông Cửu Long, với khí hậu hai mùa (khô - mưa), với mênh mông sông nước và kênh rạch. Các cư dân Việt, Chăm, Hoa tới khai phá đã nhanh chóng hoà nhập với thiên nhiên và cuộc sống của cư dân bản địa (Khmer, Ma, Xtiêng, Chơro. Mnông). Nhà ở có khuynh hướng trải dài ven kênh, ven lộ; bữa ăn giàu thủy sản; tính cách còn người ưa phóng khoáng; tín ngưỡng tôn giáo hết sức phong phú và đa dạng; sớm tiếp cận và đi đầu trong quá trình giao lưu hội nhập với văn hoá phương Tây... - đó chỉ là vài nét phác thảo những đặc trưng văn hoá của vùng này. IV. Tiểu vùng văn hoá. Trong mỗi một vùng văn hoá, lại có thể chia làm nhiều tiểu vùng văn hoá. Khái niệm tiểu vùng văn hoá để chỉ những bộ phận hợp thành vùng văn hoá. Mỗi tiểu vùng được xác định với những nét đặc thù bị chi phối bởi không gian địa lí, khí hậu và lịch sử hình thành, phát triển của vùng. Việc phân loại tiểu vùng văn hoá hoàn toàn không phá vỡ tính thống nhất của tổng thể một vùng văn hoá. B. Vùng văn hoá châu thổ Bắc bộ: Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực sông Hồng và sông Mã, là cái nôi hình thành dân tộc Việt, cũng là nơi sinh ra các nền văn hoá lớn phát triển nối tiếp nhau như: Văn hoá Đông Sơn, Văn hoá Đại Việt và văn hoá Việt Nam. Do vậy, văn hoá châu thổ Bắc Bộ vừa có những nét đặc trưng của văn hoá Việt lại vừa mang những nét riêng đặc sắc về văn hoá của vùng. ngoài ra văn hoá Bắc Bộ là sự giao hoà giữa thiên nhiên và con người, phát triển dựa trên sự kế thừa và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá khu vực và nhân loại. PGS.TS. Ngô Đức Thịnh đã từng nhận xét: “Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hoá Việt Nam, đồng bằng Bắc Bộ như là một vùng văn hoá độc đáo và đặc sắc”. I. Đặc điểm môi trường tự nhiên, xã hội. 1. Môi trường tự nhiên. Vùng văn hoá châu thổ Bắc Bộ nằm giữa lưu vực các con sông: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã. Khi nói tới vùng văn hoá Bắc Bộ là nói tới vùng văn hoá thuộc địa phận các tỉnh Hà Tây, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình; thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng; phần đồng bằng của tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Về vị trí địa lý, vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí này khiến nó trở thành mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bon xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam á. Nhưng nó cũng tạo điều kiện cho vùng có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Vùng có địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình của vùng cao thấp không đều. Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam, từ độ cao 10 - 15m giảm dần đến độ cao mặt biển. Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều, tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như Gia Lương (Bắc Ninh), có núi Thiên Thai, nhưng vẫn là vùng trũng, như Nam Định, Hà Nam là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn, núi Đọi v.v… Đặc biệt, Bắc Bộ có khí hậu độc đáo, khác hẳn các vùng khác. Đây là vùng duy nhất có một mùa đông lạnh kéo dài ba tháng. Khí hậu Bắc bộ phân hoá thành bốn mùa tương đối rõ nét. Khí hậu lại rất thất thường, hay có bão, năm mưa nhiều, nằm mưa ít, mưa sớm, mưa muộn… Chính điều này làm cho sản xuất nông nghiệp của vùng không ổn định. ở Bắc Bộ, vấn đề đất và nước là hai yếu tố đan quyện vào nhau. Một đặc điểm nữa là môi trường nước, đồng bằng Bắc Bộ có một mạng lưới sông ngòi khá dày, khoảng 0,5 - 1,0km/km2, gồm các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, cùng các mương máng tưới tiêu dày đặc. Đất đai trong vùng tương đối màu mỡ, thích hợp cho nền nông nghiệp lúa nước phát triển. Hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình và sông Mã cùng các nhánh của chúng là nguồn cung cấp nước thường xuyên cho hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, chế độ nước sông phân hoá theo mùa: mùa lũ dòng chảy lớn, nước đục, mùa cạn dòng chảy nhỏ, nước trong. Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực, tạo nên nền văn minh lúa nước, vừa có cái chung của văn minh khu vực, vừa có cái riêng độc đáo. 2. Môi trường xã hội. Dựa vào những điều kiện tự nhiên thuận lợi và các thành tựu kinh tế đạt được, những cư dân vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả - được gọi chung là cư dân Việt cổ, đã phát huy sức lao động và óc phát minh sáng tạo của mình để đẩy nhanh sự phát triển của xã hội, vượt qua những hạn chế của thời nguyên thuỷ, đạt đến thời đại văn minh vào khoảng các thế kỷ VII - VI trước công nguyên. Tồn tại trong khoảng hơn 5 thế kỷ, nền văn minh đó được mệnh danh là văn minh Văn Lang - Âu Lạc, tương ứng với 2 quốc gia nối tiếp tồn tại trên đất bắc Việt Nam đương thời. Dựa vào các thành tựu của khảo cổ học, nhân học, chúng ta có thể biết cư dân nguyên thuỷ sống trên các vùng đồng bằng Bắc Việt Nam đương thời đều thuộc các chủng tộc Nam á (Việt - Mường, Môn - Khơme), Hán - Thái. Với thời gian, các nhóm tộc người đó ít nhiều hoà lẫn vào nhau, có tiếng nói gần gũi nhau, pha trộn. Những di chỉ được phát hiện chứng tỏ rằng, bấy giờ các nhóm cùng sống với nhau hoặc sống gần gũi nhau đã có số lượng khá đông, cùng lấy nghề nông trồng lúa nướcl àm nền kinh tế chủ yếu và cũng có ít nhiều những phong tục, tập quán giống nhau. Do yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng hàng ngày tăng lên cùng với sự gia tăng dân số, do tính phức tạp của một số ngành nghề, trong xã hội thời đó đã nẩy sinh sự phân công lao động, nghề luyện kim, đúc đồng ngày càng phát triển. Thông qua các di vật tìm ược ở các di chỉ sau Phùng Nguyên như Đồng Đậu, Gò Mun rồi tiếp đến Thiệu Dương, Đông Sơn, chúng ta hiểu rằng hồi ấy đã có hàng loạt công cụ sản xuất, vũ khí, nhạc cụ bằng đồng. Trong số này, đáng chú ý nhất là hàng loạt lưỡi cày đồng với nhiều hình dáng khác nhau: cánh bướm, hình thoi, v.v… Cũng với hình con bò trang trí trên mặt trống đồng, sự xuất hiện của lưỡi cày chứng tỏ rằng, người ương thời đã chuyển từ nghề nông dùng cuốc sang nghề nông dùng cày. Nguồn sử liệu cổ Trung Quốc Giao Châu ngoại vực kỷ thừa nhận: “Giao chỉ (tức là Bắc Việt Nam) khi chưa đặt thành quận, huyện, đất đai có ruộng gọi là ruộng lạc, theo nước triều lên xuống mà làm, dân khẩn lấy ruộng mà ăn” Nông nghiệp lúa nước trên vùng châu thổ các con sông lớn (Hồng, Mã, Cả, Chu) đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu, vừa tạo cơ sở cho định cư lâu dài, vừa tạo ra thứ lương thực cần thiết hàng ngày của người dân ở đây. Tất nhiên, để có được những vụ mùa vững chắc, con người phải thích nghi với sông nước và từng bước xây dựng mối quan hệ làng với làng. Cũng từ đây, nảy sinh những sinh hoạt văn hoá phản ánh mối quan hệ giữa các cộng đồng người với tự nhiên, giữa người với người ở các cộng đồng nông nghiệp. Bên cạnh nghề nông, việc trồng rau, trồng cà, trồng cây ăn quả, trồng dâu chăn tằm, nuôi gà, lợn, chó, trâu bò v.v… cũng ngày càng phát triển. Lương thực thực phẩm tăng lên và ngày thêm đa dạng. Đời sống của người dân cũng được đảm bảo hơn, vui tươi, ổn định hơn. Như trên đã nói, các nghề thủ công như luyện kim và sau này là rèn sắt, làm đồ gốm, dệt lụa, đan lát ngày càng toạ ra nhiều sản phẩm hơn, phcụ vụ tốt hơn nhu cầu con người. Số lượng đồ đồng tăng lên so với nhiều loại dụng cụ như rìu, mũi giáo, mũi tên, liềm, dao; các nhạc cụ bằng đồng như chiêng, trống, và tượng đồng, v.v... số lượng đồ gồm cũng phong phú: bát, đĩa, bình, nồi, võ, chõ v.v... Sự phát triển của kinh tế nông nghiệp với sự hỗ trợ đắc lực của nghề luyện kim đồng thau đã tạo nên cái nền cần thiết và cơ bản cho sự chuyển biến của xã hội từ trạng thái nguyên thuỷ sang thời đại văn minh. Tuy nhiên, cũng cần thấy thêm rằng, mặc dầu còn nhiều hạn chế, bấy giờ đã có sự giao lưu, trao đổi sản phẩm giữa các vùng, nhất là công cụ bằng đồng, các bát đĩa, bình gốm. Giao lưu là sợi dây nối liền các làng, các vùng tạo điều kiện cho sự ra đời của các tổ chức chính trị. Tất cả những đặc điểm trên sẽ góp phần tạo ra những đặc điểm riêng của vùng văn hoá Bắc Bộ. II. Đặc điểm văn hoá châu thổ Bắc bộ. 1. Nhà ở. Văn hoá nhà ở là một đặc trưng trong nền văn hoá Bắc Bộ. Nhà ở của cư dân Bắc Bộ thường sử dụng các vật liệu nhẹ, bền. Người nông dân Bắc Bộ thường muốn xây dựng ngôi nhà của mình theo kiểu bền chắc, tó đẹp, tuy nhiên vẫn hoà hợp với cảnh quan, vì đối với họ, ngôi nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo một cuộc sống ổn định. Hình dáng nhà. Nhà của người dân Bắc Bộ thường có mái cong truyền thống. Sau này, mái nhà bình thườgn được làm thẳng cho giản tiện, chỉ có những công trình kiến trúc lớn mới làm mái cong cầu kì. Ngoài ra, các đầu đao ở bốn góc đình chùa, cung điện cũng được làm cong vút như con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát đặc biệt và gợi cảm giác bay bổng cho ngôi nhà vốn được trải rộng trên mặt bằng để hoà mình vào thiên nhiên. Một sô nơi ở Bắc Bộ (ví dụ như Nghệ An) cũng thiết kế ngôi nhà của mình theo kiểu nàh sản để đối phó với lũ lụt, độ ẩm và ngăn côn trùng. Vào thế kỷ XVII, nhiều ngôi đình như đình Đình Bảng (Bắc Ninh), đình Chu Quyến (Hà Tây)... vẫn làm theo lối nhà san. Cấu trúc. Tiêu chuẩn ngôi nhà Việt Nam nói chung và của vùng Bắc Bộ nói riêng là “nhà cao cửa rộng”, cấu trúc mở. Nhà cao gồm hai yếu tố: sàn (nền) cao so với mặt đất và mái cao xo với sàn (nền). Nhà sàn đáp ứng yêu cầu thứ nhất, có tác dụng ứng phó với môi trường. Nhà Việt Nam nay đã chuyển sang nhà đất, nhưng nhà đất lí tưởng vẫn phải có nền cao. Cửa nhà không cao mà phải rộng, tránh nắng chiếu và mưa hắt, đón gió mát. Đầu dưới mái nhà (giọt gianh) thường được đưa ra khá xa so với mái hiên. Đầu hồi nhà thường có khoảng trống hình tam giác để thoát hơi nóng và khói. Dân Bắc Bộ có kinh nghiệm không làm cửa và cổng thằng hàng tránh gió độc, gió mạnh. Chọn hướng nhà, chọn đất: Đây là biện pháp quan trọng thứ hai để ứng phó với môi trường tự nhiên. Hướng nhà tiêu biểu ở Bắc Bộ là hướng Nam. Vì Bắc Bộ ở gần biển, trong khu vực gió mùa. Hướng Nam (hoặc Đông Nam) vừa tránh được nóng từ phía Tây, bão phía Đông và gió rét từ phía Bắc lại vừa tận dụng được gío mát vào mùa nóng (gió nồm). Tuỳ thuộc vào địa hình, địa vật xung quanh, vào sự có mặt của núi, của sông, của con đường... mà ảnh hưởng của gió nắng sẽ khác nhau. Vì thế, phải chọn đất làm nhà. Khi chọn đất, người Bắc Bộ chú ý tới phong thuỷ, vì khí hậu của ngôi nhà. Ngoài ra, người Việt Bắc Bộ thường có câu: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, chọn đất cũng phải quan tâm đến việc chọn hàng xóm láng giềng. Trong thời kì phát triển nền kinh tế hàng hoá, khi chọn đất, người ta thường chọn những nơi gần đường giao thông, thuận lợi cho đi lại, làm ăn, buôn bán. Cách thức kiến thúc. Nhà ở của người Bắc Bộ có đặc điểm là rất đông và linh hoạt, thường là loại nhà không có chái, hình thức nhà vì kéo phát triển. Bộ khung của nhà thường được liên kết với nhau theo một không gian ba chiều: đứng, gnang, dọc. theo chiều đứng, lực dồn vào đá tảng, theo chiều ngang các cột nối với nhau tạo các vì kèo; theo chiều dọc, các vì kèo được nối với nhau bằng xà, tạo thành bộ khung. Các chi tiết của ngôi nhà được ghép với nhau bằng mộng. Hình thức kiến trúc. Ngôi nhà Bắc bộ phản ánh truyền thống văn hoá của vùng. Tính cộng đồng thể hiện ở việc không chia phòng biệt lập. Giữa hai nhà ngăn bằng rào cây thấp để dễ liên hệ với nhau. Truyền thống thờ cúng tổ tiên và hiếu khách thể hiện ở bàn thờ ở gian giữa (phía trong là bàn thờ, phía ngoài là bàn ghế tiếp khác). sau nữa là truyền thống coi trọng bên trái (phía Đông) với chiếc đòn nóc có đầu gốc ở phía Đông, bếp ở phía đông,... Trong kiến trúc nhà ở Bắc Bộ, nguyên tắc coi trọng số lẻ cũng được tôn trọng, thể hiện qua số gian, số cổng, số toà đều là số lẻ (có câu: Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu, Cột cờ 3 cấp). Đây là do quan niệm của người xưa: lẻ là số dương, dành cho người sống. 2. ẩm thực. ẩm thực cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của văn hoă Bắc Bộ. Giống như ở mọi vùng miền khác trên đất Việt, cơ cấu bữa ăn của cư dân Việt trên châu thổ Bắc Bộ bộc lộ rất rõ dấu ấn của truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước, bao gồm có cơm, rau, cá, thịt, cơm là thức ăn cho cơ thể. Đặc biệt, ở đây các gia vị có tính chất chua, cay, đắng không được ưa chuộng như ở vùng Trung Bộ vf Nam Bộ. Có người đã từng nói rằng Bắc Bộ là “nơi quần tụ văn hoá ẩm thực, văn hoá vùng miền”. Không thể kể hết những món ăn Bắc Bộ vô cùng đa dạng và độc đáo. Nào là bánh cáy Thái Bình, bánh dứa Hưng Yên, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh phu thê Bắc Ninh, bánh tôm Hà Nội, bánh nhãn Nam Định, ... Mỗi loại bánh mang những hương vị khác nhau, đặc trưng cho mỗi miền quê. Đến với vùng văn hoá này, người ta cũng không thể quên có một nghệ thuật ẩm thực Hà Nội sành điệu, tinh tế, ngon từ chế biến khéo léo, hương vị quyến rũ, màu sắc hài hoà đến sự sạch sẽ, tinh khiết. Người Hà Nội coi trọng chất ít nhưng phải ngon. Một là bánh cuốn Thanh Trì, một bìa đậu Mơ rán giòn, một bát bún ốc chua cay bốc khói, một gói cốm vòng xanh mướt... để lại dư vị khó quên tỏng lòng thực khách. 3. Trang phục: Cách ăn mặc của người dân Bắc Bộ cũng là một sự lựa chọn, thích ứng với thiên nhiên châu thổ Bắc Bộ. Vào thời kỳ Hùng Vương, sự phát triển của nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa giúp cho người Việt cổ Bắc Bộ ăn mặc ngày càng đẹp hơn. Nữ thường mặc váy, loại ngắn hoặc dài, đôi lúc có khâu thêm một mảnh vải vuông vắn có trang trí hoa văn ở trước bụng; phụ nữ thường mặc yếm; áo cánh hoặc áo chui đầu. Ngày lễ hội, họ mặc váy xoè, cắm thêm lông chim hoặc cả lá cây. Tóc ít khi để oax mà thường ược búi lên ở đỉnh đầu hoặc tết theo nhiều kiểu khác nhau. Có lúc họ buộc một t
Luận văn liên quan