Vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh hoạt động huy động vốn nói của TCTD nói chung và hoạt động vay vốn trên thị trường liên ngân hàng nói riêng là rất to lớn, tạo nền tảng để các TCTD thực hiện hoạt động này cũng như các hoạt động kinh doanh khác của mình. Bên cạnh đó pháp luật về điều chỉnh hoạt động huy động vốn trong các TCTD vẫn còn nhiều bất cập cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với nền kinh tế hội nhập để đạt mục tiêu hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầu đủ hơn các thiết chế và chuẩn mực quốc tế và an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Vì vậy, việc hoàn thành hệ thống chính sách và quy định theo các cam kết mở cửa thị trường, đặc biệt các quy định liên quan đến các hình thức tiếp cận thị trường của các ngân hàng nước ngoài là vấn đề pháp lý cần được quan tâm chú trọng hàng đầu để tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong nước mở rộng hoạt động và phát triển.
15 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2366 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ BÀI
Nguồn vốn huy động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động của tổ chức tín dụng, là yếu tổ quyết định hàng đầu về quy mô, vị thế của tổ chức tín dụng trên thị trường. Không những thế nguồn vốn huy động của tổ chức tín dụng còn là nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong quá trình hoạt động đôi khi một tổ chức tín dụng có thể lâm vào tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời, trong khi đó một số tổ chức tín dụng khác lại ở trong tình trạng dư thừa vốn. Luật các tổ chức tín dụng cho phép “tổ chức tín dụng được vay vốn của các tổ chức tín dụng khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật” đã tạo thành một thị trường liên ngân hàng hoạt động rất hiệu quả và linh hoạt,đáp ứng được nhu cầu về vốn cho các tổ chức tín dụng. Hoạt động huy động vốn theo hình thức vay vốn trên thị trường liên ngân hàng là một kênh huy động vốn khá hữu hiệu nhằm bù đắp nhu cầu vốn thiếu hụt tạm thời khi nguồn vốn huy động từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá chưa đáp ứng kịp.
Để hoạt động này diễn ra thuận lợi thì việc xây dựng một hành lang pháp lý đồng bộ, thông thoáng và an toàn giữ vai trò hết sức quan trọng. Pháp luật về huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng đã tạo một bản lề để từ đó các TCTD thực hiện hoạt động này một cách có hiệu quả. Tuy đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng trong thời gian qua vẫn còn gặp phải những khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là do những vướng mắc, thiếu sót trong các quy định pháp luật về vấn đề trên.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động vay vốn trên thị trường liên ngân hàng của các tổ chức tín dụng, từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp để khắc phục những khó khăn, hạn chế, mở ra hướng phát triển bền vững cho hoạt động này là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong cả lý luận và thực tiễn.
NỘI DUNG VẤN ĐỀ
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VAY VỐN CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG LIÊN NGÂN HÀNG
Thị trường liên ngân hàng
Sự hình thành của thị trường liên ngân hàng
Nền kinh tế thị trường phát triển dẫn đến việc hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng phát triển mạnh mẽ theo cả về số lượng và chất lượng, trong đó mỗi TCTD lại có những thế mạnh khác nhau ở những mảng kinh doanh của mình.
Trong quá trình hoạt động, một số TCTD có những ngày cho vay quá nhiều hoặc nhu cầu lớn về các nghĩa vụ tài chính dẫn đến sự thiếu hụt dự trữ, trong khi đó một số TCTD khác lại đang trong tình trạng dư thừa vốn. Thêm vào đó, vốn huy động từ nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá không đáp ứng dủ nhu cầu vốn cho ngân hàng. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt vốn tạm thời trong thời gian ngắn, ngân hàng thiếu vốn có thể đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác để có đủ lượng vốn cần thiết tiếp tục hoạt động tín dụng và thanh toán chi trả kịp thời theo yêu cầu khách hàng. Kênh huy động vốn này giúp cho TCTD hỗ trở thanh khoản lẫn nhau, giảm áp lực tăng lãi suất huy động vốn để thu hút vốn tức thời. Trong tình hình đó giữa các TCTD đã hình thành một thị trường đặc biệt – thị trường liên ngân hàng.
Có thể hiểu thị trường liên ngân hàng là nơi trao đổi vốn khả dụng giữa các TCTD, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Thị trường liên ngân hàng là thị trường vô hình hoạt động bằng cách nối mạng giữa các phòng giao dịch với các thành viên tham gia thị trường.
1.2. Đặc điểm cơ bản của thị trường liên ngân hàng
Về bản chất, thị trường liên ngân hàng là một bộ phận của thị trường tiền tệ. Nếu xét theo chiều dọc chúng ta sẽ thấy được thị trường này thể hiện mối quan hệ giữa các TCTD trong nước với ngân hàng nhà nước thông qua việc tái cấp vốn. Nhưng xét theo chiều ngang, thị trường liên ngân hàng lại thể hiện mối quan hệ điều tiết vốn giữa các TCTD, trên thị trường này các TCTD có thể tìm kiếm nguồn vốn ngắn, trung hoặc dài hạn theo cơ chế thị trường với lãi suất biến động tự do.
Về chủ thể, chủ thể tham gia gồm có đối tượng vay và cho vay là tất cả các TCTD được thành lập, hoạt động ở Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Nhưng thực tế, chủ thể quan trọng nhất của thị trường liên ngân hàng lại là các ngân hàng thương mại và đặc biệt là ngân hàng nhà nước. Trong cùng một thời điểm không phải mọi TCTD đều có khả năng đáp ứng toàn bộ nhu cầu về vốn của bản thân hay sử dụng toàn bộ lượng vốn mà tổ chức đó đang sở hữu. Do những nguyên nhân khách quan mà TCTD có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt vốn trong thanh khoản hay lượng tồn quỹ định mức sau một ngày giao dịch không đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Như vậy, TCTD đó có thể huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng khi TCTD đó cần vốn để mở rộng hoạt động tín dụng của mình.
Về khách thể, thị trường liên ngân hàng là một bộ phận của thị trường tiền tệ nên khách thể của nó là các khoản vốn, các khoản tín dụng bằng đồng nội tệ.
Về cơ cấu, thị trường liên ngân hàng có thành viên phổ thông là ngân hàng nhà nước, các ngân hàng ( NH) thương mại, NH quốc doanh, NH đầu tư phát triển, NH thương mại cổ phần, các NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, các TCTD phi ngân hàng khác. Các thành viên này khi tham gia thị trường liên ngân hàng phải chịu sự quản lý của ngân hàng nhà nước với tư cách là chủ tịch thị trường liên ngân hàng này.
Quan hệ vay vốn giữa các thành viên trên thị trường liên ngân hàng với ngân hàng nhà nước, trên thị trường liên ngân hàng, ngân hàng nhà nước tham gia với cả hai tư cách là thành viên và chủ thể quản lý thị trường.
+ Với tư cách chủ thể quản lý thị trường: Ngân hàng nhà nước chỉ can thiệp vào thị thị trường thông qua những phương tiện tài chính gián tiếp khi cần điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đảm bảo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
+ Với tư cách là thành viên: các TCTD có thể thiếp lập quan hệ vay vốn tín dụng với ngân hàng nhà nước theo quy định Điều 99, điểm c khoản 1 Điều 108, khoản 3 Điều 112 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
1.3. Vai trò của thị trường liên ngân hàng
Đối với thị trường khác, thị trường liên ngân hàng và các thành viên của thị trường tiền tệ như thị trường chứng khoán, thị trường thế chấp, thị trường tín dụng thuê mua…..là các bộ phận cấu thành thị trường tài chính nên chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Mỗi sự thay đổi của thị trường liên ngân hàng đều có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của các thị trường khác. Ví dụ như, khi thị trường liên ngân hàng nâng mức lãi suất lên quá cao thì các TCTD sẽ không thể huy động vốn trên thị trường này, điều tất nhiên TCTD đó sẽ phải huy động vốn trên thị trường tín dụng thông thường qua việc tăng lãi suất tiền gửi. Nếu lãi suất tiền gửi tăng quá cao các nhà đầu tư sẽ gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất với mức độ rủi ro thấp hơn nhiều so với đầu tư vào các thị trường khác như: thị trường chứng khoán, thị trường địa ốc,…
Đối với hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và của chính các ngân hàng nói riêng, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp rất lớn, mà một trong những nguồn quan trọng để huy động vốn trong các doanh nghiệp là thông qua các ngân hàng thương mại. Nhưng nếu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng tăng cao thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới lãi suất cho vay của ngân hàng và đương nhiên các doanh nghiệp không vay được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của của các doanh nghiệp dẫn đến ảnh hưởng đến nền kinh tế trong nước.
Hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
Huy động vốn là một trong các hoạt động cơ bản của các TCTD. Các TCTD có thể huy động vốn bằng cách nhận tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Trong đó đi vay là một trong những hình thức góp phần bảo đảm tính ổn định cho nguồn vốn lưu động của các TCTD.
Ngoài việc huy động vốn của các cá nhân, tổ chức, pháp luật còn cho phép TCTD được vay vốn của NHNN và các TCTD khác, nói cách khác là vay vốn trên thị trường liên ngân hàng. Việc vay vốn của TCTD trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện bởi các loại hình giao dịch khác nhau, tùy thuộc vào các chủ thể tham gia quan hệ vay vốn hay đối tượng bảo đảm.
2.1. Hoạt động vay vốn giữa các TCTD với nhau
Vay vốn của các tổ chức tín dụng là việc cấp tín dụng dưới hình thức cho vay của một tổ chức tín dụng khác (bên cho vay) đối với tổ chức tín dụng (bên đi vay) theo đó tổ chức tín dụng khác sẽ giao cho một tổ chức tín dụng nào đó một khoản tiền để sử dụng vào mục đích vào thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi.
Việc vay vốn giữa các tổ chức tín dụng với nhau được điều chỉnh bởi Quy chế vay vốn giữa các TCTD ban hành kèm theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước số 1310/2001/QĐ-NHNN ngày 15/10/2001
Về hình thức giao dịch, hiện nay quan hệ vay vốn giữa các TCTD với nhau được thực hiện chủ yếu trên cơ sở hợp đồng tín dụng với các nội dung cơ bản như: chủ thể, đối tượng hợp đồng, số tiền vay, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, biện pháp bảo đảm (nếu có),…và phải tuân theo các quy định, nguyên tắc của pháp luật Việt Nam, thông lệ quốc tế.
Về đối tượng tham gia, đối tượng đi vay và cho vay là tất cả các TCTD được thành lập, hoạt động hợp pháp ở Việt Nam theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Việc vay và cho vay vốn giữa các TCTD sẽ giúp cho các TCTD điều hòa, phân phối vốn để tăng cường khả năng thanh toán, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho hoạt động của từng TCTD cũng như tính ổn dịnh cho toàn bộ hệ thống tín dụng.
2.2. Hoạt động vay vốn của các TCTD với ngân hàng nhà nước
Trong trường hợp vốn vay của các TCTD khác không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn của TCTD thì TCTD sẽ đi vay của ngân hàng nhà nước. Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước là một công cụ thực hiện chính sách tiền tệ, nhằm kiểm soát tiền cung ứng trong nền kinh tế qua hệ thống các TCTD, đặc biệt là ngân hàng. Ngân hàng nhà nước luôn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng là khi các TCTD lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng về tài chính. Điều này có nghĩa là nguồn vốn chính yếu của các TCTD là những nguồn có được từ việc huy động từ khách hàng, từ thị trường và nguồn tự có, còn nguồn từ ngân hàng nhà nước chỉ là nguồn mang tính chất hỗ trợ, tái tài trợ. Nhìn chung những khoản tín dụng mà ngân hàng nhà nước cấp cho các TCTD chủ yếu là tín dụng ngắn hạn để thỏa mãn nhu cầu thanh toán chi trả mang tính tạm thời và ngắn hạn. Những khoản tín dụng mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng của các TCTD hoặc các nhu cầu khó khăn tài chính thường được cấp với những điều kiện ngặt nghèo hơn và lãi suất cũng cao hơn.
II/ Những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
Nội dung các quy định pháp luật về hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
Môi trường pháp lý cho hoạt động huy động vốn bằng hình thức vay vốn trên thị trường liên ngân hàng ngày càng được hoàn thiện. Từ những cơ sở pháp lý nền tảng ban đầu như: chỉ thị số 07/CT – NHNH của Thống đốc ngân hàng nhà nước ngày 7/10/1992 về quan hệ tín dụng giữa các TCTD cho phép các TCTD được thực hiện việc cho vay và đi vay lẫn nhau; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành thêm những Quyết định như: Quyết định số 114/ QĐ – NHNN ngày 21/6/1993 ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của thị trường liên ngân hàng và Nội quy hoạt động của thị trường liên ngân hàng”; Quyết định số 190/ QĐ – NHNN ngày 6/10/1993 về việc bổ sung, sửa đổi một số điều của Quy chế và nội quy hoạt động của thị trường liên ngân hàng; Quyết định số 189/ QĐ _ NHNN ngày 06/10/1993 ban hành quy chế bảo lãnh vay vốn trên thị trường liên ngân hàng.
Đặc biệt sự ra đời của quyết định 1310/2001/ QĐ – NHNN ngày 15/10/2001 về việc ban hành quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng, quy chế ra đời là một bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động huy động vốn bằng việc vay vốn của các TCTD khác, thay thế hàng loạt các văn bản đã không còn phù hợp trước đó. Nếu như trước đây hoạt động này được điều chỉnh bằng rất nhiều văn bản khác nhau thì nay được tập trung bằng một văn bản. Văn bản này ra đời đã hệ thống hóa, sửa đổi bổ sung những điểm bất hợp lý của những văn bản trước, giúp cho hoạt động này đi vào ổn định và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD trong việc áp dụng pháp luật vào hoạt động của mình.
Hoạt động vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
Hình thức pháp lý của quan hệ vay vốn này là hoạt động tín dụng. Nhưng khác với cấp tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân khác trong nền kinh tế. Việc cấp tín dụng của tổ chức tín dụng khác đối với ngân hàng thương mại được điều chỉnh theo một quy chế riêng biệt: Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo QĐ 1310/2001/QĐ_NHNN ngày 15/10/2001.
Theo quy chế này chủ thể tham gia giao dịch bao gồm bên cho vay là tổ chức tín dụng và tồn tại độc lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam có thể là chính sách, ngân hàng, hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh và bên đi vay là tổ chức tín dụng có nhu cầu vay vốn. Hình thức của giao dịch là hợp đồng tín dụng và nhất thiết là bằng văn bản. Nội dung giao dịch thể hiện các quyền và nghĩa vụ của các bên .
Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay: yêu cầu bên đi vay cung cấp tài liệu liên quan đến khoản vay ,từ chối yêu cầu xin vay nếu không đáp ứng đủ các điều kiện, có quyền bên vay có bảo đảm bằng tài sản đối với khoản cho vay thực hiện bảo lãnh khoản cho vay gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, giảm lãi suất cho vay , trả nợ trước hạn nếu có thỏa thuận trước khi đến hạn bên vay không trả được nợ thì có quyền xử lý tài sản để đảm bảo tiền vay, khởi kiện bên vay hoặc bên bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
Quyền và nghĩa vụ của bên vay: Trả nợ đầy đủ và đúng hạn cả gốc và lãi các loại phí theo thỏa thuận, cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của bên cho vay; có quyền trả nợ trước hạn nếu có thỏa thuận, thực hiện các cam kết khác , khởi kiện bên cho vay theo quy định của pháp luật nếu bên cho vay vi phạm các cam kết đã thỏa thuận
Thời hạn cho vay: các bên có thỏa thể thỏa thuận vay ngắn hạn (tối đa là 12 tháng), trung hạn (từ trên 12 tháng đến 60 tháng) và dài hạn (từ trên 60 tháng) tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn đi vay của bên đi vay tổ chức và nguồn vốn bên cho vay mà lựa chọn thời hạn thích hợp.
Về phương thức cho vay: các bên có thể thỏa thuận áp dụng phương thức cho vay từng lần theo hạn mức tín dụng hoặc phương thức khác phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng tiền cho vay là đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ trong phạm vi hoạt động ngoại hối được Ngân Hàng Nhà Nước quy định.
Vay vốn của các tổ chức tín dụng là một hình thức huy động vốn tương đối hiệu quả nhằm điều hòa vốn trong thị trường liên ngân hàng, góp phần ổn định nền tài chính quốc gia. Tuy nhiên đây là hình thức không phải được tiến hành một cách thường xuyên như huy động vốn bằng nhận tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá mà chỉ tiến hành khi hai hình thức trên không đáp ứng được nhu cầu vốn thiếu hụt của các tổ chức tín dụng.
Hoạt động vay vốn của ngân hàng nhà nước
Hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước được quy định trong nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau. Trong đó có hai văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật Ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.
Tại Điều 17 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định ngân hàng nhà nước thực hiện việc tái cấp vốn cho ngân hàng theo những hình thức sau: Cho vay theo hồ sơ tín dụng, chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá khác
Cho vay theo hồ sơ tín dụng: với hình thức vay vốn này, các TCTD có nhu cầu vay vốn cần lập một bộ hồ sơ tín dụng gồm các thông tin về khoản tín dụng cần vay, kế hoạch sử dụng khoản tiền vay, tài sản thế chấp…gửi ngân hàng nhà nước. Nếu hồ sơ của TCTD đi vay đáp ứng đủ các điều kiện mà ngân hàng nhà nước đề ra thì TCTD sẽ được vay một khoản tín dụng theo hồ sơ tín dụng.
Hiện nay, việc vay vốn trên cơ sở hồ sơ tín dụng không còn phổ biến bởi sự hạn chế về tính phức tạp của hồ sơ, thủ tục xét hồ sơ tốn quá nhiều thời gian,…
Cho vay bằng hình thức chiết khấu, tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn khác: đây thực chất là hình thức mà ngân hàng nhà nước sử dụng giấy tờ có giá để đảm bảo cho khoản tiền vay. Để có thể tham gia vào hoạt động tái chiết khấu giấy tờ có giá ngắn hạn thì các TCTD cần phải đáp ứng những điều kiện để tham gia nghiệp vụ chiết khấu như:
TCTD có nhu cầu xin chiết khấu giấy tờ có giá.
TCTD được thành lập, tham gia hoạt động hợp pháp.
Các giấy tờ có giá ngắn hạn là đối tượng chiết khấu, tái chiết khấu phải đáp ứng được tính hợp pháp, hợp lệ, có tín nhiệm về khả năng thanh toán khi đến hạn và phải thuộc quyền sở hữu của TCTD xin chiết khấu hoặc tái chiết khấu.
Hiện nay, có 2 phương thức chiết khấu các loại giấy tờ có giá: chiết khấu trực tiếp và chiết khấu gián tiếp.
+Chiết khấu trực triếp: đối với phương thức này thì các TCTD phải trực tiếp đến giao dịch với NHNN.
+Chiết khấu gián tiếp: đối với phương thức này thì việc giao dịch các TCTD với NHNN được thực hiện thông qua mạng thông tin, fax…
Có thể thấy đây là một trong những hình thức vay vốn phổ biến của các TCTD với NHNN. Ở nước ta hiện nay, ngân hàng nhà nước thường mua giấy tờ có giá và trả tiền ngay cho các TCTD, khi hết hạn của giấy tờ có giá thì sẽ được sử dụng làm bảo đảm cho ngân hàng nhà nước thực hiện thu nợ qua hệ thống các TCTD.
Cho vay có bảo đảm bằng giấy tờ có giá: Đây là hình thức vay vốn với biện pháp bảo đảm là cầm cố giấy tờ có giá. Việc vay vốn này cũng sẽ được tiến hành trên cơ sở hoạt động tín dụng với các bên là TCTD và NHNN và các nội dung tương tự như hoạt động tín dụng vay vốn giữa các TCTD với nhau.
Về các giấy tờ có giá là đối tượng bảo đảm của quan hệ vay vốn này về cơ bản cũng phải đáp ứng các yêu cầu giống như trường hợp chiết khấu như tính hợp pháp, hợp lệ, thuộc quyền sở hữu của TCTD…nhưng thời hạn bảo đảm của giấy tờ có giá phải lớn hơn thời hạn xin vay của TCTD nhằm đảm bảo tính an toàn cho khoản vay của NHNN.
Như vậy, ta có thể thấy hoạt động vay vốn của các TCTD trên thị trường liên ngân hàng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đã góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong thị trường tiền tệ, đảm bảo an toàn, ổn định cho mỗi TCTD cũng như toàn hệ thống. Đồng thời đây cũng là một kênh quan trọng để nhà nước thực hiện quyền quản lý của mình trong lĩnh vực ngân hàng tiền tệ thông qua hoạt động cho vay, can thiệp, điều tiết của ngân hàng nhà nước.
2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hoạt động vay vốn của tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng
2.1. Thành tựu
Các TCTD huy động vốn bằng hình thức vay vốn của các TCTD khác được kèm theo một quy chế riêng biệt “Quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định 1310/2001/ QĐ – NHNN ngày 15/1-/2001” như đã nói ở trên. Sự ra đời của quy định này là một bước ngoặt quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động huy động vốn bằng việc vay vốn của các tổ chức tín dụng đã thay thế hàng loạt các văn bản pháp luật trước đó lạc hậu như: Quyết định 114/QĐ-NH ngày 07/07/1993 về lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng, Quyết định 132 /QĐ-NH ngày 10/07/1993 về thành lập thị trường liên ngân hàng…và rất nhiều các văn bản pháp luật khác quy định về vấn đề này.
Như vậy việc huy động vốn của các tổ chức tín dụng với nhau và với khách hàng được điều chỉnh bằng hai quy chế khác biệt. Điều này là hợp lý vì ngân hàng huy động vốn từ khách hàng chỉ thuần túy mang tính chất kinh doanh của ngân hàng, còn ngân hàng cho các TCTD khác vay ngoài mục đích kinh doanh còn góp phần điều hòa vốn trên thị trường tiền tệ, giúp nguồn vốn được lưu thông dễ dàng hơn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn.
Về huy động vốn bằng hình thức vay vốn của ngân hàng nhà nước là một hình thức huy động đặc biệt của các tổ chức tín dụng như đã trình bày ở trên. Nội dung ph