Đề tài Một số kinh nghiệm soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint

Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo tiến hành đổi mới chương trình giảng dạy, đổi mới sách giáo khoa để đáp ứng nhu cầu giáo dục phổ thông và sự phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Vấn đề cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động đọc – chép để hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực thích ứng cho học sinh; hình thành những kỉ năng cần thiết như kỉ năng vận dụng kiến thức, kỉ năng nghiên cứu khoa học Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tích cực của người dạy. Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học: giáo viên dạy học tích cực thì học sinh sẽ học tập tích cực và ngược lại. Do vậy, giáo viên cần phải bồi dưỡng, tiếp thu và tiến hành thường xuyên, liên tục các phương pháp dạy học tích cực để đáp ứng nhu cầu đổi mới mà tình hình giáo dục hiện tại đặt ra. Việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của giáo viên phải được tiến hành đồng bộ với nhiều lĩnh vực đổi mới khác như đổi mới sách giáo khoa, đổi mới hoạt động học tập của học sinh, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới môi trường dạy học và thiết bị dạy học, đổi mới kiểm tra thi cử, đổi mới quản lý, đổi mới cách sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ đề cập một phần rất nhỏ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, đó là việc SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT.

doc30 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số kinh nghiệm soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1. Cơ sở lý luận: Từ năm học 2002 - 2003, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo tiến hành đổi mới chương trình giảng dạy, đổi mới sách giáo khoa để đáp ứng nhu cầu giáo dục phổ thông và sự phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức. Vấn đề cốt lõi của đổi mới dạy và học là hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động đọc – chép để hình thành năng lực nhận thức, năng lực hành động, năng lực thích ứng cho học sinh; hình thành những kỉ năng cần thiết như kỉ năng vận dụng kiến thức, kỉ năng nghiên cứu khoa học… Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, nghĩa là hướng vào phát huy tính tích cực, chủ động của người học chứ không chỉ hướng vào việc phát huy tích cực của người dạy. Muốn đổi mới cách học, phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học: giáo viên dạy học tích cực thì học sinh sẽ học tập tích cực và ngược lại. Do vậy, giáo viên cần phải bồi dưỡng, tiếp thu và tiến hành thường xuyên, liên tục các phương pháp dạy học tích cực để đáp ứng nhu cầu đổi mới mà tình hình giáo dục hiện tại đặt ra. Việc tiến hành đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực của giáo viên phải được tiến hành đồng bộ với nhiều lĩnh vực đổi mới khác như đổi mới sách giáo khoa, đổi mới hoạt động học tập của học sinh, đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, đổi mới môi trường dạy học và thiết bị dạy học, đổi mới kiểm tra thi cử, đổi mới quản lý, đổi mới cách sử dụng các phương tiện dạy học theo hướng tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học… Trong khuôn khổ đề tài này, tôi chỉ đề cập một phần rất nhỏ trong việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, đó là việc SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT. 2. Cơ sở thực tiễn: Việc soạn - giảng theo lối truyền thống xưa nay ít nhiều có những hạn chế của nó như giáo viên tốn rất nhiều thời gian để ‘sao chép” lại giáo án của những năm học trước; việc chuẩn bị đồ dùng dạy học như tranh vẽ, bản đồ, mô hình tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc của giáo viên nhưng độ chính khác, tính khoa học và giáo dục không cao; các khái niệm trừu tượng học sinh chỉ học bằng cách tưởng tượng qua lời thuyết trình của giáo viên chứ không được trực quan bằng những hình ảnh cụ thể; giáo viên mất khá nhiều thời gian để viết bảng và tốn nhiều công sức trong việc truyền thụ kiến thức cho học sinh… Việc soạn và giảng bằng giáo án điện tử đã giúp khắc phục được rất nhiều những hạn chế kể trên và thực tế trong những năm gần đây giáo án điện tử đã được các thầy cô giáo trong huyện, trong tỉnh và trong cả nước đặc biệt chú trọng phát triển. Điều này được thể hiện rất rõ trong các tiết thao giảng, hội giảng các thầy cô giáo đã cố gắng biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử; trên các trang mạng chia sẻ dành cho giáo dục, số lượng các bài giảng điện tử ngày càng nhiều. Tuy nhiên, qua thực tế tham gia dự giờ nhiều thầy cô giáo đồng nghiệp cũng như tham khảo nhiều giáo án điện tử khác nhau trên mạng internet, bản thân tôi nhận thấy mấy điểm bất cập mà nhiều thầy cô giáo thường hay gặp phải trong quá trình soạn giáo án điện tử như sau: + Học sinh không ghi chép được nội dung bài học. + Nhiều em học sinh (kể cả học sinh trung bình) không nắm được nội dung bài học. + Thầy cô giáo than phiền vì tốn quá nhiều thời gian cho một tiết soạn giảng (thường chuẩn bị đến 1 tuần/1 bài học)…. Với những lí do như trên, tôi quyết định chọn đề tài: MỘT SỐ KINH NGHIỆM SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT với mục đích tổng kết một vài kinh nghiệm nhỏ trong quá trình soạn giáo án điện tử nhằm giúp cho bản thân củng cố lại những kiến thức của mình, đồng thời giúp cho các đồng nghiệp có thêm những tư liệu tham khảo nho nhỏ cho quá trình biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử, nhằm phần nào đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mà ngành đặt ra. II. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI: Nhiệm vụ mà đề tài đặt ra là: - Giúp các thầy cô giáo thấy được những ưu điểm của việc giảng dạy bằng giáo án điện tử so với cách dạy thông thường. - Tìm hiểu các bước soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint nhằm giúp các thầy cô giáo chưa thành thạo phần mềm này có thể tự học và soạn được giáo án điện tử. - Tổng kết những kinh nghiệm bản thân và đề xuất một số ý kiến giúp các thầy cô giáo soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả trong giảng dạy. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH: Phương pháp điều tra. Phương pháp tổng hợp tài liệu. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Phương pháp trò chuyện. Phương pháp quan sát. IV. CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 1. Cơ sở nghiên cứu: Trong nhiều năm giảng dạy tại trường THCS Nhơn Hậu, tham gia sinh chuyên môn (dự giờ, thao giảng cụm chuyên môn) cùng nhiều thầy cô giáo đồng nghiệp 2 bộ môn Hóa học và Sinh học kết hợp với tự tìm hiểu, nghiên cứu việc soạn giáo án điện tử trên một số trang website giáo dục như violet.vn; dayhoc.com; tailieu.vn… bản thân tôi nhận thấy: còn nhiều giáo viên không soạn được giáo án điện tử, lúng túng trong cách trình bày bài giảng, học sinh không chép được bài khi học với giáo án điện tử, khả năng tiếp thu của các em bị hạn chế so với học theo cách thông thường. Căn cứ vào tình hình thực tế trên, bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài Một số kinh nghiệm soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint để làm cơ sở cho việc nghiên cứu của mình. 2. Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài: Trong quá trình giảng dạy tại Trường THCS Nhơn Hậu và tham gia sinh hoạt cụm chuyên môn Đập Đá – Nhơn Hậu – Nhơn Mỹ - Nhơn Thành theo sự phân công của Phòng GD-ĐT An Nhơn, bản thân tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: Một số kinh nghiệm soạn giáo án điện tử bằng phần mềm Microsoft Powerpoint từ năm học 2007-2008 đến nay. PHẦN II: PHẦN KẾT QUẢ I. TÌNH TRẠNG SỰ VIỆC HIỆN TẠI: Qua việc dự giờ, thăm lớp kết hợp quan sát, trò chuyện với các thầy cô giáo đồng nghiệp, các em học sinh của Trường THCS Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn Thành, Đập Đá bản thân tôi nhận thấy: Còn nhiều thầy cô giáo chưa soạn và giảng được giáo án điện tử, thầy cô giáo cho rằng việc này quá khó, bản thân mình không có năng lực thực hiện việc soạn giáo án điện tử. Một số thầy cô giáo soạn được giáo án điện tử nhưng chưa thành thạo, trình bày phần bài soạn chưa khoa học nên học sinh lúng túng không chép được bài, tiếp thu bài giảng không tốt. Thời gian chuẩn bị cho một việc soạn giáo án điện tử quá dài, có thầy cô giáo mất cả tuần hay ít nhất cũng 4-5 ngày cho việc soạn một giáo án điện tử khi thao giảng cụm. Từ đó có tâm lý e ngại, lười biếng dạy học bằng giáo án điện tử. Học sinh chưa quen với cách học mới nên chưa biết tập trung vào phần nội dung cốt lõi của bài học mà sa đà vào việc quan sát hình ảnh, videoclip, những phần trang trí ngộ nghĩnh, gây cười… Thầy cô giáo chưa khai thác triệt để các ưu điểm của phần mềm để phục vụ cho việc dạy học mà chủ yếu là thực hiện việc “chạy chữ trên màn hình” để đỡ mất công ghi bảng, đối phó khi có dự giờ, thao giảng dẫn tới việc học sinh nhàm chán, mất hứng thú. Với tình hình thực tế nêu trên, bản thân tôi mạnh dạn nêu ra một số kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao khả năng soạn và giảng giáo án điện tử, góp phần đổi mới công nghệ thông tin trong giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI: A. TÌM HIỂU CÁC BƯỚC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG PHẦN MỀM MICROSOFT POWERPOINT: I. CHUẨN BỊ: Đọc kĩ sách giáo khoa kết hợp với sách giáo viên cùng các tài liệu tham khảo khác để tìm hiểu nội dung của toàn bài cũng như của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của toàn bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu của bài học. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài học, học sinh đạt được kiến thức gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải là mục tiêu giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học. Sau đó, lựa chọn những kiến thức cơ bản, bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn xác định đúng những nội dung trọng tâm của bài học. Việc xác định kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối quan hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm của bài. Tiếp theo, trên cơ sở nội dung, mục tiêu của bài học ta tiến hành lựa chọn phương pháp giảng dạy cho phù hợp: trực quan, thảo luận, dạy theo góc, thuyết trình…. hay phối hợp nhiều phương pháp với nhau sao cho bài giảng sinh động, không trùng lặp để tránh gây nhàm chán cho học sinh. Khâu cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng trong bước chuẩn bị đó là sưu tầm tư liệu, hình ảnh, bản đồ, video clip, những phần mềm có liên quan đến nội dung bài học… Tốt nhất là chúng ta nên có kế hoạch lâu dài: sưu tầm và xây dựng thành một thư viện tư liệu riêng cho bộ môn mình giảng dạy bằng cách sưu tầm trên mạng internet, chụp bằng máy ảnh kỉ thuật số, tự viết chương trình bằng Flash, mua đĩa DVD, CD từ các trung tâm cung cấp thiết bị dạy học… Sau khi có được đầy đủ các tư liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp, tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là tạo được cây thư mục hợp lý. Nếu việc này được thực hiện một cách thường xuyên và khoa học, chúng ta sẽ có một thư viện tư liệu phong phú mà khi cần soạn giảng một bài nào đó, chúng ta chỉ việc lấy chúng ra từ thư viện tư liệu mà không phải mất công tìm kiếm và do vậy tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc soạn giảng. II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÀI DẠY: Trước khi soạn giáo án điện tử trên Powerpoint, tốt nhất các thầy cô giáo nên có bộ giáo án vi tính trên Microsolf Word. Điều này cũng rất dễ dàng vì gần như một điều tất yếu là thầy cô giáo nào muốn soạn giáo án điện tử thì cũng đều đã từng soạn qua giáo án vi tính trên Microsolf Word cả. Bộ giáo án vi tính word này càng cụ thể càng tốt, nhất là phần nội dung bài học cũng như các câu hỏi thảo luận, phiếu học tập… Tốt nhất là bộ giáo án vi tính này được soạn bằng font chữ Times New Roman, vì như thế chúng ta sẽ sử dụng chức năng copy từ bộ giáo án vi tính này đưa sang giáo án điện tử Powerpoint mà không cần phải mất thời gian đánh lại phần văn bản. Còn vì sao chúng ta phải chọn font chữ Times New Roman? Điều này tôi xin được đề cập ở phần sau. III. TIẾN HÀNH SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG POWERPOINT: 1. Khởi động Powerpoint: - Cách 1: Start => All program => Microsoft Office => Microsoft PowerPoint. - Cách 2: Nhấp phải chuột trong thư mục mà ta chọn để chứa bài giảng điện tử => New => Microsolf PowerPoint. Cách 1: Cách 2: 2. Tiến hành soạn giáo án điện tử: - Sau khi khởi động, màn hình Powerpoint có dạng như sau: - Nhấp chuột vào màn hình trên, ta được giao diện như sau: - Tiếp theo ta chọn mẫu thiết kế: Giáo án điện tử không có mẫu, kiểu cách quy định sẵn như giáo án thông thường, hình dáng của nó tùy vào khả năng và sở thích của người soạn.Vì vậy trước khi thiết kế ta phải chọn mẫu thiết kế: Format => Slide Layout => chọn mẫu ở các ô bên phải như tranh vẽ sau: -> - Đánh nội dung văn bản vào mẫu đã chọn: Đánh nội dung văn bản vào đây. Đánh nội dung văn bản vào đây. - Tạo thêm khung văn bản(text box) để thiết kế bảng phụ, tạo những phần phụ có hiệu ứng riêng: Nhấp chuột vào đây rồi kéo thả để tạo thêm khung văn bản - Chèn kí tự đặc biệt: Insert -> Symbol…-> Chọn kí tự cần chèn trong bảng -> Insert. Chọn màu cho chữ ở đây. - Tô màu cho chữ: Để tô màu chữ ta bôi đen phần chữ cần tô màu và kích vào biểu tượng chữ A ở trên thanh Formatting hoặc thanh Draw rồi chọn màu thích ứng: - Tô màu nền cho chữ: Để tô màu nền ta kích vào khung cần bôi nền sau đó kích vào biểu tượng cái xô ở trên thanh Formatting hoặc thanh Draw rồi chọn màu thích ứng: Chọn màu cho nền ở đây. - Tạo hiệu ứng cho đối tượng: Trên thanh menu, chọn Slide Show à Custom Animation hoặc trên khung tác vụ Getting Started, chọn Custom Animation. hoặc + Click chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng hoạt hình. Trong khung tác vụ Custom Animation, click Add Effect + Khi click các nhóm hiệu ứng, sẽ xuất hiện lần lượt các menu hiệu ứng, ta chọn các hiệu ứng cho phù hợp với từng đối tượng. Lưu ý: để thêm nhiều sự lựa chọn về hiệu ứng, click vào More Effects…; để gỡ bỏ hiệu ứng ta chọn Remove. * Các hiệu ứng trong nhóm Entrance (xuất hiện đối tượng): -> * Các hiệu ứng trong nhóm Emphasis (hiệu ứng tại chỗ): -> * Các hiệu ứng trong nhóm Exit (hiệu ứng thoát): -> * Các hiệu ứng trong nhóm Motion Paths (hiệu ứng di chuyển): -> * Hiệu chỉnh thời điểm bắt đầu hiệu ứng: Trong khung Custom Animation, phần Modify Wipe (hiệu ứng được chọn làm ví dụ kiểu Wipe), trong phần Start, click vào mũi tên rồi click các tùy chọn trong danh sách sổ xuống. * Hiệu chỉnh hướng chuyển động của hiệu ứng: Trong khung Custom Animation, phần Modify Wipe (hiệu ứng được chọn làm ví dụ kiểu Wipe), trong phần Direction, click vào mũi tên rồi click các tùy chọn trong danh sách sổ xuống. * Hiệu chỉnh tốc độ chuyển động hiệu ứng của đối tượng: Trong khung Custom Animation, phần Modify Wipe (hiệu ứng được chọn làm ví dụ kiểu Wipe), trong phần Speed, click vào mũi tên rồi click các tùy chọn trong danh sách sổ xuống. * Các chức năng khác của hiệu ứng mới quý thầy cô giáo tự tìm hiểu và khám phá thêm trong hộp thoại Effect Options và Timing…để làm phong phú thêm giáo án điện tử của mình. * Đổi thứ tự hiệu ứng: đơn giản nhất là nhắp chuột vào hiệu ứng cần thay đổi rồi kéo thả vào vị trí muốn thay đổi thích hợp. - Thêm slide: Muốn thêm Slide mới thì ta vào Insert => New Slide hoặc ấn vào nút có biểu tượng New Slide (Ctrl+M) ở trên thanh công cụ để thêm Slide hoặc nhắp phải vào vị trí muốn thêm slide rồi chọn New Slide. - Xóa slide: Chọn slide cần xóa rồi nhấn phím delete hoặc nhắp phải chuột vào slide cần xóa rồi chọn Delete slide. - Chuyển vị trí slide: Nhắp chuột vào slide cần thay đổi rồi kéo thả vào vị trí muốn thay đổi thích hợp. - Chèn hình ảnh: Muốn chèn hình vào các Slide ta vào: Insert => picture => From file => chọn đường dẫn có ảnh cần chèn => chọn ảnh cần chèn => insert => sau đó điều chỉnh ảnh theo ý mình. Đơn giản hơn, ta cũng có thể dùng chức năng copy một ảnh rồi paste vào slide cần chèn. - Chèn âm thanh: Muốn chèn âm thanh ta vào Insert => Movies and Sounds => Sound from file => Chọn đường dẫn đến bài nhạc cần chèn => Chọn bài nhạc cần chèn => Insert. * Lưu ý : Power Point ưu tiên cho một số bài nhạc có đuôi avi, wav, cda, ... Power Point mặc định khi mở đến slide có chèn nhạc thì bài hát tự động bật và nó sẽ tắt khi mình chuyển sang slide khác. Nhưng nếu muốn cho bài hát hát tiếp trong các slide khác, hoặc muốn ẩn biểu tượng đi thì mình click chuột vào nốt nhạc đó và chọn : Slide Show => Custom_Animation => Rồi kích chuột vào mũi tên phía bên phải màn hình chọn Effect Option => After : chọn số Slide cần phát bài hát đó hoặc chọn Hide …. để ẩn biểu tượng nốt nhạc đi. - Chèn phim: Muốn chèn một đoạn film vào slide ta thực hiện các bước sau : Vào : Insert => Movies and Sounds => Movie from file => Chọn đường dẫn đến đoạn phim cần chèn => Chọn đoạn phim cần chèn => Insert. * Lưu ý: Power Point chỉ hỗ trợ cho các đoạn phim có đuôi là : *.avi; *.mpg; … Mà các đoạn phim, hoặc các bài hát nhạc hình thông thường lại có đuôi là *.dat vì vậy để chèn được những bài nhạc như thế ta cần phải đổi đuôi các bài nhạc đó. Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyển đổi đuôi nhạc. Ở đây tôi chỉ giới thiệu phần mềm thuận tiện nhất có trong chương trình Heroshop. Ví dụ tôi muốn chèn bài hát “ Cung đàn mùa xuân” ở ổ đĩa D với đuôi .Dat thì tôi phải đổi đuôi như sau : Vào : C:\ => HEROSOFT => HERO2001. Sau đó mở bài hát Cung đàn mùa xuân ở ổ D ra và đặt tên cho nó với đuôi là *.mpg và kích vào nút Play để đổi đuôi. Bài hát mới này có đuôi là *.mpg và nằm trong thư mục C:\HEROSOFT\HERO2001\. - Tạo liên kết với tập tin khác: + Tạo liên kết: Chọn đối tượng cần mở liên kết trong slide -> Click phải chuột, xuất hiện menu như dưới đây -> Chọn open hyperlink. + Gỡ bỏ liên kết: Chọn đối tượng cần gỡ bỏ liên kết trong slide -> Click phải chuột, xuất hiện menu như hình vẽ -> Chọn Remove hyperlink. Tạo liên kết Gỡ bỏ liên kết - Tạo bảng: Vào menu Insert/Table... xuất hiện hộp thoại: Gõ số cột vào Number of columns và số hàng vào Number of rows -> OK. Các thao tác khác với bảng tương tự như Word. - Chèn đồ thị vào slide: Vào menu Insert/Chart... Một đồ thị mặc định hiện ra cùng với bảng dữ liệu. Sửa bảng dữ liệu để có đồ thị mong muốn. * Lưu ý: Có thể vẽ đồ thị trong Excel rồi copy và dán vào slide - Thao tác với quan hệ giữa các đối tượng: + Nhóm các đối tượng thành 1 khối: Chọn các đối tượng (Shift + Left click) Nháy chuột phải trên chúng, chọn Grouping/Group + Đưa 1 đối tượng hiện xuống phía sau các đối tượng khác: Nháy chuột phải trên đối tượng, chọn Order/Send to back IV. TRÌNH CHIẾU: Để trình chiếu ta ấn phím F5; Hoặc click vào biểu tượng màn hình ở góc dưới bên trái màn hình; hoặc vào Slide Show => View Show (F5) B. MỘT SỐ KINH NGHIỆM RIÊNG: 1. Chọn nội dung để soạn - giảng: Xác định bài giảng hay phần bài giảng nào thích hợp cho việc soạn giáo án điện tử tùy thuộc đặc trưng của mỗi môn học và từng bài học cụ thể. Ví dụ, trong môn Hóa học, khi gặp những bài mà phòng thí nghiệm có đầy đủ dụng cụ và hóa chất thì chúng ta nên chọn từng phần để soạn giảng, vẫn nên tiến hành thí nghiệm như thường mà không nên thay bằng hình ảnh hay videoclip trên Powerpoint vì như thế sẽ làm mất đi tính đặc thù của bộ môn. Có hai phương án để chúng ta sử dụng giáo án điện tử: Phương án thứ nhất là soạn và dạy nguyên cả bài bằng giáo án điện tử mà không cần sử dụng các phương tiện hỗ trợ khác. Phương án thứ hai là có thể dùng Powerpoint như một công cụ hỗ trợ trực quan cho 1 phần bài học cụ thể, làm cho học sinh hào hứng hơn trong tiết học. Thông thường ta sẽ chọn phương án dạy nguyên cả bài bằng giáo án điện tử khi bài học dài mà chúng ta lại muốn mở rộng nội dung bài học; phương tiện để tiến hành các thí nghiệm thật không đầy đủ trong khi nguồn tư liệu liên quan đến bài dạy phong phú: hình ảnh, bản đồ, thí nghiệm ảo; nội dung bài học trừu tượng không thể dùng phương pháp giảng giải hay thảo luận nhóm mà phải vận dụng kết hợp giữa trực quan và lời nói. Phương án dạy bằng giáo án điện tử trong một phần nội dung bài học được sử dụng khi ta có đủ dụng cụ thực hành, thí nghiệm hoặc các phương pháp dùng lời khác hiệu quả hơn, khai thác được vốn hiểu biết của học sinh. Nghĩa là không nhất thiết phần nào cũng trình diễn bằng giáo án điện tử. Chúng ta có thể chỉ sử dụng nó để minh họa một phần bài học cụ thể nào đó như một phương tiện trực quan: một thí nghiệm khó, một phần cấu tạo không quan sát được bằng mắt thường, một hình ảnh xa lạ có tính đặc trưng, một đoạn chèo cổ mà học sinh chưa được xem bao giờ... Sự thay đổi đó cũng đem lại hiệu quả rất cao, nó tạo ra sự mới lạ, hào hứng không gây nhàm chán cho học sinh khi chỉ thấy “chữ chạy” suốt cả tiết học trên màn hình. 2. Một số nguyên tắc về hình thức: Thứ nhất, màu sắc sử dụng cần hài hoà, phù hợp tâm lý học sinh và nội dung bài giảng. Màu sắc của hình nền và chữ viết cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có màu sáng hay trắng. Bản thân tôi thì thích dùng kiểu nền sậm (xanh dương hay xanh lá cây đậm) và chữ màu trắng vì kiểu này nó quen thuộc với hình ảnh “bảng xanh, phấn trắng” mà học sinh thường được thấy theo kiểu dạy truyền thống. Thứ hai,
Luận văn liên quan