Hiện nay, thuế TTĐB được thể hiện tại 3 văn bản luật là Luật thuế TTĐB năm 1998, Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế TTĐB năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật thuế GTGT năm 2005. Điều này cho thấy sự phức tạp và bất tiện trong việc áp dụng các nội dung trong những văn bản luật đã ban hành về cùng một vấn đề.
Thêm vào đó, Luật hiện hành qui định 8 loại hàng hoá và 5 loại hình dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB là quá ít so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, ở Malaysia, thuế TTĐB đánh vào 17 loại hàng hóa, Hungari: 22 loại hàng hóa, Thụy Điển: 19 nhóm hàng hóa. Điều này dẫn đến tỷ trọng thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí mặc đù đã tăng trong những năm qua, từ mức 7,89% năm 2003 lên mức 9,49% năm 2007, tuy nhiên vẫn rất thấp so với các nước Đông Nam Á (Philippines: 12,9%, Singapore: 25,9%, Thái Lan: 25,6%, Malaysia: 10,5%.)
Ngoài ra, Luật thuế TTĐB là một công cụ để tạo sân chơi bình đẳng thực sự cho các loại hình doanh nghiệp và đảm bảo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo cam kết gia nhập WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Do vậy, quy định hiện hành về mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên không còn phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam (hiện áp dụng hai mức 30% và 65%).
Đồng thời, còn rất nhiều nội dung trong Luật thuế TTĐB hiện hành bất cập, khó áp dụng trong thực tiễn thi hành và không điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý như:
Về thuế suất đối với các mặt hàng. Ví dụ đối với ô tô gồm 3 mức: loại dưới 5 chỗ ngồi thuế suất là 50%, loại từ 6 đến 15 chỗ ngồi thuế suất là 30% và loại từ 16 đến dưới 24 chỗ thuế suất là 15%. Việc quy định như trên trong thực tế thực hiện đã bộc lộ hạn chế, loại xe từ 6 đến 9 chỗ được sử dụng chủ yếu làm phương tiện đi lại cho cá nhân, song chỉ chịu mức thuế suất bằng 60% so với mức thuế suất áp dụng cho xe dưới 5 chỗ. Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở phần lớn các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines. các loại xe chở người từ 10 chỗ ngồi trở xuống đều ở cùng một nhóm và chịu cùng một mức thuế suất;
Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế. Theo Luật thuế TTĐB thì ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Quy định này là phù hợp với chủ trương khuyến khích sử dụng ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách công cộng, hạn chế sử dụng ô tô cá nhân, đây là thông lệ chung của đại đa số các nước trên thế giới. Thực tế hiện nay có một số loại xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhưng được sử dụng cho mục đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ, xe chở người tàn tật, xe ô tô vừa thiết kế chỗ ngồi, vừa thiết chỗ đứng chở được trên 24 người (xe buýt nội thành và liên tỉnh, xe buýt vận chuyển khách trong sân bay, nhà ga). Để phù hợp với mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết thu nhập của sắc thuế này đối với mặt hàng ô tô nên bổ sung các loại ô tô dưới 24 chỗ ngồi như nêu trên vào diện không chịu thuế TTĐB.
Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế được ban hành và đã có hiệu lực từ 1/7/2007 nên những nội dung về quản lý thuế trong Luật thuế TTĐB không còn hiệu lực thi hành.
5 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số nguyên tắc và nội dung sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số nguyên tắc và nội dung sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Hiện nay, thuế TTĐB được thể hiện tại 3 văn bản luật là Luật thuế TTĐB năm 1998, Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế TTĐB năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật thuế GTGT năm 2005. Điều này cho thấy sự phức tạp và bất tiện trong việc áp dụng các nội dung trong những văn bản luật đã ban hành về cùng một vấn đề.
1. Từ sự bất cập của các sắc thuế về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Hiện nay, thuế TTĐB được thể hiện tại 3 văn bản luật là Luật thuế TTĐB năm 1998, Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế TTĐB năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TTĐB và Luật thuế GTGT năm 2005. Điều này cho thấy sự phức tạp và bất tiện trong việc áp dụng các nội dung trong những văn bản luật đã ban hành về cùng một vấn đề.
Thêm vào đó, Luật hiện hành qui định 8 loại hàng hoá và 5 loại hình dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB là quá ít so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Ví dụ, ở Malaysia, thuế TTĐB đánh vào 17 loại hàng hóa, Hungari: 22 loại hàng hóa, Thụy Điển: 19 nhóm hàng hóa. Điều này dẫn đến tỷ trọng thuế TTĐB trong tổng thu ngân sách từ thuế, phí và lệ phí mặc đù đã tăng trong những năm qua, từ mức 7,89% năm 2003 lên mức 9,49% năm 2007, tuy nhiên vẫn rất thấp so với các nước Đông Nam Á (Philippines: 12,9%, Singapore: 25,9%, Thái Lan: 25,6%, Malaysia: 10,5%...)
Ngoài ra, Luật thuế TTĐB là một công cụ để tạo sân chơi bình đẳng thực sự cho các loại hình doanh nghiệp và đảm bảo các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Theo cam kết gia nhập WTO, trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập WTO, tất cả các loại rượu được chưng cất có nồng độ từ 20 độ cồn trở lên sẽ chịu một mức thuế tuyệt đối tính theo lít rượu cồn nguyên chất hoặc một mức thuế phần trăm. Do vậy, quy định hiện hành về mức thuế suất đối với mặt hàng rượu từ 20 độ trở lên không còn phù hợp với cam kết gia nhập WTO của Việt Nam (hiện áp dụng hai mức 30% và 65%).
Đồng thời, còn rất nhiều nội dung trong Luật thuế TTĐB hiện hành bất cập, khó áp dụng trong thực tiễn thi hành và không điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý như:
Về thuế suất đối với các mặt hàng. Ví dụ đối với ô tô gồm 3 mức: loại dưới 5 chỗ ngồi thuế suất là 50%, loại từ 6 đến 15 chỗ ngồi thuế suất là 30% và loại từ 16 đến dưới 24 chỗ thuế suất là 15%. Việc quy định như trên trong thực tế thực hiện đã bộc lộ hạn chế, loại xe từ 6 đến 9 chỗ được sử dụng chủ yếu làm phương tiện đi lại cho cá nhân, song chỉ chịu mức thuế suất bằng 60% so với mức thuế suất áp dụng cho xe dưới 5 chỗ. Qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy ở phần lớn các quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines... các loại xe chở người từ 10 chỗ ngồi trở xuống đều ở cùng một nhóm và chịu cùng một mức thuế suất;
Về đối tượng không thuộc diện chịu thuế. Theo Luật thuế TTĐB thì ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên không thuộc diện chịu thuế TTĐB. Quy định này là phù hợp với chủ trương khuyến khích sử dụng ô tô phục vụ sản xuất kinh doanh, vận chuyển hành khách công cộng, hạn chế sử dụng ô tô cá nhân, đây là thông lệ chung của đại đa số các nước trên thế giới. Thực tế hiện nay có một số loại xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi nhưng được sử dụng cho mục đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ, xe chở người tàn tật, xe ô tô vừa thiết kế chỗ ngồi, vừa thiết chỗ đứng chở được trên 24 người (xe buýt nội thành và liên tỉnh, xe buýt vận chuyển khách trong sân bay, nhà ga)... Để phù hợp với mục tiêu hướng dẫn tiêu dùng, điều tiết thu nhập của sắc thuế này đối với mặt hàng ô tô nên bổ sung các loại ô tô dưới 24 chỗ ngồi như nêu trên vào diện không chịu thuế TTĐB.
Bên cạnh đó, Luật Quản lý thuế được ban hành và đã có hiệu lực từ 1/7/2007 nên những nội dung về quản lý thuế trong Luật thuế TTĐB không còn hiệu lực thi hành.
2. Nguyên tắc sửa đổi Luật thuế TTĐB
Thuế TTĐB là một loại thuế gián thu đánh vào tiêu dùng của xã hội. Mục tiêu cơ bản của loại thuế này là nhằm điều tiết mạnh vào các loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp hay những sản phẩm tiêu dùng không có lợi cho sức khỏe, góp phần hướng dẫn phát triển sản xuất kinh doanh, tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước, qua đó góp phần đảm bảo nguồn thu ổn định cho ngân sách nhà nước. Vì vậy, hàng hoá, dịch vụ xa xỉ hoặc hàng hóa mà Nhà nước không khuyến khích tiêu dùng vì có hại cho sức khoẻ con người thì mức thuế suất áp dụng sẽ càng cao (ví dụ, đối với mặt hàng thuốc lá). Tuy nhiên, cũng phải nói rằng, để hướng tới một xã hội công dân, trong đó các quyền của con người được đảm bảo ở mức tối đa thì các mức thuế suất cao sẽ không thể có hiệu lực lâu dài, vì có thể ảnh hưởng đến quyền được hưởng hàng hóa và dịch vụ giá rẻ của người dân.
Luật thuế TTĐB cần sửa đổi theo hướng tăng diện chịu thuế, tiến tới xoá bỏ miễn, giảm thuế TTĐB để đảm bảo công bằng, bình đẳng về nghĩa vụ thuế và nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập. Từ trước đến nay, khi sửa đổi Luật thuế, chúng ta thường hướng tới mục tiêu của Nhà nước là làm sao tăng được nguồn thu từ loại thuế đó (đặc biệt đối với các loại thuế gián thu vì dễ thu), còn vấn đề bình đẳng trong nghĩa vụ thuế thì hay bị lãng quên. Luật thuế TTĐB mặc dù là thuế gián thu nhưng lại nhằm điều tiết thu nhập và hướng dẫn tiêu dùng hợp lý nên một nguyên tắc sửa đổi Luật thuế này cũng là phải tạo sự bình đẳng, công bằng về nghĩa vụ thuế. Người nào có thu nhập cao, tiêu dùng nhiều loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ chịu thuế TTĐB thì phải trả thuế cao, ngược lại có thu nhập thấp, không tiêu dùng các loại hàng hoá, dịch vụ nêu trên thì không phải trả thuế.
Ngoài ra, nên thống nhất mức thuế suất đối với hàng hoá cùng loại, không nên chia nhỏ và phân biệt sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và tạo cơ hội cho việc trốn thuế như đối với mặt hàng rượu, bia, ô tô, thuốc lá...
Thêm vào đó, khi sửa đổi Luật thuế TTĐB cần cân nhắc vấn đề giải quyết các mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia với các nước đối tác trong các ngành, lĩnh vực tương ứng; giữa chính sách bảo hộ hợp lý nền sản suất trong nước với định hướng tiêu dùng, chính sách lao động, việc làm, nguồn thu ngân sách và chống gian lận thương mại. Đây là điều hết sức cần thiết nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, tạo sự hợp tác lâu dài và ổn định giữa các quốc gia. Nên tránh tình trạng chính sách pháp luật hay thay đổi và bất ngờ, hoặc không có lộ trình thực thi (ví dụ vấn đề thuế suất đối với ô tô, việc thường xuyên điều chỉnh thuế ô tô đã gây ra nhiều biến động trên thị trường và làm cho thị trường ô tô trở nên phức tạp và khó dự đoán. Nếu nhà nước có các chính sách trung và dài hạn thì các doanh nghiệp có thể an tâm hoạch định chiến lược sản xuất - kinh doanh lâu dài tại Việt Nam. Điều đó cũng sẽ hỗ trợ cho việc mời gọi các nhà cung cấp linh kiện đầu tư vào Việt Nam để nâng cao tỷ lệ nội địa hoá).
3. Một số góp ý cụ thể vào Dự thảo luật
Dự thảo luật gồm 11 điều ngắn gọn, tuy nhiên có nhiều nội dung chưa được qui định rõ ràng, vì vậy có thể gây ra cách hiểu khác nhau. Nên qui định theo hướng càng chi tiết, cụ thể càng tốt. Những gì mang tính chất dễ thay đổi, nhất thời thì chỉ cần qui định nguyên tắc trong luật.
Về đối tượng chịu thuế TTĐB. Nên quán triệt nguyên tắc mở rộng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB. Dự luật đã bổ sung: các chế phẩm khác từ lá thuốc lá; ô tô chở người dưới 24 chỗ, kể cả ô tô thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng (xe VAN, xe Pick-up có từ hai hàng ghế trở lên); Xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cc trở lên; tàu bay và du thuyền (trừ tàu bay và du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh, vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch); trò chơi điện tử có thưởng; kinh doanh đặt cược. Điều này là hợp lý, nhưng vẫn chưa bao quát hết các đối tượng cần thiết nhằm điều tiết tiêu dùng và thu nhập như điện thoại đi động giá đắt, dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, các thiết bị điện, điện tử gia dụng cao cấp, vật dụng cao cấp làm bằng pha lê, thảm len; mỹ phẩm cao cấp, không phân biệt đó là hàng hóa sản xuất trong nước hay hàng hóa nhập khẩu. Bởi đây là những loại hàng hóa, dịch vụ cao cấp mà thành phần sử dụng đa số là những người có thu nhập cao trong xã hội. Việc mở rộng diện chịu thuế TTĐB với những loại hàng hóa dịch vụ này sẽ góp phần điều tiết thu nhập, định hướng tiêu dùng, mở rộng thêm được nguồn thu. Tuy nhiên, mức thuế suất không nên cao quá (khoảng 10% để tránh hiện tượng trốn thuế). Thêm vào đó, việc mở rộng diện chịu thuế như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật thuế của các nước trong khu vực. Ngoài ra, thu nhập bình quân đầu người của người Việt Nam hiện nay cũng tương đối cao so với trước đây, nên nếu mở rộng đối tượng chịu thuế như vậy sẽ làm tăng khả năng điều tiết thu nhập của thuế TTĐB.
Đối với ô tô từ 16 đến 24 chỗ ngồi và trở lên nên đưa vào diện không chịu thuế TTĐB nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất không chỉ các dòng xe có mức thuế suất thấp và động viên người dân tiêu dùng, bảo vệ sức khoẻ, đảm bảo văn minh đô thị, tránh tình trạng ùn tắc giao thông. Bên cạnh đó, các loại ô tô là đối tượng chịu thuế nên chia làm 2 loại: dưới 10 chỗ ngồi, từ 10 đến 16 chỗ và tương ứng với nó là các mức thuế suất khác nhau.
Đối với điều hoà nhiệt độ, theo Luật thuế TTĐB hiện hành đánh vào điều hoà nhiệt độ duới 90.000 BTU. Đây là loại điều hoà có công suất nhỏ, chủ yếu sử dụng cho mục đích tiêu dùng cá nhân. Trên thực tế có những loại điều hoà có công suất nhỏ nhưng được thiết kế riêng để lắp trên các phương tiện vận tải như: điều hoà dùng cho ô tô, tàu hoả, tàu biển. Đây là loại điều hoà có thiết kế đặc thù, khó có thể lắp trong gia đình, văn phòng. Việc quy định loại điều hòa này thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB là chưa phù hợp, làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, làm tăng giá thành. Vì vậy, đề nghị bổ sung vào diện không chịu thuế TTĐB.
Về thuế suất. Dự luật qui định rất nhiều loại khác nhau. Trong 10 mặt hàng chịu thuế thuế TTĐB có đến 13 mức thuế suất cao thấp khác nhau từ 10% - 70%. Đối với mỗi loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau có mức thuế suất tương ứng khác nhau. Thậm chí trong một số trường hợp, đối với cùng một loại hàng hóa nhưng lại chia theo các tiêu chí khác nhau để áp dụng các mức thuế suất rất chênh lệch nhau, vì vậy càng làm cho biểu thuế thêm phức tạp, việc xác định mức thuế suất áp dụng dễ bị vận dụng tùy tiện. Ví dụ như cùng một mặt hàng là rượu, có 2 mức thuế suất rất khác biệt. R ượu từ 20 độ trở lên: 55%; rượu dưới 20 độ, rượu thuốc: 20%. Đối với mặt hàng ô tô, độ chênh lệch các mức thuế suất là quá lớn. Cụ thể là ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi thì loại có dung tich xi lanh từ 2.000cc trở xuống: 50%, loại có dung tích xi lanh trên 2.000cc đến 3.000cc: 60%, loại có dung tích xi lanh trên 3.000cc là 70%.
Có thể nói, các mức thuế suất nêu trên và khoảng cách giữa chúng là khá xa. Cần thiết phải có sự điều chỉnh thấp hơn. Điều này là phù hợp và sẽ tương quan với các sắc thuế khác. Trong điều kiện thuế nhập khẩu tiếp tục được điều chỉnh giảm theo cam kết thực hiện CEPT, áp dụng thuế GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành giảm xuống mức hợp lý nhằm không làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ này. Tuy nhiên, đối với mặt hàng thuốc lá, lọai hàng rất độc hại cho sức khoẻ người dân thì nên áp mức thuế cao hơn (70%), nhằm hạn chế tới mức cao nhất việc tiêu dùng loại hàng này.
Bên cạnh đó, để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, mỗi loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB chỉ nên áp dụng một hoặc hai mức thuế suất để đảm bảo tính đơn giản, khả thi chứ không chia nhỏ như hiện nay làm cho biểu thuế TTĐB phức tạp và khó áp dụng.
Về vấn đề miễn giảm thuế. Điều 9 Dự luật qui định: Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế, miễn thuế.
Vậy thế nào là tai nạn bất ngờ? Trong trường hợp nào được xác định là bất ngờ? Chưa có văn bản nào giải thích về vấn đề này, nên cần làm rõ. Tuy nhiên, tốt hơn hết là không nên áp dụng chế độ miễn giảm thuế TTĐB cho các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, bởi đây là loại thuế gián thu do người tiêu dùng chịu thuế, các cơ sở sản xuất chỉ là người nộp hộ nên việc quy định miễn giảm thuế đối với loại thuế này là không hợp lý; hơn nữa, đây là những loại hàng hóa dịch vụ mà Nhà nước cần điều tiết, định hướng cho việc sản xuất, tiêu dùng để đảm bảo lợi ích cộng đồng, xã hội, hầu hết những loại hàng hóa dịch vụ này không phải là những mặt hàng thiết yếu cho đời sống nhân dân, không thuộc diện khuyến khích tiêu dùng, nên việc quy định miễn giảm thuế đối với các mặt hàng này là không cần thiết.
Về giá tính thuế. Cần áp dụng thống nhất quy định giá tính thuế đối với hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB, theo đó, giá tính thuế là giá do cơ sở sản xuất bán ra tại nơi sản xuất chưa có thuế TTĐB, tức là giá tính thuế bao gồm cả giá trị bao bì, vỏ hộp. Ngoài ra, cần thiết quy định áp dụng giá tính thuế TTĐB theo giá thị trường đối với loại hàng hóa đó trong những trường hợp các cơ sở sản xuất kê khai giá bán không hợp lý nhằm hạn chế việc các cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB lợi dụng việc không quy định khống chế về giá TTĐB để lách thuế, hoặc áp dụng thuế suất tuyệt đối cho các hàng hoá, dịch vụ.
Về khấu trừ và hoàn thuế TTĐB. Dự luật qui định quá chung chung, khó áp dụng. Cần qui định rõ cơ sở, điều kiện, trường hợp được hoàn loại thuế này.