Như chúng ta đã biết toán học là một bộ môn tự nhiên có lượng kiến thức rất lớn, có vai trò quan trong trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.
Đối với trẻ toán học giúp trẻ tìm hiểu thế giói xung quanh thông qua mối quan hệ về số lượng kích thước, vị trí, hình dạng trong không gian giúp trẻ giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày, trang bị cho trẻ những hiểu biết đơn giản để trẻ bước vào lớp học lớp 1 được tốt hơn.
10 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4714 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Một số sáng kiến giúp trẻ 5-6 tuổi Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng công nghệ thông tin cho trẻ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM
Một số sáng kiến giúp trẻ 5-6 tuổi “ Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNTT cho trẻ”
I. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ
1. Suất phát từ những yêu cầu chương trình giáo dục mầm non mới nói chung. Chất lượng dạy học làm quen vói các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNTT ở tường Mầm Non nói riêng.
Như chúng ta đã biết toán học là một bộ môn tự nhiên có lượng kiến thức rất lớn, có vai trò quan trong trong cuộc sống của mỗi con người chúng ta.
Đối với trẻ toán học giúp trẻ tìm hiểu thế giói xung quanh thông qua mối quan hệ về số lượng kích thước, vị trí, hình dạng trong không gian giúp trẻ giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống hàng ngày, trang bị cho trẻ những hiểu biết đơn giản để trẻ bước vào lớp học lớp 1 được tốt hơn.
2. Xuất phát từ vị trí môn học “Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNNT” ở lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.
Mỗi một môn học ở trường Mầm Non nói chung lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng đều góp phần vào việc hình thánh và phát triển những cơ sỡ ban đầu của nhân cách con người việt nam. Trong các môn học ở trường Mầm Non cùng với môn làm quen với môi trường xung quanh, làm quen với văn học, làm quen chữ cái thì làm quen với toán có vị trí quan trọng vì:
Giúp trẻ nhận thức được rằng mọi đối tượng, sự vật, hình dạng luôn liên quan tới nhau
Khuyến khích trẻ biết suy nghỉ độc lập, tưởng tượng, sáng tạo.
Phát triển ở trẻ tính ham hiểu biết, trí thông minh, nhanh nhẹn và có ý thức bảo vệ đồ dùng đồ chơi, bảo vệ môi trường.
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua việc miêu tả diễn đạt những gì trẻ nhận thức được.
3. Xuất phát từ nội dung môn học “Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNNT”
Cấu trúc nội dung môn học làm quen với các biểu tượng toán ở lớp -6 tuổi :
Nội dung môn học làm quen với các biểu tượng ở trường Mầm Non bao gồm các kiến thức như:
Làm quen với các số lượng: Đếm, nhận biết, so sánh, phân chia số lượng từ 1 đến 10.
Làm quen với các biểủ tượng về định hướng không gian như: Nhận biết, phân biệt trên – dưới, trước- sau, phải- trái…
Làm quen với các biểu tượng về hình dạng: Nhận biết, phân biệt khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chử nhật, hình tròn hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật…
Làm quen với các biểu tượng về kích thước như: cao- thấp, dài – ngắn, to – nhỏ, rộng – hẹp…và làm quen với các thao tác đo…
Từ những nội dung trên, trẻ có thể nhận biết, suy đoán, phán đoán, khám phá các biểu tượng, qua đó hình thành những kiến thức ban đầu về toán học cho trẻ.
4.Xuất phát từ tình trạng cũ:
Trong thực tế nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ đếm, gọi tên một cách đơn điệu theo khuôn mẫu cho trước mà chưa tạo cơ hội cho trẻ đưa ra nhưng ý kiến, định hướng khác nhau, chưa phát huy tối thiểu trí thông minh của trẻ với các đồ vật, đồ chơi xung quanh trẻ.
Giáo viên chưa chú ý đưa ra những câu hỏi mở, khuyến khích, khích lệ sự tìm tòi, thich khám phá ham hiểu biết của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ ít có điều kiện để giải quyết vấn đề do đó mà trẻ không hứng thú với bộ toán học, (do tính chất khô khan của bộ môn)
II. NHẬN THỨC MỚI VÀ GIẢI PHÁP MỚI:
Bản thấn tôi nhận thấy rằng đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho trẻ “Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNNT” là một vấn đề không thể thiếu được. Kinh nghiệm nhiều năm làm giáo viên đứng lớp mẫu giáo 5-6 tuổi không những nắm chắc về làm quen với môi trương xung quanh, làm quen với văn học, làm quen với chữ cái, tạo hình…Mà còn làm quen với các biểu tượng toán học để trẻ có đủ tự tin trong nhưng năm học tiếp theo và trong cuộc sống xung quanh trẻ mà không bở ngỡ.
Đồng thời tôi luôn luôn nghiên cứu kỹ đề tài mà mình chuẫn bị dạy, tìm tòi các phương pháp phù hợp của tiết dạy , chuẩn bị đầy đủ đồ, dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn trẻ, tìm hiểu trẻ thích gì, muốn gì, nhận thức ở tiết này như thế nào.
*Giải pháp mới:
Đối với bộ môn cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán học qua “Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNNT” để gây hứng thú kích thích sự chú ý và tích lũy kiến thức cho trẻ tôi tìm ra những giải pháp như sau:
Giải pháp 1: Sáng tác trò chơi ,câu đố ,bài hát hấp dẫn.
Khi cho trẻ làm quen với các biểu tượng toán ở các bài học của các chủ đề “ thế giới động vật” tôi thường tổ chức cho trẻ chơi kết hợp với đồng dao, ca dao, câu đố cho trẻ ở nhóm lớp.
Ví dụ: Đề tài: toán số 6 tiết 1-2 với trò chơi: “ Chú vịt con”
Cách chơi: Chia trẻ thành 4 nhóm cùng chơi và kiểm tra nhau vừa chơi vừa đọc lời ca:
Sáu chú vịt đi trên thảm cỏ
Qua cánh đống đi xa thật xa
Mẹ gọi to: Quác, Quác, Quác
Chỉ có năm chú vịt quay về
Năm chú vịt đi trên thảm cỏ
Qua cánh đồng đi xa thật xa
Mẹ gọi: Quác, Quác, Quác
Chỉ có bốn chú vịt quay về
Bốn chú vịt đi trên thảm cỏ
Qua cánh đồng đi xa thật xa
Mẹ gọi to: Quác, Quác, Quác
Chỉ có ba chú vịt quay về
Ba chú vịt đi trên thảm cỏ
Qua cánh đồng đi xa thật xa
Mẹ gọi to: Quác, Quác, Quác
Chỉ có hai chú vịt quay về
Hai chú vịt đi trên thảm cỏ
Qua cánh đồng đi xa thật xa
Mẹ gọi to: Quác, Quác, Quác
Chỉ có một chú vịt quay về
Một chú vịt đi trên thảm cỏ
Qua cánh đồng đi xa thật xa
Mẹ gọi to: Quác, Quác, Quác
Cả sáu chú vịt quay về đông đủ.
Hay:
Hai lợn mẹ sống trong ngôi nhà nhỏ
Mẹ thứ nhất sinh được ba con
Mẹ thứ hai sinh được hai con
Ba chú lợn lông đen và trắng
Ba chú khác lông xám như chì
Cả đàn lợn có mấy còn nào? (6 con)
* Với chủ đề: “bản thân” với đề tài ôn số lượng trong phạm vi 5 so sánh số lượng 5. Cô vận dụng trò chơi ôn luyên ở máy tính qua trò chơi “ Nhìn nhanh nói khẻ”
- Mục đích của trò chơi : Rèn luyện tính nhanh nhẹn, đồng thời tích hợp được môn MTXQ và làm giàu vốn từ cho trẻ.
- Cách chơi: Cô bấm chuột chỉ lần lượt các bộ phận trên cơ thể trẻ sẽ nói nhanh về số lượng:
Ví du: Cô cho lần lượt từng trẻ cầm chuôt đê bấm vào bàn tay: Trẻ nói nhanh 5 ngón tay.
Cô bấm chuột đến bàn chân : Trẻ nói 5 ngón chân
Hay cô hỏi trẻ bộ phận nào trên cơ thể có số lượng ít hơn 5? Trẻ có thể vừa điều khiển chuột vừa trả lời: ( Bộ phận Mắt, tay, tai….)
Cứ như vậy cho các bộ phận khác. Để trẻ không nhàm chán cô lồng tiếng vào máy tự hỏi trẻ trả lời.
Hoặc có thể nâng cao hơn trẻ vừa chơi vừa trả lời vừa chỉ vào các bộ phận trên cơ thể của mình.
Tổ chức trò chơi như vậy trẻ vừa chơi vừa cũng cố kiến thức mà không bị nhàm chán như những trò chơi với lô tô khác.
*. Với chủ đề: Nước Và Hiện Tượng Tự Nhiên
Đề tài nhận biết, phân biệt phía phải- phía trái, phía trên- phái dưới, phía trước- phía sau. Với đề tài này là một đề tài khó giáo viên rất ngại khi dạy đề tài này, tôi đã cố gắng tìm tòi để áp dụng vào bài học.
Trò chơi: “ Thế giới kì diệu” áp dụng vào phần hai.
Chuẩn bị: Máy vi tính, những hình ảnh, Mây, Trăng, Sao, cảnh vật con người…dựng nên thành câu chuyện.
Cách chơi: Trẻ ngồi trước máy cô vừa điều khiển máy vừa kể, vừa gợi hỏi trẻ:
+ Bầu trời, Trăng, Mây, Sao ở đâu?
+ Ngôi nhà, các bạn nhỏ ở đâu?
Hay hỏi cách khác: Con có nhận xét gì về bầu trời…và các bạn trong cảnh phim này? “Trẻ sẽ nhận xét về bầu trời có Trăng Sao, Mây…”
Để nhiều trẻ được trả lời cô có thể đặt các câu hỏi khác nhau ở các mức độ nhận thức của trẻ để kích thích trẻ trả lời.
*. Với chủ đê “ Gia đình”
Đề tài số 7 (tiết 2-tiết 3) cô có thể tổ chức các trò chơi như sau:
Trò chơi:
Gia đình đi thi ở nhà chủ nhật với phần thi ứng xử.
Cách chơi:
Cô là người làm ban tổ chức đưa ra đề toán, sau khi đề toán kết thúc, các gia đình rung chuông để dành quyền trả lời, gia đình nào nhanh trả lời đúng sẽ thắng.
Ví dụ: Giải câu đố:
Nhà em nuôi một đàn gà
Ba trống bốn mái đố là mấy con? (7 con)
Cô đọc tiếp : Năm nay Huyền 6 tuổi
Là sinh nhật thứ 6
Mẹ mua ba món quà
Bố cũng ba món quà
Bé bi cũng có một
Ôi sinh nhật vui quá
Đố bạn mấy món quà? (7 món quà)
Hay trò chơi: “Ô cữa bí mật”
Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội, bạn đội trưởng đại diện lên bắt thăm. Chử số trên thăm gộp với chử số trên ô cữa của mình gộp lại có số lượng đúng với yêu cầu đưa ra là đúng.
Ví dụ:
Chữ số trên thăm là hai gộp với chữ số trong ô cữa bí mật để có tổng là 7 theo yêu cầu là đúng.
Hay trò chơi:”Rung chuông vàng” với số lượng cả lớp đêu tham gia chơi và áp dụng cho toán số: 6, 7, 8, 9 ,10 tiết 1
Cách chơi: Cô nêu cấu tạo hoặc đặc điểm chữ số bất kỳ thì trẻ sẽ chọn thẻ chữ số đó và đọc to chữ số chọn được, nếu trẻ nào không chọn đúng thì sẽ bị loại ra ngoài vòng chơi hoặc cô có thể đọc câu đố cho trẻ chọn số và giơ lên.để nâng cao kiến cho trẻ cô có thể cho trẻ viết đáp án vào bảng rồi giơ lên ( Viết chữ số).
Giải pháp 2: Sáng tạo trò chơi trên chường trình Kisdmar cho trẻ học toán.
Với trẻ Mầm Non được làm quen với toán học không những trên tiết học mà còn ở mọi lúc mọi nơi vì thế trang trí để tạo môi trường toán trong lớp là điều hết sức coi trọng, hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ trả trẻ tôi thường tổ chức cho trẻ khám phá và làm một số đồ chơi ở chương trình Kisdmar để trang trí và tổ chức các trò chơi cho trẻ.
Ví dụ : Tôi trang trí ”ngôi nhà không gian và thời gian của TRU DY” với đề tài:’’ Trên- dưới ,trước- sau,phải- trái” phía trên vẽ hoàn chỉnh bức tranh ,phía dưới trẻ tự lấy hình ảnh gắn theo luật trên dưới ,trước sau…khi trẻ làm xong tôi hỏi trẻ về cách làm của trẻ để trẻ nói được các hướng. Hay trang trí tranh thể hiện 4 mùa với chủ đề” Tết và mùa xuân” thông qua bức tranh cho trẻ nhận biết được các phía của các đối tượng thông qua tranh.
Hoặc là: Trang trí ngôi nhà toán học của MI LI.
Cô và trẻ cùng làm nên các đôi to- nhỏ khác nhau để tổ chức cho trẻ chơi :” Chân ai xinh xắn”
Cách chơi:
Trẻ chọn và gắn từng đôi dày phù hợp với đôi chân của từng bạn.
Ví dụ: Dày to- đi bạn to
Dày vừa- đi bạn vừa
Dày nhỏ- đi bạn nhỏ
Hay trò chơi “ Gắn các bộ phận : Chân, Mắt, Đuôi con sâu
Cách chơi : Trẻ chọn và gắn các bộ phận con sâu hoàn chỉnh
-Chia trẻ thành 3 đội cùng thi đua nhau đội nào gắn xong trước và đúng là thắng.
Khi gắn xong cô hỏi:
+ Con biết gì về các bộ phận của con sâu này?
Cũng có thể hỏi?
+ Các bộ phận của con sâu này có số lượng như thế nào?
Với cách chơi và cách làm như trên nhằm cũng cố về số lượng cho trẻ.
*Ngôi nhà khoa học của SAMI
Cô và trẻ làm những chiếc bánh hình tròn hình vuông, nhân của chiếc bánh, rồi làm các quân lô tô rời, các hộp có gắn số hoặc lô tô.
Cách chơi: trẻ chọn nhân và gắn trên mỗi chiếc bánh theo số lượng tương ứng ở mỗi chiếc bánh.
Chơi ở hộp: Cho 3 đến 4 trẻ chơi.
Ví dụ: Hộp số 8 – Trẻ bỏ vào 8 bông hoa
Hộp số 7 – Trẻ chon và bỏ vào hộp 7 quả cam.
Trẻ chơi cô đến kiểm tra từng hộp của mỗi trẻ, khi trẻ chơi quen rồi thì cho trẻ tự kiểm tra lẫn nhau.
Cách làm các ngôi nhà toán học này được thay đổi theo chủ đề chủ điểm, ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh thu gom các nguyên phế liệu của thiên nhiên nạp để cô và trẻ cùng làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học.
Đó cũng là những kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã cho trẻ làm và thấy được kết quả rõ nét. Trẻ hứng thú say mê học, nhận biết các biểu tượng khá chính xác, trẻ còn đặt ra những câu hỏi thắc mắc từ đó phát huy tính thông minh cho trẻ.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với những giải pháp trên , qua thực tiễn tôi thấy được kết quả rõ nét:
- Các cháu hứng thú học, tham gia vào các trò chơi một cách tích cực.
- Trẻ cá biệt dần dần lôi cuốn vào tiết học.
- Cô cảm thấy nhẹ nhàng hơn trong tiết dạy, khi được phân công dạy mẫu hay thực tập vòng, cô không còn ngần ngại trước giờ làm quen với toán.
*. Kết quả sau khi áp dụng vào những giải pháp mới và khi chưa áp dụng những giải pháp mới cụ thể như sau:
Số trẻ: 30 trẻ
TT
Nội dung
Chưa áp dụng
Sau khi áp dụng
Tổng số trẻ nhận thức được
Tỷ lệ
Tổng số trẻ nhận thức được
Tỷ lệ
1
Trẻ biết đếm từ 1®Õn 10 nhËn biÕt c¸c nhãm trong ph¹m vi 10. nhËn biÕt ch÷ sè 10
15 trÎ
50%
29 trÎ
97%
2
Nhận biết mối quan hệ hơn kém về số lượng trong phạm vi 10
13 trẻ
43%
28 trẻ
93%
3
Nhận biết phân biệt , gọi tên các khối : khối cầu ,khối trụ , khối vuông ,khối chữ nhật , khối vuông …sự khác nhau giữa các hình .
15 trẻ
50%
28 trẻ
93%
4
Xác định vị trí giữa đồ vật trong không gian với nhau. Định hướng cơ bản trong không gian
14 trẻ
47%
26 trẻ
87%
5
Nắm được một số thao tác đo,nhận biết kết quả đo.Mục đích phép đo các biểu tượng.
13 trẻ
43%
27 trẻ
90%
Iv BAI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thực tế kết quả trên tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm :
-Hiểu tầm quan trọng của bộ môn “Làm quen với các biểu tượng toán học qua ứng dụng CNNT”
-Tìm hiểu nguyên nhân vì sao giáo viên lại ngại dạy những đề tài của bộ môn làm quen với toán .Trẻ ít có hứng thú khi tham gia vào giờ học .
-Luôn luôn tìm tòi những giải pháp mới để dạy trẻ như; Sáng tác các trò chơi ,câu đố , bài thơ hay hấp dẫn trẻ.
-Tìm tòi những nguyên phế liệu để đồ dùng dạy học , phù hợp với đề tài.
-Thường xuyên áp dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới , kích thích tính tích cực khám phá của trẻ .
-Thường xuyên áp dụng các trò chơi ở chương trình Kisdmar
-Thu hút được những học sinh cá biệt vào nề nếp học tập.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi, rất mong sự góp ý của hội đồng khoa học và mọi người để kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn
Quỳnh Diễn ngày 3/4/2011
Người viết
Nguyễn Thị Vân.